Đồ án Cấu tạo, nguyên lý làm việc, vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa máy bơm ly tâm vận chuyển dầu HПC 65/35-500, nghiên cứu khắc phục hiện tượng xâm thực

Dầu khí Việt Nam là nàng công nghiệp tuy còn non trẻ song trong những năm qua đã không ngừng vươn lên trở thành nghành công nghiệp mũi nhọn trong nền kin tế quốc dân. Chúng ta đang nhìn về tương lai dầu khí như một nghành công nghiệp đầy triển vọng. Do đó chúng ta đã không ngừng học hỏi, xây dựng và phát triển ngành công nghiệp Dầu khí góp phần quan trọng cho sự nghiệp Công Nghiệp Hoá-Hiện Đại Hoá đất nước . Hiện nay liên doanh đang khai thác dầu trên 3 mỏ chính là Bạch Hổ, Rồng và Đại Hùng. Ở mỏ Bạch Hổ có 11 giàn cố định và 7 giàn nhẹ và là mỏ chiếm phần lớn sản lượng sản phẩm khai thác trong liên doanh. Để phục vụ cho công tác thu gom, vận chuyển dầu khí, đặt ra nhiệm vụ quan trọng là phải có một hệ thống trang thiết bị phù hợp với điều kiện của khu mỏ, để đem lại hiệu quả kinh tế cao. Các thiết bị máy móc phục vụ cho ngành dầu khí rất đa dạng, trong đó máy bơm ly tâm được sử dụng rộng rãi trong Xí nghiệp đặc biệt là trong lĩnh vực khai thác và vận chuyển dầu . Do vai trò quan trọng của các thiết bị thu gom và vận chuyển dầu khí nói chung và thiết bị vận chhuyển nói riêng dưới sự hướng dẫn của thầy : Nguyễn Văn Giáp và các thầy trong bộ môn Cơ Khí-Thiết Bị cùng với quá trình thực tập tại xí nghiệp khai thác VIETSOVPETRO tôi chọn đề tài: “ CẤU TẠO NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC, VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA MÁY BƠM LY TÂM VẬN CHUYỂN DẦU НПС 65/35-500 ”. CHUYÊN ĐỀ: “NGHIÊN CỨU KHẮC PHỤC HIỆN TƯỢNG XÂM THỰC” Nội dung đề tài: Chương 1: Tổng quan về việc sử dụng máy bơm ly tâm vận chuyển dầu ở VIETSOPETRO . Chương 2: Cấu tạo, nguyên lý làm việc của máy bơm ly tâm vận chuyển dầu НПС 65/35-500 . Chương 3: Quy trình bảo dưỡng, sửa chữa máy bơm ly tâm vận chuyển dầu НПС 65/35-500. Chương 4: Quy trình xây lắp, vận hành và công tác an toàn trong sử dụng . Chương 5: Nghiên cứu khắc phục hiện tượng xâm thực.

doc79 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3412 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Cấu tạo, nguyên lý làm việc, vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa máy bơm ly tâm vận chuyển dầu HПC 65/35-500, nghiên cứu khắc phục hiện tượng xâm thực, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VIỆC SỬ DỤNG MÁY BƠM VẬN CHUYỂN DẦU Ở VIETSOVPETRO. 1.1 Tình hình sử dụng máy bơm vận chuyển dầu ở Vietsovpetro Bơm ly tâm là loại máy thuỷ lực dùng cánh dẫn, trong đó việc rao đổi năng lượng giữa máy với chất lỏng ( gọi là chất lỏng công tác ) được thực hiện nhờ năng lượng thuỷ động của dòng chảy qua máy. Bộ phận làm việc chính của bơm ly tâm là các bánh cơng tác trên đó có nhiều cánh dẫn để dẫn dòng chảy. Biên dạng và góc độ cua cánh dẫn ảnh hưởng trực tiếp đến các thành phần vận tốc của dòng chảy nên có ý ngĩa rất quan trọng trong việc trao đổi năng lượng của máy với dòng chảy. Khi bánh công tác của bơm ly tâm quay ( thường là với vòng quay lớn đến hàng ngàn vòng trên phút ) các cánh dân của nó truyền cơ năng nhận được từ động cơ ( thường là động cơ điện ) cho dòng chất lỏng đi qua nó tạo thành năng lượng thuỷ động cho dòng chảy . Hiện nay, xí nghiệp liên doanh dầu khí VIETSOVPETRO đang khai thác dầu trên các mỏ Bạch Hổ, Rồng, Đại Hùng. Dầu khai thác từ các mỏ này dược vận chuyển đến tàu Ba Vì và tàu Chi Lăng bằng bơm ly tâm theo đường ống đặt ngầm dưới biển. Một số loại bơm ly tâm thường được sử dụng trong xí nghiệp liên doanh VIETSOVPETRO để vận chuyển dầu được kê bảng dưới đây : Bảng 1.1 : Các loại máy bơm sử dụng ở VIETSOVPETRO và thông số kỹ thuật Các thông số kỹ thuật cơ bản  Bơm НПС 65/35-500  Bơm sulzer  Bơm (HC 105-294  Bơm HK 200/120   1.Lưu lượng định mức (m/h)  65  130  105  200   2. Cột áp tối ưu(m)  500  400  294  120   3. Công suất thuỷ lực của bơm(kw)  150  147  138  100 (KBT)   4. Hiệu suất(%)  59  74  68  72   5. Số vòng quay của bơm(v/ph)  2950  2969  2950  2950   6. Độ dự trữ chống xâm thực (m)  4,2  4,1  4,5  4,8   7. Động cơ điện dùng cho động cơ đó:       7.1. Điện áp(v)  380/660  380  380  380   7.2. Công suất(kw)  160  185  145  100   7.3 .Tần số dòng điện(Hz)  50  50  50  50   7.4. Dòng điện  Thay đổi  Thay đổi  Thay đổi  Thay đổi   Tuỳ thuộc vàovị trí các giàn khai thác đến các trạm rót dầu và đặc điểm ,lưu lượng khai thác của các giếng, người ta bố trí và chọn máy bơm sao cho phù hợp. Khi vận chuyển một lưu lượng dầu lớn mà khoảng cách ngắn thì ta có thể dùng loại máy bơm để vận chuyển là HK200-120, HK200-70, НПС 40-4000….ngược lại khi vận chuyển với lưu lượng không lớn mà khoảng cách vân chuyển lại xa loại máy bơm được dùng là Suzer, НПС 65/35-500… Các loại bơm ly tâm được sử dụng trong liên doanh dầu khí VIETSOVPETRO để vận chuyển thu gom dầu gồm 8 loại với số lượng thống kê như sau: Bảng 1.2 : Bảng số lượng các loại máy bơm Loại máy bơm  Số lượng   НПС 65/35-500  28   НПС 40-400  8   HK 200-120  4   9MGP  12   R360/150GM-3  5   R250/38GM-1  2   HK200-70  3   SULZER  6   Như vậy tổng số các máy bơm đang vận hành để vận chuyển dầu là 70 . Trong liên doanh VIETSOVPETRO máy bơm НПС 65/35-500 được sử dụng nhiều bởi vì nó làm việc với độ tin cậy cao, giá thành rẻ, thuận tiện trong vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa dễ dàng. Vì vậy để nâng cao hiệu quả sử dụng của máy bơm trong công tác vận chuyển dầu, trong đồ án này sẽ ngiên cứu về bơm ly tâm НПС 65/35-500… Sơ đồ công nghệ -nguyên lý hoạt động của hệ thống thu gom dầu –khí trên dàn khoan cố định . 1.2.1 sơ đồ công nghệ : (Hình 1.1) Hệ thống thu gom, thiết bị xử lý dầu trên giàn khai thác cố định được lắp đặt theo 6 môđul như sau : + Block môdul N1, N2 là block môdul đầu giếng và đường công nghệ cho 16 giếng khai thác trên МСП, có 5 đường công nghệ chính : 1 đường gọi dòng 4 đường dự phòng 2 Đường xả 5 Đường đo 3 Đường làm việc + Block môdul N3 là block môdul tách khí, lắp đặt bình tách khí, các máy bơm vận chuyển, các đường ống nối các block N1 ,N4 ,N5. + Block môdul N4 là block đo lưu lượng giếng : Lắp đặt các thiết bị đo lưu lượng dầu –khí . + Block môdul N5 là block môdul hoá phẩm : Đặt các thiết bị bơm hoá phẩm , định lượng cùng các bể chứa hoá phẩm . + Block môdul N6 là block môdul phụ trợ điều khiển . 1.2.2 Nguyên lý hoạt động Hoạt động bình thường của hệ thống thu gom là sản phẩm khai thác từ các giếng được đưa tới bình tách để tách khí ra khỏi dòng sản phẩm, tuỳ theo áp suất của dòng sản phẩm có thể đưa về bình tách НГС 25m3 hoặc đưa thẳng về bình chứa + Khi sản phẩm ( hỗn hợp dầu –khí) qua bình tách НГС 25m3 dòng sản phẩm được lưu trong đó một thời gian đủ lớn để thực hiện công việc tách khí ra khỏi dòng sản phẩm. - Dòng sản phẩm đã tách khí ở bình НГС 25m3 được đưa tới bình chứa 100m3 . Tại bình 100m3 lại tách khí một lần nữa, sản phẩm tách ra đưa tới bơm rồi đến tàu chứa, còn sản phẩm khí được đưa tới bình tách sấy áp suất thấp và tại đây lại tách tiếp và dầu được đưa về bình còn khí đưa ra faken đốt . - Khí ở bình tách НГС 25m3 đưa lên bình tách condensat ( bình ngưng ). Tại bình này khí ngưng tụ được dưa về bình 100 m3 còn khí làm khô rồi đưa ra faken. + Trong trường hợp lưu lượng cua dòng khai thác quá lớn mà công suất của bình tách НГС 25 m3 không đáp ứng thì ta có thể san bớt dòng sản phẩm sang đường xả đến thẳng bình chứa 100 m3 và dùng bơm hút ra tàu chứa . Nếu như ta muốn đo lưu lượng của giếng nào đó hoặc một nhóm giếng, thì ta hướng dòng sản phẩm từ giếng cần đo đi vào bình đo để đến bình đo, tại bình đo cũng là bình tách khí. Sản phẩm qua bình này được tách khí, sau khi tách khí dòng sản phẩm được đưa qua hệ thống đo lưu lượng rồi về bình chứa 100 m3, còn khí áp suất thấp đưa ra faken, khí áp suất cao đưa về bình tách НГС 25m3 . 1.2.3 Cấu tạo, nguyên lý làm việc của các thiết bị thu gom xử lý + Cấu tạo, nguyên lý làm việc của bình tách НГС 1-25-2000 . H×nh 1.2. Sơ đồ bình tách НГС 1-25-2000 - Cấu tạo và thông số kỹ thuật của bình tách НГС 1-25-2000 : Bảng 1.3 .Các chi tiết của bình tách НГС 1-25-2000 STT  Tên gọi  Ký hiệu  Tên gọi   1  Móc đỡ chịu tải  A  Đường vào của hỗn hợp   2  Bệ 100-832-317  G  Đường khí ra   3  Nắp cửa quan sát  E  Van an toàn   4  Tấm chắn  Q  Đường tiêu nước   5  Vách ngăn  D  Đường dầu ra   6  Nắp  P1,2  Cửa nắp quan sát   7  Tấm chặn dạng lưới  L  Đường thổi hơi nóng làm sạch bình   8  Tấm chắn dạng lưới  H  Đo áp suất   9  Thang bậc  K  Đo nhiệt độ   10  Thành bình  T  Đo mức   11  Mặt bích  M  Báo mức   12  Đĩa chắn     - Đặc tính kỹ thuật của bình tách НГС 1-25-2000 : Bảng 1.4 .Các đặc tính kỹ thuật của bình tách НГС 1-25-2000 Áp suất ( Mpa )  Áp suất làm việc Áp suất tính toán Áp suất thử  2,2 2,5 3,6   Nhiệt độ (  )  Nhiệt độ tính toán của thành Nhiệt độ cho phép nhỏ nhất của thành  100 30   Năng suất  Bằng dầu ( m3/h ) Bằng khí (Hm3/h )  416,6 50   + Nguyên lý làm việc của bình tách НГС 1-25-2000 : Dầu được đưa vào theo đường A dạng ly tâm với một áp suất lớn, do thay đổi vận tốc và hướng chuyển động nên hỗn hợp sản phẩm tạo thành chuyển động tròn xoáy ốc. Do đó dưới tác dụng của lực ly tâm thì hỗn hợp chất lỏng ( lỏng –khí )có trọng lượng riêng lớn sẽ có lực ly tâm lớn hơn và bắn vào thành bình, còn khí được ngưng tụ ở giữa. Dầu - nước sẽ chảy theo thành bình đi xuống phía dưới, khí sẽ được chuyển động lên trên và gặp màng chắn 4. Màng này có tác dụng tách các hạt chất lỏng ra khỏi dòng khí , đây là lần tách sơ bộ . Khí tiếp tục qua vách ngăn 5, màng chăn 7 , 8 đi ra ngoài theo đường G đến hệ thống thu gom khí . Màng chắn 7, 8 có cấu tạo dạng lưới có tác dụng làm sạch khí bằng việc lọc các giọt dầu còn chuyển động theo khí. Còn dầu thoát ra ngoài theo đường D. Trên đường ra của dầu người ta đặt đĩa chắn 12 để phòng ngừa khả năng tạo xoáy hình phễu trong bình và như thế có thể một lượng khí sẽ trộn lẫn vào dầu đi ra . Còn nước thoát ra theo đường ống Q . + Bình chứa 100m3 : - Là bình tách áp suất thấp đồng thời là bình chứa với thể tích : V=100m3, có áp suất làm việc từ 0 -3 (at) , được lắp ở Blôck 3 . + Bình ngưng ( bình tách condensat ) : - Bình này được chế tạo đặc biệt. Khí đi vào bình đi từ dưới lên theo hình xoáy trôn ốc, trong quá trình chuyển động hướng khí chuyển động thay đổi gây nên va đập vào bình, cộng thêm giảm áp suất, giảm nhiệt độ dẫn đến phần nặng của khí sẽ đọng lại ( condensat ) và được đưa tới bình chứa 100 m3 . Thông số kỹ thuật : Áp suất làm việc tối đa :8at Áp suất thử :10at Áp suất van an toàn :8,8at Áp suất làm việc bình thường :0,5at + Bình đo : - Bình này có tác dụng đo lưu lượng của một giếng hay một nhóm giếng. Đồng thời cũng tách sản phẩm từ giếng lên thành 2 pha ( lỏng va khí ). Khi dòng sản phẩm đi vào bình tách bản thân nó tạo thành một vòng xoáy cho nên sinh ra lực ly tâm. Các phần tử nặng cụ thể là chất lỏng được bắn vào thành bình và đi theo máng dẫn xuống đáy bình, lực tương tác để tách chất lỏng ra khỏi khí là lực ly tâm, phần khác trong quá trình chuyển động vào bình áp suất giảm. Vì vậy khí sẽ tách ra và đi lên trên còn chất lỏng chuyển động xuống dưới tới bình 100m3 còn khí qua thiết bị đo khí, nếu áp suất cao đưa tới bình tách НГС 25m3 còn khí áp suất thấp đưa ra phaken : Thông số kỹ thuật : Áp suất làm việc : 57,2at Áp suất thử :72at Áp suất van an toàn : 63at + Công đoạn cuối cùng là dầu được đưa ra tàu chứa. Để vận chuyển dầu từ bình 100m3 ra tàu, trên sơ đồ thu gom vận chuyển người ta thường bố trí 2 máy bơm НПС 65/35-500. Một máy bơm luôn trong trạng thái làm việc một máy là để dự phòng và cùng làm việc khi lượng dầu quá nhiều, chúng được ghép song song với nhau nhằm mục đích : - Do yêu cầu công nghệ khai thác dầu khí, để đảm bảo quá trình khai thác được liên tục. Nếu máy bơm đang làm việc bị hư hỏng người ta sẽ cho máy bơm dự phòng làm việc thay thế . - Khi lưu lượng khai thác tăng người ta sẽ cho hai máy bơm làm việc ở chế độ ghép song song để giảm nhanh lượng dầu trong bể chứa . 1.3 những yêu cầu công nghệ của hệ thống vận chuyển dầu ở VIETSOVPETRO Sau khi dầu được khai thác từ giếng khoan dưới áp lực của vỉa ( trong phương pháp khai thác tự phun ) hay các thiết bị khai thác ( như bơm ly tâm điện chìm trong phương pháp khai thác cơ học ) dầu sẽ được đưa đến các bình tách các thiết bị sử lý công nghệ nhằm tách bớt thành phần khí, nước tạp, chất cơ học lẫn trong dầu, sau đó dầu thô được đưa đến các bình chứa lắp đặt ngay trên giàn khoan. Để vận chuyển dầu từ các tàu chứa dầu này tới nơi tiêu thụ hay tới các tàu chứa dầu, người ta phải dùng các thiết bị vận chuyển. Một trong những phương pháp vận chuyển được sử dụng trong ngành dầu khí là bằng đường ống. Ưu điểm của phương pháp này là : Kết cấu đơn giản, an toàn khi sử dụng và ít ảnh hưởng đến các công trình bề mặt. Khi vận chuyển dầu bằng đường ống yêu cầu đặt ra là phải duy trì được năng lượng của dòng chảy luôn luôn lớn hơn tổn thất năng lượng trên suốt chiều dài của đường ống và phải đảm bảo lưu lượng theo đúng yêu cầu kỹ thuật, tránh tình trạng dầu khai thác được bị ứ đọng tại các bình chứa , làm ảnh hưởng đến quá trình khai thác. Để giải quyết vấn đề này cần phải chọn loại máy bơm sao cho phù hợp. Hiện nay có rất nhiều loại máy bơm : bơm pistông, bơm li tâm, bơm hướng trục, bơm phun tia …trong công tác vận chuyển người ta hay dùng bơm li tâm bởi vì so với các loại máy bơm khác bơm li tâm có các ưu điểm riêng biệt sau : Đường đặc tính có độ nghiêng đều phù hợp với những yêu cầu thay đổi của mạng đường ống dẫn và điều kiện vận hành riêng biệt . - Phạm vi sử dụng lớn, năng suất cao : + Cột áp từ hàng chục tới hàng ngàn mét cột nước + Lưu lượng từ 2-70000m3/h. + Công suất từ 1-6000kw. + Số vòng quay của trục bơm từ 730-6000 vòng/phút. + Kết cấu nhỏ gọn, làm việc chắc chắn, tin cậy. + Hiệu suất của bơm tương đối cao (=0,65-0,90 ). Hiệu quả kinh tế cao. 1.4 Những kết quả đạt được, những tồn tại cần tập trung nghiên cứu giải quyết Xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu của con người ngày càng được nâng cao, việc ứng dụng tự động hoá vào trong công nghiệp dầu khí hiện nay là ngành công nghiệp mũi nhọn và mang nhiều lợi ích kinh tế cho nền kinh tế quốc dân. Tuy vậy, nó cũng không dễ dàng để tiến hành khai thác, dù đã nhập các thiết bị từ nước ngoài về mà nó còn đòi hỏi một khối lượng công việc đa dạng và phức tạp. Vì vậy, việc lựa chọn vận hành - bảo dưỡng - sửa chữa máy móc thiết bị và đặc biệt là phải nắm vững nguyên lý hoạt động của chúng cho phù hợp với các yêu cầu về năng lượng của giàn, nhằm nâng cao năng suất, tuổi thọ của thiết bị. Trong điều kiện giàn khai thác, để đảm bảo tốt các công việc khai thác cũng như vận chuyển dầu khí chúng ta cần tìm hiểu các thông tin và giải pháp hiệu quả kinh tế sao cho phù hợp nhất. Hiện tại Liên Doanh VIETSOVPETRO đang khai thác trên hai mỏ chính là BẠCH HỔ và RỒNG, các mỏ này đều nằm ngoài biển, và khoảng cách giữa các mỏ khoảng 30 km. Dầu khai thác được từ các mỏ này được bơm đến tàu chở dầu Ba Vì và Chi Lăng bằng bơm ly tâm theo đường ống đặt ngầm dưới biển. Các loại máy bơm đang được sử dụng là НПС 65/35-500, НПС 40-400, HK 200-120, HK 200-70, 9GMP, R360/150 GM-3, R250/38 GM-1, SULZER. Tùy thuộc vào vị trí của các giàn khoan đến các trạm rót dầu mà người ta chọn máy bơm sao cho phù hợp. Trong Liên Doanh VIETSOVPETRO máy bơm НПС 65/35-500 được sử dụng nhiều nhất bởi vì đây là loại máy bơm làm việc có độ tin cậy cao, giá thành rẻ, thuận tiện trong việc vận hành bảo dưỡng sửa chữa và nó đã dược trải ngiệm qua nhiều năm nay. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động của máy vẫn thường xảy ra sự cố như hỏng bánh công tác, cong trục bơm, hiện tượng dò gỉ hệ thống làm kín trục bơm, quan trọng nhất là khi máy xảy ra hiện tượng xâm thực. Hiện tượng xâm thực có thể gây mòn hỏng, rung ,có tiếng ồn, và giảm cột áp, nếu để lâu có thể gây hỏng bơm hoàn toàn. Vì vậy việc chúng ta cần tập chung ngiên cứu khắc phục hiện tượng này là rất cần thiết. Sau đây là một số đề xuất về việc sử dụng máy bơm НПС 65/35-500 : - Đặt thêm chế độ bảo vệ áp suất nước làm mát cho gối đỡ và bộ phận làm kín trục trên đường ra ở mức cao để tránh hiện tượng bị tắc đường nước làm mát. - Đặt thêm chế độ bảo vệ mức áp suất thấp trên đường ra, trước van ngược của bơm ly tâm NPS 65/35 - 500 để bảo vệ bơm khỏi những xung động thủy lực lớn gây ra hỏng kẹt bơm. -Tăng áp suất trong bình tách áp suất thấp trong khả năng cho phép nhằm làm giảm độ nhớt của chất lỏng công tác để tăng hiệu suất hữu ích của bơm. - Chế độ bơm dầu ở trên giàn nên để vào khoảng áp suất làm việc Pb=30-40 kG/cm2, khi sử dụng các loại bơm ly tâm NPS 65/35 - 500 để đạt được hiệu suất bơm tốt nhất. CHƯƠNG 2 CẤU TẠO, NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA MÁY BƠM LY TÂM VẬN CHUYỂN DẦU HПC 65/35-500 2.1 Sơ đồ tổng thể và sơ đồ cấu tạo của bơm 2.1.1 Giới thiệu chung về bơm ly tâm vận chuyển dầu HПC 65/35 - 500 : Tổ hợp bơm điện ký hiệu HC 65/35 - 500 là kiểu bơm ly tâm có trục đặt nằm ngang bao gồm nhiều phân đoạn. Các chi tiết của máy bơm được chế tạo từ thép các bon. Bơm dùng để bơm dầu thô, khí cacbuahyđro hoá lỏng và các sản phẩm dầu mỏ có nhiệt độ từ -30oC200oC và các chất lỏng khác có tính chất lý hoá phù hợp. Thành phần chất rắn lẫn trong dung dịch bơm không vượt quá 0,2% trọng lượng chất lỏng bơm, kích thước các hạt rắn không vượt quá 0,2 mm, dầu mỏ và các sản phẩm dầu mỏ có trọng lượng riêng  1050 kg/m3, độ nhớt động học   8.10-4 m2/s. Bơm được sử dụng trong khu vực có mái che và trong công việc đòi hỏi phải có sự an toàn cao như ở những nơi không có khả năng tạo thành hỗn hợp nổ của khí hơi nóng hay bụi của không khí, phụ thuộc vào cấp chính xác IIA, IIB và các nhóm T1, T2, T3, T4 theo tiêu chuẩn 12.1.011 - 78 của Liên Xô cũ. Trục máy bơm được làm kín bằng bộ làm kín mặt đầu hoặc đệm làm kín Xanhich mềm. Máy bơm thuộc nhóm hai nửa dạng kiểu ly tâm theo tiêu chuẩn 15105 – 69 của Liên Xô cũ. Giải thích các ký hiệu của máy bơm HC 65/35 – 500: H - Chất lỏng bơm là dầu thô.  - Lắp ráp hai thân nằm ngang. C - Bơm có cấu tạo gồm nhiều phân đoạn. 65 - Số chỉ lưu lượng lớn nhất của bơm (m3/h). 35 - Số chỉ lưu lượng nhỏ nhất của bơm (m3/h). 500 - Số chỉ cột áp đạt được (m). 2.1.2 Sơ đồ tổng thể của bơm : Sơ đồ hình dạng ngoài của bơm được giới thiệu trên hình 2.1bao gồm: Bơm và động cơ điện 160 kW được lắp trên một giá chung. Trục bơm và động cơ được liên kết với nhau bằng khớp nối bánh răng có trục trung gian. Hướng quay của Rôto bơm ngược chiều kim đồng hồ nếu nhìn từ phía động cơ.  Hình 2.1. Hình dạng ngoài của bơm HC 65/35 – 500 1. Động cơ 2. Vỏ bảo vệ khớp nối 3. Khớp nối bánh răng 4. Bơm 5. Giá máy lắp đặt động cơ và bơm Ngoài ra còn có các bộ phận phụ khác như: - Hệ thống đường ống cấp thoát nước làm mát ổ bi và thiết bị làm mát trục, hệ thống đường ống này thường được đặt ngầm dưới móng máy, trên hệ thống có lắp đồng hồ đo áp suất và các van điều chỉnh. - Hệ thống đường ống hút và đẩy: trên hệ thống này có lắp đồng hồ đo áp suất và van chặn, trên đường ống đẩy có lắp thêm van một chiều. - Đồng hồ đo nhiệt độ của nhớt trên ổ bi. 2.1.3 Cấu tạo của bơm HПC 65/35 – 500 :Các bộ phận chính được thể hiện trên (Hình 2.2) là sơ đồ mặt cắt tổng thể của bơm ly tâm HC 65/35 – 500. +Cấu tạo của thân bơm :  Hình 2.3. Sơ đồ cấu tạo thân trên bơm Thân bơm gồm hai nửa, nửa trên (8) và nửa dưới (24) được lắp ghép với nhau bằng các bulông M30 và các đai ốc dạng chụp M30. Bề mặt lắp ghép của thân được mài rà để chống rò rỉ. Nửa thân dưới (24) có kết cấu hàn gồm thân đúc bằng thép cacbon hàn với nửa ống dạng máng dùng để nối liền cửa ra cấp IV (11) và cửa hút cấp V (18) và ống vuông góc để nối ống giảm tải (22). Ống giảm tải dùng để xả và giảm áp suất trong buồng trước đệm làm kín trục phía cao áp cấp V bằng áp suất ở cửa hút. Phương đường tâm của ống nối bơm theo phương ngang, tiếp tuyến và vuông góc với trục bơm.  Hình 2.4. Sơ đồ cấu tạo thân dưới bơm + Phần chảy (khoang hướng dòng) :  Hình 2.5. Sơ đồ cấu tạo khoang hướng dòng Phần chảy của bơm bao gồm các phân đoạn phải (14) và trái (8), buồng vào cấp I (6) và cấp V (18), buồng ra cấp IV (11) và cấp VIII (13). Tất cả các bộ phận và các buồng được định tâm theo mặt trong của thân bơm và được hãm chống xoay bằng các chốt. Vị trí tương đối của các buồng trong vỏ bơm được đảm bảo khi lắp ráp nhờ các bộ phận định vị. Việc làm kín khe hở của các chi tiết của khoang hướng dòng và thân bơm để ngăn chặn dòng chảy giữa các cấp nén được thực hiện bằng các gioăng cao su chịu nhiệt (15) có tiết diện tròn 6,2 mm.  Hình 2.6. Sơ đồ cấu tạo buồng vào cấp 5 + Bánh công tác :  Hình 2.7. Sơ đồ cấu tạo bánh công tác Bánh công tác được lắp trên trục gồm 8 bánh chia làm hai nhóm (nhóm trái và nhóm phải), mỗi nhóm gồm 4 bánh. Các bánh công tác ở mỗi nhóm có kích thước bằng nhau và có thể lắp lẫn cho nhau được (trừ bánh công tác thứ nhất có kích thước lớn hơn). Hai nhóm này có cửa hút bố trí ngược nhau, điều này có tác dụng khử lực dọc trục trong khi bơm làm việc. Giữa hai bánh công tác có lắp “phanh hai nửa” (vành hãm) để ngăn cách không cho chúng di chuyển dọc trục, tiếp xúc với nhau trong quá trình làm việc để tránh kẹt gây cháy hỏng bánh công tác và trục bơm. + Trục bơm : Trục bơm được làm bằng thép có độ cứng HB = 260280. Trục bơm quay trên hai gối đỡ . Hai gối đỡ này được liên kết với thân dưới của bơm bằng các bu lông và các chốt định vị. Phía đầu khớp nối với động cơ là hai ổ bi đỡ chặn 66414 theo tiêu chuẩn OCT 831 – 75 của (Liên Xô cũ). Phía đầu đối diện là hai ổ bi đỡ 414 theo tiêu chuẩn OCT 8338 – 75 của (Liên Xô cũ). Ở giữa hai vòng bi của mỗi ổ đỡ có lắp các vòng cách (hình ống) để định vị tương đối giữa hai ổ với nhau. Một vòng lắp trên trục để định vị hai vòng trong và một vòng có đường kính ngoài bằng đường kính trong của lỗ lắp ổ bi để định vị vòng ngoài. Trên ống lót định vị vòng trong có lắp treo một vòng quăng dầu lên bôi trơn ổ bi khi bơm làm việc (hình 2.8)  Hình 2.8

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDO AN CHUAN.doc
  • docDANHMC~1.DOC
  • docKTLUN~1.DOC
  • docLINOID~1.DOC
  • docMCLC~1.DOC