Đồ án Cấu tạo, quy trình vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa bơm ly tâm vận chuyển dầu NPS 65/35-500 tại mỏ Bạch Hổ, một số hư hỏng và biện pháp hạn chế

Hiện nay với việc gia nhập WTO, nền kinh tế Việt Nam đã hòa nhập với nền kinh tế toàn cầu. Điều đó đã mở ra cho nền kinh tế của chúng ta những cơ hội và thách thức hết sức to lớn. Nhưng việc gia nhập WTO đã chứng tỏ rằng nền kinh tế của chúng ta đã phát triển lên một tầm cao mới, một sự phát triển sâu sắc được thế giới công nhận. Thực tế là trong những năm gần đây, với những chính sách đổi mới hợp lý của Đảng và nhà nước, nền kinh tế của ta đã có những bước phát triển vượt bậc. Và đất nước ta đang tiến từng bước vững chắc tới công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Trong sự thành công chung của nền kinh tế có sự đóng góp hết sức to lớn của ngành công nghiệp Dầu khí, ngành công nghiệp mũi nhọn và được đầu tư có trọng điểm của nhà nước. Với sự đóng góp GDP hàng năm rất lớn cho đất nước, ngành công nghiệp Dầu khí đã chiếm một vị trí cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Từ tấn dầu thô đầu tiên được khai thác lên (ngày 26/06/1986) cho tới nay, sản lượng khai thác ngày càng tăng vọt. Năm 1992 đạt 10 triệu tấn, 1993 đạt 20 triệu tấn, 50 triệu tấn năm 1997, 100 triệu tấn năm 2001 và đến 4 tháng 12 năm 2005 đạt tổng sản lượng khai thác 150 triệu tấn dầu thô. Để có được thành công đó thì việc phân phối, vận chuyển kịp thời lượng dầu khai thác lên về các điểm tiếp nhận phải luôn được đảm bảo. Do có những ưu điểm vượt trội nên tại mỏ Bạch Hổ của Xí nghiệp liên doanh Vietsovpetro, công tác vận chuyển này chủ yếu là do tổ hợp bơm ly tâm NPS 65/35-500 đảm nhiệm. Để nghiên cứu tìm hiểu về tổ hợp bơm ly tâm này em đã quyết định chọn đề tài: “Cấu tạo, quy trình vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa bơm ly tâm vận chuyển dầu NPS 65/35-500 tại mỏ Bạch Hổ” với chuyên đề “Một số hư hỏng và biện pháp hạn chế”. Trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt của nước ta và với điều kiện sản xuất rất hạn chế trên các giàn thì đây là một đề tài có ý nghĩa rất thực tiễn đối với công tác vận chuyển dầu khí.

doc69 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4122 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Cấu tạo, quy trình vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa bơm ly tâm vận chuyển dầu NPS 65/35-500 tại mỏ Bạch Hổ, một số hư hỏng và biện pháp hạn chế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Kính thưa các thày giáo, cô giáo cùng toàn thể các bạn! Hiện nay với việc gia nhập WTO, nền kinh tế Việt Nam đã hòa nhập với nền kinh tế toàn cầu. Điều đó đã mở ra cho nền kinh tế của chúng ta những cơ hội và thách thức hết sức to lớn. Nhưng việc gia nhập WTO đã chứng tỏ rằng nền kinh tế của chúng ta đã phát triển lên một tầm cao mới, một sự phát triển sâu sắc được thế giới công nhận. Thực tế là trong những năm gần đây, với những chính sách đổi mới hợp lý của Đảng và nhà nước, nền kinh tế của ta đã có những bước phát triển vượt bậc. Và đất nước ta đang tiến từng bước vững chắc tới công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Trong sự thành công chung của nền kinh tế có sự đóng góp hết sức to lớn của ngành công nghiệp Dầu khí, ngành công nghiệp mũi nhọn và được đầu tư có trọng điểm của nhà nước. Với sự đóng góp GDP hàng năm rất lớn cho đất nước, ngành công nghiệp Dầu khí đã chiếm một vị trí cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Từ tấn dầu thô đầu tiên được khai thác lên (ngày 26/06/1986) cho tới nay, sản lượng khai thác ngày càng tăng vọt. Năm 1992 đạt 10 triệu tấn, 1993 đạt 20 triệu tấn, 50 triệu tấn năm 1997, 100 triệu tấn năm 2001 và đến 4 tháng 12 năm 2005 đạt tổng sản lượng khai thác 150 triệu tấn dầu thô. Để có được thành công đó thì việc phân phối, vận chuyển kịp thời lượng dầu khai thác lên về các điểm tiếp nhận phải luôn được đảm bảo. Do có những ưu điểm vượt trội nên tại mỏ Bạch Hổ của Xí nghiệp liên doanh Vietsovpetro, công tác vận chuyển này chủ yếu là do tổ hợp bơm ly tâm NPS 65/35-500 đảm nhiệm. Để nghiên cứu tìm hiểu về tổ hợp bơm ly tâm này em đã quyết định chọn đề tài: “Cấu tạo, quy trình vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa bơm ly tâm vận chuyển dầu NPS 65/35-500 tại mỏ Bạch Hổ” với chuyên đề “Một số hư hỏng và biện pháp hạn chế”. Trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt của nước ta và với điều kiện sản xuất rất hạn chế trên các giàn thì đây là một đề tài có ý nghĩa rất thực tiễn đối với công tác vận chuyển dầu khí. Mặc dù bản thân em đã rất lỗ lực, cố gắng trong quá trình hoàn thiện đồ án nhưng với một đề tài có ý nghĩa thực tiễn quan trọng như vậy đồ án của em còn rất nhiều thiếu sót. Em mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo tận tình của các thày, cô giáo và tất cả các bạn. Qua đây, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới TS. Nguyễn Văn Giáp, cảm ơn thày đã giao đề tài và tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện đồ án này. Em xin chân thành cảm ơn các thày, cô giáo trong bộ môn Máy và thiết bị dầu khí cùng toàn thể các thày cô giáo trong trường Đại học Mỏ Địa chất đã tận tình dạy dỗ, truyền đạt cho chúng em những kiến thức bổ ích trong suốt năm năm học để chúng em có ngày hôm nay. Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn tới tất cả bạn bè đã nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và hoàn thiện đồ án này. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 08 tháng 06 năm 2010 Sinh viên Phạm Hồng Khanh CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG 1.1 Hệ thống vận chuyển dầu khí trên mỏ bạch hổ Hiện nay ở mỏ Bạch Hổ và mỏ Rồng dầu khai thác lên được vận chuyển dưới hai dạng: sử dụng năng lượng vỉa và hệ thống bơm ly tâm nhưng trong đó chủ yếu là sử dụng bơm ly tâm. Với vị trí nằm cách nhau 30km, hiện tại ở mỏ Bạch Hổ có 11 giàn cố định và 7 giàn nhẹ, còn tại mỏ Rồng có 1 giàn cố định và một giàn nhẹ. Trên các giàn, dầu khai thác lên từ các giếng được đưa về giàn cố định bằng năng lượng vỉa theo hệ thống đường ống ngầm dưới đáy biển. Trên giàn cố định dầu khai thác lên từ các giếng được xử lí qua các hệ thống công nghệ cao, bao gồm máy tách khí áp suất cao (khoảng 6 ÷ 22 bar) sau đó được chuyển về bình tách áp suất thấp (khoảng 0,5 ÷ 8 bar) tại đây dầu được xử lí với hàm lượng khí hòa tan và ở trạng thái tự do thấp. Sau khi ra khỏi bình tách áp suất thấp, dầu được hệ thống bơm vận chuyển qua hệ thống đường ống ngầm đến các tàu chứa (trạm chứa dầu không bến). Mỏ Bạch Hổ và mỏ Rồng được bố trí theo hai cụm phía Nam và phía Bắc: Cụm phía Nam: Gồm các giàn cố định là MSP-1, giàn công nghệ trung tâm CPP-2 và giàn nhẹ là BK-1,2,3,4,5,6,7,8 cùng với mỏ Rồng gần đó. Tại đây dầu được vận chuyển về tàu chứa Ba Vì. Cụm phía Bắc: Gồm các giàn MSP-3, MSP-4, MSP-5, MSP-6, MSP-7, MSP-8, MSP-9, MSP-10, MSP-11. Dầu từ các giàn này khai thác được chuyển về tàu chứa Chí Linh. Dầu sau khi được đưa về các tàu chứa sẽ được xử lý tiếp đến dầu thương phẩm và xuất khẩu cho các tàu chứa ở các nơi khác. Sự bố trí các máy bơm ly tâm trong hệ thống vận chuyển phụ thuộc vào các yếu tố sau: - Điều kiện địa lí: khoảng cách giữa các giàn so với giàn trung tâm. - Lượng dầu khai thác từng giàn để bố trí các bơm trong công tác vận chuyển sao cho phù hợp với yêu cầu và lợi ích kinh tế. - Đối với các giàn ở xa trạm chứa dầu cần bố trí các máy bơm có áp suất cao. - Đối với các giàn ở gần trạm chứa dầu cần bố trí bơm có lưu lượng lớn. Do sản lượng khai thác ngày càng tăng nên đối với thiết bị vận chuyển dầu cần có những biện pháp khắc phục để đảm bảo lưu lượng dầu vận chuyển là lớn nhất Với thực trạng bố trí các giàn theo cụm Bắc - Nam dầu được vận chuyển về hai trạm rót dầu do đó sự bố trí hợp lý các trạm bơm là điều kiện để đảm bảo vận chuyển dầu là lớn nhất. Ví dụ: trong trường hợp một tổ bơm vận chuyển nào đó có lưu lượng dầu khai thác quá nhiều mà trạm rót dầu gần đó không thể tiếp nhận được nữa,vì vậy cần vận chuyển sang hướng khác mà vẫn đảm bảo được thông số kỹ thuật như: lưu lượng, áp suất, nhiệt độ… Với hiện trạng đó, để đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật và lưu lượng lớn nhất cần có các biện pháp như: - Bố trí hợp lý các trạm trung chuyển từ cụm này sang các trạm trung chuyển có sự phối hợp đồng bộ liên tục và sẵn sàng trong khả năng có thể tiếp nhận dầu từ các trạm khác chuyển đến. - Lượng dầu trong hệ thống phải liên tục, tránh tình trạng tắc nghẽn và đông đặc do Parafil (một đặc trưng của dầu mỏ Việt Nam là bị đông đặc ở nhiệt độ cao). - Lượng dầu khai thác lên phải được vận chuyển hết, không được ứ đọng trong các bình tách. - Báo cáo kịp thời và xử lý tình huống nhanh, có sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ phận và đảm bảo máy móc thiết bị luôn trong tư thế làm việc tốt nhất. - Lượng dầu khai thác lên từ các mỏ với lưu lượng khác nhau nên nhiệt độ và áp suất cũng thay đổi theo do đó áp lực bơm từ mỏ chuyển về các trạm trung chuyển cũng khác nhau. - Các thiết bị tiếp nhận vận chuyển từ các mỏ phải được bố trí theo từng trạm trung chuyển để từ đây xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh, tránh gây tổn thất cho bơm và các thiết bị vận chuyển trong quá trình vận hành. - Có biện pháp hiệu chỉnh và xử lý kịp thời các đường ống trung chuyển nào đó có lưu lượng lớn và áp suất cao hơn so với yêu cầu cho phép của đường ống. Sự bố trí của các điểm tiếp nhận: + Cụm tiếp nhận phía Nam: Gồm có 2 điểm tiếp nhận và bơm dầu chính: - Điểm tiếp nhận từ MSP-1, điểm này tiếp nhận lượng dầu khai thác lên từ chính nó và một phần dầu từ các giàn nhẹ BK hoặc giàn công nghệ trung tâm CPP-2. Dầu được tách lọc ra khỏi hỗn hợp dầu-khí từ đây và được bơm chuyển về trạm chứa dầu không bến. Nếu hệ thống đường ống gặp sự cố hoặc lượng dầu khai thác lên quá nhiều thì hệ thống bơm trung chuyển dầu lên phía Bắc. Đây cũng là điểm tiếp nhận lượng dầu trung chuyển từ giàn công nghệ trung tâm số 2 để tạo thêm áp lực vận chuyển lượng dầu đó lên phía Bắc, nó cũng là cửa ngõ cho việc trung chuyển dầu từ phía Nam qua phía Bắc và ngược lại; để đảm bảo điều phối lượng dầu từ các trạm trung tâm chuyển về sao cho hiệu quả thu gom sản phẩm trong công tác vận chuyển dầu của mỏ Bạch Hổ là lớn nhất. - Điểm tiếp nhận và bơm dầu từ giàn công nghệ trung tâm CPP-2, đây là điểm tiếp nhận quan trọng nhất. Tại đây tiếp nhận và đồng thời xử lý một lượng hỗn hợp, khí lớn từ các giàn nhẹ chuyển vào. Trong một số trường hợp đặc biệt lượng dầu trung chuyển từ mỏ Rồng đến giàn này tiếp nhận và bơm chuyển đều với một khối lượng lớn nên công tác vận hành bơm yêu cầu phải có độ chính xác cao. Tại đây thực hiện tách lọc lượng hỗn hợp dầu khí từ các giàn nhẹ chuyển về. Lượng dầu trung chuyển ở đây khá lớn, tại đây đượcbố trí 3 trạm bơm khác nhau nhằm đảm bảo vận chuyển 2/3 sản lượng dầu của mỏ Bạch Hổ theo 3 tuyến đường ống ngầm đến 3 tàu chứa dầu. Hai trạm bơm áp suất cao, mỗi trạm gồm 4 bơm Sulzer đảm bảo việc vận chuyển dầu đến tàu chứa Chí Linh phía Bắc và tàu Chi Lăng ở mỏ Rồng. Trạm bơm áp suất thấp bao gồm 5 máy bơm lưu lượng lớn đảm bảo nhiệm vụ bơm dầu đến tàu chứa Ba Vì bố trí gần đó. + Cụm tiếp nhận phía Bắc: Có thể chia làm 4 diểm nhận và bơm trung chuyển dầu về trạm chứa dầu không bến ở phía bắc. - Điểm trung chuyển MSP-6: đây là điểm nút mà dầu từ các giàn MSP-3, MSP-4, MSP-5, MSP-7 và trong một số trường hợp dầu từ các giàn MSP-10, MSP-11 trung chuyển về. Đặc điểm của tuyến vận chuyển này là dầu thô từ giàn khai thác được hệ thống bơm bố trí trên từng giàn bơm vào đường ống dẫn dầu chung đến tàu chứa Chí Linh. - Điểm tiếp nhận và trung chuyển MSP-8: đây là điểm tiếp nhận lượng dầu trung chuyển lớn từ các điểm trung chuyển phía Nam. Điểm tiếp nhận này tiếp nhận và trung chuyển từ các điểm trung chuyển khác tới làm cân bằng áp suất trong hệ thống đường ống vận chuyển dầu. Tại đây hỗn hợp dầu khí nhân từ giàn nhẹ BK-3 thông qua MSP-9 cùng dầu khai thác tại chỗ được bơm với lưu lượng lớn về tàu chứa Chí Linh. - Điểm tiếp nhận và trung chuyển MSP-9: dầu khai thác tại chỗ với lượng dầu tiếp nhận từ giàn nhẹ BK-3 được hệ thống bơm của giàn bơm đến tàu chứa Chí Linh thông qua MSP-8 với lưu lượng Q= 3.300 tấn/ngày đêm. - Điểm tiếp nhận và trung chuyển MSP-10: dầu khai thác được tại chỗ cùng với lượng dầu từ giàn nhẹ BK-3 được hệ thống bơm của giàn bơm sang tàu chứa Chí Linh với lưu lượng Q= 3000 tấn/ngày đêm. Vì dầu bơm đến tàu Chí Linh qua đường ống chung mà cụm bơm trên MSP-8 và MSP-9 bơm vào lên áp suất ở giàn 10 là rất lớn, có lúc đạt 32÷34 kg/cm2. 1.2. Các loại bơm dùng trong vận chuyển dầu khí 1.2.1. Chọn lựa bơm vận chuyển dầu trên các đường ống Theo nguyên tắc làm việc, bơm được chia làm 2 loại: bơm thể tích và bơm động lực học. Trong bơm động lực học, phần lớn là bơm cánh dẫn, đặc biệt trong đó là bơm ly tâm. Trong bơm ly tâm, các cánh dẫn và bánh công tác thường xuyên tác động lên dòng chảy chất lỏng. Tuy nhiên áp lực mà cánh dẫn tạo lên tương đối thấp so với bơm thể tích do đó bơm ly tâm thường được chế tạo nhiều cấp. Nhược điểm của bơm ly tâm là khi chất lỏng có độ nhớt tăng thì hiệu suất của bơm giảm mạnh. Khi độ nhớt lớn hơn (1,5÷2).10-4m2/s thì việc sử dụng bơm ly tâm có lưu lượng lớn sẽ không kinh tế. Trong bơm thể tích, chia ra 2 nhóm chính: bơm piston và bơm rôto. Máy bơm thể tích làm việc theo nguyên tắc đẩy chất lỏng ra khỏi buồng kín. Các bơm này có thể tạo ra được áp suất cao nhưng lưu lượng thấp. Do đó khi sử dụng chúng ta phải lắp song song mới đạt được lưu lượng cần thiết. Khi độ nhớt tăng, hiệu suất của bơm giảm chậm mà vẫn đạt được giá trị cao khi độ nhớt chất lỏng lớn hơn 2.10-4m2/s. Máy bơm thể tích dạng Rôto trục vít vẫn giữ được các ưu điểm của máy bơm thể tích như bơm được các chất lỏng có độ nhớt cao mà không giảm hiệu suất, có cấu tạo gọn nhẹ. Để bơm dầu có độ nhớt cao khi mà sử dụng bơm ly tâm không kinh tế thì nên thay thế bằng máy bơm trục vít. 1.2.2. Máy bơm Piston Đối với máy bơm piston luôn xảy ra quá trình dao động lưu lượng. Mức độ dao động lưu lượng và áp lực của bơm phụ thuộc vào kết cấu của bơm, số xilanh tác dụng đơn hay tác dụng kép. Nhược điểm của bơm piston là kết cấu cồng kềnh, chiếm nhiều diện tích lắp đặt, tuổi thọ thấp. Loại này chỉ có thể làm việc với số hành trình kép thấp, nhỏ hơn 450 lần/phút. Do vậy trong bơm thường phải lắp thêm hộp giảm tốc nên kết cấu phức tạp, làm tăng chi phí chế tạo, lắp đặt, bảo dưỡng và sửa chữa. Khi dầu có nước đi qua van nạp và van xả sẽ xảy ra quá trình tạo nhũ tương, làm tăng chi phí cho việc tách nước sau đó. Các động cơ điện sử dụng trong bơm Piston làm việc ở chế độ khắc nghiệt do sự thay đổi có chu kì. Để giảm thiểu sự thay đổi dòng điện trong quá trình làm việc người ta sử dụng động cơ điện loại đặc biệt. Tương tự bơm trục vít, khi khởi động bơm piston cần có hệ thống xả tải van nạp để tránh áp suất dư có trong máy bơm. Bảng thể hiện số hành trình kép của bơm piston phụ thuộc vào độ nhớt của chất lỏng: Bảng 1.1 Sự phụ thuộc của số hành trình kép của bơm piston vào độ nhớt Độ nhớt động lực học (m2/s)  Độ giảm số hành trình kép so với định mức (%)   216  90   432  80   862  70   1295  62   1726  55   2160  50   1.2.3. Máy bơm trục vít Máy bơm trục vít được sử dụng để bơm dầu nặng, thường là dầu có tỉ trọng từ 930kg/m3 trở lên, độ nhớt động học ở nhiệt độ bơm dầu lớn hơn 200m2/s. Loại bơm này tạo ra sự ổn định về lưu lượng và áp lực. Nó có thể là loại 2 trục vít hoặc 3 trục vít, loại 3 trục vít được sử dụng rộng rãi hơn. Máy bơm trục vít thường có giá thành thấp hơn và dễ dàng sửa chữa hơn trong điều kiện sản xuất so với hai loại bơm piston và bơm ly tâm. Các rôto của bơm trục vít có khả năng chống mòn cao. Máy bơm 3 trục vít sử dụng để bơm dầu tách khí có chứa nước và không tạo ra nhũ tương. Các bơm loại này thường dùng để bơm hắc ín. Chúng có kết cấu đơn giản, chỉ gồm 1 ổ bi, 1 đệm làm kín nên gọn nhẹ hơn các loại bơm khác. Máy bơm 2 trục vít có thể bơm chất lỏng với hàm lượng khí lớn, không có van hút và van đẩy, không xảy ra quá trình tạo nhũ tương. Loại này có 4 đệm làm kín. 1.2.4. Máy bơm ly tâm Máy bơm ly tâm được thử trên nước nên đường đặc tính làm việc thực tế của bơm có thay đổi đáng kể khi bơm dầu. Khi bơm dầu, công suất tiêu thụ tăng, cột áp và lưu lượng giảm. Đặc biệt khi độ nhớt động học lớn hơn 100mm2/s thì sẽ sụt giảm đường đặc tính rất lớn. Khi trong chất lỏng bơm có chứa khí tự do thì lưu lượng và cột áp của bơm giảm, thậm chí không thể bơm được. Nếu trong dầu có lẫn nước thì sẽ xảy ra hiện tượng tạo nhũ tương do tốc độ quay của cánh bơm ly tâm rất lớn. 1.3. Các loại bơm ly tâm vận chuyển dầu khí trên mỏ Bạch Hổ và mỏ Rồng Tại mỏ Bạch Hổ và mỏ Rồng sử dụng hệ thống bơm ly tâm gồm 7 loại, tổng cộng 58 chiếc chưa kể các bơm dự phòng là 20%. Các loại bơm đó là: Bảng 1.2 Các loại bơm ly tâm trên mỏ Bạch Hổ STT  Chủng loại bơm  Số lượng (chiếc)   1  NPS 65/35-500  35   2  NPS 40/400  4   3  NK-200/210  2   4  NK-200/120  2   5  SULZER  8   6  R 360/150 CM-3  5   7  R 250/80 CM-1  2   Khi vận chuyển dầu đi xa cho các giàn ở xa trạm rót dầu thường yêu cầu cột áp lớn và lưu lượng vừa phải, do đó thường dùng loại bơm NPS 65/35-500, NPS 40/400 và SULZER. Các bơm này làm việc tốt và có nhiều ưu điểm phù hợp. Khi vận chuyển một lượng dầu lớn tại các diểm tiếp nhận và trạm rót dầu ở gần thường sử dụng các loại bơm NK 200/210, NK 200/120, R 360/150 CM-3, R 250/80 CM-1. Khi đó ta không cần có cột áp lớn mà chỉ cần lưu lượng lớn. Từ nhu cầu thực tế trên từng giàn và từ nhu cầu vận chuyển lượng dầu khai thác mà chủng loại và số lượng bơm được phân bố như sau: Bảng 1.3 Sự phân bố bơm trên giàn khoan STT  Giàn khoan  Chủng loại bơm  Số lượng (chiếc)   1  MSP-1  NPS 65/35-500 NK 200/120  03 02   2  CPP-2  SULZER R 360/150 CM-3 R 250/80 CM-1  08 05 02   3  MSP-3  NPS 40/400 NPS 65/35-500  01 02   4  MSP-4  NPS 65/35-500  04   5  MSP-5  NPS 65/35-500  03   6  MSP-6  NPS 40/400 NPS 65/35-500  02 02   7  MSP-7  NPS 40/400 NPS 65/35-500  01 02   8  MSP-8  NPS 65/35-500 NK 200/210  03 02   9  MSP-9  NPS 65/35-500  04   10  MSP-10  NPS 65/35-500  04   11  MSP-11  NPS 65/35-500  04   12  Mỏ Rồng RP-1  NPS 65/35-500  04   Trong thực tế làm việc các bơm thường dùng để vận chuyển dầu là hai loại bơm NPS 65/35-500 và bơm SULZER bởi chúng đáp ứng được yêu cầu sản xuất của mỏ. CHƯƠNG 2 CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA MÁY BƠM LY TÂM NPS 65/35-500 2.1. Công dụng và đặc tính 2.1.1. Công dụng Tổ hợp bơm kí hiệu NPS 65/35-500 là kiểu bơm ly tâm nằm ngang, nhiều cấp, các phân đoạn và các chi tiết dẫn dòng đều được chế tạo từ thép Cacbon. Trục bơm được làm kín bởi bộ phận làm kín kiểu mặt đầu hoặc dây salnhic. Bơm được dùng để bơm dầu mỏ và các sản phẩm của dầu, khí hóa lỏng từ nhiệt độ -300 đến 2000C, chất lỏng được bơm không được chứa các hạt cứng vượt quá 0,2% theo khối lượng và kích thước nhỏ hơn 0,2mm. 2.1.2. Các đặc tính kỹ thuật Các đặc tính kỹ thuật của tổ hợp bơm NPS 65/35-500 được thể hiện ở bảng sau: Bảng 2.1 Các thông số kỹ thuật của bơm NPS 65/35-500 STT  Các thông số kỹ thuật  Trị số  Sai số (%)   1  Lưu lượng : Định mức tăng (m3/h) Định mức giảm (m3/h)  65 35    2  Cột áp (m)  500  -3 ÷ +5   3  Hiệu suất (%)  59    4  Công suất thủy lực (kW)  132  +5   5  Tốc độ quay (vòng/ph)  2950    6  Lượng dự trữ xâm thực (m)  4,2  +5   7  Số bánh công tác  8    8  Kích thước: dài x rộng x cao (mm):  1970 x 600 x 585    9  Trọng lượng (kg)  1260    10  Áp suất đầu vào (kg/cm2) không lớn hơn, với: Kiểu làm kín mặt dầu Kiểu làm kín bằng salnhic  25 5    11  Sự rò rỉ qua bộ phận làm kín trục không lớn hơn (cm3/h), với: Kiểu làm kín bằng salnhic Kiểu mặt dầu  180 40÷50    12  Khối lượng riêng chất lỏng công tác (kg/m3)  1000    13  Độ nhớt chất lỏng công tác (cm2/s)  0,01    14  Động cơ điện: Điện áp (V) Công suất (kW) Tần số dòng điện (Hz)  380 160 50    2.2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động 2.2.1. Cấu tạo Tổ hợp bao gồm bơm và động cơ điện được lắp ráp trên một bộ khung dầm chung. Động cơ và các trục của bơm được liên kết nhờ khớp nối răng và một trục trung gian. Chiều quay của roto là chiều quay trái (ngược chiều kim đồng hồ) nếu nhìn từ phía động cơ.  Hình 2.1 Cấu tạo của tổ hợp bơm ly tâm NPS 65/35-500 Động cơ điện Khớp nối Máy bơm Đế bơm Các bộ phận chính của bơm được thể hiện trên sơ đồ mặt cắt (hình 2.2).  Hình 2.2 Sơ đồ mặt cắt dọc của bơm ly tâm NPS 65/35-500 Thân ổ bi phía trước Trục bơm Bộ phận làm kín Khoang làm kín Bạc lót Khoang đầu vào cấp 1 Vòng làm kín Ngăn bên trái bơm Vòng làm kín Vòng làm kín Khoang đầu ra cấp 4 Bạc làm kín Khoang đầu ra cấp 8 Ngăn bên phải bơm Vòng làm kín Thân trên Bạc làm kín Khoang đầu vào cấp 5 Bạc lót Khoang làm kín Thân ổ bi phía sau Bạc giảm tải Bánh công tác Nửa thân dưới Vách ngăn giữa Vách ngăn giữa hai cấp 2.2.1.1 Cấu tạo của thân bơm Bơm được cấu tạo nhiều tầng với thân vỏ có thể tháo được theo mặt phẳng ngang. Vỏ bơm bao gồm 2 nửa tách rời được theo mặt phẳng nằm ngang. Bề mặt phân cách của 2 nửa này được mài rà cẩn thận và được ghép chặt với nhau nhờ các gujong và các đai ốc mũ. Nửa dưới là kết cấu hàn, bao gồm phần vỏ bằng thép đúc được hàn nối với phần nửa hình ống tạo thành đường dẫn cấp IV (11) vào cấp V (18) và các đầu ống cong lắp ống giảm tải (22) để làm cân bằng áp suất ở khoang trước, bộ phận làm kín trục ở phía áp suất cao với áp lực ở đầu vào của bơm.  Hình 2.3 Sơ đồ cấu tạo thân trên bơm  Hình 2.4 Sơ đồ cấu tạo thân dưới bơm 2.2.1.2. Khoang hướng dòng  Hình 2.5 Sơ đồ cấu tạo khoang hướng dòng Bộ phận hướng dòng của bơm bao gồm các ngăn phải (14) và ngăn trái (8), khoang cửa vào cấp I (6) và cấp V (18), khoang cửa ra cấp IV (11) và cấp VIII (13). Tất cả các ngăn và khoang này đều được định tâm theo bề mặt tiện trong của vỏ và được hãm chống xoay bởi các chốt. Việc lắp đúng các khoang tương ứng với các lỗ thoát ở vỏ được đảm bảo bởi các cữ hãm cắm vào. Việc làm kín các khe hở giữa các chi tiết của bộ phận hướng dòng và thân vỏ máy bơm (nhằm loại trừ việc rò rỉ chất lỏng giữa các cấp) được thực hiện bởi các gioăng cao su chịu nhiệt có ti