1.1. Đặc điểm tự nhiên và sự hình thành,phát triển của ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam
1.1.1 Vị trí địa lý:
Xí nghiệp liên doanh Vietsovpetro thực hiện nhiệm vụ thăm dò và khai thác trên thềm lục địa Viet Nam.Mỏ Bạch Hổlà một mỏ khai thác chính của xí nghiệp,mỏ Bạch Hổ nằm ở lô 09 trong bòn trũng Cửu Long cách bờ khoảng 100 km và cách cảng Vũng Tàu khoảng 120 km. Chiều sâu nước biển ở khu vực khai thác khoảng 50 km, là một bộ phân quan trọngcủa khối nâng trung tâm trong bồn trũng Cửu Long và kéo dài theo phương Đông Bắc-Tây Nam.
1.1.2 Địa hình:
Cấu tạo mỏ Bạch Hổ là một nếp lồi có ba vòm Á kinh tuyến Móng Bạch Hổ là đối tượng cho sản phẩm chính và được phân ra lam ba khu vực vòm Bắc, vòm Trung và vòm Nam. Ranh giới giữa các vòm được chia một cách quy ước,vì bồn trũng phân chia không rõ ràng và đứt gẫy bị che lấp. Cấu tạo mỏ Bạch Hổ ở dạng dài khép kín nên theo dõi được các mặt phản xạ địa chấn. Vỏ nền hình cấu trúc khép kín nên quan sát được. Do vậy Bạch Hổ được coi là dạng cấu trúc vùi lấp.
1.1.3 Dân cư:
Dân cư Vũng Tãu khoảng 35 000 người trong đó có 1/3 là cư dân sống bằng nghề chài lưới, 1/4 là dân miền núi sống bằng nghề cấy trồng nương dẫy. Còn lại là sống ở thành phố và chủ yếu phục vụ trong ngành dầu khí.
1.1.4 Đặc điểm tự nhiên khí hậu:
Khí hậu ở vùng mỏ là khí hậu cận nhiệt đới gió mùa.Mỏ nằm trong khu vực khí hậu khối không khí có chế độ tuần hoàn ổn định.Mùa đông có gió đông nam, mùa hè có gió Tây Nam.Gió Đông Nam kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 tiếp theo. Gió thổi mạnh thường xuyên, tốc độ gió trong thời kỳ là 6÷10 m/s.gió Tây Nam kéo dài từ tháng 6 đến tháng 9 hàng năm,gió nhẹ không liên tục tốc độ gió nhỏ hơn 5 m/s. Trong mùa chuyển tiếp từ tháng 4 đén tháng 5 và tháng 10 gió không ổn định, thay đổi hướng liên tục. Bão là yếu tố tự nhiên gây nguy hiểm lớn cho đất liền, đặc biển là các công trình lớn trên biển.Bão thường xảy ra ở các tháng 7,8,9,10 , trong tháng 12, 1 hầu như không có bão. Trung bình hàng năm có khoảng 8 cơn bão thổi qua,hướng chuyển động chính là hướng Tây Bắc,tốc độ di chuyển trung bình là 28 km/h cao nhất là 45 km/h.
Trong tháng 11 sóng có chiều cao nhỏ hơn 1m là 13,38%,tháng 12 là 0,8% trong tháng 3 sóng thấp hơn 1m lên tới 44,83%. Tần số xuất hiện sóng cao hơn 5m là 4,08% và chủ yếu xuất hiện ở tháng 11 và tháng 1.
Nhiệt độ bình quân là 27oC cao nhất là 35,5o C và thấp nhất là 21,5oC nhiệt độ trên mực nước biển từ 24,1oC đến 30,32oC. Nhiệt độ đáy biển từ 21,7oC đến 29oC.
Độ ẩm trung bình của không khí là hàng năm là 82,5% số ngày mưa tập trung vào các tháng 5,7,8,9 còn tháng 1,2 và 3 thực tế không mưa. Số ngày u ám tập trung nhiều nhất vào các tháng 5,10 và 11. Trong cả năm số ngày có tầm nhìn không tốt chỉ chiếm 25%, tầm nhìn xa từ 1÷3 km,tập chung chủ yếu vào tháng 3 và tháng 7.
94 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2493 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Cấu tạo và nguyên lý làm việc của bơm ly tâm НПС 65/35-500 - Thực tế vận hành, bảo dưỡng sửa chữa và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng bơm ly tâm 6 НПС 5/35-500 khi sử dụng trên giàn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1
SƠ LƯỢC VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP DẦU KHÍ VIỆT NAM VÀ VIỆC SỬ DỤNG BƠM LY TÂM TRONG CÔNG TÁC VẬN CHUYỂN DẦU KHÍ TẠI XÍ NGHIỆP LIÊN DOANH VIETSOVPETRO
1.1. Đặc điểm tự nhiên và sự hình thành,phát triển của ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam
1.1.1 Vị trí địa lý:
Xí nghiệp liên doanh Vietsovpetro thực hiện nhiệm vụ thăm dò và khai thác trên thềm lục địa Viet Nam.Mỏ Bạch Hổlà một mỏ khai thác chính của xí nghiệp,mỏ Bạch Hổ nằm ở lô 09 trong bòn trũng Cửu Long cách bờ khoảng 100 km và cách cảng Vũng Tàu khoảng 120 km. Chiều sâu nước biển ở khu vực khai thác khoảng 50 km, là một bộ phân quan trọngcủa khối nâng trung tâm trong bồn trũng Cửu Long và kéo dài theo phương Đông Bắc-Tây Nam.
1.1.2 Địa hình:
Cấu tạo mỏ Bạch Hổ là một nếp lồi có ba vòm Á kinh tuyến Móng Bạch Hổ là đối tượng cho sản phẩm chính và được phân ra lam ba khu vực vòm Bắc, vòm Trung và vòm Nam. Ranh giới giữa các vòm được chia một cách quy ước,vì bồn trũng phân chia không rõ ràng và đứt gẫy bị che lấp. Cấu tạo mỏ Bạch Hổ ở dạng dài khép kín nên theo dõi được các mặt phản xạ địa chấn. Vỏ nền hình cấu trúc khép kín nên quan sát được. Do vậy Bạch Hổ được coi là dạng cấu trúc vùi lấp.
1.1.3 Dân cư:
Dân cư Vũng Tãu khoảng 35 000 người trong đó có 1/3 là cư dân sống bằng nghề chài lưới, 1/4 là dân miền núi sống bằng nghề cấy trồng nương dẫy. Còn lại là sống ở thành phố và chủ yếu phục vụ trong ngành dầu khí.
1.1.4 Đặc điểm tự nhiên khí hậu:
Khí hậu ở vùng mỏ là khí hậu cận nhiệt đới gió mùa.Mỏ nằm trong khu vực khí hậu khối không khí có chế độ tuần hoàn ổn định.Mùa đông có gió đông nam, mùa hè có gió Tây Nam.Gió Đông Nam kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 tiếp theo. Gió thổi mạnh thường xuyên, tốc độ gió trong thời kỳ là 6÷10 m/s.gió Tây Nam kéo dài từ tháng 6 đến tháng 9 hàng năm,gió nhẹ không liên tục tốc độ gió nhỏ hơn 5 m/s. Trong mùa chuyển tiếp từ tháng 4 đén tháng 5 và tháng 10 gió không ổn định, thay đổi hướng liên tục. Bão là yếu tố tự nhiên gây nguy hiểm lớn cho đất liền, đặc biển là các công trình lớn trên biển.Bão thường xảy ra ở các tháng 7,8,9,10 , trong tháng 12, 1 hầu như không có bão. Trung bình hàng năm có khoảng 8 cơn bão thổi qua,hướng chuyển động chính là hướng Tây Bắc,tốc độ di chuyển trung bình là 28 km/h cao nhất là 45 km/h.
Trong tháng 11 sóng có chiều cao nhỏ hơn 1m là 13,38%,tháng 12 là 0,8% trong tháng 3 sóng thấp hơn 1m lên tới 44,83%. Tần số xuất hiện sóng cao hơn 5m là 4,08% và chủ yếu xuất hiện ở tháng 11 và tháng 1.
Nhiệt độ bình quân là 27oC cao nhất là 35,5o C và thấp nhất là 21,5oC nhiệt độ trên mực nước biển từ 24,1oC đến 30,32oC. Nhiệt độ đáy biển từ 21,7oC đến 29oC.
Độ ẩm trung bình của không khí là hàng năm là 82,5% số ngày mưa tập trung vào các tháng 5,7,8,9 còn tháng 1,2 và 3 thực tế không mưa. Số ngày u ám tập trung nhiều nhất vào các tháng 5,10 và 11. Trong cả năm số ngày có tầm nhìn không tốt chỉ chiếm 25%, tầm nhìn xa từ 1÷3 km,tập chung chủ yếu vào tháng 3 và tháng 7.
1.1.5. Sự hình thành và phát triển của ngành công nghiệp dầu khí ở Việt Nam
Trong những năm qua ngành công nghiệp dầu khí đã góp một phần vai trò quan trọng cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Là một trong những ngành công nghiệp đóng góp ngân sách cho nhà nước và vực dậy nền kinh tế Việt Nam.
Là một nước nằm trong khu vực Đông Nam Á,Việt Nam có nhiều thuận lợi, đặc biệt là nguồn tài nguyên thiên nhiên rất phong phú đa dạng cả trong đát liền và ngoài biển khơi. Với diện tích thềm lục địa khoảng 1 triệu km sông Hồng, Cửu Long,Hoàng Sa và Trường Sa.Từ những năm 60 của thế kỷ XX mặc dù có nhiếu khó khân nhưng công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí đã được các đoàn địa chất của tổng cục cục dầu khí tiến hành trên địa bàn sông Hồng ở miền bắc. Từ những năm 70 tiến hành nghiên cứu vùng thềm lục địa. Đến nay công tác tìm kiếm thăm dò đã được thực hiện trên 1/3 diện tích thềm lục địa cho kết quả khả quan.
Năm 1981 xí nghiệp Liên Doanh dầu khí được thành lập, là đơn vị khai thác dầu khí biển lớn nhất ở Việt Nam.Sau khi phát hiện dầu khí ở mỏ Bạch Hổ vao 26/6/1986 VietSovPetro đã khai thác tấn dầu đầu tiên đặt nền móng cho sự phát triển ngành công nghiệp dầu khí Viẹt Nam.Kể từ đó đến nay toàn ngành dầu khí đã khai thác được hơn 200 triệu tấn dầu thôvà hơn 30 tỷ m3 khí mang lại doanh thu trên 40 tỷ USD, nộp ngân sách nhà nước gần 30 tỷ USD tạo dựng được nguồn vốn chủ sở hữu trên 80 tỷ đồng.
Bên cạnh hoạt động khai thác, công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí đã xác định chữ lượng dầu ước tính đạt từ 3÷4 tỷ m3 dầu quy đổi, trữ lượng dầu khí đã xác định đạt 1,05÷1,14 tỷ tấn dầu quy đổi. Mục tiêu gia tăng trữ lượng dầu khí trong những năm gần đâyliên tục được hoàn thành với mức từ 30÷40 tấn dầu quy đổi /năm, có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc đảm bảo cân đối bền vững duy trì ổn định sản lượng dầu khí khai thác phục vụ nền kinh tế đảm bảo an ninh năng lượng của đát nước trong thời gian tới.
Năm 1981 nhà nước ban hành luật đàu tư nước ngoài tại Việt Nam cho đến nay ngành dầu khí đã ký được khoang 60 hợp đồng thăm dò khai thác dầu khí thu hút vốn đầu tư trên 7 tỷ USD, hiện nay trên 35 hợp đồng đang có hiệu lực. Để thực thực hiện mục tiêu đảm bảo cung cấp nhiên liệu và năng lượng cho nền kinh tế. Chủ động cho cho việc hội nhập với cộng đồng dầu khí quốc tế,những năm gần đây tập đoàn dầu khí đã mở rộng sang thăm dò khai thác dầu khí ở nước ngoài trong đó có hai đề án tự điều hành đã thu được phát hiện quan trọng tại Malaysia và Angieria và đã thu được những kết quả tốt đẹp.
Song song với việc tìm kiếm thăm dò và khai thác, lĩnh vực công nghiệp khí cũng đã được tích cực triển khai. Dòng khí đồng hành ở mỏ Bạch Hổ được đưa vào bờ đã đem lại hiệu quả cao cho nền kinh tế, đồng thời cung cấp nhiên liệu cho cho nhà máy điện đạm Phú Mỹ cùng một lượng lớn khí hoả lỏng LPG, condenasate cho nhuc ầu nội địa. Cùng với nguồn khí đồng hành bể Cửu Long thì nguồn khí Nam Côn Sơn được đưa vào tiếp đóđã hoàn thiên cho sự hoạt đông của cụm công nghiệp khí điện đạm Đông Nam Bộ. Cùng với việc đưa vào hoạt động của nhà máy khí điện đạm Cà Mau đã tạo ra sức bật mới cho nền kinh tế của đồng bằng sông Cửu Long.Trong tương lai nhiều mỏ khí mới như lô B, mỏ Sư Tử Trắng sẽ mở ra một giai đoạn đầy hứa hẹn cho nền công nghiệp khí Việt Nam.
Trong lĩnh vực chế biến khí và hoá dầu nhà máy lọc dầu Dung Quất đã đua vào hoạt động và cho ra nhưng tấn dầu thương phẩm đầu tiên. Bên cạnh đó khu nliên hợp lọc hoá dầu Nghi Sơnvà dự án nhà máy lọc hoá dầu Long Sơn đang được xây dựng tích cực để sớm đưa vào hoạt động đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về nhiên liệu cho đất nước và bổ xung cho công nghiệp hoá dầu những nhiên liệu và sản phẩm mới.
Cùng với sự phát triển trọng tâm của công nghiệp dầu khí , để khép hín và hoạt động đồng bộ của ngành,các hoạt động về dịch vụ, kỹ thuật, thương mại, tài chính, bảo hiểm….của ngành dầu khí đã được hình thành và phát triểnvới doanh số hoạt động ngày càng cao trong tổng doanh thu của ngành.Thực nhiện mục tiêu xây dựng ngành dầu khí quốc gia Việt Nảm trở thành tập đoàn kinh tế mạnh của đất nướccong tác hoàn thiện cơ chế quản lý cơ cấu tổ chức và công tác cổ phần hoá doanh nghiệp đã được triển khai có hiệu quả do đó hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị cổ phần hoá được cải thiện rõ rệt. Hoạt động sản xuất kinh doanh của tập đoàn xác định theo hướng có hiệu quả nhất và phát triển thêm một số lĩnh vực để tận dụng thế mạnh của ngành.
Là một ngành kinh tế kỹ thuật yêu cầu công nghệ cao,vốn đầu tư lớn và mức độ rủi ro cao nên con người luôn là yếu tố quyết định đặc biệt trong thới kỳ hội nhập. Ý thức được điều đó tập đoàn dầu khíViệt Nam đã sớm đầu tư xây dựng và đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật, đặc biệt là các cán bộ khoa học và các bộ có trình độ quản lý cao. Đến nay tập đoàn dầu khí Việt Nam đã có đội ngũ chuyên gia cán bộ hơn 22 000 người và đang đảm đương tốt công việc được giao.
Chặng đường xây dựng và phát triển của ngành dầu khí Việt Nam trên 30 năm qua hết sức vẻ vang.Nhà nước đã luôn tạo điều kiện cho ngành dầu khí phát triển.Thủ tướng chính phủ đã có quyết dịnh số 386/QĐ-TTG 09/03/2006phê duyệt chiến lược phát triển ngành dầu khí quốc gia Việt Namđến 2015 và định hướng 2020. Ngày 29/08/2006 thủ tướng đã có quyết định số 198 thành lập tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam.
Nhằm đáp ứng đòi hỏi cấp bách và tăng trưởng kinh tế chung của nhà nước trong giai đoạn đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025 tập đoàn dầu khí Việt Nam xác định mục tiêu và nhiêm vụ như sau:
Mục tiêu tổng quát:
Phát triển ngành dầu khí Việt Nam trở thành ngành kinh tế kỹ thuaatj quan trọngbao gồm: Tìm kiếm,thăm dò,khai thác vận chuyển chế biến, tàng trữ phân phối, dịch vụ xuất nhập khẩu.Xây dựng tập đoàn dầu khí mạnh kinh doanh đa ngành trong nước và quốc tế.
Các mục tiêu cụ thể:
-Về tìm kiếm thăm dò dầu khí: Đẩy mạnh việc tìm kiếm thăm dò,gia tăng trữ lượng có thể khai thác. Ưu tiên những vùng biển nước sâu xa bờ.Tích cực triển khai đầu tư tìm kiềm thăm dò dầu khí ra nước ngoài.
-Về khai thác dầu khí: Khai thác và sử dụng hợp lý,hiệu quả,tiết kiệm nguồn tài nguên dầu khí trong nước để sử dụng lâu dài. Đồng thời tích cực mở rộng hoạt động khai thác dầu khí ở nước ngoài để bổ xung phần thiếu hụt của khai thác trong nước. Phấn đấu khai thác 25÷35 triệu tấn quy đổi /năm, trong đó khai thác dầu thô giữ ổn định ở mức 18÷20n triệu tấn/năm và khai thác khí 6÷17 tỷ m3/năm.
-Về phát triển công nghiệp khí: Tích cực phát triển thị trường tiêu thụ trong nước,sử dụng khí tiết kiệmhiệu quả cao thông qua sản xuất điện, phân bón, hoá chất, phục vụ các ngành công nghiệp khai thác, giao thông vận tải tiêu dùng gia đình. Xây dựng và vận hành an toàn hệ thống đường ống quốc gia, sẵn sàng kết nối với đường ống dẫn khí khu vực Đông Nam Á phục vụ cho nhu cầu xuất nhập khẩu khí. Riêng tập đoàn dầu khí Việt Nam sản xuất 10÷15(%) tổng sản lượng điện của cả nước.
-Về công nghiệp chế biến khí: Tích cực thu hút vốn đầu tư của mọi thành phần kinh tế, đặc biệt là đầu tư nước ngoài để phát triển nhanh công nghiệp chế biến khí.Kết hợp có hiệu quả giữa các công trìng lọc hoá dầu, chế biến khí để tạo ra sản phẩm năng lượng cần thiết phục vụ cho thị trường trong nước và làm nhiên liệu cho các ngành công nghiệp khác.
-Về sự phát triển dịch vụ dầu khí: Thu hút tối đa các thành phần kinh tế tham gia phát btriển dich vụ để tăng doanh thu của dịch vụ trong tổng doanh thu của ngành. Phấn đấu đến 2010 doanh thu dịch vụ kỹ thuật dầu khí đạt 30÷35(%) tổng doanh thu của cả ngành và ổn đinhm đến 2025.
-Về sự phát triển khoa học và công nghệ: Tăng cường tiềm lực phát triển khoa học công nghệ, đầu tư trang thiết bị hiện đại để hiện đại hoá nhanh nghanh công nghiệp dầu khí. Xây dựng lực lượng cán bộ công nhân dầu khí mạnh cả về chất lượng để có thể điều hành các hoạt động dầu khí cả trong nước và ngoài nước.
1.2. Dầu mỏ, tính chất hoá lý của dầu thô mỏ Bạch Hổ
1.2.1 Dầu mỏ
Dầu mỏ là sản phẩm phức tạp từ thiên nhiên với thành phần chủ yếu là cac hydrocacbon, chúng chiếm từ 60÷90(%) khối lượng của dầu.Các hydrocacbon này được tạo thành do sụ kết hợp của các nguyên tố các bon và hydro. Tuỳ theo cấu trúc phân tử mà ta có các Hydrocacbon ở thể khí, rắn hay lỏng.
Dầu mỏ bao gồm các nhóm:
+Nhóm hydrocacbon pầinic (CnH2n+2):
Nhóm này có cấu trúc mạch thẳng hoặc mạch nhánh chiếm từ 50÷70(%). Ở điều kiện bình thường Hydrocacbon có cấu tạo mạch từ C1÷C4 ở trạng thái khí, từ C4÷C16 ở trạng thái lỏng.
+Nhóm Hydrocacbon naptenic(CnH2n):
Nhóm này có cấu trúc mach vòng(no và không no) chiếm tỷ lệ 10÷20% thành phần dầu thô phổ biến nhất là Cyclopentan và Cyclohẽcan cung các dẫn xuất Ankyl của chúng. Ở điều kiện bình thường hydrocacbon napten có cấu tạo từ C1÷C4 ở trạng thái khí ,từ C5÷C10 ở trạng thái lỏng,còn lai ở trạng thái rắn.
+Nhóm hydrocacbon anomatic(CnH2n-6):
Nhóm này có mặt trong dầu thô dưới dạng các dẫn xuất của Benzen, chiếm từ 1÷2(%) thành phần dầu thô.
+Các hợp chất có chứa ôxy,nitơ và lưu huỳnh: Ngoài các nhóm Hydrocacbon kể trên trong dầu thô còn chứa các hợp chất không thuộc loại này mà phần lớn là các Ấphntel-smol có chứa trong nó hợp chất của O,N và S trong đó:
HỢp chất với O chiếm hàm lượng riêng khá lổntng Asphantel có thể tới 80% chủ yếu tồn tại dưới dạng axit napten, nhựa Asphal và Phenol.
Hợp chất với N mà quan trọng nhất là pocfirin, đây là sản phẩm chuyển hoá từ Hemoglubin sinh vật và từ Clofin thực vật. Điều này chứng tỏ nguồn gốc hữu cơ của dầu mỏ là Pocfirin bị phân huỷ ở >200oC tạo thành.
Hợp chất với S tồn tại dưới dạng S tự do hoặc H2S. Hàm lượng S trong dầu thô thường từ 0,1÷1 %,nếu S≤0,5% được xem là hàm lượng đạt tiêu chuẩn.Hàm lượng S càng cao giá trị dầu thô càng giảm.
Ngoài ra trong dầu thô còn chứa hàm lượng rất nhỏ các kim loại và các chất khác như: Fe,Mg,Ca,Ni,Cr,Ti,Co,Zn…chiếm khoảng từ 0,15÷0,19kg/tấn.
1.2.2 Tính chất lý hoá dầu thô mỏ Bạch Hổ
Tính chất lý hoá của chất lỏng bơm cũng ảnh hưởng đến độ bền và chế độ làm việc của bơm.Chất lỏng bơm có tính axit sẽ dẫn đến hiện tượng ăn mòn hoá học. Chất lỏng bơm có độ nhớt cao làm giảm lưu lượng và và cột áp bơm. Chất lỏng bơm vận chuyển là dầu thô vì vậy ta cần nghiên cứu tính chất của dầu thô. Dầu mỏ tự nhiên cũng có tính chất vật lý đa dạng như thành phần hoá học của chúng. Một số thể hiện dưới dạng lỏng, một số dưới dạng nhớt. Màu của chúng biến thiên tuỳ theo bản chất của các thành phần bay hơi.
Dầu thô của mỏ bạch Hổ có nhiệt độ đông đặc cao khoảng 29÷34oC, hàm lượng Parafin cao khoảng 20÷25% trong khi đó nhiệt độ môi trường quá thấp khoảng 23÷24oC điều này gây khó khăn cho việc vận chuyển.
-Độ nhớt:
Độ nhớt là thông số hết sức quan trọng, nó thể hiện bản chất của chất lỏng.Trong dòng chảy luôn luôn tồn tại các lớp chất lỏng khác nhau về vận tốc, các lớp này tác dụng tương hỗ lên các lớp kia theo phương tiếp tuyến với chúng.Lực này có tác dụng làm giảm tốc độ với các lớp chảy chậm. Ta gọi là nội ma sát.
Kết quả thực nghiệm xác định độ nhớt của dầu thô ở mỏ Bạch Hổ trong khoảng nhiệt độ như sau:
μ=
μ=
μ=
μ=
μ : Độ nhớt của dầu
Trọng lượng riêng
Trọng lượng dầu phụ thuộc vào độ nhớt và thành phần dầu. Trong suốt quá trinh vận chuyển dầu, nhiệt độ thay đổi dọc theo đường ống làm tỷ trọng thay đổi. Trọng lượng dầu thô của mỏ Bạch Hổ ở 20oC là γ=840(KG/m3).
Nhiệt độ thay đổi liên tục theo chiều dài đường ống vì có sụ trao đổi nhiệt với môi trường ngoài dẫn đến tỷ trọng thay đổi theo.
1.3. Đặc điểm công tác vận chuyển dàu trên các công trình biển của Xí Nghiệp Liên Doanh VietSovpetro
Do vị trí địa lý khai thác là nằm hoàn toàn trên biển nên tất cả các công nghệ khoan khai thác và vận chuyển đều diễn ra trên các giàn cố đinh, giàn nhẹ và tàu chứa. Do vậy các đường ống dùng trong công tác vận chuyển đều nằm chìm dưới biển. Điều đó đòi hỏi công tác vận chuyển dầu khí của chúng ta phải đạt được độ an toàn cao hơn nhiều lần so với đất liền.
Tại các giàn khoan khai thác cố định trên biển, đầu được khai thác lên từ các giếng qua hệ thống đường ống công nghệ vào bình tách khí áp suất cao, khoảng 3÷25KG/cm3(bình HГC) sao đó chuyển đến bình bình tách (БE) áp suất thấp khoảng 0,5÷8 KG/cm2.Sau khi qua bình HГC và БE một phần lớn lượng khí đồng hành đã được tách ra dầu đã được sử lý với hàm lượng khí hòa tan ở trạng thái tự do thấp. Rồi từ bình tách áp suất thấp(БE) dầu được tổ hợp các bơm ly tâm dặt trên các giàn bơm vận chuyển tới đến các tàu chứa thông qua hệ thống đường ống ngầm dưới biển
Trong khu vực mỏ Bạch Hổ dầu khai thác trên các giànđược vận chuyển đến hai trạm tiếp nhận(tàu chứa dầu-FSO-1 và FSO-2):
-Trạm tiếp nhậ phía Nam FSO-1:Ở đây tiếp nhận dầu vận chuyển đến từ hai điểm là MSP-1 và giàn công nghệ trung tâm số 2 – (CPP-2) cùng với các giàn nhẹ (БK-1,2,3,4,5,6,7) chuyển đến. Đây là hai điểm vận chuyển dầu quan trọng nhất, có khối lượng vận chuyển lớn nhất.Từ CPP-2 có đường ống vận chuyển dầu nối với MSP-1 và khu mỏ Rồng..Từ MSP-1 có đường ống vận chuyển dầu nối với MSP-3,MSP-4 và MSP-6 thông qua các điểm trung chuyển tại MSP-6 và MSP-8 nối với trạm tiếp nhận phía bắc FSO-2.
-Trạm tiếp nhận phía bắc FSO_2: Tiếp nhận dầu vận chuyển đến từ 2 điểm trung chuyển là MSP-6 và MSP-8.Từ MSP-6 có đường ống vận chuyển dầu nối với MSP-4 và thông qua đó nối với MSP-3,MSP-6,MSP-7,MSP-8,MSP-10…Từ MSP-8 có đường ống vận chuyển dầu nối với MSP-4,MSP-1,MSP-9,MSP-11. Trạm tiếp nhận FSO-2 chủ yếu tiếp nhận dầu từ các giàn MSP-4, MSP-5, MSP-3, MSP-6, MSP-7, MSP-8, MSP-9, MSP-10, MSP-11.
Trong khu vực mỏ Rồng có trạm tiếp nhận dầu FSO-3 giữa các trạm tiếp nhận dầu FSO-1,FSO-2 và FSO-3 có mối liên hệ với nhau thông qua nhiều điểm trung chuyển được trình bày trên cơ sở đường ống vận chuyển dầu trên biển của xí nghiệp liên doanh VietSovPetro.
Căn cứ theo sơ đồ đường ống vận chuyển ngầm dưới biển tại hai khu vực mỏ Bạch Hổ và mỏ Rồng ta nhận thấy rằng chỉ trừ MSP-1,MSP-2,MSP-6,MSP-8 trong những điều kiện bình thường không có sự cố hỏng hóc tàu chứa dầu hoặc tắc nghẽn đường ống vận chuyển thì có thể bơm thẳng dầu đến tàu chứa, còn tất cả các giàn MSP-3, MSP-4, MSP-6, MSP-7, MSP-9, MSP-10, MSP-11…phải bơm dầu qua những đoạn đường rất xa và qua nhiều điểm nút trung gian
Ví dụ : Từ MSP-6 muốn vận chuyển dầu đến trạm tiếp nhận FSO-2 chúng ta phải bơm dầu qua những quãng đường như sau : MSP-6→MSP-3(tuyến đường ống ø325x16,L=1005m,V=68m3)→MSP-4 (ø=219x13,L=877m,V=26,5m3)→MSP6(ø=325x16,L=1284,5m,V=87m3) →FSO-2(ø=325x16,L=1915m.V=129m3).Tổng cộng chiều dài toàn bộ tuyến ống là 5081,5m,V=310,5m3 áp suất làm việc tính theo xác xuất thống kê trung bình là từ20÷25Kg/cm2. Tuy nhiên cùng trên tuyến đường này còn có MSP-3, MSP-4, MSP-6, MSP-7, MSP-10 cùng tham gia vận chuyển dầu vì vậy việc tính toán sắp xếp để có một chế độ thời gian biểu của việc bơm dầu phối hợp trên toàn tuyến cũng khá phức tạp. Nếu việc phân bố thời gian khoonh hợp lý có thể gây ra sự tăng áp suất đột ngột áp suất làm việc của tuyến đường ống vận chuyển làm cho một số giàn cố định như MSP-6, MSP-7, MSP-10 không thể bơm dầu đi được. Điều đó làm ảnh hưởng trực tiếp đến quy trình công nghệ và sản lượng khai thác dầu ở các giàn này.
1.4. Sử dụng bơm ly tâm trong công tác vận chuyển dầu trên các công trình biển
Bơm ly tâm là loại máy thủy lực cánh dẫn, trong đó việc trao đổi năng lượng giữa máy với chất lỏng(gọi là chất lỏng công tác) được thực hiện bằng năng lượng thủy động của dòng chảy qua máy. Bộ phận làm việc chính của bơm là các bánh công tác trên đó có nhiều cách dẫn dễ dẫn dòng chảy. Biên dạng và góc độ bố trí của các cánh dẫn ảnh hưởng trực tiếp đến các thành phần vận tốc của dòng chảy nên có ý nghĩa quan trong đến việc trao đổi năng lượng của máy với dòng chảy. Khi bánh công tác của bơm ly tâm quay(thường là với số vòng quay lớn đến hàng nghìn vòng trong 1 phút)các cánh dẫn của nó truyền cơ năng nhận được từ động cơ(thường là động cơ điện)cho dòng chất lỏng đi qua nó tạo thành năng lượng thủy động cho dòng chảy. Nói chung năng lượng thủy động của dòng chảy bao gồm hai phần chính:động năng(V2/2g) và áp năng(P/γ) chúng có mối liên hệ mật thiết với nhau. Trong quá trình làm việc của máy sự biến đổi của động năng bao giờ cũng kéo theo sự biến đổi của áp năng. Tuy nhiên đối với máy thủy lực cánh dẫn như bơm ly tâm thì với mỗi loại kết cấu cụ thể thì sự biến đổi áp năng chỉ đạt đến một giới hạn nhất định.nó khác với máy thủy lực thủy tĩnh là ở máy thủy lực thủy tĩnh năng lượng trao đổi của máy với chất lỏng có thành phần chủ yếu là áp năng còn thành phần động năng không đáng kể. Còn ở máy thủy lực cánh dẫn như bơm ly tâm năng lượng cột áp chỉ tăng đến mức cần thiết còn toàn bộ năng lượng thủy động của dòng chảy nhận được từ máy biến thành động năng. Chính vì vậy việc dùng các máy bơm ly tâm để vận chuyển chất lỏng từ điểm này đến điểm khác chiếm một ưu thế hơn hẳn các loại máy thủy lực khác
Với tính năng kỹ thuật cao, chỉ tiêu kinh tế tốt, phạm vi sử dụng rộng dãi nên các bơm ly tâm được dùng chủ yếu trong công tác vận chuyển dầu của XNLD “VIETSOVPETRO”. Tùy theo sản lượng khai thác và nhu cầu thực tế t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DANTUN~1.DOC
- MCLC~1.DOC