Hầu hết các khu công nghiệp ở nước ta hiện nay ít nhiều đều được bố trí các máy công cụ CNC để phục vụ sản xuất, bao gồm các loại máy phay, tiện, bào, mài, khoan. có số trục điều khiển 2, 3, 4, 5. Nhưng các cơ sở sản xuất hầu như chưa biết cách khai thác hết khả năng gia công trên máy. Lý do chủ yếu là trình độ lập trình của cán bộ kỹ thuật Việt Nam còn yếu, các chương trình điều khiển máy CNC được người lập trình viết bằng tay, chưa biết sử dụng các phần mềm hỗ trợ để lập trình.
Ứng dụng công nghệ CAD/CAM phục vụ cho máy công cụ CNC là vấn đề được nhiều người quan tâm, bởi công nghệ này không chỉ phục vụ trong sản xuất hiện đại, mà còn góp phần nâng cao năng suất chế tạo sản phẩm gia công cơ khí. Chất lượng của một sản phẩm gia công cơ khí không chỉ là vấn đề về độ bền, độ bóng bề mặt, mà còn bao hàm cả độ chính xác về vị trí tương quan, độ chính xác hình dáng hình học của chi tiết gia công. Để chế tạo được những sản phẩm cơ khí có đủ những tính năng như vậy, đối với chúng ta hiện nay còn nhiều khó khăn, chính vì vậy mà hầu hết các sản phẩm cơ khí phức tạp và có độ chính xác cao, hiện nay chúng ta phải nhập ngoại với giá cao. Do đó ứng dụng công nghệ CAD/CAM để lập trình điều khiển các máy CNC trong sản xuất là một vấn đề cấp thiết hiện nay.
113 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3373 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Chế tạo đĩa băng tải truyền động hộp giảm tốc trục vít mini trên trung tâm gia công HAAS, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
KHOA CƠ KHÍ
BỘ MÔN KỸ THUẬT MÁY
-------o0o-------
THUYẾT MINH
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: “CHẾ TẠO ĐĨA BĂNG TẢI TRUYỀN ĐỘNG HỘP
GIẢM TỐC TRỤC VÍT MINI TRÊN TRUNG TÂM GIA CÔNG HAAS”
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN : Th.S LÊ LĂNG VÂN
SINH VIÊN THỰC HIỆN : ĐÀO DUY THANH
LỚP : CƠ – ĐIỆN TỬ 46
HÀ NỘI - 5/2010
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN ĐỌC DUYỆT:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 7
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN 8
1.1 Mục đích và phạm vi nghiên cứu của đề tài của đề tài 8
1.2 Giới thiệu chung về các phần mềm gia công cơ khí 8
1.2.1 Phần mềm MasterCam 9
1.2.2 Phần mềm Catia 9
1.2.3 Phần mềm Solidworks 10
1.2.4 Phần mềm Pro/ Engineer 10
1.3 So sánh giữa các phần mềm gia công cơ khí 11
CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MÁY CNC 13
2.1 Cụm trục chính 14
2.2 Hệ điều khiển 14
2.3 Bàn máy 15
2.4 Trục vít me 15
2.5 Ổ tích dụng cụ 16
2.6 Cơ cấu thay dao tự động 17
CHƯƠNG III: GIỚI THIỆU VỀ PHẦN MỀM MASTERCAM 18
3.1 Một số lệnh cơ bản 20
3.1.1 Lệnh New 20
3.1.2 Lệnh Open 21
3.1.3 Lệnh Save 21
3.1.4 Lệnh Properties 22
3.2 MasterCam Design - thiết kế chung 22
3.2.1 Sketcher - các lệnh vẽ cơ bản 22
3.2.2 Xform - lệnh hỗ trợ vẽ 27
3.2.3 Surface - lệnh tạo bề mặt 31
3.2.4 Solids - lệnh vẽ khối đặc 33
3.2.5 Ứng dụng các lệnh vẽ trong MasterCam để thiết kế chi tiết 38
3.3 MasterCam Mill - Gia công phay 42
3.3.1 Lệnh Face - Gia công bề mặt 42
3.3.2 Lệnh Pocket - Phay hốc 46
3.3.3 Lệnh Contour - Gia công biên dạng 49
3.3.4 Lệnh Drill - Khoan lỗ 51
3.3.5 Lệnh Surface Rough - Gia công bề mặt thô 53
3.3.6 Lệnh Surface Finish - Gia công bề mặt tinh 56
3.3.7 Xuất File NC chương trình gia công 57
CHƯƠNG IV: TRUNG TÂM GIA CÔNG HAAS MINI MILL 58
4.1 Tổng quan về máy Haas 58
4.2 Bảng điều khiển 61
4.2.1 Vùng khởi động máy 62
4.2.2 Vùng hiển thị 63
4.2.3 Vùng phím bấm 64
4.3 Vận hành máy Haas 73
4.3.1 Khởi động máy Haas 73
4.3.2 Đặt tọa độ làm việc và bù chiều dài dao. 74
4.4 Bảo dưỡng máy 77
4.4.1 Các yêu cầu về vận hành máy 77
4.4.2 Nội dung bảo dưỡng 78
CHƯƠNG V: GIA CÔNG TRÊN TRUNG TÂM HAAS 79
5.1 Bài tập số 1 79
5.1.1 Chi tiết 79
5.1.2 Chương trình gia công 81
5.2 Bài tập số 2 84
5.2.1 Chi tiết 84
5.2.2 Gia công chi tiết 85
CHƯƠNG VI: THIẾT KẾ VÀ GIA CÔNG ĐĨA BĂNG TẢI TRUYỀN ĐỘNG HỘP GIẢM TỐC TRỤC VÍT MINI 88
6.1 Thông số thiết kế của đĩa băng tải 88
6.2 Thiết kế và lập trình gia công đĩa băng tải sử dụng MasterCam 89
6.2.1 Thiết kế đĩa băng tải 89
6.2.2 Lập trình gia công đĩa băng tải bằng MasterCam 92
6.3 Gia công đĩa băng tải trên trung tâm gia công Haas 97
6.3.1 Chuẩn bị phôi, dụng cụ và gá lắp phôi 97
6.3.2 Đặt gốc phôi, chọn gốc chương trình và bù chiều dài dao 98
KẾT LUẬN 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO 104
PHỤ LỤC 105
Phụ lục A - Bảng mã G Code. 105
Phụ lục B - Bảng mã M Code. 107
Phụ lục C - Chương trình NC gia công bài tập 2. 108
Phụ lục D - Chương trình gia công đĩa băng tải. 112
LỜI NÓI ĐẦU
T
rong những năm gần đây, sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật đã thúc đẩy các ngành công nghiệp sản xuất tự động phát triển theo. Trong lĩnh vực cơ khí chế tạo, sự ra đời của máy công cụ điều khiển bằng chương trình số với sự trợ giúp của máy tính gọi tắt là máy CNC (Computer Numerical Control), đã đưa ngành cơ khí chế tạo sang một thời kỳ mới, thời kỳ sản xuất hiện đại.
Hầu hết các khu công nghiệp ở nước ta hiện nay ít nhiều đều được bố trí các máy công cụ CNC để phục vụ sản xuất, bao gồm các loại máy phay, tiện, bào, mài, khoan... có số trục điều khiển 2, 3, 4, 5. Nhưng các cơ sở sản xuất hầu như chưa biết cách khai thác hết khả năng gia công trên máy. Lý do chủ yếu là trình độ lập trình của cán bộ kỹ thuật Việt Nam còn yếu, các chương trình điều khiển máy CNC được người lập trình viết bằng tay, chưa biết sử dụng các phần mềm hỗ trợ để lập trình.
Ứng dụng công nghệ CAD/CAM phục vụ cho máy công cụ CNC là vấn đề được nhiều người quan tâm, bởi công nghệ này không chỉ phục vụ trong sản xuất hiện đại, mà còn góp phần nâng cao năng suất chế tạo sản phẩm gia công cơ khí. Chất lượng của một sản phẩm gia công cơ khí không chỉ là vấn đề về độ bền, độ bóng bề mặt, mà còn bao hàm cả độ chính xác về vị trí tương quan, độ chính xác hình dáng hình học của chi tiết gia công. Để chế tạo được những sản phẩm cơ khí có đủ những tính năng như vậy, đối với chúng ta hiện nay còn nhiều khó khăn, chính vì vậy mà hầu hết các sản phẩm cơ khí phức tạp và có độ chính xác cao, hiện nay chúng ta phải nhập ngoại với giá cao. Do đó ứng dụng công nghệ CAD/CAM để lập trình điều khiển các máy CNC trong sản xuất là một vấn đề cấp thiết hiện nay.
Hà Nội tháng 5 năm 2010
SV: Đào Duy Thanh
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
1.1 Mục đích và phạm vi nghiên cứu của đề tài của đề tài
Mục đích của đề tài:
Mục đích thứ nhất: sử dụng thành thạo trung tâm gia công Hass Mini Mill để gia công một số chi tiết. Thông qua đó nghiên cứu và sử dụng các loại máy phay, tiện CNC 4 trục, 5 trục.
Mục đích thứ hai: hiểu rõ hơn về các mã G code và M code của máy để lập trình và gia công chi tiết.
Mục đích thứ ba: sử dụng thành thạo một phần mềm CAD/CAM để thiết kế và lập trình, xuất file NC để gia công trên trung tâm gia công Haas. Qua đó tiếp cận các phần mềm CAD/CAM khác một cách dễ dàng hơn.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài: đề tài “Chế tạo đĩa băng tải truyền động hộp giảm tốc trục vít mini trên trung tâm gia công Haas” chỉ nghiên cứu và gia công chi tiết bằng nhôm. Các chế độ cắt gọt được tính toán lựa chọn phù hợp với gia công phôi hợp kim nhôm, trong quá trình gia công để đơn giản ta bỏ qua quá trình mòn của dao.
1.2 Giới thiệu chung về các phần mềm gia công cơ khí
Ngày nay, nhiều phần mềm đồ họa phục vụ trong lĩnh vực thiết kế 3 chiều, mô phỏng chuyển động, hỗ trợ lập trình gia công trên máy công cụ CNC lần lượt được giới thiệu ở các nước phát triển như: Mastercam, EdgCam, Solid Work, Cimatron, Catia, Pro/Engineer, Unigraphic... Các phần mềm tiện ích này cũng đã có mặt ở Việt Nam. Đây là những phần mềm rất mạnh, cho phép chúng ta nhanh chóng thiết lập được các bản vẽ 2D, 3D của chi tiết máy và cho phép tự động chuyển mã chương trình gia công trên máy công cụ CNC.
1.2.1 Phần mềm MasterCam
MasterCAM là phiên bản mới sau này dùng Parasolid Kernel của hãng Unigraphics Solution (Mỹ). Mastercam là một phần mềm CAD/CAM tích hợp được sử dụng rộng rãi ở châu Âu và trên thế giới, đồng thời nó cũng được sử dụng rất phổ biến ở Việt Nam. Mastercam là một phần mềm mạnh về Cam. Có khả năng thiết kế công nghệ để điều khiển cho máy phay CNC năm trục, máy tiện CNC bốn trục, máy cắt dây CNC bốn trục, máy khoan CNC ba trục, máy xoi CNC.
Hình 1.1: Mô phỏng gia công chi tiết sử dụng MasterCam.
1.2.2 Phần mềm Catia
Hình 1.2: Thiết kế vỏ xe sử dụng phần mềm Catia
CATIA là hệ thống CAD/CAM/CAE 3D hoàn chỉnh và mạnh mẽ nhất hiện nay do hãng Dassault Systems phát triển. Phiên bản mới nhất hiện nay là CATIA V5R17- là tiêu chuẩn của thế giới khi giải quyết hàng loạt các bài toán lớn trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: xây dựng, cơ khí, tự động hóa, công nghiệp ô tô, tàu thủy và cao hơn là công nghiệp hàng không. Nó giải quyết công việc một cách triệt để, từ khâu thiết kế mô hình CAD, đến khâu sản xuất dựa trên cơ sở CAM khả năng phân tích tính toán, tối ưu hóa lời giải dựa trên chức năng CAE của phần mềm CATIA.
1.2.3 Phần mềm Solidworks
Cũng giống như Catia, Solidworks cũng là một trong những sản phẩm nổi tiếng của hãng Dassault system.
Hình 1.3: Mô hình xe môtô sử dụng phần mềm Solidworks.
1.2.4 Phần mềm Pro/ Engineer
Pro/ Engineer là phần mềm của hãng Prametric Technology. Một phần mềm thiết kế theo tham số, có nhiều tính năng rất mạnh trong lĩnh vực CAD/CAM/CAE, nó mang lại cho chúng ta các khả năng như: mô hình hóa trực tiếp vật thể rắn, tạo các module bằng các khái niệm và phần tử thiết kế, thiết kế thông số, có khả năng mô phỏng động học, động lực học kết cấu cơ khí…
Hình 1.4: Thiết kế xe sử dụng phần mềm Pro/ Engineer.
1.3 So sánh giữa các phần mềm gia công cơ khí
Do trên thị trường có rất nhiều phần mềm gia công cơ khí khác nhau, mỗi phần mềm lại có các tính năng, ưu điểm khác nhau cho nên trong quá trình thiết kế cần lựa chọn phần mềm gia công phù hợp.
MasterCam: Có các ưu điểm so với các phần mềm gia công khác trên thị trường:
Cách sắp xếp hợp lý: giao diện thân thiện giúp xử lý khối nhanh chóng.
Khả năng hiệu chỉnh: có khả năng hiệu chỉnh linh hoạt theo nhu cầu.
Giải pháp toàn diện: cung cấp những phương pháp gia công hoàn hảo với chất lượng cao nhất.
Nhanh chóng: giải quyết công việc hiệu quả với ít sự tương tác hơn.
Chính xác: cho phép hiệu chỉnh các thuộc tính để thể hiện chính xác các đường hình học, đường dẫn dụng cụ cắt trong khi gia công.
Thông minh: Mastercam nắm bắt được chi tiết nhờ khả năng nhận dạng các đường dẫn thông minh, cũng như sự thay đổi của hệ thống CAD.
Mạnh mẽ: cung cấp các phương pháp gia công với độ chính xác và chất lượng cao nhất.
Linh hoạt: hỗ trợ rất nhiều định dạng file CAD, cho phép bổ xung các tiện ích tùy theo nhu cầu của người sử dụng.
Solidworks: Phần mềm này có ưu điểm là giao diện đẹp, thân thiện, khả năng thiết kế nhanh hơn các phần mềm khác rất nhiều nhờ vào sự xắp xếp và bố trí các toolbar một cách có hệ thống và hợp lý. Phần mềm này không có nhiều modul như Catia hay Unigraphics vốn là những phần mềm lớn thiết kế trong nhiều lĩnh vực như ôtô, hàng không, điện tử,… Solidworks chủ yếu được dùng trong cơ khí chính xác, điện tử, ôtô, thiết kế cơ khí, tạo khuôn, thiết kế kim loại tấm… Nói chung, về các chức năng này thì Solidworks tỏ ra không thua kém Catia, Unigraphics thậm chí còn hay hơn và tốt hơn, bởi lẽ nó chỉ chuyên về những lĩnh vực đó, cùng với Catia, Solidworks trở thành một trong những phần mềm nổi tiếng thế giới của hãng Dassaultsystem.
Pro/Engineer: Là một phần mềm CAD/CAM/CAE rất mạnh, có khả năng mô hình hóa các chi tiết phức tạp như các loại máy xúc, máy đào đất, ô tô, các biến dạng vỏ tàu thủy…khả năng lắp ráp lớn và rất tối ưu trong thiết kế.
Pro/Engineer phục vụ rất tốt cho ngành cơ khí khuôn mẫu như khuôn dập, khuôn rèn, khuôn nhựa… Pro/E có một lợi thế là giá rẻ nên đã chiếm lĩnh được các thị trường hạng trung và hạng cao.
CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MÁY CNC
Cấu tạo chung của máy CNC gồm 2 phần chính đó là:
Phần cơ khí: Đế máy, thân máy, bàn máy, bàn xoay, trục vít me bi, ổ tích dụng cụ, cụm trục chính và băng dẫn hướng…
Phần điều khiển: các loại động cơ, các hệ thống điều khiển và máy tính trung tâm.
Hình 2.1: Cấu tạo chung của máy phay CNC.
2.1 Cụm trục chính
Hình 2.2: Cụm trục chính trên máy phay CNC.
Là nơi gá lắp dụng cụ cắt và tạo ra tốc độ cắt gọt. Trục chính được dẫn động bởi động cơ servo điều chỉnh bởi bộ điều khiển CNC.
Hệ thống truyền động của cụm trục chính được tích hợp trên hệ thống phanh khí nén, làm nhiệm vụ thay đổi tốc độ quay trong thời gian ngắn nhất. Tốc độ quay của trục chính luôn được các cảm biến đo phản hồi về bộ điều khiển CNC. Trên trục chính có lắp đặt hệ thống gá lắp dụng cụ bằng khí nén. Chuyển động theo trục Z được trục chính thực hiện.
2.2 Hệ điều khiển
Bộ điều khiển CNC của máy phay có nhiệm vụ biên dịch chương trình NC được nạp vào bộ điều khiển, tiến hành xử lý thông tin và phát lệnh điều khiển các cơ cấu chấp hành. Các lệnh điều khiển được phân nhánh thành hai hệ lệnh cơ bản: lệnh đường đi và hệ lệnh đóng ngắt nhằm điều khiển quá trình hình thành hình dáng hình học của chi tiết.
2.3 Bàn máy
Hình 2.3: Bàn máy phay CNC.
Bàn máy của máy phay CNC có hai khả năng dịch chuyển theo phương X và theo phương Y còn chuyển động theo phương Z thì được trục chính đảm nhiệm.
Bàn máy có chức năng để gá lắp phôi, đồ gá trong quá trình gia công chi tiết.
2.4 Trục vít me
Để đảm bảo cho bàn máy di chuyển chính xác, giảm tối đa ma sát và tăng hiệu suất truyền động người ta dùng vít me - đai ốc bi.
Hình 2.4: Trục vít me bi.
Trục vít me bi được dẫn động trực tiếp từ động cơ bước tiến, một đầu nối với hệ thống đo. Thông qua cơ cấu vít me- đai ốc bàn máy được di chuyển theo yêu cầu.
Hình 2.5: Sơ đồ lắp ráp trục vít me bi.
2.5 Ổ tích dụng cụ
Hình 2.6: Ổ tích dụng cụ.
Ổ chứa dao của máy phay CNC có thể chứa được nhiều dao cùng lúc, được kết hợp với tay kẹp dụng cụ khí nén. Vị trí thay dao của cụm trục chính là vị trí được xác định bởi nhà sản xuất nhằm không tạo ra khả năng va đập với chi tiết và các bộ phận khác của máy.
2.6 Cơ cấu thay dao tự động
Hình 2.7: Cơ cấu thay dao tự động.
Cơ cấu thay dao tự động có tác dụng thay đổi dụng cụ cắt khi có yêu cầu cần thay đổi dụng cắt. Kết hợp với ổ tích dụng cụ tạo ra chuyển động nhịp nhàng để thay đổi dụng cụ cắt.
CHƯƠNG III: GIỚI THIỆU VỀ PHẦN MỀM MASTERCAM
Mastercam đứng đầu thế giới về số người sử dụng
Hình 3.1: MasterCam đứng đầu thế giới về số người sử dụng.
Phần mềm MasterCam bao gồm 4 module:
MasterCam Design : Thiết kế chung.
MasterCam Mill : Gia công phay.
MasterCam Lathe : Gia công tiện.
MasterCam Wire : Gia công cắt dây.
Giao diện chung của MasterCam tương đối trực quan và dễ sử dụng. Các thanh lệnh được sắp xếp theo từng nhóm riêng, và việc thực hiện các lệnh nhanh chóng bằng cách lựa chọn các biểu tượng trên thanh công cụ.
Hình 3.2: Giao diện chính của MasterCam X3.
Hình 3.3: Menu chính của MasterCamX3.
Menu chính bao gồm các thanh công cụ:
Analyze: Phân tích đối tượng, hiển thị tọa độ và thông tin cơ sở của đối tượng được lựa chọn như điểm, đoạn thẳng, cung tròn…
Create: Tạo đối tượng hình học. Các đối tượng hình học này có thể là đoạn thẳng, đường thẳng, cung tròn…
File: Các thao tác xử lý với file: save, open, save as, export directory, import directory.
Edit: Chỉnh sửa đối tượng hình học bao gồm các lệnh fillet, trim, break, join.
Xform: Các thao tác trên đối tượng đã tạo bằng các lệnh mirror, rotate, scale, offset.
Solids: Thiết lập mô hình hình học của đối tượng theo phương pháp dựng hình của môi trường Solid Modeling.
Machine type: Chọn kiểu máy gia công.
Toolpaths: Tạo ra các đường chạy dao.
Setting: Thiết lập cấu hình cho MasterCam.
View: Lệnh phóng to thu nhỏ theo các kiểu Zoom Window, Zoom in/out.
Screen: Thiết lập thông số hiển thị, vẽ.
Help: Chức năng hỗ trợ, hướng dẫn.
3.1 Một số lệnh cơ bản
3.1.1 Lệnh New
Ý nghĩa: tạo một bản vẽ mới.
Thao tác: Từ Main Menu → File → New.
Hình 3.4: Lệnh tạo bản vẽ mới.
3.1.2 Lệnh Open
Ý nghĩa: mở bản vẽ có sẵn.
Thao tác: Từ Main Menu → File → Open.
Hình 3.5: Lệnh mở bản vẽ có sẵn.
3.1.3 Lệnh Save
Ý nghĩa: Lưu bản vẽ.
Thao tác: Từ Main Menu → File → Save.
Xuất hiện bảng thoại:
Hình 3.6: Lệnh lưu bản vẽ.
Nhập tên vào mục File name → OK.
3.1.4 Lệnh Properties
Ý nghĩa: Thông tin về tệp.
Thao tác: Main Menu → File → Properties.
Xuất hiện bảng thoại:
3.2 MasterCam Design - thiết kế chung
3.2.1 Sketcher - các lệnh vẽ cơ bản
Hình 3.7: Thanh công cụ Sketcher- vẽ phác.
1 - Lệnh Point: lệnh tạo các điểm.
2 - Lệnh Line: dùng để vẽ đường thẳng.
Trên thanh công cụ Sketcher kích vào biểu tượng Line sẽ xuất hiện trình đơn lựa chọn:
Hình 3.8: Các lựa chọn trong lệnh Line.
Create Line Endpoint: Vẽ đoạn thẳng qua 2 điểm. Chọn lệnh → điểm đầu → điểm cuối→OK.
Create Line Closest: Vẽ đoạn thẳng khép kín. Chọn lệnh → chọn lần lượt 2 đối tượng cần khép kín → OK.
Create Line Bisect: Vẽ đường phân giác của góc. Chọn lệnh → chọn 2 đường thẳng tạo thành góc cần vẽ đường phân giác → chọn đường phân giác cần giữ lại → OK.
Create Line Perpendicular: Vẽ đoạn thẳng vuông góc. Chọn lệnh → chọn 2 đối tượng cần vẽ đường vuông góc chung → OK.
Create Line Parallel: Vẽ đoạn thẳng song song. Chọn lệnh → chọn đối tượng cần vẽ đoạn thẳng song song → chọn khoảng cách giữa 2 đoạn thẳng → OK.
Create Line Tangent Through Point: Vẽ đoạn thẳng tiếp tuyến với cung tròn. Chọn lệnh → chọn điểm trên cung tròn cần vẽ tiếp tuyến→ chọn chiều dài đoạn thẳng→ OK.
Hình 3.9: Một số ví dụ sử dụng lệnh Line.
3 - Lệnh vẽ đường tròn và cung tròn.
Sau khi gọi lệnh trên thanh công cụ, xuất hiện trình đơn lựa chọn:
Hình 3.10: Các lựa chọn khi vẽ đường tròn và cung tròn.
Create Circle Center Point: Vẽ đường tròn qua 2 điểm: 1 điểm tâm và 1 điểm quyết định bán kính.
Create Arc Polar: Vẽ cung tròn bằng 2 điểm và 1 tâm.
Create Cirde Endpoints: Vẽ đường tròn qua ba điểm.
Create Arc Endpoints: Vẽ cung tròn qua 2 điểm và 1 điểm quyết định bán kính.
Create Arc 3 Points: Vẽ cung tròn qua 3 điểm.
Create Arc Tangent: Vẽ cung tròn tiếp xúc với các đường bất kì cho trước.
4 - Lệnh vẽ đa giác.
Sau khi gọi lệnh vẽ đa giác trên thanh công cụ, xuất hiện trình đơn lựa chọn:
Hình 3.11: Các lựa chọn vẽ đa giác.
Create rectangle: Vẽ đa giác vuông hay chữ nhật.
Create rectangular shapes: Vẽ đa giác chính xác bằng cách nhập thông số.
Create polygon: Vẽ đa giác nhiều cạnh như lục giác, bát giác…
Create elipse: Vẽ elip bằng cách nhập bán kính lớn và bán kính nhỏ.
Create letters: Tạo chữ.
Hình 3.12: Một số ví dụ sủ dụng lệnh vẽ đa giác và tạo chữ.
5- Lệnh Fillet và lệnh Chamfer - Lệnh tạo góc lượn và vát góc.
Hình 3.13: Các lựa chọn tạo góc.
Hình 3.14: Tạo góc lượn và vát mét chi tiết.
6- Lệnh Spline – tạo đường cong trơn.
7- Lệnh tạo các khối tròn xoay, khối cầu, nón…
Hình 3.15: Sử dụng lệnh tạo các khối đặc.
3.2.2 Xform - lệnh hỗ trợ vẽ
Hình 3.16: Thanh công cụ Xform.
1 – Xform translate: Dịch chuyển đối tượng.
Sau khi gọi lệnh xuất hiện bảng thoại:
Hình 3.17: Lệnh Translate.
2 – Xform rotate: Quay đối tượng.
Sau khi gọi lệnh xuất hiện bảng thoại:
Hình 3.18: Lệnh Rotate.
Hình 3.19: Sử dụng lệnh Rotate quay đối tượng.
3 – Xform Mirror: Tạo đối tượng mới đối xứng với đối tượng gốc.
Hình 3.20: Lựa chọn trong lệnh Mirror.
Hình 3.21: Sử dụng lệnh Mirror.
4 – Xform Scale: Tạo đối tượng tỷ lệ với đối tượng gốc.
Thao tác: Chọn lệnh → chọn đối tượng để lấy tỷ lệ →OK. Xuất hiện bảng thoại:
Hình 3.22 : Lệnh Scale.
5 – Xform Move to Origin: Dịch chuyển đối tượng về gốc tọa độ.
6 – Xform translate 3D: dịch chuyển đối tượng 3D.
7 – Xform offset: Tạo một đối tượng mới song song với đối tượng gốc.
Sau khi gọi lệnh xuất hiện bảng lựa chọn:
Hình 3.23: Lệnh Offset.
3
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DO AN TOT NGHIEP (DAO DUY THANH ).doc
- Slide do an tot nghiep.ppt