Trong điều kiện ngành công nghiệp chế tạo ô tô đã phát triển và đạt được những thành tựu to lớn cùng với việc ứng dụng các thành tựu trên lĩnh vực điện tử. Đặc biệt là điện tử tự động hóa thì những loại ô tô được chế tạo đã được áp dụng nhiều hệ thống, nhất là hệ thống phun xăng điện tử để đảm bảo cho xe hoạt động ngày một tốt hơn.
Để khắc phục nhược điểm của bộ chế hòa khí, hệ thống phun xăng điện tử được ra đời, phát triển và không ngừng được hoàn thiện hơn nhằm hướng đến mục tiêu nâng cao công suất của động cơ, tiết kiệm nhiên liệu và giảm thiểu ô nhiễm
môi trường.
Trong đề tài này, phần lý thuyết chúng em đã đặt ra các vấn đề và đưa ra các giải pháp để giải quyết vấn đề, đồng thời giúp người đọc hiểu rõ về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của động cơ Toyota 4S-FE.
Song song với việc thực hiện lý thuyết, chúng em đã tiến hành chế tạo và lắp đặt mô hình động cơ 4S-FE cùng với các hệ thống điều khiển động cơ. Mô hình phục vụ cho việc giảng dạy và học tập rất tốt, có tính trực quan cao. Người học có thể thực tập các bài tập trên mô hình như: kiểm tra hệ thống nhiên liệu, các cảm biến, mạch cấp nguồn, mạch Vc, mạch nối mát E01, E02, E1, E2, chức năng tự chẩn đoán,
121 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3246 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Chế tạo mô hình và biên soạn tài liệu hướng dẫn động cơ Toyota 4S-FE, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I:
ĐẶT VẤN ĐỀ
I. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đề tài “CHẾ TẠO MÔ HÌNH VÀ BIÊN SOẠN TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN ĐỘNG CƠ TOYOTA 4S-FE” mang tính ứng dụng cao trong việc dạy học. Hiện nay ở các trường kỹ thuật tạo ra các mô hình của xe Toyota để sinh viên có thể nghiên cứu và thực hành, qua đó giúp sinh viên có điều kiện được học tập một cách trực quan, sinh động hơn. Thêm vào đó với việc biên soạn lại giáo trình học tập cho sinh viên giúp cho sinh viên có thể dễ dàng tra cứu từng hệ thống trên xe.
Trình tự thực hiên:
Tham khảo tài liệu.
Thiết kế chế tạo khung mô hình và lắp đặt thiết bị mô hình.
Thiết kế chế tạo sa bàn và cách bố trí các chi tiết trên sa bàn.
Thiết kế chế tạo các mạch điện điều khiển và cách bố trí đường dây.
Thiết kế chế tạo các chi tiết phụ.
Tiến hành đo đạc, kiểm tra, thu thập các thông số.
Thiết kế các bài giảng cho mô hình.
Viết báo cáo.
II. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
Ngày nay, ôtô trở thành phương tiện không thể thiếu trong đời sống xã hội.Đồng thời với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp đã đưa nền công nghiệp ôtô lên một tầm cao mới. Bên cạnh đó với một chiếc xe ngày càng hoàn thiện đòi hỏi phải các trường kỹ thuật cần phải cập nhật thường xuyên và việc biên soạn lại giáo trình là cần thiết.
Hiện nay các trường ở các nước công nghiệp phát triển đã đưa vào hệ thống chẩn đoán hiện đại giúp cho các sinh viên dễ dàng tiếp thu nhanh chóng hơn. Tuy nhiên do điều kiện mỗi nước khác nhau, vì vậy chúng ta chưa có điều kiện thực hiện như các nước phát triển nhưng chúng ta đã làm ra nhiều mô hình hiện đại và ngày càng cải tiến để đưa phục vụ công tác giảng dạy tốt hơn.
III. NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI
Hiện nay, hệ thống điện động cơ là hệ thống quan trọng nhất trên xe. Hầu hết các sinh viên đều lo ngại là việc đọc sơ đồ như thế nào cho đúng. Thêm vào đó, có quá nhiều sơ đồ được vẽ theo nhiều cách khác nhau và quá nhiều tài liệu cũng được viết theo nhiều kiểu rất khó cho sinh viên trong việc đọc các tài liệu. Do đó việc tạo ra mô hình và đưa ra phương pháp chẩn đoán là điều hết sức cần thiết cho mỗi sinh viên.
PHẦN II:
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. MỤC ĐÍCH ĐỀ TÀI
Ngay từ khi mới ra đời, hệ thống điện tử chưa được sử dụng phổ biến rộng rãi trên ôtô tuy nhiên với nhu cầu ngày càng cao của con người về ôtô như: tiết kiệm nhiên liệu nhất, hạn chế việc ô nhiễm môi trường và đảm bảo an toàn cho người trong xe khi xe đang chạy…với những yêu cầu thiết thực đó, các nhà chế tạo ôtô đã đưa hệ thống điện tử vào. Và nó ngày càng phổ biến trên các xe ngày nay.
Với việc sử dụng hệ thống điện tử trên xe đòi hỏi người sinh viên không những có kiến thức cơ bản về chúng mà còn phải biết cách kiểm tra để xem chúng còn hoạt động tốt hay không.
Xuất phát từ nhu cầu đó nhóm chúng tôi đã thực hiện đề tài “CHẾ TẠO MÔ HÌNH VÀ BIÊN SOẠN TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN ĐỘNG CƠ TOYOTA 4S-FE” với mong muốn tạo ra một sản phẩm áp dụng vào giảng dạy. Mô hình sẽ giúp cho sinh viên có một cái nhìn trực quan, hiểu rõ nguyên lý hoạt động các bộ phận của hệ thống điện điều khiển động cơ 4S–FE, hơn hết là từ việc nắm vững những kiến thức chuyên môn, người học có thể tự chẩn đoán, sửa chữa mọi hư hỏng liên quan đến các hệ thống này.
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu lý thuyết hệ thống điều khiển động cơ của hãng xe Toyota.
Nghiên cứu sơ đồ mạch điện của các xe thuộc Toyota.
Tham khảo tài liệu các mô hình giảng dạy hiện có tại Khoa Cơ khí Động Lực để cải tiến nội dung mô hình cho phù hợp hơn.
Thu thập thông tin, học hỏi kinh nghiệm từ thầy cô, bạn bè.
Quan sát và thực nghiệm các mô hình phục vụ cho giảng dạy.
III. NỘI DUNG
Nội dung đề tài được thực hiện theo 5 phần:
Nghiên cứu chương trình giảng dạy thực tập động cơ II
Thiết kế, thi công khung gá mô hình.
Giới thiệu đặc điểm động cơ Toyota 4S-FE
Thi công hệ thống điện điều khiển động cơ.
Biên soạn tài liệu hướng dẫn thực hành trên mô hình.
1. CẤU TẠO MÔ HÌNH HỆ THỐNG ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG 4S– FE.
Mô hình gồm 3 phần chính:
Phần khung.
Phần sa bàn.
Phần động cơ.
1.1. Phần khung
Để gá đặt các chi tiết như: động cơ, sa bàn, thùng nhiên liệu, két nước, bàn đạp ga, khóa điện. Phần khung được chế tạo đúng theo kích thước nhờ vậy bố trí động cơ dễ dàng và di chuyển tiện lợi.
Hình 1.1: Khung mô hình (hình chiếu trục đo).
Hình 1.2: Khung mô hình (hình chiếu đứng).
Hình 1.3: Khung mô hình (hình chiếu bằng)
Hình 1.4: Khung mô hình (hình chiếu cạnh).
1.2. Phần sa bàn
Được bố trí hợp lý giúp cho người học trực quan hơn với bảng chân giắc ECU được mắc song song tương ứng với các chân trong các giắc ECU giúp cho người học có thể dễ dàng, thuận tiện trong việc kiểm tra các thông số như: điện trở, điện áp, xung điện...Giắc chẩn đoán DLC1 được bố trí ngay trên sa bàn thuận tiện cho việc kết nối với máy chẩn đoán cầm tay. Táplô được bố trí ngay trung tâm của sa bàn, giúp cho người học dễ dàng quan sát được các tín hiệu hoạt động của đèn báo cũng như đồng hồ tốc độ động cơ. Nhìn chung sa bàn gồm các bộ phận chính sau:
Hình 1.6: Sa bàn.
Táp-lô bao gồm các đồng hồ và các đèn báo.
Giắc chẩn đoán DLC1 (OBD-I).
Công tắc máy.
Bảng chân giắc ECU.
1.3. Phần động cơ
Động cơ TOYOTA 4S-FE được thiết kế nhỏ gọn với hệ thống điều khiển phun xăng đa điểm kết hợp với hệ thống đánh lửa điện tử không delco loại bobine đôi với IC và bobine tích hợp. Trên động cơ gồm có:
Hình 1.7: Động cơ
Các cảm biến:
Cảm biến đo áp suất tuyệt đối trên đường ống nạp MAP.
Cảm biến vị trí cánh bướm ga.
Cảm biến nhiệt độ khí nạp.
Cảm biến nhiệt độ nước làm mát.
Cảm biến Oxy.
Cảm biến tiếng gõ.
Cảm biến vị trí trục khuỷu.
Công tắc áp suất nhớt.
Các cơ cấu chấp hành:
Cụm (2) IC-bobine tích hợp của hệ thống đánh lửa điện tử.
Các (4) kim phun.
Van điều khiển tốc độ không tải (ISC).
Bộ sấy trong cảm biến oxy.
Rơle mở mạch.
Đèn báo lỗi “check engine”.
Ngoài ra trên động cơ còn có các bộ phận khác như: bộ phận truyền đai, các mô-tơ truyền động, các đường ống nhiên liệu, đường ống nước làm mát….
2. SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN TRÊN MÔ HÌNH
SƠ ĐỒ CHÂN ECU TRÊN MÔ HÌNH
Ký hiệu
Mô tả
BATT
Dương thường trực của ECU
+B
Dương cung cấp cho ECU sau rơle chính
STA
Tín hiệu khởi động
FC
Tín hiệu điều khiển bơm xăng
NE+
Tín hiệu tốc độ động cơ
NE-
Mass của tín hiệu vị trí xi lanh và tốc độ động cơ
VC
Điện áp 5V cung cấp cho các cảm biến
VTA
Tín hiệu cảm biến vị trí bướm ga
PIM
Tín hiệu cảm biến áp suất đường ống nạp
IGT1, IGT2
Tín hiệu điều khiển đánh lửa
IGF
Tín hiệu phản hồi đánh lửa
#10
Tín hiệu điều khiển phun máy số 1,4
#20
Tín hiệu điều khiển phun máy số 2,3
HT
Tín hiệu điều khiển bộ sấy cảm biến oxy
OX
Tín hiệu cảm biến oxy số
KNK
Tín hiệu cảm biến kích nổ
TAC
Tín hiệu tốc độ động cơ
THA
Tín hiệu cảm biến nhiệt độ khí nạp
THW
Tín hiệu cảm biến nhiệt độ nước làm mát
ISCO
Tín hiệu điều khiển mở van ISC
ISCC
Tín hiệu điều khiển đóng van ISC
W
Tín hiệu điều khiển đèn check
E1
Nối đất của ECU động cơ
E2
Nối đất của cảm biến
E01, E02
Nối đất của cơ cấu chấp hành
VF
Tín hiệu ra của hiệu chỉnh phản hồi tỉ lệ khí-nhiên liệu
TE1
Giắc chẩn đoán của Toyota
TE2
Giắc chẩn đoán của Toyota
FAN
Tín hiệu điều khiển quạt động cơ
4. BẢNG ĐIỆN ÁP
Ký hiệu cực nối
Điều kiện
Điện áp (V)
BATT(E9-11) - E1(E11-16)
Luôn luôn
9-14
+B(E9-22) - E1(E11-16)
Khóa điện ở vị trí ON
9-14
VC(E10-14) - E2(E10-16)
Khóa điện ở vị trí ON
4.5-5.5
VTA(E10-15) - E2(E10-16)
Khóa điện ở vị trí ON và bướm ga đóng hoàn toàn
0.3-1.0
Khóa điện ở vị trí ON và bướm ga mở hoàn toàn
3.2-4.9
PIM(E10-7) - E2(E10-16)
Khóa điện ở vị trí ON
3.3-3.9
Cấp chân không 200mmHg
2.5-3.1
THA(E10-6) - E2(E10-16)
Nhiệt độ khí nạp 20°C (68°F)
0.5-3.4
THW(E10-5) - E2(E10-16)
Nhiệt độ nước làm mát động cơ 80°C (176°F)
0.2-1.0
FAN(E9-19) – E01(E11-1)
Khóa điện ở vị trí ON
9-14
#10(E11-2) - E01(E11-1)
#20(E11-15) - E02(E11-14)
Khóa điện ở vị trí ON
9-14
Cầm chừng
Xung điện
IGT1(E11-19) - E1(E11-16)
Cầm chừng
Xung điện
IGT2(E11-20) - E1(E11-16)
Cầm chừng
Xung điện
IGF(E11-24) - E1(E11-16)
Khóa điện ở vị trí ON, không nối giắc IC-bobine.
4.5-5.5
Cầm chừng
Xung điện
NE+(E11-10) - NE-(E11-23)
Cầm chừng
Xung điện
FC(E9-1) – E01( E11-1)
Khóa điện ở vị trí ON
9-14
ISCC(E11-5) - E01(E11-1)
Khóa điện ở vị trí ON, không nối giắc E11 của ECU
9-14
ISCO(E11-4) - E01(E11-1)
Khóa điện ở vị trí ON, không nối giắc E11 của ECU
< 3.0
OX(E10-3) - E1(E11-16)
Duy trì tốc độ động cơ tại 2500 vòng/ phút khoảng 90 giây sau khi hâm nóng động cơ
Xung điện
HT(E11-3) - E1(E11-16)
Cầm chừng
< 3.0
Khóa điện ở vị trí ON
9-14
KNK(E10-4) - E1(E11-16)
Cầm chừng
Xung điện
5. SƠ ĐỒ GIẮC CÁC CẢM BIẾN VÀ GIẮC CHẨN ĐOÁN
6 KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG ĐIỆN TRÊN ĐỘNG CƠ
6.1. Tín hiệu đầu vào
Hệ thống tín hiệu nhiệt độ nước
Cảm biến nhiệt độ nước EFI phát hiện nhiệt độ nước làm mát và có một nhiệt điện trở bên trong với điện trở thay đổi theo nhiệt độ nước làm mát. Nó được đưa vào cực THW của ECU động cơ như một tín hiệu điều khiển
Hệ thống tín hiệu nhiệt độ khí nạp
Cảm biến nhiệt độ khí nạp được lắp trên đường ống nạp và phát hiện nhiệt độ khí nạp. Nó được đưa vào cực THA của ECU động cơ như một tín hiệu điều khiển.
Hệ thống tín hiệu số vòng quay động cơ
Vị trí trục khuỷu được nhận biết bởi cảm biến vị trí trục khuỷu. Tín hiệu số vòng quay động cơ được đưa vào cực NE+, NE- của ECU động cơ (M/T).
Hệ thống tín hiệu bướm ga
Cảm biến vị trí bướm ga phát hiện góc mở bướm ga như là một tín hiệu điều khiển. Nó được đưa vào cực VTA của ECU động cơ (M/T).
Hệ thống tín hiệu accu
Điện áp thường xuyên được cấp đến cực BATT ECU động cơ. Điện áp để cho ECU động cơ hoạt động được cấp đến cực +B của ECU động cơ qua rơle EFI chính.
Hệ thống tín hiệu lượng khí nạp
Lượng khí nạp được phát hiện bằng cảm biến chân không và đưa một tín hiệu được cấp đến cực PIM của ECU động cơ như là một tín hiệu điều khiển.
Hệ thống tín hiệu máy khởi động
Để xác định động cơ có đang quay khởi động hay không, điện áp cấp đến máy khởi động trong quá trình quay khởi động được phát hiện và tín hiệu được cấp đến cực STA của ECU động cơ như là một tín hiệu điều khiển
6.2. Hệ thống điều khiển
a. Hệ thống EFI
Hệ thống EFI theo dõi tình trạng của động cơ thông qua các tín hiệu được gửi đến từ các cảm biến (tín hiệu đầu vào). Lượng phun nhiên liệu được xác định dựa trên các dữ liệu này và chương trình được lưu trữ trong ECU động cơ để kích hoạt các kim phun (phun nhiên liệu). Hệ thống EFI điều khiển hoạt động phun nhiên liệu thực hiện bằng ECU động cơ theo tình trạng lái xe.
b. Hệ thống ESA
Hệ thống ESA theo dõi tình trạng hoạt động của động cơ thông qua các tín hiệu được gửi đến từ các cảm biến (tín hiệu đầu vào). Góc đánh lửa tối ưu được xác định dựa trên các dữ liệu này và dữ liệu lưu trữ trong ECU động cơ điều khiển tín hiệu phát ra đến cực IGT1, IGT2. Tín hiệu này điều khiển IC đánh lửa để tạo ra thời điểm đánh lửa tốt nhất theo các chế độ lái xe.
c. Hệ thống ISC
Hệ thống ISC (loại 2 cuộn dây) tăng số vòng quay và tạo ra sự ổn định không tải cho chế độ không tải nhanh khi động cơ còn nguội và khi tốc độ không tải bị giảm xuống do tải điện v.v… ECU động cơ đánh giá tín hiệu từ các cảm biến (tín hiệu đầu vào) và dòng điện được phát ra đến cực ISCO và ISCC để điều khiển van ISC.
6.3. Hệ thống chẩn đoán
Khi có hư hỏng hệ thống tín hiệu của ECU động cơ, hư hỏng được ghi trong bộ nhớ. Hệ thống bị hư hỏng có thể sau đó được tìm thấy bằng cách hiển thị mã qua đèn báo kiểm tra động cơ.
6.4. Hệ thống dự phòng
Khi có hư hỏng xảy ra trong bất kỳ hệ thống nào và có khả năng động cơ sẽ bị trục trặc do tiếp tục điều khiển dựa trên các tín hiệu từ hệ thống đó. Hệ thống dự phòng hoặc là điều khiển hệ thống bằng cách sử dụng các dữ liệu (các giá trị tiêu chuẩn) ghi trong ECU động cơ.
7. VỊ TRÍ CÁC BỘ PHẬN CỦA HỆ THỐNG ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ TRÊN XE
Hình 1.8: Vị trí các bộ phận của hệ thống điện điều khiển động cơ trên xe.
8. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÔ HÌNH ĐỘNG CƠ 4S – FE.
8.1. Yêu cầu khi sử dụng
Sinh viên phải được học về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống điện điều khiển động cơ trước khi thao tác trên mô hình.
Sinh viên phải tham khảo phần cấu tạo tổng quan mô hình.
Điện áp sử dụng cho mô hình là 12V, chú ý khi lắp Accu vào động cơ phải đúng cực tính.
Đặc biệt quan tâm đến vấn đề chống cháy nổ và an toàn lao động khi sử dụng mô hình.
8.2. Các thao tác khi sử dụng
Khi công tắc ở vị trí IG thì đèn “check engine” phải sáng.
Khi động cơ hoạt động thì đèn “check engine” phải tắt.
Sau khi khởi động, động cơ hoạt động ta có thể tiến hành kiểm tra theo các đơn nguyên học tập.
9. ĐƠN NGUYÊN HỌC TẬP
STT
ĐƠN NGUYÊN
MÃ SỐ
Mạch cấp nguồn_Mạch VC_Mạch nối đất
4S001
Cảm biến áp suất đường ống nạp
4S002
Cảm biến vị trí bướm ga
4S003
Cảm biến nhiệt độ khí nạp
4S004
Cảm biến nhiệt độ nước làm mát
4S005
Cảm biến oxy
4S006
Cảm biến tiếng gõ
4S007
Cảm biến vị trí trục khuỷu
4S008
Mạch điện điều khiển quạt làm mát.
4S009
Bơm nhiên liệu
4S010
Mạch điện điều khiển bơm nhiên liệu
4S011
Kiểm tra áp suất hệ thống nhiên liệu
4S012
Kim phun – Mạch điện điều khiển kim phun
4S013
Bugi
4S014
Dây cao áp
4S015
Kiểm tra IC – bobine
4S016
Tín hiệu IGT - IGF
4S017
Van điều khiển không tải (ISC)
4S018
Qui trình chẩn đoán hệ thống cung cấp nhiên liệu
4S019
Qui trình chẩn đoán điều khiển phun nhiên liệu
4S020
Qui trình chẩn đoán hệ thống đánh lửa
4S021
Qui trình chẩn đoán hệ thống ISC
4S022
Qui trình chẩn đoán với máy chẩn đoán cầm tay
4S023
Qui trình chẩn đoán theo hệ thống tự chẩn đoán
4S024
9.1. Giới thiệu chung
Với mỗi đơn nguyên được phân bố hợp lý và trình bày rõ ràng giúp cho người học có thể tiếp thu nhanh chóng và thuận tiện trong việc thực hành.
9.2. Qui trình xử lý sự cố
9.2.1. Khi sử dụng máy chẩn đoán cầm tay:
9.2.2. Khi không sử dụng máy chẩn đoán cầm tay
CHI TIẾT CÁC ĐƠN NGUYÊN HỌC TẬP
ĐƠN NGUYÊN
MÃ SỐ
MẠCH CẤP NGUỒN – MẠCH VC – MẠCH NỐI ĐẤT
4S001
A. MỤC TIÊU
Vẽ được sơ đồ mạch cấp nguồn, mạch VC.
Trình bày được nguyên lý hoạt động của sơ đồ mạch cấp nguồn, mạch VC.
Thực hiện được các thao tác kiểm tra các chi tiết trong mạch cấp nguồn, mạch VC.
B. DỤNG CỤ
Nguồn điện Accu 12V.
ECU động cơ.
Dây điện có đầu nối.
Đồng hồ đo: dùng đồng hồ vạn năng VOM.
C. AN TOÀN
Không được lắp sai các đầu dây cáp cực Accu.
Phải tắt công tắc máy trước khi tháo lắp các bộ phận.
Sử dụng đồng hồ VOM đúng ở thang cần đo.
D. NỘI DUNG
I. LÝ THUYẾT
1. Mạch cấp nguồn
Mạch cấp nguồn cho ECU động cơ trên động cơ 4S-FE bao gồm nguồn điện Accu, khóa điện, rơle EFI chính, ECU động cơ. Động cơ 4S-FE sử dụng mạch cấp nguồn loại công tắc điều khiển.
Hình 3.1.1: Sơ đồ mạch cấp nguồn.
Khi bật khóa điện ON, dòng điện chạy đến cuộn dây rơle EFI chính về mass làm tiếp điểm đóng, cấp nguồn điện đến cực +B của ECU động cơ để ECU hoạt động. Điện áp Accu luôn cấp đến cực BATT của ECU động cơ để tránh cho các mã chẩn đoán và các dữ liệu khác lưu trong bộ nhớ ECU khỏi bị xóa khi khóa điện tắt.
2. Mạch VC
Từ điện áp Accu cung cấp cho cực +B, ECU động cơ dùng mạch ổn áp tạo ra một điện áp không đổi 5V cấp nguồn cho bộ vi xử lý cũng như các cảm biến.
Hình 3.1.2: Sơ đồ mạch VC
3. Mạch nối đất:
ECU động cơ có 3 loại nối đất cơ bản như sau:
Cực E1, nối đất ECU động cơ.
Cực E2, nối đất các cảm biến.
Cực E01, E02 nối đất cơ cấu chấp hành, mạch dẫn động kim phun, van ISC…
Hình 3.1.3: Sơ đồ mạch nối đất.
II. KIỂM TRA
1. Mạch cấp nguồn
1.1. Kiểm tra điện áp cấp cho ECU động cơ:
Công tắc OFF.
Dùng Vôn kế đo điện áp giữa cực BATT – E1.
Điện áp: 12V
Bật khóa điện sang vị trí ON.
Dùng Vôn kế đo điện áp giữa cực BATT – E1, +B – E1.
Điện áp: 9 ÷ 14V
Hình 3.1.4: Kiểm tra điện áp cấp cho ECU động cơ.
1.2. Kiểm tra rơle EFI chính:
Tháo rơle chính ra .
Dùng Ohm kế kiểm tra thông mạch giữa chân số 3 và số 5
Kiểm tra sự hở mạch giữa chân số 1 và số 2 như hình vẽ.
Hình 3.1.5: Kiểm tra rơle EFI chính.
Sau khi kiểm tra thông mạch, cấp nguồn 12V vào chân số 3 và số 5 của rơle để kiểm tra hoạt động của rơle.
Kiểm tra sự đóng mạch chân số 1 và số 2.
Lắp lại rơle .
Hình 3.1.6: Kiểm tra hoạt động của rơle EFI chính.
1.3. Kiểm tra khóa điện:
Dùng Ohm kế kiểm tra thông mạch giữa các cực của khóa điện (R = 0Ω).
2. Mạch VC
Dùng Vôn kế đo điện áp cực VC
Điện áp: 4.5 ÷ 5.5V.
Hình 3.1.7: Đo điện áp VC
3. Mạch nối đất
Dùng Ohm kế kiểm tra thông mạch cực E1 với mass.
4. Kết luận
(Sinh viên đưa ra kết luận sau khi so sánh giá trị đo được với giá trị chuẩn)
ĐƠN NGUYÊN
MÃ SỐ
CẢM BIẾN ÁP SUẤT ĐƯỜNG ỐNG NẠP ( MAP )
4S002
A. MỤC TIÊU
Trình bày được cấu tạo, chức năng của cảm biến.
Giải thích được nguyên lý hoạt động của cảm biến.
Thực hiện được các thao tác kiểm tra khả năng hoạt động của cảm biến.
B. DỤNG CỤ
Nguồn điện Accu 12V.
ECU động cơ.
Đồng hồ đo: dùng đồng hồ vạn năng VOM.
Bơm chân không cầm tay.
C. AN TOÀN
Không được lắp sai các đầu dây cáp cực Accu.
Phải tắt công tắc máy trước khi tháo giắc ra khỏi cảm biến.
Sử dụng đồng hồ VOM đúng ở thang cần đo.
D. NỘI DUNG
I. LÝ THUYẾT
1. Chức năng
Cảm biến áp suất đường ống nạp ( MAP ) hay còn được gọi là cảm biến chân không. Cảm biến này được dùng cho hệ thống EFI kiểu D để đo áp suất đường ống nạp từ đó ECU xác định lưu lượng không khí nạp.
2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
2.1. Cấu tạo:
Cảm biến bao gồm một chip Silic kết hợp với buồng chân không và một con IC. Một mặt của màng silic bố trí tiếp xúc với độ chân không trong đường ống nạp và mặt khác của nó bố trí ở trong buồng chân không được duy trì một áp thấp cố định trước nằm trong cảm biến.
Hình 3.2.1: Cấu tạo cảm biến MAP.
2.2. Hoạt động:
Nguyên lý đo của cảm biến là dựa vào độ chênh lệch áp suất trong buồng chân không của cảm biến và áp suất trong đường ống nạp. Khi áp suất trong đường ống nạp thay đổi sẽ làm cho hình dạng của màng silic thay đổi theo và trị số điện trở của nó sẽ thay đổi. Sự dao động của tín hiệu điện trở này sẽ được chuyển thành một tín hiệu điện áp gửi đến ECU động cơ ở cực PIM.
Hình 3.2.2: Sơ đồ nguyên lý cảm biến MAP.
Hình 3.2.3: Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa điện áp và áp suất đường ống nạp của cảm biến MAP.
Hình 3.2.4: Sơ đồ mạch điện cảm biến MAP.
II. KIỂM TRA
Vị trí cảm biến
Cảm biến MAP được lắp trên đường ống nạp của động cơ
Hình 3.2.5: Hình dáng và vị trí cảm biến MAP.
2. Qui trình kiểm tra
2.1. Kiểm tra điện áp nguồn cấp cho cảm biến:
Tắt khóa điện OFF.
Tháo giắc nối cảm biến MAP.
Bật khóa điện sang vị trí ON.
Dùng Vôn kế đo điện áp giữa cực VC và E2 trên giắc cảm biến MAP.
Điện áp chuẩn: 4.5 ÷ 5.5V.
Hình 3.2.6: Kiểm tra điện áp nguồn cấp cho cảm biến
2.2. Kiểm tra điện áp ra của cảm biến MAP:
Nối lại giắc cảm biến.
Tháo ống chân không ra khỏi đường ống nạp.
Hình 3.2.7: Tháo ống chân không ra khỏi đường ống nạp.
Bật khóa điện sang vị trí ON.
Dùng Vôn kế đo và ghi lại điện