Trong những năm gần đây, nền công nghệ thông tin nước ta đã phát triển mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực trong cuộc sống cũng như trong lĩnh vực quản lý xã hội khác. Một trong những lĩnh vực mà máy tính được sử dụng nhiều nhất là các hệ thống thông tin quản lý nói chung. Ta dễ dàng thấy được rằng việc đưa CNTT vào quản lý là một trong những ứng dụng quan trọng trong rất nhiều ứng dụng cơ sở dữ liệu. Lĩnh vực này đã góp phần đáng kể làm giảm nhẹ công sức và tiền bạc, thời gian. giúp cho những nhà quản lý đưa ra những quyết định đúng đắn ở tầm vĩ mô cũng như vi mô.
Chương trình mà chúng em xây dựng thể hiện được một trong những cách quản lý đó:
CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ PHÒNG ĐỌC ĐIỆN TỬ
TẠI TRUNG TÂM TT-TL-TV ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG
Chương trình xây dựng có những tính năng cơ bản như sau:
+ Quản lý bạn đọc tại phòng đọc điện tử: nhập, sao lưu, cập nhập dữ liệu bạn đọc theo danh sách bạn đọc đăng ký làm thẻ thư viện
+ Quản lý hệ thống máy tính: quản lý những máy tính nào đang có bạn đọc sử dụng, những máy nào đang trong chế đồ chờ sử dụng, quản lý các ứng dụng, chương trình bạn đọc sử dụng.
+ Quản lý quá trình đăng nhập của bạn đọc, tự động cho phép bạn đọc sử dụng nếu được phép, quản lý thời gian truy cập của bạn đọc, cố định thời gian miễn phí theo quy định của phòng đọc điện tử đảm bảo công bằng cho tất cả các bạn đọc có nhu cầu sử dụng phòng đọc điện tử.
+ Thông kê báo cáo số lượng bạn đọc theo yêu cầu.
Chương trình được xây dựng bằng ngôn ngữ lập trình Visual Basic có sử dụng cơ sở dữ liệu Microsoft Access. Vì sự kết hợp giữa ngôn ngữ lập trình Visual Basic với hệ quản trị CSDL Microsoft Acces đơn giản và phù hợp với chương trình.
Đề tài gồm năm chương chính:
Chương I – Tổng quan về đề tài.
Chương II – Cơ cở lý thuyết.
Chương III – Nội dung và kết quả nghiên cứu.
Chương IV – Xây dựng phần mềm cho máy trạm Client
Chương V – Kết luận.
43 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2101 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Chương trình quản lý phòng đọc điện tử tại trung tâm thông tin tài liệu thư viện Đại học Hùng Vương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm gần đây, nền công nghệ thông tin nước ta đã phát triển mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực trong cuộc sống cũng như trong lĩnh vực quản lý xã hội khác. Một trong những lĩnh vực mà máy tính được sử dụng nhiều nhất là các hệ thống thông tin quản lý nói chung. Ta dễ dàng thấy được rằng việc đưa CNTT vào quản lý là một trong những ứng dụng quan trọng trong rất nhiều ứng dụng cơ sở dữ liệu. Lĩnh vực này đã góp phần đáng kể làm giảm nhẹ công sức và tiền bạc, thời gian... giúp cho những nhà quản lý đưa ra những quyết định đúng đắn ở tầm vĩ mô cũng như vi mô.
Chương trình mà chúng em xây dựng thể hiện được một trong những cách quản lý đó:
CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ PHÒNG ĐỌC ĐIỆN TỬ
TẠI TRUNG TÂM TT-TL-TV ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG
Chương trình xây dựng có những tính năng cơ bản như sau:
+ Quản lý bạn đọc tại phòng đọc điện tử: nhập, sao lưu, cập nhập dữ liệu bạn đọc theo danh sách bạn đọc đăng ký làm thẻ thư viện
+ Quản lý hệ thống máy tính: quản lý những máy tính nào đang có bạn đọc sử dụng, những máy nào đang trong chế đồ chờ sử dụng, quản lý các ứng dụng, chương trình bạn đọc sử dụng.
+ Quản lý quá trình đăng nhập của bạn đọc, tự động cho phép bạn đọc sử dụng nếu được phép, quản lý thời gian truy cập của bạn đọc, cố định thời gian miễn phí theo quy định của phòng đọc điện tử đảm bảo công bằng cho tất cả các bạn đọc có nhu cầu sử dụng phòng đọc điện tử.
+ Thông kê báo cáo số lượng bạn đọc theo yêu cầu.
Chương trình được xây dựng bằng ngôn ngữ lập trình Visual Basic có sử dụng cơ sở dữ liệu Microsoft Access. Vì sự kết hợp giữa ngôn ngữ lập trình Visual Basic với hệ quản trị CSDL Microsoft Acces đơn giản và phù hợp với chương trình.
Đề tài gồm năm chương chính:
Chương I – Tổng quan về đề tài.
Chương II – Cơ cở lý thuyết.
Chương III – Nội dung và kết quả nghiên cứu.
Chương IV – Xây dựng phần mềm cho máy trạm Client
Chương V – Kết luận.
Do lần đầu tiên làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, mặc dù đã rất cố gắng song do hạn chế nhiều về mặt thời gian (vừa tìm hiểu về công tác quản lý vừa xây dựng chương trình), kiến thức và kinh nghiệm nghiên cứu nên bài luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo, bổ sung của các thầy cô cũng như sự quan tâm của các bạn sinh viên để khoá luận này ngày càng hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
TP. Việt Trì, Tháng 5 năm 2009
Trần Thị Hải Yến
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn TS. Trương Tiến Tùng người đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Công nghệ thông tin trường Đại học Lương Thế Vinh đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ cho em trong suốt thời gian em thực hiện luận văn.
Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô hiện đang công tác tại Trung tâm TT-TL-TV trường đại học Hùng Vương đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng em trong quá trình thực hiện luận văn này.
Và cuối cùng, tôi xin cảm ơn tất cả bạn học sinh viên là những người đã luôn ủng hộ, động viên tinh thần và nhiệt tình hỗ trợ cho chúng tôi các công cụ trong quá trình thực hiện luận văn này, tạo điều kiện cho tôi trong thời gian hoàn thành khoá luận.
Việt trì, tháng 5 năm 2009
Trần Thị Hải Yến
DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ, HÌNH
Bảng các ký hiệu, chữ viết tắt
STT
Ký hiệu, chữ viết tắt
Giải thích
TT-TL-TV
Thông tin – Tư liệu – Thư viện
ĐHHV
Đại học Hùng Vương
VB
Visual Basic
CNTT
Công nghệ thông tin
LAN
Local Area Network
TCP/IP
Internet protocol suite
UDP
User Datagram Protocol
ADSL
Asymmetric Digital Subscriber Line
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
CSDL
Cơ sở dữ liệu
DAO
Data Access Object
RDBMS
Relational Database Mannagement system
Bảng danh mục các hình vẽ
STT
TÊN HÌNH
Hình 1. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm TT-TL-TV
Hình 2. Hoạt động của Client – Server trong giao thức TCP
Hình 3. Hoạt động của Client – Server trong giao thức UDP
Hình 4. Mô hình Use Case Screen
Hình 5. Mô hình Use Case Client
Hình 6. Giao diện Form Main của máy trạm
Hình 7. Giao diện Form đăng nhập
Hình 8. Giao diện Form trạng thái sử dụng
Hình 9. Giao diện Form đổi mật khẩu
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
1.1. GIỚI THIỆU VỂ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG
Trường Đại học Hùng Vương thành lập ngày 29 tháng 04 năm 2003 theo Quyết định số 81/2003/QĐ - TTg của Thủ Tướng Chính phủ, trên cơ sở của Trường Cao đẳng Sư phạm Phú Thọ - có bề dày truyền thống gần 45 năm. Trường ĐH Hùng Vương là trường Đại học công lập, đa ngành, đa cấp, có nhiệm vụ đào tạo nhân lực cho tỉnh Phú Thọ và các tỉnh lân cận.
Hiện tại Trường có:
- 7 khoa: Khoa Khoa học Tự nhiên, Khoa Khoa học Xã hội – Nhân văn, Khoa Ngoại ngữ, Khoa Giáo dục tiểu học – Mầm non, Khoa Nhạc Họa, Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Khoa Nông lâm - Ngư;
- 8 phòng, ban: Phòng Tổ chức Cán bộ, Phòng Công tác Chính trị - HSSV, Phòng Đào tạo, Phòng Hành chính Tổng hợp, Phòng Quản trị - Đời sống, Phòng Thanh tra – Khảo thí – Kiểm định chất lượng, Phòng Quan hệ hợp tác quốc tế, Phòng Kế hoạch – Tài vụ
- 2 đơn vị sự nghiệp: Trung tâm TT - TL - TV, Trung tâm Tin học -Ngoại ngữ
- Với 288 Cán bộ, Giảng viên, Công nhân viên và hơn 5000 sinh viên các ban, các hệ đào tạo.
Trải qua gần 45 năm xây dựng và phát triển, vượt qua nhiều khó khăn thử thách, tập thể Cán bộ, Giáo viên, Công nhân viên và sinh viên đã nỗ lực phấn đấu và đạt được thành tích to lớn nhiều mặt, đóng góp xứng đáng cho sự nghiệp Giáo dục.
1.2. GIỚI THIỆU VỀ TRUNG TÂM TT - TL-TV:
- Tên đơn vị: Trung tâm TT-TL-TV trường Đại học Hùng Vương
- Địa chỉ: Phường Hùng Vương - TX. Phú Thọ - Tỉnh Phú Thọ
- Điện thoại: (0210) - 3822200
- Email: thuvien@hvu.edu.vn
Trung tâm TT-TL-TV trường Đại học Hùng Vương tiền thân là Thư viện trường Cao đẳng Sư phạm Phú Thọ được thành lập theo quyết định số 116/QĐ-ĐHHV-TCCB&CTCC ngày 16/4/2007. Trung tâm TT-TL-TV là nơi cung cấp sách báo, giáo trình tài liệu và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho cán bộ, sinh viên khai thác thông tin phục vụ học tập nghiên cứu khoa học.
Hiện nay số cán bộ của Trung tâm là 12 người, chia làm 3 tổ công tác: Tổ nghiệp vụ, Tổ hành chính, Tổ CNTT.
GIÁM ĐỐC
Phụ trách chung
TỔ NGHIỆP VỤ
Phụ trách các nghiệp vụ thư viện
TỔ HCTH
Phụ trách tổng hợp
TỔ CNTT
Phụ trách phòng đọc điện tử và hệ thống mạng máy tính
Hình 1. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm TT-TL-TV
1..2.1 Cơ sở vật chất và tiềm năng
Trụ sở chính của Trung tâm được xây dựng trên diện tích khoảng 540 m2 gồm 2 tầng, trong đó:
Tầng 1: Phòng đọc mở
- Có 100 chỗ ngồi mở cửa phục vụ từ 7h đến 22h các ngày trong tuần.
Tầng 2: Phòng đọc điện tử
- Có 96 máy tính kết nối mạng Internet và mạng LAN đủ để phục vụ cán bộ, giảng viên, sinh viên tra cứu và tìm kiếm tài liệu phục vụ việc học tập, giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
Hệ thống phòng đọc được phục vụ theo hướng hiện đại, bạn đọc được tra tìm tài liệu qua hệ thống mạng máy tính có các cơ sở dữ liệu đã được xử lý.
Ngoài ra, Trung tâm TT-TL-TV có 1 kho chứa sách, 1 kho chứa báo - tạp chí. Đặc biệt là việc quản lý Phòng Hội thảo đa phương tiện với các trang thiết bị hiện đại phục vụ việc hội thảo trực tuyến qua mạng Internet với các tổ chức, trường đại học khác. Phòng LAB với các thiết bị và phần mềm chuyên dụng dạy học ngoại ngữ.
Trung bình Thư viện phục vụ 200 lượt người đọc/ngày, chưa tính đến số lượng người tìm đến thư viện như là nơi lý tưởng cho việc tự học.
1.2.2. Vốn tài liệu
Những năm gần đây vốn tài liệu của Thư viện cũng tăng lên đáng kể cả về nội dung và hình thức tăng cường được khả năng cung cấp thông tin tư liệu phục vụ nhu cầu giảng dạy, học tập và nghiên cứu của cán bộ, giảng viên và sinh viên trong trường.
- Thư viện có 4.472 đầu sách với 67.885 bản sách, trong đó sách dùng cho hệ Đại học là 2144 đầu sách và trên 150 đầu báo/tạp chí phân bố cho các ngành đào tạo.
- 30 tên báo, 140 tên tạp chí (30 tên bằng tiếng nước ngoài)
- 02 bộ tài liệu học liệu chuyên ngành chăn nuôi, trồng trọt được mua của nước ngoài.
- Ngoài ra hàng năm nhà trường còn chi khoảng 200 triệu đồng để bổ sung tài liệu, giáo trình phục vụ việc học tập và nghiên cứu của cán bộ giảng viên và sinh viên trong trường.
1.2.3. Công cụ nghiệp vụ
a. Phần mềm quản trị thư viện điện tử ILIB
Hiện nay, việc quản lý vốn tài liệu, phục vụ công tác tra cứu, mượn trả tài liệu và các hoạt động nghiệp vụ khác của Trung tâm được đều thực hiện bằng phần mềm quản trị thư viện điện tử tích hợp Ilib 3.6 của công ty CMC. Phần mềm Ilib 3.6 đã tin học hoá toàn bộ hoạt động nghiệp vụ cũng như công tác phục vụ bạn đọc của thư viện trong Trung tâm.
- Phần mềm Ilib là công cụ hiệu quả để xây dựng các cơ sở dữ liệu thư mục, dữ liệu số..... Kiểm soát chất lượng các biểu ghi thư mục theo chuẩn MARC21. Hỗ trợ xuất nhập dữ liệu 2 chiều với bất kỳ hệ thống thư viện điện tử nào.
- Tích hợp Web và Internet, Ilib giúp các thư viện dễ dàng đưa kho tài liệu của mình lên mạng, và kiểm soát toàn bộ các ẩn phẩm điện tử; nhờ đó bạn đọc có thể khai thác thư viện mọi lúc, mọi nơi.
- Tạo ra môi trường khai thác thông tin nhanh chóng, chính xác và thuận lợi cho bạn đọc. Việc tích hợp mã vạch thiết bị từ giúp các thao tác nghiệp vụ được thuận tiện và hiệu quả.
- Hỗ trợ các sản phẩm và dịch vụ thư viện hiện đại, liên Thông trao đổi dữ liệu trong và ngoài hệ thống. Hỗ trợ các dịch vụ mượn liên thư viện, tra cứu trực tuyến liên thư viện với Thư viện Quốc gia, Thư viện Quốc hội Mỹ,…
b. Hệ thống camera quan sát thông minh qua mạng
Hệ thống camera sử dụng các mạng IP tiêu chuẩn (LAN, Intranet, Internet...) để truyền thông tin. Cán bộ thư viện có thể truy cập và theo dõi quản trị, hiển thị và điều khiển camera từ bất cứ máy tính nào trong hệ thống mạng thông qua các trình duyệt web thông thường.
Bộ ghi hình kỹ thuật số (DVR) giúp ghi lại những hình ảnh với mục đích làm tư liệu về sau. Có thể ghi theo kỹ thuật cổ điển bằng băng video (dùng VCR), hoặc ghi theo kỹ thuật digital vào ổ cứng (dùng DVR). Dung lượng lưu trữ lớn có thể ghi liên tục nhiều ngày
c. Hệ thống mạng LAN, Internet
Toàn bộ Trung tâm được kết nối hệ thống mạng thông tin nội bộ LAN của nhà trường và mạng Internet. Điều này góp phần cải thiện đáng kể việc thông tin liên lạc giữa các đơn vị trong nhà trường cũng như giữa nhà trường với các đơn vị sự nghiệp khác. Hình thành một đầu mối thu thập, xử lý và cung cấp thông tin phục vụ cho công tác quản lý, đào tạo, nghiên cứu và các hoạt động xã hội khác thông qua Website và hệ thống mạng thông tin của nhà trường.
1.2.4. Các dịch vụ
- Dịch vụ tìm kiếm thông tin, tài liệu
- Truy cập Internet / LAN miễn phí
- Cung cấp thông tin theo yêu cầu và theo chủ đề
- Dịch vụ thư điện tử
- Phục vụ tự học ngoại ngữ
- Hỏi đáp thông tin
1.2.5. Dịch vụ Thư viện
- Phục vụ tra tìm, đọc tham khảo các loại tài liệu: CDROM, sách tra cứu, từ điển, báo tạp chí, luân án, luận văn..
- Phục vụ mượn về nhà các loại tài liệu: sách tham khảo, giáo trình
- Tập huấn, chỉ dẫn tra cứu…
- Dịch vụ Photocopy, in ấn tài liệu…
1.3. GIỚI THIỆU VỀ PHÒNG ĐỌC ĐIỆN TỬ
1.3.1. Giới thiệu chung
Phòng đọc điện tử trung tâm Trung tâm TT-TL-TV trường Đại học Hùng vương được thành lập tháng 4/2008 và đưa vào sử dụng từ tháng 5/2008.
Nhiệm vụ chính của Phòng đọc điện tử là giúp cán bộ, giảng viên, sinh viên tra tìm tài liệu điện tử phục vụ việc giảng dạy, học tập cũng như công tác nghiên cứu khoa học.
Ngoài ra Phòng đọc điện tử còn có nhiệm vụ là biên soạn, quản lý, xây dựng quy trình khai thác và sử dụng các tài liệu điện tử phục vụ cho công tác đào tạo của nhà trường.
1.3.2. Cơ sở vật chất
Cơ sở vật chất:
+ 96 máy tính cấu hình tốc độ cao
+ 01 máy chủ server
+ 01 máy quản lý
+ Hệ thống mạng LAN và Internet tốc độ cao ADSL.
Tài liệu, học liệu:
+ 02 bộ tài liệu học liệu về chuyên ngành chăn nuôi, trồng trọt được mua của nước ngoài.
Thuận lợi:
+ Toàn bộ hệ thống máy tính được trang bị đồng bộ, hệ thống 96 máy tính tốc độ cao, 1 máy chủ server cài phần mềm quản lý thư viện Ilib, tất cả máy tính đều được kết nối mạng LAN và Internet ADSL tốc độ cao.
+ Được đào tạo, chuyển giao công nghệ, hướng dẫn sử dụng một cách cụ thể bài bản.
+ Hệ thống cán bộ có năng lực, được đào tạo chuyên ngành CNTT.
Khó khăn:
+ Chưa có phần mềm chuyên dụng phục vụ công tác quản lý phòng đọc một cách tự động.
+ Trung tâm TT-TL-TV mới đi vào hoạt động, trang bị nhiều thiết bị hiện đại nên việc học tập chuyển giao công nghệ, vận hành chưa đạt được hiệu quả cao nhất.
+ Về nhân lực: Số lượng cán bộ ít và hầu hết đều mới ra trường kinh nhiệm thực tế chưa nhiều nên vẫn còn nhiều khó khăn bất cập.
1.3.3. Quy trình quản lý tại phòng đọc điện tử.
Công tác quản lý tại Phòng đọc điện tử hiện nay vẫn được tiến hành hoàn toàn bằng phương pháp thủ công.
* Quy trình quản lý và sử dụng Phòng đọc điện tử như sau:
- Bạn đọc đến phòng đọc điện tử phải:
+ Xuất trình thẻ thư viện
+ Chờ cho tới khi cán bộ quản lý xử lý đến trường hợp của mình.
- Cán bộ quản lý có nhiệm vụ:
+ Thu thẻ thư viện của bạn đọc
+ Nhập thông tin bạn đọc vào sổ quản lý. (gồm: họ tên, lớp, số thẻ sinh viên)
+ Sắp xếp bạn đọc vào vị trí máy tính chưa sử dụng.
+ Trả thẻ thư viện cho bạn đọc và đánh dấu máy tính tại vị trí đó đang không được sử dụng.
Do công tác phục vụ thủ công nên hiện tại Phòng đọc điện tử còn gặp nhiều khó khăn như: mất công, hao tốn nguồn nhân lực nhưng không đạtt hiệu quả như mong muốn.
Trung bình hàng ngày phòng đọc điện tử phục vụ gần 200 lượt bạn đọc tới tìm kiếm thông tin trên mạng Internet và Intranet của nhà trường.
1.4. ĐIỀU KIỆN CẦN VÀ ĐỦ ĐỂ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1.4.1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, công tác quản lý tại phòng đọc điện tử vẫn đang áp dụng bằng phương pháp quản lý thủ công.
Mặt khác trung tâm TT-TL-TV mới tiếp nhận và bắt đầu đưa vào sử dụng phần mềm Ilib 3.6. Tuy nhiên việc áp dụng phần mền quản lý Ilib 3.6 vào quản lý bạn đọc tại phòng đọc điện tử thì chưa được tận dụng một cách triệt để.
Do vậy, cần phải xây dựng riêng một phần mềm quản lý đề phù hợp với tình hình và yêu cầu quản lý tại phòng đọc điện tử.
1.4.2. Phạm vi đề tài
Phạm vi của đề tài là xây dựng phần mềm quản lý phòng đọc điện tử phía máy trạm client có những tính năng phù hợp với hệ thống của cả nhóm nghiên cứu và phù hợp với nhu cầu thực tế đề ra.
Chương trình xây dựng phía máy trạm có tính năng cơ bản như sau:
- Kết nối: thực hiện kết nối máy trạm client với Server để vào trạng thái chờ
- Đăng nhập hệ thống: thực hiện đăng nhập vào Server dưới hình thức bạn đọc.
1.4.3. Phương pháp nghiên cứu và hướng giải quyết
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và sau thời gian 2 tháng thực tập tốt nghiệp tại Trung tâm Thông tin – Tư liệu – Thư viện trường Đại học Hùng Vương và để có thể xây dựng phần mềm thành công, phù hợp với nội dung quản lý tại phòng đọc nhóm nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp điều tra, tìm hiểu, nghiên cứu sau:
Bước 1: Tìm hiểu và nắm được quy trình hoạt động của phòng đọc điện tử. Xây dựng, thu thập hệ thống chức năng xác định Actor – Use case phía client.
Bước 2: Khảo sát thực tế
- Lập phiếu điều tra công tác quản lý bạn đọc điện tử đối với cán bộ quản lý. Thu thập các mẫu biểu dùng trong công tác quản lý.
- Phỏng vấn, lấy ý kiến của bạn đọc về cách quản lý phòng đọc điện tử, các nguyện vọng về chương trình quản lý được xây dựng.
- Tìm hiểu một số phần mềm có chức năng quản lý tương tự như quản lý phòng net, phòng học… đã có trên thị trường.
- Phân tích các yêu cầu của bài toán sao cho phù hợp với thực tế quản lý tại phòng đọc, xây dựng hệ thống chức năng, yêu cầu của phần mềm. Lấy ý kiến nhận xét của cán bộ quản lý trực tiếp để hoàn thiện bản phân tích thiết kế.
- Nghiên cứu và lựa chọn ngôn ngữ lập trình phú hợp với năng lực nghiên cứu của nhóm, tiến hành xây dựng phần mềm.
- Hoàn thiện và ứng dụng thử nghiệm. Lấy ý kiến nhận xét phản hồi.
Bước 3: Xây dựng hệ thống CSDL, phân tích và thiết kế hệ thống, lập biểu đồ phân cấp chức năng, biểu đồ luồng dữ liệu
Bước 4: Xây dựng Code, giao diện cho phần Client
Bước 5: Kết nối hệ thống phía Server với hệ thống phía Client. Sửa lỗi và tinh chỉnh các chức năng.
Bước 6: Cài đặt và chạy thử nghiệm tại phòng đọc điện tử. Lấy ý kiến nhận xét của cán bộ quản lý và ý kiến của bạn đọc.
1.4.4. Tính thiết thực của đề tài.
Đây là đề tài mang tính thực tế cao, xây dựng thành công phần mềm sẽ làm tăng hiệu quả trong công tác quản lý bạn đọc điện tử nói riêng và bạn đọc tại thư viện nói chung. Từng bước tin học hoá quá trình quản lý tại trung tâm TT-TL-TV trường Đại học Hùng Vương.
Đối với cán bộ quản lý, phần mềm sau khi hoàn thiện sẽ hỗ trợ đắc lực trong công tác quản lý bạn đọc điện tử, làm giảm nhân lực, công sức, tiền bạc...
Đối với bạn đọc, phần mềm sẽ giúp cho việc bạn đọc không phải tốn nhiều thời gian trong quá trình kiểm tra thông tin trước khi sử dụng. Các bạn đọc đều có số thời gian sử dụng miễn phí như nhau, đảm bảo sự công bằng khi sử dụng phòng đọc điện tử tại trung tâm.
Với nhóm nghiên cứu, kết quả nghiên cứu đề tài bước đầu sẽ giúp cho nhóm nghiên cứu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, làm quen với việc ứng dụng những kiến thức đã học để giải quyết các bài toán thực tế, tạo tiền đề cho quá trình công tác sau này.
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. TÌM HIỂU MỘT SỐ CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ PHÒNG MÁY:
Nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu một số chương trình quản lý phòng máy, phòng học, phòng net đang được sử dụng tại Việt Nam hiện nay như:
2.1.1. Cyber Station Manager: là phần mềm quản lý khách hàng, thời gian sử dụng máy trạm, điều khiển máy trạm do Công ty trách nhiệm hữu hạn Đan Thanh viết.
Các chức năng chính:: + Quản lý thông tin các máy trạm
+ Quản lý thông tin hội viên
+ Quản lý hoá đơn
Ưu điểm : Phần mềm quản lý chi tiết việc phân loại khách hàng gồm : hội viên, khách vãng lai và người quản trị cả Server và Client. Các cách tính cước cho người dùng phong phú: trả tiền trước, trả tiền sau, cộng dồn tiền cước các máy(cho phép đổi máy sử dụng khi đang sử dụng máy nào đó). Cộng thêm thời gian sử dụng miễn phí cho khách. Thêm phí tự động cho khách khi khách có yêu cầu.
Khuyết điểm: Cài đặt phức tạp (do dùng MySQL). Sử dụng Tiếng Việt không dấu. Các chức năng quản lý máy trạm đơn giản. Các chức năng điều khiển từ xa còn ít.
2.1.2. Internet Café Software: Do công ty PA Việt Nam 65 đường Sư Vạn Hạnh nối dài Q.10 Tp. Hồ Chí Minh viết.
Tính năng chính: - Quản lý thông tin máy trạm.
Ưu điểm : Giao diện đơn giản, dễ dùng. Có thể chuyển đổi máy cho khách hàng. Màn hình screen che khá hiệu quả .
Khuyết điểm: Các chức năng không đầy đủ (Chương trình chỉ có phần tính cước, in báo biểu). Phải đổi tên máy ngay khi bắt đầu sử dụng bên phía Server. Máy phải khởi động lại.
2.1.3. ISystem 3.0: Do công ty TBNet 111 Lý Thường Kiệt Tp Thái Bình – tỉnh Thái Bình.
Hệ phần mềm chuyên nghiệp cho máy dịch vụ game – Internet, gồm hai phần :
ISystem hỗ trợ quản trị mạng từ bất cứ máy nào trong mạng nội bộ, hỗ trợ lọc web đen, biên tập danh bạ web, phân vùng khởi động, hỗ trợ kết nối Internet và ADSL.
INetman hỗ trợ quản lý đồng thời nhiều loại dịch vụ (game, Internet…) và quản lý bán hàng.
Ưu điểm : Giao diện đơn giản, dễ dùng. Có thể chuyển đổi máy cho khách hàng.
Khuyết điểm: Mặc dù có một số chức năng quản trị máy từ xa, nhưng vẫn còn rất ít (chỉ có tắt máy, nhắn tin từ máy chủ). Phải đổi tên máy ngay khi bắt đầu sử dụng bên phía Server. Máy phải khởi động lại.
2.1.4. EasyCafe: Do công ty Tinasoft tại Thổ Nhĩ Kỳ viết
Các chức năng chính: + Quản lý thông tin các máy trạm
+ Quản lý thông tin các hội viên
+ Điều khiển từ xa các máy trạm
Ưu điểm: Có gần như đầy đủ tất cả các chức năng quản lý cần thiết và mở rộng. Hỗ trợ đa ngôn ngữ. Có thể xem đây phần mềm điển hình về việc quản lý các máy trạm ở phòng cho thuê dịch vụ Internet.
Khuyết điểm: Vì phải quản lý chi tiết mọi thứ nên giao diện phức tạp, khó dùng. Không hỗ trợ tiếng Việt mặc dù là phần mềm đa ngôn ngữ.
==> Nhận thấy các chương trình quản lý cơ bản đều có các tính năng như sau:
+ Đều có tính năng quản lý máy chạm thông qua việc đăng từ máy chạm hoặc sự cho phép từ máy chủ.
+ Có khả năng tính t