Đồ án Công nghệ gia công thô trong sản xuất răng trụ răng thẳng và răng nghiêng (bánh răng dạng đĩa, bánh răng bậc, bánh răng liền trục)

Trong qúa trình đại hóa và công nghiệp hóa đất nước hiện nay được Đảng và nhà nước ta đưa lên nhiệm vụ hàng đầu. Trong đó ngành cơ khí đóng vai trò quan trọng và quyết định. Song song với công cuộc đổi mới đất nước là việc nâng cấp và phát triển cơ sở hạ tầng ngày càng cao. Trước tình hình đó, nước ta cần phải xây dựng nhiều cơ sở sản xuất, chế tạo các dụng cụ, chi tiết, máy móc cũng như nguyên vật liệu xây dựng ngày càng vững mạnh và quy mô lớn. Sau thời gian thực tập tốt nghiệp đã giúp cho sinh viên hiểu và làm quen công việc của một kỹ sư. Qua đó biết sử dụng các kiến thức đã học áp dụng vào thực tế, bên cạnh đó thầy giáo hướng dẫn Nguyễn Đắc Lực đã giao cho em nhiệm vụ "Công nghệ gia công thô trong sản xuất bánh răng trụ răng thẳng và răng nghiêng(bánh răng dạng đĩa, bánh răng dạng bậc và bánh răng liền trtục)" dựa trên trang bị công nghệ thiết kế phù hợp với dạng dạng sản xuất loạt vừa. Được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của thầy giáo Nguyễn Đắc Lực, đông đảo các giáo viên và cán bộ trong khoa Cơ khí, đã tạo điều kiện thuận lợi giúp em trong quá trình hoàn thành xong đề tài tốt nghiệp một cách tốt nhất.

doc73 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 7766 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Công nghệ gia công thô trong sản xuất răng trụ răng thẳng và răng nghiêng (bánh răng dạng đĩa, bánh răng bậc, bánh răng liền trục), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHI TIẾT BÁNH RĂNG VÀ QUÁ TRÌNH SẢN SUẤT BÁNH RĂNG CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CHI TIẾT BÁNH RĂNG 1.1.Khái quát về bánh răng: Bánh răng là chi tiết dùng để truyền mômen và truyền chuyển động giữa các trục trong các loại máy khác nhau.Cơ cấu bánh răng phẳng dùng để truyền chuyển động giữa hai trục song song với nhau.Bánh răng không gian dùng để truyền mômen xoắn và chuyển động giữa hai trục không song song với nhau. Trên một mặt cắt vuông góc với trục của bánh răng,vành răng được giới han giữa hai vòng tròn đồng tâm:Vòng đỉnh Ca có bán kính ra,vòng chân Cf có bán kính rf,tâm của hai vònh tròn này cũng là tâm bánh răng,cũng trên mặt cắt này mỗi răng của bánh răng được giới han bởi hai đương cônh được gọi là biên dạng răng,chúng đối xứng nhau qua một đường thẳng đi qua tâm bánh răng.Gọi Cx là một vòng tròn đồng tâm với vòng đỉnh và vòng chân có bán kính là rx, ta có : rf ≤ rx ≤ ra. Khi đó khoảng cách cung trên vòng tròn Cx giữa hai biên dạng liên tiếp cùng phái được gọi là bước răng trên vòng Cx, ký là px. Gọi z là số răng của bánh răng và mặt khác do có răng được bố trí cách đều nhau nên ta có : Px= Khoảng cách cung trên vòng tròn Cx giữa hai biên dạng của một răng được gọi là chiều rộng răng trên vòng Cx ký hiệu là sx còn khoảng cách cung cũng trên vòng tròn này giữa hai biên dạng đối diện nhau của hai răng kề nhau được gọi là chiều rộng vành răng trên vành Cx ký hiệu là Wx , ta có: px=Sx+Wx 1.2.Lý thuyết về truyền động bánh răng: 1.2.1.Truyền động bánh răng trụ: Truyền động bánh răng tru được dùng để quay các trục song song với nhau. Trong trường hợp này truyền động được thực hiện bằng các banh răng trụ có các răng thẳng, răng nghiêng và răng chữ V. Bánh rang nghiêng có hai loại: nghiêng trái và nghiêng phải và trong một cặp ăn khớp các hướng ngược chiều nhau. Răng nghiêng cho phép nâng cao độ êm diệu và tang lực truyền tải khi làm việc. Nhược điểm của bánh răng nghiêng là khi làm việc xuất hiện lực dọc trục. 1.2.2.Các dạng truyền động bánh răng theo công dụng: Tuỳ theo công dụng mà truyền động bánh răng chia ra: a.Truyền động lực: Truyền động lực được dùng để truyền tải lực lớn khi sử dung số vòng quay nhỏ. Đó là các truyền động bánh răng trong các máy cán, máy nâng chuyển, các loại ô tô tải và các loại máy kéo. b.Truyền động tốc độ: Truyền động tốc độ cóp tốc độ vòng rất lớn(tới 150m/giây). Các loại truyền động này được dùng trong các loại máy bay, các hộp giảm tốc tuabin và các laọi cơ cấu tương tự khác. c.Truyền động số: Truyền động số đảm bảo góc quay các bánh răng chủ động và thụ động. Đó là truyền động của xích đọng học trong các máy cắt răngv.v... d.Truyền động có công dụng chung: Làm việc ở tải treọng thấp và tốc độ vòng khoảng 10m/giây. Dạng truyền động bánh răng được dùng rộng rãi trong ngành chế tạo máy. 1.2.3.Đặt tính của truyền động bánh răng: Đặt tính cơ bản của truyền động bánh rang là tỷ số truyền i. Tỷ số truyền I cho biết tương quan giữa tốc độ góc của các bánh răng chủ động và thụ động. Tỷ số truyền i được xác định theo công thức: i= Ở đây: (1;(2: tốc độ góc của các bánh răng chủ động và bị động có đơn vị là (radian/giây) Tốc độ góc ( và số vòng quay của bánh răng n có quan hệ : (=(radian/giây) i= Ở đây: n1,n2: số vòng quay của bánh răng chủ động và bị động. Ký hiệu của bánh răng chủ động (z1) và bánh răng bị động (z2), còn đường kính vòng chia của bánh răng chủ động là d1 và bánh răng bị động là d2. Vì các đường tròn khởi xuất ăn khớp với nhau không có trượt cho nên các điểm nằm trên các đường tròn khởi xuất đều chuyển động với tốc độ như nhau. d1.n1.(=(.d2.n2 mà: d1=m.z1; d2=m.z2 ( ( i= 1.3.Độ chính xác của truyền động bánh răng: Tính chất chung về độ chính xác của truyền động bánh răng như: độ bền, tuổi thọ và độ làm việc êm phụ tuộc trướt hết vào độ chính xác chế tạo và lắp ráp của chúng. Các sai số của máy, của dao, sai số gá đặt phôi, biến dạng của hệ thống công nghệ và các yếu tố khác có ảnh hưởng lớn đến độ chính xác của bánh răng. Độ chính xác của bánh răng được đặt trưng bằng các chỉ tiêu sau: +Độ chính xác động học. +Độ ổn định khi làm việc. +Độ chính xác tiếp xúc. +Khe hở mặt bên. Độ chính xác động học đặt trưng sai số góc quay(1vòng) của bánh răng. Độ chính xác này rất quan trọng đối với các truyền động có tính đến góc quay như truyền động phân độ của các máy cắt răng hoặc các cơ cấu đo đếm ... Độ ổn định khi làm việc đặt trưng cho độ ổn định của tốc độ quay của bộ truyền động trong một vòng quay của bánh răng. Độ chính xác tiếp xúc có ảnh hưởng đến mức độ tập trung tải trọng trên các vùng khác nhau của bề mặt răng, ảnh hưởng đến độ bền và tuổi thọ của bộ truyền. Độ chính xác tiếp xúc được đặt trưng bằng vết tiếp xúc của mặt răng khi ăn khớp trong bộ truyền. Độ chính xác này rất quan trọng đối với các bộ truyền có tải trọng lớn và tốc độ thấp. Khe hở mặt bên là khe hở giữa các răng trong bộ truyền. Nếu khe hở mặt bên được đảm bảo thì có thể tránh được hiện tượng kẹt răng khi làm việc. Khe hở mặt bên được xác định không phải bằng mức độ chính xác của bộ truyền mà bằng công dung và điều kiện sử dụng của nó. Đối với các điều kiện sử dụng của bộ truyền, trướt hết phải kể đến điều kiện nhiệt độ khi làm việc và độ an toàn bôi trơn cho bộ truyền khi làm việc. Xuất phát từ điều kiện đó, người ta quy định 4 cấp khe hở mặt bên của bộ truyền như sau: +Khe hở bằng 0 +Khe hở nhỏ. +Khe hở trung bình. +Khe hở lớn. 1.4.Chế tạo phôi bánh răng: Tuỳ theo mục đích sử dung mà bánh rang được chế tạo từ các vật liệu khác nhau như thép, gang, kim loại màu, chất dẻo... mỗi một loại vật liệu thoả mãn những yêu cầu riêng. Thép là vật liệu có khả năng truyền tải lớn, độ bền uốn, độ bền tiếp xúc và độ chống mòn cao. Để giảm tiếng ồn bánh răng được chế tạo bằng gang và chất dẻo. Các vật liệu này so với thép có giá thành thấp hơn, tính gia công tốt hơn, nhưng bánh răng chế tạo bằng các loại vật liệu này truyền lực kém hơn các bánh răng bằng thép. Chọn phương pháp chế tạo phôi phụ thuộc vào hình dáng và kích thướt của chi tiết, vật liệu và công dụng của nó, sản lượng hàng năm và các yếu tố khác. Phương pháp taut nhất là phương pháp có giá thành chế tạo phôi và gia công cơ thấp nhất. Yếu tố quan trọng nhất khi chọn phương pháp chế tạo phôi là tiết kiệm vật liệu. Tiết kiệm vật liệu là nhờ giảm lượng dư gia công cơ và tăng độ chính xác của phôi. *Đúc: Đúc là phương pháp chế tạo phôi truyền thống, có nhiều phương pháp đúc khác nhau như: +Đúc trong khuôn kim loại: Đúc trong khuôn kim loại được dùng để chế tạo bánh răng trụ răng thẳng, bánh răng côn răng thẳng và dải quạt bánh răng. Phôi bánh răng được chế tạo bằng cách rót kim loại nóng chảy vào khuôn thép. Độ chính xác phôi bánh răng phụ thuộc vào độ chính xác khuôn kim loại, kích thướt và hình dáng của chi tiết và chất lượng của kim loại nóng chảy. +Đúc áp lực: Phương pháp này chỉ dùng để chế tạo bánh răng từ kim loại màu và có thể chế tao bánh răng ăn khớp ngoài và ăn khớp trong. +Đúc trong khuôn nóng chảy: Phương pháp này được dùng để chế tao phôi và bánh răng từ thép và kim loại màu có hình dáng phức tạp. Quá trình đúc được thực hiện trong khuôn gốm có độ chính xác cao tương ứng với biên dạng của phôi. Phương pháp này có độ chính xác cao, phần lớn các bề mặt gia công tinh lần cuối. CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT BÁNH RĂNG 2.1.Đặt điểm của công nghệ chế tạo bánh răng trụ: Công nghệ chế tao bánh răng trụ phụ thuộc rất nhiều yếu tố, trong đó có một số yếu tố chính sau đây: 1.Hình dáng của bánh răng: Yếu tố này có ảnh hưởng đến việc chọn máy gia công, đến phương pháp gia công phôi và đến phương pháp chọn chuẩn công nghệ. 2.Hình dáng và vị trí của vành răng: Yếu tố này ảnh hưởng đến chuẩn công nghệ và phương pháo cắt răng. Chiều rộng rãnh thoát dao nhỏ nhất phụ thuộc vào môđun của bánh răng. 3.Hình dạng của răng: như răng thẳng răng nghiêng) 4.Tính chất cơ lý của vật liệu phôi. Nếu không đảm bảo được tính chất cơ lý của vật liệu bằng nhiệt luyện thì trước các nguyên công tiện tinh phải có nguyên công nhiệt luyện bổ sung. Nếu cần gia công bằng dung cụ có lưỡi sau nhiệt luyện thì nguyên công nhiệt luyện cần phải đảm bảo độ cứng bề mặt RHC<38÷41. Ở các bánh răng cần thấm than thì số lượng bề mặt cần thấm than phải nhỏ nhất. 5.Biến dạng của bánh răng trong quá trình nhiệt luyên: Đây là sự thay đổi kích thướt của bánh răng như đường kính đỉnh, bước răng chều dài khoảng pháp tuyến chung. Ngoài ra hình dáng của bánh răng cũng bị thay đổi. Để giảm biến dạng cần có chế độ nhiệt luyện tối ưu, cần có nguyên công ram trướt khi thấm than, chạy rà răng nhiệt trong khuôn, sử dung kết cấu hợp lý, sử dung đồ gá để sửa tinh bề mặt chuẩn và hiệu chỉnh các thông số cắt răng. 6.Kích thướt khuôn khổ của bánh răng: Yếu tố này ảnh hưởng đến cách chọn thiết bị và dung cụ cắt rang đồng thời ảnh hưởng đến độ chính xác gia công vành răng và phương pháp gá đặt bắnh răng trên máy. Gá đặt các bánh răng như vậy được thực hiện bằng cách gá trục quay của bàn máy nhờ đồng hồ so. Kết cấu của bánh răng cỡ lớn phải cho phép gia công đồng thời các bề mặt chuẩn công nghệ và chuẩn kiểm tra. Khi chế tạo bánh răng cỡ lớn có độ chính xác cao, nguyên công cắt răng nên thực hiện sau khi lắp bánh răng trên trục có tỳ ở mặt đầu vành răng, các mặt chuẩn cần được gia công sau khi lắp ghép. 7.Dạng sản xuất: Dạng sản xuất có ảnh hưởng đến việc chọn thiết bị gia công, đến nội dung các nguyên công và trang bị công nghệ. Loại phôi(phôi rèn, phôi dập, phôi đúc, phôi cán) phụ thuộc vào dạng sản xuất và sản lượng của bánh răng, ảnh hưởng đến nội dung các nguyên công chuẩn bị phôi. 2.1.Tiến trình công nghệ khi chế tao bánh răng trụ ăn khớp ngoài: Tiến trình công nghệ khi chế tao bánh răng trụ ăn khớp ngoài phụ thuộc vào các yếu tố sau: - Kích thước của bánh răng và dạng sản xuất. - Hình dạng của bánh răng. - Độ chính xác của bánh răng, vật liệu và phương pháp nhiệt luyện Tiến trình công nghệ khi chế tao bánh răng trụ ăn khớp ngoài (điền hình) có độ chính xác cấp 6, vật liệu thép 40X, trong điều kiện sản xuất hàng loạt vừa bao gồm các nguyên công sau: +Chế tạo phôi. +Gia công sơ bộ trên máy tiện ravônve. +Nhiệt luyện. +Tiên trướt khi chuốt lỗ. +Chuốt lỗ có rãnh then hoặc then hoa. +Tiện bán tinh. +Gia công các mặt chuẩn. +Kiểm tra trướt khi cắt răng. +Cắt răng. +Vát mép mặt đầu vành răng hoặc vê tròn đầu răng. +Sửa nguội bánh răng +Rử sạch. +Kiểm tra trướt khi nhiệt luyện. +Nhiệt luyện. +Chạy rà bề mặt then hoa. +Mài mặt ngoài và mặt đầu của vành răng. +Mài lần cuối lỗ và mặt đầu. +Mài lần cuối mặt đâù thứ hai. +Mài lần cuối đường kính ngoài. +Rửa sạch. +Kiểm tra trướt khi mài răng. +Mài răng lần cuối. +Rửa sạch, kiểm tra lần cuối, đóng gói. PHẦN 2: TÌM HIỂU CÁC PHƯƠNG PHÁP CẮT RĂNG KHÁC NHAU ĐỂ GIA CÔNG BỀ MẶT RĂNG CHƯƠNG1: CÁC YÊU CẦU KHI GIA CÔNG BÁNH RĂNG 1.1. Phân loại bánh răng : Bánh răng được chia làm 3 loại: -Bánh răng trụ(răng thẳng và răng nghiêng) -Bánh răng côn(răng thẳng và răng xoắn) -Bánh vít. Dựa theo đặt tính công nghệ bánh răng được chia làm các loại sau đây -Bánh răng trụ và bánh răng côn không có mayơ và có mayơ,lỗ trơn và lỗ có then hoa(hình 1a). -Bánh răng bậc lỗ trơn và lỗ có then hoa(hình 1b). -Bánh răng trụ, bánh răng côn và bánh vít dạng đĩa(hình 1c). -Trục răng trụ và trục răng côn(hình 1d). Hình 1: Các loại bánh răng 1.2.Độ chính xác: Độ chính xác bánh răng được đánh giá theo tiêu chuẩn nhà nước TCVN. Theo tiêu chuẩn này bánh răng được chia ra thành 12 cấp chính xác,ký hiệu theo yhứ tự bằng các con số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12.Trong đó cấp chính xác 1 là cao nhất và cấp chính xác 12 là thấp nhất. Đối với mỗi cấp chính xác, tiêu chuẩn còn nêu ra các chỉ tiêu để đánh giá độ chính xác của bánh răng. Những chỉ tiêu đó là: a/Độ chính xác truyền động: Độ chính xác này được đánh giá bằng sai số góc quay của bánh răng sau một vòng quay. Ngoài độ chính xác truyền động còn được đánh giá bằng sai số bước vòng và sai lệch khoảng pháp tuyến chung. b/Độ ổn định khi làm việc: Độ ổn định khi làm việc ảnh hưởng trực tiếp đến độ ồn khi làm việc và tuổi thọ của bánh răng. Độ ổn định khi làm việc được đánh giá bằng sai số chu kỳ; sai số lệch bước cơ sở. c/Độ chính xác tiếp xúc: Được đánh giá bằng vết tiếp xúc của prôfin răng theo chiều dài,chiều cao và được biểu diễn bằng %. d/Độ chính xác khe hở cạnh răng: Chỉ tiêu này quy định 4 loại khe hở cạnh răng: +Khe hở bằng 0 +Khe hở nhỏ +Khe hơ trung bình +Khe hở lớn 1.3.Vật liệu chế tạo bánh răng : Việc chọn vật liệu chế tạo bánh răng phụ thuộc vào điều kiện làm việc của chúng.Cácbánh răng truyền lực thường chế tạo bằng thép hợp kim crôm(15X,15XA,20XA,40X,45X); crôm-niken và crôm-môdpđen(40XH,35XMA). Các bánh răng chịu tải trung bình và nhỏ được chế tạo băng thép cacbon như thép 45 và gang. Người ta còn dùng vải ép, da ép để chế tạo bánh răng làm việc không có tiếng ồn. Những bánh răng này ăn khớp với bánh răng thép hoặc gang. Gần đây người ta còn dùng chất dẻo để chế tạo bánh răng. So với bánh răng bằng thép thì bánh răng chất dẻo có độ bền thấp hơn,nhưng nó lại có khả năng làm việc với tốc độ cao mà không gây tiếng ồn. 1.4.Phôi bánh răng : Trong sản xuất lớn, phôi để chế tạo bánh răng thép thường là phôi rèn.Còn trong sản xuất nhỏ, đơn chiếc, người ta thường dùng phôi thanh, vì khi ấy phôi rèn lại không kinh tế. Sở dĩ như vậy vì dùng thép thanh phải cắt gọt nhiều, tốn vật liệu, tốn công lại không đạt được cơ tính cao, không phù hợp với sản xuất lớn. Những bánh răng, bánh vít làm bằng gang hoặc khi chúng bằng thép mà có kích thước quá lớn, người ta dùng phương pháp dúc để chế tạo phôi. Trong những trường hợp bánh răng, bánh vít có đường kính lỗ lớn hơn 25 mm và chiều dài lỗ nhỏ hơn hai lần đường kính thì người ta tạo lỗ khi rèn hoặc đúc. 1.5.Nhiệt luyện bánh răng : Do yêu cầu làm việc, răng phải có độ cứng và độ bền cần thiết, không cho phép có vết nức, vết cháy, biến dạng do nhiệt phải bé, cơ tính phải ổn định trong quá trình làm việc. Muối đạt được những yêu cầu trên cần phải có chế độ nhiệt luyện thích hợp. Đối với các loại thép ít cacbon (kể cả thép hợp kim) sau khi cắt răng người ta phải thấm cacbon. Với các bánh răng có yêu cầu tính chịu mòn cao, người ta phải thấm Nitơ. Trước khi gia công cơ bánh răng thường được thường hoá hoặc tôi cải thiện để tăng cơ tính cắt gọt. Độ cứng cần đạt là 220(2800 HB. Sau khi cắt răng bánh răng được nhiệt luyện bằng nhều phương pháp khác nhau. Đối với bánh răng môđun và kích thước nhỏ thườnh được tôi thể tích, còn bánh răng có môđun lớn và kích thước lớn thường được tôi bằng dòng điện tầng số cao. Phương pháp tôi bằng dòng điện có tầng số cao có nhiều ưu điểm như dể điều chỉnh độ sâu lớp thấm tôi, biến dạng bé, độ bóng bề mặt không giảm nhiều. Tuy nhiên vốn đầu tư vào thiết bị cao. 1.6.Yêu cầu kỹ thuật khi chế tạo bánh răng : Ngoài các yêu cầu về độ chính xác khi cắt răng, quy trình công nghệ khi chế tạo bánh răng cần đảm bảo những yêu cầu kỷ thuật sau: +Độ không đồng tâm giữa mặt lỗ và đường tròn cơ sở nằm trong khoảng 0,05(0,1 mm. +Độ không vuông góc giữa mặt đầu và tâm lỗ(hoặc trục) nằm trong khoảng 0,01(0,015 mm trên 100mm đường kính. +Mặt lỗ và các cổ trục của trục răng được gia công đạt đô chính xác cấp 7. +Độ nhám của các bề mặt trên đạt Ra=1,25(0,63. +Các bề mặt kết cấu khác được gia công đạt cấp chính xác 8, 9, 10; Độ nhám Ra=10(2,5 hay Rz=440(10. +Sau khi nhiệt luyên đạt độ cứng 55(600 HRC. Độ sâu khi thấm cacbon là:1(2 mm. +Độ cứng các bề mặt không gia công thường đạt :180(280 HB 1.7.Tính công nghệ trong kết cấu: Bánh răng cũng như mọi chi tiết khác, kết cấu của chúng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng gia công, ảnh hưởng đến độ bền khi làm việc. Vì vậy ngay từ khi thiết kế phải chú ý đến kết cấu bề mặt như: + Hình dáng lỗ phải đơn giản vì nếu hình dáng lỗ phức tạp ta phải dùng máy rơvônve hoặc máy bán tự động để gai công. + Mặt ngoài của bánh răng phải đơn giản,bánh răng có tính công nghệ cao nhất là khi hình dáng mặt ngoài phẳng, không có mayơ. + Nếu có mayơ thì mayơ phải nằm về một phía, vì nếu mayơ nằm ở hai phía thì khi cắt bánh răng ta phải gá được một chi tiết, như vậy năng suất sẽ giảm. + Bề dày của mặt phải đủ đê tránh biến dạng khi nhiệt luyện. + Hình dánh và kích thước các rãnh (nếu có) phải thuận tiện cho việc thoát dao. + Kết cấu bánh răng phải thuận tiện cho việc gia công bằng nhiều dao cùng một lúc. + Các bánh răng bậc nên có cùng một môđun. 1.8.Chuẩn định vị khi gia công bánh răng : Khi gia công bánh răng có lỗ, dù là bánh răng trụ, bánh răng côn, bánh vít, chuẩn tinh thống nhất là mặt lỗ. Mặt lỗ cũng là chuẩn tinh chính vì nó được dùng khi lắp ráp. Do vậy khi ga cônh phôi người ta chú ý đến gia công lỗ. Ngoài lỗ ra người ta còn chọn thêm mặt đầu làm chuẩn. Trong trường hợp đó lỗ và mặt đầu phải gia công trong một lần gá để đảm bảo độ vuông góc giữa mặt đầu và tâm lỗ. Trong sản xuất đơn chiếc và hàng loạt nhỏ, ở nguyên công đầu tiên người ta thường dùng một mặt đầu và mặt ngoài để làm chuẩn thô. Sau khi nhiệt luyện, trong những trường hợp cần mài lại lỗ, người ta dùng vành răng để định vị bằng vòng lăn. Như vậy trong những trường hợp gia công bánh răng có lỗ, chuẩn định vị có thể là tất cả các bề mặt. Đối với các loại trục răng, chuẩn lắp ráp là bề mặt cổ trục, vì vậy phôi của loại bánh răng này được gia công như các trục bậc và chuẩn định vi có thể là mặt đầu, cổ trục và hai lỗ tâm. 1.9.Quy trình công nghệ trước khi cắt răng: Quy trình công nghệ gia công phôi trước khi cắt răng bao gồm các nguyên công sau: + Gia công thô lỗ. + Gia công tinh lỗ. + Gia công thô mặt ngoài. + Gia công tinh mặt ngoài. Trong những trường hợp cần thiết cần thêm các nguyên công như: khoan lỗ; phay rãnh then; then hoa trên trục răng hoăc ren... . Khi sản lượng nhỏ bánh răng thường gia công trên máy tiện. Lỗ của bánh răng cần độ chính xác cao nên cần phải doa. Trong sản xuất hàng loạt lớn và hàng khối, người ta thường dùng phương pháp chuốt để gia công lỗ (kể cả lỗ có rãnh then hoặc then hoa). Trong trường hợp này,trước khi chuốt thường khoan hoặc khoét lỗ trên máy khoan đứng. Các nguyên công khác chỉ được gia công sau khi chuốt lỗ, bởi vì khi chuốt lỗ có thể đạt được độ chính xác đường kính lỗ khá cao, nhưng độ chính xác về vi trí tương quan của tâm lỗ đối với mặt khác lại thấp. Trong sản xuất dơn chiếc và loạt nhỏ, các nguyên công được thực hiện trên các máy tiện và các máy rơvônve. Còn trong sản xuất hàng loạt lớn và hàng khối, cácn nguyên công đó được thực hiện trên các máy tiện bán tự động hoặc trên dây chuyền tự động. CHƯƠNG 2:CÁC PHƯƠNG PHÁP CẮT RĂNG KHÁC NHAU ĐỂ GIA CÔNG BỀ MẶT RĂNG Bánh răng cần có độ bền và tuổi thọ cao để trong quá trình làm việc không gây ồn và có hiệu suất tôt. Điều đó đòi hỏi sự chú ý thích đáng vào phương pháp gia công răng của bánh răng . Chúng ta có thể phân chia phương pháp gai công răng bánh răng từ một số quan điểm lớn. Về nguyên lý tạo răng có thể phân chia thành hai phương pháp gia công răng. 2.Phương pháp cắt răng theo nguyên lý định hình(hay phân độ): 2.1.Phương pháp phay định hình: Phay răng bằng phương pháp định hình được tiến hành bằng dao phay định hình mà prôfin của nó phù hợp với prôfin của rãnh răng. Dao phay là dao phay đĩa môdun hoặc dao phay ngón môdun.  Gia công bánh răng trụ bằng dao phay mô đun Sau khi phay xong một rãnh răng vật được quay đi một bước với góc  (z Là số răng của bánh răng gia công). Và rãnh răng tiếp theo được phay. Phương pháp này được sử dụng nhiều khi dùng máy phay vạn năng có trang bị dụng cụ chia độ. Khi gia công vật được gá vào ụ phân độ đặt trên bàn máy và được điều chỉnh ở độ cao sao cho rãnh răng có chiều sâu yêu cầu Phương pháp này có thể sản xuất được bánh răng trụ răng thẳng,bánh r

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docl-tuan1.doc
  • dwg1,2..sodo,chitiet.dwg
  • dwg3..dao.dwg
  • dwg4,5..doga.dwg
  • dwg6,7..doga.dwg
  • docDe tai.doc
  • docloi noi dau.DOC
  • docMUVLUC.doc