Đồ án Đặc điểm địa sinh thái Thành phố Sơn La Thiết kế bãi chôn lấp chất thải hợp vệ sinh phục vụ xử lý chất thải đô thị cho Thành phố Sơn La đến năm 2030
Trong xu thế phát triển kinh tế xã hội, với tốc độ đô thị hoá ngày càng tăng và sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp, dịch vụ và du lịch kéo theo mức sống của người dân ngày càng cao dẫn đến nảy sinh nhiều vấn đề mới, nan giải trong công tác bảo vệ môi trường và sức khoẻ của cộng đồng dân cư. Lượng chất thải rắn phát sinh từ những hoạt động sinh hoạt của người dân ngày một nhiều hơn, đa dạng hơn về thành phần và độc hại hơn về tính chất. Song hiện nay công tác quản lý và xử lý chất thải rắn (CTR) sinh hoạt tại hầu hết các tỉnh, thành phố ở nước ta, trong đó có TP Sơn La đều chưa đáp ứng được các yêu cầu vệ sinh và bảo vệ môi trường. Do hạn chế về khả năng tài chính, kỹ thuật nên hầu hết CTR đô thị được thu gom, vận chuyển đến đổ vào bãi chôn lấp mà không có biện pháp xử lý chống thấm và thu gom khí. Chính bởi vậy đã dẫn tới hàng loạt các hậu quả về môi trường gây ô nhiễm trầm trọng đối với nguồn nước ngầm, nước mặt và không khí xung quanh khu vực bãi chôn lấp, làm suy giảm chất lượng môi trường sống, kéo theo những nguy hại về sức khoẻ cộng đồng. Điều đó khiến cho việc lựa chọn và thiết kế, xây dựng một hệ thống xử lý CTR hợp vệ sinh cho TP Sơn La trở thành một việc hết sức cần thiết và cấp bách. Hiện nay một trong những phương pháp xử lý CTR được coi là kinh tế nhất cả về đầu tư ban đầu cũng như quá trình vận hành là xử lý CRT theo phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh. Đây là phương pháp xử lý CTR phổ biến ở các quốc gia đang phát triển, thậm chí đối với nhiều quốc gia phát triển và cũng phù hợp với điều kiện thực tế của thành phố Sơn La. Do đó đồ án: “Đặc điểm địa sinh thái Thành phố Sơn La. Thiết kế bãi chôn lấp chất thải hợp vệ sinh phục vụ xử lý chất thải đô thị cho Thành phố Sơn La đến năm 2030. Thời gian thi công 12 tháng” được thực hiện nhằm giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường do CTR hiện nay, đồng thời giải quyết sức ép đối với việc phát sinh CTR trong tương lai và nhất là bảo vệ nguồn nước, không khí, và sức khoẻ của người dân xung quanh khu vực bãi chôn lấp và Thành phố. Thời gian làm đồ án từ ngày 17 tháng 3 đến ngày 31 tháng 5 năm 2009. Đồ án gồm 2 phần và 8 chương theo trình tự như sau: Phần 1: Phần chung và chuyên môn Chương 1. Điều kiện địa lý tự nhiên khu vực nghiên cứu Chương 2. Đặc điểm địa sinh thái khu vực nghiên cứu