Đồ án Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu sự phát thải hợp chất ô nhiễm hữu cơ bền (POPs) từ các lò đốt chất thải rắn tại khu vực Thành Phố
Cùng với nhịp độ phát triển của đất nước, vấn đề quản lý CTNH đang là vấn đề rất được quan tâm hiện nay tại Thành phố Hồ Chí Minh do lượng CTNH gia tăng theo hoạt động sản xuất, sinh hoạt. Trong đó, đặc biệt là sự phát thải hợp chất ô nhiễm hữu cơ bền (POPs) – nguồn thải có ảnh hưởng trực tiếp môi trường và sức khỏe con người. Trong thời gian gần đây, ởcác nước thuộc khu vực Đông Nam Á và Nam Thái Bình Dương: cụ thể như Úc, Campochia, Indonexia, Lào, Malayxia, New Zealand, Philipin, Singapo, Thái Lan và Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu sự tồn lưu cũng như sự phát thải POPs vào môi trường. Kết quả nghiên cứu, khảo sát cho thấy rằng vẫn còn một lượng POPs tồn lưu trong môi trường, điển hình là các loại thuốc trừ sâu (trong đó có DDT), PCB (Polychlorinatedbiphenyl), PAH, furan, Dioxin . Ở Việt Nam, theo thống kê của Bộ Tài Nguyên – Môi trường đến nay các Tỉnh thành trong cả nước đều tồn lưu một khốilượng lớn các loại POPs, trong đó có DDT, Dioxin, dầu biến thế chứa PCB và cácchất tương tự như PCB. Trên cơ sở đó có thể nói rằng tình hình thải bỏ, tồn lưu đang rất đáng báo động, gây ô nhiễm môi trường từ các hợp chất POPs. Việt Nam đã tham gia phê chuẩn công ước Stockholm ngày 22/07/2002 và hiện nay trong chiến lược bảo vệ môi trường của thành phố, chương trình quản lý CTNH đến năm 2020 đã đặt mục tiêu ưu tiên đánh giá hiện trạng các chất ô nhiễm hữu cơ bền. Từ đó, đề xuất chiến lược giảm thiểu sự phát tán vào môi trường. Một trong những nguồn phát thải hợp chất POPs hiện nay trên địa bàn Tp. HCM là từ quá trình đốt chất thải nguy hại. Nguồn thải này gia tăng cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Tp. HCM là một trong những nơi phát thải rác nguy hại lớn nhất của cả nước, chính vì vậy trong khu vực này s?lu?ng cc lị d?tngày Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp giảm thiểu POPs từ quá trình đốt rác thải tại Tp. HCM GVHD:PGS.TS.Lê Thanh Hải SVTH:Lê Thị Cẩm Duyên – MSSV: 103108036 2 một nhiều. Chính vì lý do trên, đòi hỏi cần phải có sự đầu tư về công nghệ và nâng cao kiến thức vận hành giảm bớt khả năng phát thải ra môi trường của hợp chất POPs. Nhìn chung, việc giải quyết hiện trạng phát sinh và có kế hoạch quản lý quy trình thải bỏ POPs từ quá trình đốt vào môi trường là vấn đề khó khăn và nan giải. Khó khăn trên xuất phát từ việc rất khó xácđịnh, định lượng chính xác khối lượng phát thải được xử lý bằng phương pháp đốt. Xong cần có biện pháp cải thiện trình độ công nghệ theo hướng bảo vệ môi trường và có kế hoạch quản lý chặt chẽ qui trình vận hành để kiểm soát các thông số vận hành phù hợp với tiêu chuẩn xả thải ra môi trường. Hiện tại, những hậu quả nghiêm trọng của việc phát thải các hợp chất POPs qua hình ảnh những em bé nhiễm dioxin hay căn bệnh ung thư ngày càng gia tăngdo quá trình tích lũy các hóa chất độc hại trong thực phẩm, môi trường sống,