Đồ án Đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường do gia tăng diện tích nuôi cá basa - Cá tra và đề xuất giải pháp phát triển ngư nghiệp bền vững cho tỉnh An Giang

Trong những năm gần đây, tình hình phát triển kinh tế nghành thủy sản của Việt Nam đã có những bước nhảy vọt. Thủy sản là nghành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, với sản lượng xuất khẩu đứng thứ tư trên thế giới sau Trung Quốc, Ấn độ và Inđônêxia (Nguồn: www.vasep.com.vn). Sản phẩm chủ yếu khai thác từ các nguồn đánh bắt và nuôi trồng. Ngày nay sản lượng thủy sản từ nuôi trồng đã tăng mạnh do hoạt động nuôi trồng đang phát triển mạnh mẽ ở nhiều nơi cả nước mà điển hình là tại Đồng bằng Sông Cửu long. Hoạt động nuôi trồng thủy sản đã đang và sẽ mở rộng tại các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu long, đặc biệt là tỉnh An Giang, nơi đầu nguồn của nghề nuôi cá tra và cá ba sa. Tuy nhiên, cùng với sự gia tăng hoạt động nuôi trồng thủy sản thì môi trường cũng bị ô nhiễm với nguyên nhân là do người nuôi chưa nhận biết được tầm quan trọng giữa nuôi trồng thủy sản với môi trường, lợi về kinh tế, nhưng cũng có khi hại về môi trường nếu chúng không được kiểm soát. Lượng thức ăn dư thừa trong quá trình nuôi, nước thải từ các ao nuôi không qua xử lí, các hóa chất sử dụng để cải tạo ao là những nguyên nhân chính khiến môi trường nước trở nên bị ô nhiễm. Tài nguyên nước mặt đã được sử dụng một cách hoang phí do sự thiếu hiểu biết hoặc biết nhưng thờ ơ không quan tâm của các người nuôi cá gây tác động xấu đến môi trường nước. Việc sử dụng con giống không đạt tiêu chuẩn, nguồn thức ăn không đảm bảo nguồn gốc cũng như thức ăn tự chế biến là các nguyên nhân chính làm cho sản lượng không tăng theo diện tích. Giá cá lên xuống thất thường là nguyên nhân làm cho người dân đua nhau đào ao thả cá và cũng đua nhau bỏ hoang ao. Vì thế tài nguyên đất đã không được sử dụng đúng mục đích và sử dụng triệt để đã và đang gây mất cân bằng sinh thái và làm suy giảm nghiêm trọng vườn cây ăn trái tại đồng bằng này. Mặt khác với diện tích nuôi cá basa – cá tra ngày càng tăng không tuân theo quy hoạch cũng như ngoài tầm kiểm soát của các cơ quan chức năng. Liệu đây là tín hiệu đáng mừng cho nền kinh tế thủy sản nước nhà? Liệu chỉ số kinh tế có tăng theo diện tích nuôi? Khi diện tích nuôi tăng một cách ồ ạt và tự phát thì sẽ mang lại “hiệu quả” hay “hậu quả” nhiều hơn? Môi trường sẽ ra sao nếu diện tích nuôi cá tiếp tục tăng? Đời sống của người dân nuôi cá cũng như các hộ không nuôi cá sẽ bị ảnh hưởng như thế nào trước xu thế này? Môi trường sẽ bị ảnh hưởng ra sao nếu xu thế này vẫn tiếp tục diễn ra trong tương lai? Để giải quyết vấn đề đang được quan tâm này, giúp cho người dân có cái nhìn đúng hơn về cái lợi và cái hại của xu thế tăng diện tích nuôi cá basa – cá tra một cách ồ ạt, tự phát cũng như giúp các nhà quản lí đề ra giải pháp quản lí hiệu quả nhằm mang lại lợi ích kinh tế cao mà vẫn đảm bảo môi trường trong sạch, em xin đề xuất thực hiện đồ án tốt nghiệp “Đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường do gia tăng diện tích nuôi cá basa - cá tra và đề xuất giải pháp phát triển ngư nghiệp bền vững cho tỉnh An Giang”. Với việc lấy điển hình tỉnh An Giang – một trung tâm lớn nhất của nghề nuôi cá basa – cá tra ở Việt Nam, em hy vọng có thể áp dụng rộng rãi kết quả đạt được từ nghiên cứu này cho các tỉnh nuôi trồng thủy sản khác trên cả nước.

doc110 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2723 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường do gia tăng diện tích nuôi cá basa - Cá tra và đề xuất giải pháp phát triển ngư nghiệp bền vững cho tỉnh An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docdo an hoan chinh.doc
  • docdanh muc bang bieu.doc
  • docDMKH.doc
  • docLICMN~1.DOC
  • docmucluc.doc
  • docnhan xet cua giao vien PHN.doc
  • docnhiem vu do an tot nghiep PHN.doc
  • docphu luc.doc
  • doctailieuthamkhao.doc
Luận văn liên quan