Đồ án Đánh giá thực trạng chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần ô tô Hà Nội bằng mô hình delta tích hợp với bản đồ chiến lược và đề xuất chiến lược kinh doanh giai đoạn 2011-2015

Quản trịchiến lược đang ngày càng khẳng định rõ vai trò của mình đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Việc quản lý chiến lược tốt sẽ đem đến cho công ty nhiều cơhội và giúp công ty chủ động chiếm ưu thếcạnh tranh. Các nghiên cứu cho thấy các doanh nghiệp thành công là những doanh nghiệp có quản trịchiến lược tốt. Các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực ô tô đã sớm nhận thức được tầm quan trọng của điều này do đó nhiều doanh nghiệp đã quan tâm đến quản trịchiến lược. Tuy nhiên trong các doanh nghiệp có áp dụng quản trịchiến lược không phải doanh nghiệp nào cũng thành công, có những doanh nghiệp phát triển vươn lên nhưng cũng có những doanh nghiệp bịthất bại thậm chí phá sản. Hiên tại có rất ít nghiên cứu phân tích đểchỉra rằng sựthành công ởcác doanh nghiệp này là do doanh nghiệp có một chiến lược đúng đắn và được thực thi tốt hay thành công hiện tại là do các nhân tốkhác. Nghiên cứu này nhằm mục đích làm sáng tỏ điều trên. Công ty được chọn lựa nghiên cứu là Công ty cổphần ô tô Hà Nội, đây là công ty kinh doanh trong lĩnh vực sửa chữa, mua bán ô tô, là một trong 7 đại lý cấp I, phân phối khu vực miền bắc và 1 trong 21 công ty đại lý phân phối ô tô du lịch thương hiệu Huyndai của tập đoàn Huyndai Thành công. Công ty đã xây dựng chiến lược kinh doanh cho mình và đạt được những thành công nhất định. Trên cơsởsử dụng công cụchiến lược là mô hình Delta và Bản đồchiến lược, nghiên cứu đã đánh giá được thực trạng chiến lược kinh doanh của công ty cổphần ô tô Hà Nội và chỉra được một sốhạn chếtrong việc hoạch định chiến lược từ đó đềxuất chiến lược mới cho giai đoạn 2011-2015. Kết quảnghiên cứu cho thấy công ty ô tô Hà Nội đã có áp dụng quản trịchiến lược, sứmệnh của công ty là cung cấp sản phẩm Huyndai với chất lượng cao và dịch vụhậu mãi hoàn hảo. Công ty có tầm nhìn trởthành một công ty hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực phân phối xe du lịch Huyndai, góp phần đưa sản phẩm Huyndai thành dòng xe chiếm vịtrí số1 trong cộng đồng Việt nam với thịphần lớn nhất. Giá trịcốt lõi của công ty được đưa ra là Trung thực – Tận tâm - Đoàn kết - Thành công. Tuy nhiên kết quảnghiên cứu cũng cho thấy chiến lược của công ty còn nhiều hạn chế: Chiến lược này chưa được xây dựng trên việc phân tích đầy đủ các yếu tốbên ngoài, bên trong các điểm mạnh, điểm yếu. Chưa có sựgắn kết giữa sứmệnh và quá trình thực thi chiến lược. Các hoạt động của công ty chưa chỉra rằng các hoạt động này phục vụcho chiến lược của công ty. Công ty cũng chưa có hoạt động giám sát việc triển khai chiến lược. Kết quảnày cho thấy, những kết quả đạt được hiện nay của công ty có thểchỉlà nhất thời, kết quảnày sẽkhó duy trì được khi sựcạnh tranh ngày càng quyết liệt và khi có sựthay đổi trong chính sách đặc biệt khi Việt Nam thực hiện các cam kết hội nhập WTO. Đểcó thểduy trì được những thành công hiện tại cho giai đoạn tiếp theo, công ty cần có những điều chỉnh chiến lược phù hợp và có kếhoạch thực thi chiến lược này, tác giả đềxuất điều chỉnh chiến lược công ty và đềxuất một chiến lược mới cho giai đoạn 2011-2015.

pdf46 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2057 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Đánh giá thực trạng chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần ô tô Hà Nội bằng mô hình delta tích hợp với bản đồ chiến lược và đề xuất chiến lược kinh doanh giai đoạn 2011-2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MASTER OF BUSINESS ADMINISTRATION (Bilingual) June Intake, 2009 Chương trình Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh (Hệ song ngữ) Nhập học: 6/2009 Subject code (Mã môn học):    MGT510  Subject name (Tên môn học):  Quản trị chiến lược  Assignment No. (Tiểu luận số):   Student Name (Họ tên học viên): Doãn Ngọc Hải  Student Code (Mã số học viên): E0900063  Doãn Ngọc Hải – MBA - EV9 Trang 1 TÊN KHÓA HỌC: Tích (√) vào ô lựa chọn HELP MBA √ Họ tên học viên : Doãn Ngọc Hải Khóa học (thời điểm nhập học) : Tháng 6/2009 Môn học : Quản trị chiến lược Mã môn học : MGT510 Họ tên giảng viên : Mr Ravi Varmman Kanniappan Giáo viên hướng dẫn Tiểu luận số : TS. Nguyễn Văn Minh : Hạn nộp : 10/1/2011 Số từ : 13.861 (từ chương 1 đến chương 7) CAM ĐOAN CỦA HỌC VIÊN Tôi xin khẳng định đã biết và hiểu rõ quy chế thi cử của Đại học HELP và tôi xin cam đoan đã làm bài tập này một cách trung thực và đúng với các quy định đề ra. Ngày nộp bài: 10/1/2011 Chữ ký: ……………................................. LƯU Ý • Giáo viên có quyền không chấm nếu bài làm không có chữ ký • Học viên sẽ nhận điểm 0 nếu vi phạm cam đoan trên Doãn Ngọc Hải – MBA - EV9 Trang 2 TÊN ĐỀ TÀI ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ÔTÔ HÀ NỘI BẰNG MÔ HÌNH DELTA TÍCH HỢP VỚI BẢN ĐỒ CHIẾN LƯỢC VÀ ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC KINH DOANH GIAI ĐOẠN 2011-2015 Học viên thực hiện : Doãn Ngọc Hải Môn học : Quản trị chiến lược – MGT510 Khóa học : Thạc sỹ Quản trị kinh doanh, Khoa Quốc tế ĐH quốc gia Hà Nội - Đại học HELP, Malaysia Giáo viên hướng dẫn :TS. Nguyễn Văn Minh Hạn nộp :10/01/2011 Doãn Ngọc Hải – MBA - EV9 Trang 3 Mục lục Trang Mục lục 4 Danh mục các chữ viết tắt, hình, bảng biểu, phụ lục 5 Lời cảm ơn 6 Tóm tắt nghiên cứu 7 Chương 1: Mục đích nghiên cứu 9 Chương 2: Tổng quan lý thuyết 12 Chương 3: Phương pháp nghiên cứu 19 Chương 4: Phân tích chiến lược tổ chức hiện thời 20 Chương 5: Đánh giá các chiên lược hiện tại của công ty 31 Chương 6: Đề xuất 33 Chương 7: Kết luận 40 Danh mục tài liệu tham khảo 41 Phụ lục 42 Doãn Ngọc Hải – MBA - EV9 Trang 4 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT, HÌNH, BẢNG BIỂU, PHỤ LỤC Từ viết tắt: CTCP: Công ty Cổ phần SWOT: Strong ,Weak, Opportunity, Threat – Điểm mạnh, Điểm yếu, Cơ hội và Thách thức PEST: Politic, Economic, Science,Technology – Tình hình Chính trị, Kinh tế, Khoa học và Công nghệ Hình: Hình 1: Năm nhiệm vụ phải thực hiện trong quản trị chiến lược Hình 2: Mô hình căn bản của Quản trị chiến lược Hình 3: Mô hình Delta Hình 4: Cơ cấu tổ chức của CTCP ô Tô Hà Nội Hình 5: Định vị chiến lược hiện tại của CTCP ô Tô Hà Nội trên tam giác định vị chiến lược (Mô hình Delta) Hình 6: Ma trận SWOT của CTCP ô tô Hà Nội Hình 7: Bản đồ chiến lược hiện tại của CTCP ô tô Hà Nội Hình 8: Chiến lược hiện tại của CTCP ô tô Hà Nội theo các yếu tố của mô hình Delta kết hợp Bản đồ chiến lược Hình 9: Chiến lược mới giai đoạn 2011-2015 của CTCP ô tô Hà Nội Hình 10: Bản đồ chiến lược mới của CTCP ô Tô Hà Nội giai đoạn 2011-2015 Bảng biểu: Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 2008-2010 Bảng 2: Thị trường nhập khẩu ôtô 9 tháng đầu năm 2009 Bảng 3: Tình hình tiêu thụ xe của các thành viên VAMA 10 tháng năm 2010 Bảng 4: Bản đồ chiến lược về mặt tài chính Bảng 5: Bản đồ chiến lược về mặt khách hàng Bảng 6: Bản đồ chiến lược về mặt Quản lý nội bộ Bảng 7: Bản đồ chiến lược về mặt Học hỏi phát triển Bảng 8: Bảng tổng hợp chiến lược kinh doanh của CTCP ô tô Hà Nội Bảng 9: Kế hoạch tiến độ thực hiện để thực hiện mục tiêu chiến lược Doãn Ngọc Hải – MBA - EV9 Trang 5 LỜI CẢM ƠN Tôi xin được gửi lời cảm ơn đến thầy giáo Mr Ravi Varmman Kanniappan đã truyền đạt những kiến thức cơ bản và cô đọng của môn quản trị chiến lược, cám ơn thầy Nguyễn Văn Minh đã hết sức nhiệt tình truyền đạt những kiến thức về quản trị chiến lược và có những hướng dẫn chi tiết, cụ thể giúp tôi có thể hoàn thành tốt được đồ án môn học này. Đây là môn cuối cùng, cũng là môn tổng hợp của các môn đã học của chương trình MBA, cho phép tôi xin gửi lời cám ơn chân thành tới Khoa quốc tế, Đại học quốc gia Hà Nội đã tổ chức khóa học MBA liên kết với Đại học Help, Malaysia để chúng tôi điều kiện tiến cận với trình độ khu vực trong khi vẫn duy trì được công tác của mình. Xin cám ơn thầy trưởng khoa, PGS.TS. Nguyễn Trọng Do đã tạo các điều kiện thuận lợi nhất cho lớp, cám ơn các thầy giáo nước ngoài và giảng viên Việt Nam đã hết sức nhiệt tình truyền thụ những kiến thức, kinh nghiệm quý báu cho chúng tôi. Đẻ hoàn thành được đồ án này, tôi xin cám ơn CN. Đinh Quỳnh Ngọc, Chủ tịch hội đồng quản trị, kiêm tổng giám đốc công ty cổ phần ô tô Hà Nội đã hết lòng ủng hộ, hợp tác và cũng cấp nhưng thông tin đầy đủ về hoạt động của công ty. Cám ơn ban cán sự lớp, đặc biệt là lớp trưởng Nguyễn Văn Tứ đã luôn cùng với Khoa giúp các học viên giải quyết các vấn đề vướng mắc trong quá trình học và chia sẻ những kinh nghiệm trong thực tiễn, cám ơn trưởng nhóm số 1, Nguyễn Thị Bích Diệp cùng các bạn trong nhóm đã đóng góp ý kiến để đồ án của tôi được hoàn thiện hơn. Xin cảm ơn vợ tôi, Đinh Thị Quỳnh Phương và con gái Doãn Quỳnh Nga đã luôn bên tôi và động viên trong suốt thời gian theo học lớp MBA và thời gian chuẩn bị đồ án môn học này. Doãn Ngọc Hải – MBA - EV9 Trang 6 TÓM TẮT NGHIÊN CỨU Quản trị chiến lược đang ngày càng khẳng định rõ vai trò của mình đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Việc quản lý chiến lược tốt sẽ đem đến cho công ty nhiều cơ hội và giúp công ty chủ động chiếm ưu thế cạnh tranh. Các nghiên cứu cho thấy các doanh nghiệp thành công là những doanh nghiệp có quản trị chiến lược tốt. Các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực ô tô đã sớm nhận thức được tầm quan trọng của điều này do đó nhiều doanh nghiệp đã quan tâm đến quản trị chiến lược. Tuy nhiên trong các doanh nghiệp có áp dụng quản trị chiến lược không phải doanh nghiệp nào cũng thành công, có những doanh nghiệp phát triển vươn lên nhưng cũng có những doanh nghiệp bị thất bại thậm chí phá sản. Hiên tại có rất ít nghiên cứu phân tích để chỉ ra rằng sự thành công ở các doanh nghiệp này là do doanh nghiệp có một chiến lược đúng đắn và được thực thi tốt hay thành công hiện tại là do các nhân tố khác. Nghiên cứu này nhằm mục đích làm sáng tỏ điều trên. Công ty được chọn lựa nghiên cứu là Công ty cổ phần ô tô Hà Nội, đây là công ty kinh doanh trong lĩnh vực sửa chữa, mua bán ô tô, là một trong 7 đại lý cấp I, phân phối khu vực miền bắc và 1 trong 21 công ty đại lý phân phối ô tô du lịch thương hiệu Huyndai của tập đoàn Huyndai Thành công. Công ty đã xây dựng chiến lược kinh doanh cho mình và đạt được những thành công nhất định. Trên cơ sở sử dụng công cụ chiến lược là mô hình Delta và Bản đồ chiến lược, nghiên cứu đã đánh giá được thực trạng chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần ô tô Hà Nội và chỉ ra được một số hạn chế trong việc hoạch định chiến lược từ đó đề xuất chiến lược mới cho giai đoạn 2011-2015. Kết quả nghiên cứu cho thấy công ty ô tô Hà Nội đã có áp dụng quản trị chiến lược, sứ mệnh của công ty là cung cấp sản phẩm Huyndai với chất lượng cao và dịch vụ hậu mãi hoàn hảo. Công ty có tầm nhìn trở thành một công ty hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực phân phối xe du lịch Huyndai, góp phần đưa sản phẩm Huyndai thành dòng xe chiếm vị trí số 1 trong cộng đồng Việt nam với thị phần lớn nhất. Giá trị cốt lõi của công ty được đưa ra là Trung thực – Tận tâm - Đoàn kết - Thành công. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu cũng cho thấy chiến lược của công ty còn nhiều hạn chế: Chiến lược này chưa được xây dựng trên việc phân tích đầy đủ các yếu tố bên ngoài, bên trong các điểm mạnh, điểm yếu. Chưa có sự gắn kết giữa sứ mệnh và quá trình thực thi chiến lược. Các hoạt động của công ty chưa chỉ ra rằng các hoạt động này phục vụ cho chiến lược của công ty. Công ty cũng chưa có hoạt động giám sát việc triển khai chiến lược. Kết quả này cho thấy, những kết quả đạt được hiện nay của công ty có thể chỉ là nhất thời, kết quả này sẽ khó duy trì được khi sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt và khi có sự thay đổi trong chính sách đặc biệt khi Việt Nam thực hiện các cam kết hội nhập WTO. Doãn Ngọc Hải – MBA - EV9 Trang 7 Để có thể duy trì được những thành công hiện tại cho giai đoạn tiếp theo, công ty cần có những điều chỉnh chiến lược phù hợp và có kế hoạch thực thi chiến lược này, tác giả đề xuất điều chỉnh chiến lược công ty và đề xuất một chiến lược mới cho giai đoạn 2011-2015. Sứ mệnh của công ty không gắn chặt vào thương hiệu Huyndai mà được điều chỉnh thành “Cung cấp cho khách hàng phương tiện vận tải với chất lượng cao và dịch vụ hậu mãi hoàn hảo”, tầm nhìn của công ty được điều chỉnh thành đại lý phân phối xe du lịch Huyndai đứng đầu Việt Nam trước năm 2015. Các kế hoạch kinh doanh được xây dựng cụ thể có lộ trình để phục vụ chiến lược công ty: Hướng tới tăng số lượng xe ô tô bán ra đi kèm với cung cấp dịch vụ chất lượng cao và hậu mãi hoàn hảo. Doãn Ngọc Hải – MBA - EV9 Trang 8 Chương 1 : Mục đích nghiên cứu Nền kinh tế Việt Nam đã và đang hội nhập với nền kinh tế trong khu vực và thế giới, môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp được mở rộng, tạo ra các cơ hội kinh doanh mới nhưng sự cạnh tranh cũng ngày càng trở nên khốc liệt hơn và nhiều nguy cơ tiềm tàng đe dọa sự phát triển của doanh nghiệp. Trong điều kiện thị trường biến động, vấn đề quyết định ảnh hưởng đến sự thành công của doanh nghiệp đó là lựa chọn một hướng đi đúng và xác định được một chiến lược kinh doanh hợp lý. Ở Việt Nam hiện nay với trên 90% là doanh nghiệp vừa và nhỏ, chiến lược kinh doanh dường như chưa được quan tâm đến. Điều này được giải thích bởi nhiều lý do khác nhau, có thể do không có thời gian: ở các doanh nghiệp nhỏ, người chủ doanh nghiệp thường là người điều hành trực tiếp, do đó thời gian của họ chủ yếu được giành cho việc giải quyết những vấn đề hàng ngày hầu như không có thời gian quan tâm đến việc hoạch định dài hạn. Có thể do không quen với việc hoạch định chiến lược: Nhiều chủ doanh nghiệp chưa nhận thức được công dụng của hoạch định chiến lược hoặc cho rằng không có liên quan nhiều đến tình trạng kinh doanh của họ. Có thể do thiếu kỹ năng: Các chủ doanh nghiệp do hạn chế về trình độ nên thường thiếu các kỹ năng cần thiết để hoạch định một chiến lược và còn do họ không muốn tốn tiền để thuê tư vấn. Do thiếu niềm tin: Nhiều chủ doanh nghiệp vốn rất nhạy cảm với những thông tin quan trọng và họ không muốn chia sẻ những tính toán chiến lược với nhân viên hoặc người ngoài và họ nghĩ rằng hoạch định chiến lược cũng không giúp gì cho việc tăng doanh thu, lợi nhuận trước mắt. Đối với lĩnh vực kinh doanh ô tô, các doanh nghiệp trong lĩnh vực này đã bắt nhận thức được tầm quan trọng, ý nghĩa của việc xây dựng một chiến lược kinh doanh, các doanh nghiệp lớn hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thường thuê cả đội ngũ chuyên gia xây dựng chiến lược cho mình, nhưng doanh nghiệp nhỏ thường tự xây dựng nên. Tuy nhiên đây là lĩnh vực kinh doanh có sự cạnh tranh rất khốc liệt, các doanh nghiệp trong nước phải cạnh tranh lẫn nhau và cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Bên cạnh đó việc suy giảm của nền kinh tế bất cứ thời kỳ nào cũng ảnh hưởng ngay đến lĩnh vực kinh doanh này. Ngoài ra các văn bản dưới luật và các quy định trong lĩnh vực này đang trong quá trình hoàn thiện, sự thay đổi về thường xuyên về chính sách sẽ là những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực này. Một số doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh này đã phát triển vươn lên, những cũng có rất nhiều doanh nghiệp đã thất bại, thậm chí phá sản. Thất bại thì do nhiều nguyên nhân còn thành công ở các doanh nghiệp thì có điểm chung là các doanh nghiệp này đã quan tâm đến hoạch định chiến lược, xác định các hướng đi lớn cho phép doanh nghiệp thay đổi, cải thiện và củng cố vị thế cạnh tranh của mình. giúp cho các doanh nghiệp có có sức cạnh tranh tương đối so với các doanh nghiệp khác để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt. Doãn Ngọc Hải – MBA - EV9 Trang 9 Mặc dù các doanh nghiệp trong lĩnh vực này đã bắt đầu quan tâm đến hoạch định chiến lược do những lợi ích mà nó đem lại, tuy nhiên việc xây dựng các chiến lược có phù hợp hay không, triển khai và giám sát chiến lược như thế nào và hiệu quả đem lại vẫn chưa được chỉ ra rõ ràng. Hiện tại có rất ít các nghiên cứu phân tích chiến lược kinh doanh từ khâu hình thành chiến lược, thực thi chiến lược đến giám sát thực hiện chiến lược. Do đó việc nghiên cứu đánh giá chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp là hết sức cần thiết, các kết quả thu được sẽ giúp cho bản thân doanh nghiệp được đánh giá xem lại chiến lược kinh doanh của mình và những kết quả này là số liệu tham khảo quan trọng cho các công ty khác trong ngành khi xây dựng, hoạch định chiến lược kinh doanh. Công ty cổ phần ô tô Hà Nội được lựa chọn ở đây là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh ô tô đã có chiến lược kinh doanh và đã có những thành công nhất định trong thời gian qua. Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu thu được chiến lược kinh doanh giai đoạn 2011-2015 sẽ được đề xuất để công ty tham khảo. Kết quả cũng là thông tin tham khảo quan trọng cho các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này cũng như cho các doanh nghiệp chuẩn bị gia nhập lĩnh vực này. Mục đích nghiên cứu: 1. Đánh giá chiến lược kinh doanh hiện tại của công ty cổ phần ô tô Hà Nội bằng mô hình Delta kết hợp Bản đồ chiến lược 2. Đề xuất chiến lược mới cho giai đoạn 2011-2015. Đối tượng nghiên cứu: Chiến lược và quản trị chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần ô tô Hà Nội Nhiệm vụ nghiên cứu Nhiệm vụ 1: Thu thập các số liệu liên quan và kết quả phỏng vấn lãnh đạo công ty Nhiệm vụ 2: Vẽ hiện trạng bản đồ Delta kết hợp với Bản đồ chiến lược của công ty Nhiệm vụ 3: Nghiên cứu, phân tích và đánh giá đúng thực trạng chiến lược của công ty: từ khâu hình thành chiến lược, xây dựng chiến lược, triển khai, giám sát việc thực thi chiến lược Nhiệm vụ 4: Xác định điểm mạnh điểm yếu và đề xuất vẽ lại chiến lược công ty cổ phần ô tô Hà Nội giai đoạn 2011-2015 dựa trên mô hình Delta và Bản đồ chiến lược Câu hỏi nghiên cứu 1. Thực trạng chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần ô tô Hà Nội như thế nào dưới góc độ của mô hình Delta và Bản đồ chiến lược? 2. Chiến lược kinh doanh của công ty có phù hợp theo các yếu tố của mô hình Delta và Bản đồ chiến lược? 3. Chiến lược kinh doanh mới của công ty giai đoạn 2010-2015 sẽ được điều chỉnh như thế nào. Doãn Ngọc Hải – MBA - EV9 Trang 10 Kết quả mong muốn ƒ Có được bản báo cáo đánh giá thực trạng chiến lược kinh doanh của công ty từ khâu hình thành chiến lược đến khâu thực thi chiến lược và giám sát thực hiện chiến lược. ƒ Phân tích được chiến lược hiện thời của công ty ƒ Đưa ra chiến lược kinh doanh cho giai đoạn 2011-2015 Bố cục của đồ án: Nghiên cứu này gồm 46 trang, 9 bảng biểu, 10 hình, 3 phụ lục, ngoài các phần chung gồm nội dung, tên đề tài, tóm tắt, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục, nội dung chính của đề tài được chia thành 7 chương, cụ thể như sau: 1. Chương 1: Mục đích nghiên cứu 2. Chương 2: Tổng quan lý thuyết 3. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu 4. Chương 4: Phân tích chiến lược hiện tại của CTCP ô tô Hà Nội 5. Chương 5: Đánh giá các chiến lược hiện tại của CTCP ô tô Hà Nội 6. Chương 6: Đề xuất 7. Chương 7: Kết luận Doãn Ngọc Hải – MBA - EV9 Trang 11 Chương 2: Tổng quan lý thuyết 1. Một số khái niệm cơ bản về quản trị chiến lược ™ Chiến lược: Khái niệm chiến lược có từ thời Hy lạp cổ đại. Thuật ngữ này vốn có nguồn gốc từ quân sự, sau đó đến khoảng năm 330 trước công nguyên, chiến lược dùng để chỉ kỹ năng quản trị để khai thác các lực lượng để đè bẹp đối phương và tạo dựng hệ thống thống trị toàn cục. Trong lịch sử đã có nhiều nhà lý luận quân sự như Tôn tử, Alexander, Napoleon đã đề cập đến chiến lược ở nhiều góc độ khác nhau. Luận điểm cơ bản của chiến lược đó là một bên đối phương có thể đè bẹp đối thủ - thậm chí là đối thủ mạnh hơn, đông hơn – nếu họ có thể dẫn dắt thế trận và đưa đối thủ vào trận địa thuận lợi cho việc triển khai các khả năng của mình. Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh, “trận địa” của chiến lược đó là môi trường kinh doanh trong đó diễn ra các hoạt động cạnh tranh. Họ cạnh tranh với nhau trong một môi trường ngành hướng đến một phân đoạn thị trường mục tiêu và những nỗ lực thu hút khách hàng, thông qua việc mua sắm, khách hàng sẽ quyết định đối thủ nào “thắng” đối thủ nào “thua”. Kết cục cạnh tranh thể hiện bằng thành tích của mỗi đối thủ trên thị trường. Trên phương diện cạnh tranh, chúng ta sẽ sử dụng năng lực tạo sự khác biệt để mô tả các khả năng đặc biệt tạo ra ưu thế nhất định. Năng lực tạo sự khác biệt bao gồm các khả năng, các kỹ nang, các công nghệ và các nguồn lực đặc biệt cho phép một tổ chức có thể tạo ra sưh khác biệt với đối thủ và tạo nên lợi thế cạnh tranh. Một cách lý tưởng, các khả năng của một tổ chức tạo ra sự khác biệt đến mức các đối thủ khác hoàn toàn không thể sao chép được. Các khả năng và accs kỹ năng quan trọng trong kinh doanh bao gồm: Thiết kế sản phẩm, cải tiến, chế tạo với chi phí thấp, công nghệ có bản quyền, chất lượng vượt trội, hiệu suất phân phối. Chiến lược của mỗi doanh nghiệp yêu cầu doanh nghiệp cần phải phát triển một lợi thế cạnh tranh cho phép tiến hành cạnh tranh một cách hữu hiệu. Có thể coi chiến lược là các ý tưởng, các kế hoạch và sự hỗ trợ để một doanh nghiệp tiến hành cạnh tranh thành công trước các đối thủ của nó (Lê, Thế Giới; Nguyễn, Thanh Liêm và Trần, Hữu Hải 2009). Có nhiều định nghĩa chiến lược khác nhau, theo quan điểm và thời gian các định nghĩa này có những thay đổi. Chandler (1962) là một trong những người đầu tiên khởi xướng lý thuyết quản trị chiến lược. Theo Quinn (1980), chiến lược là mô thức hay kế hoạch tích hợp các mục tiêu chính yếu, các chính sách và chuỗi hành động vào tổng thể được cố kết một cách chặt chẽ. Sau đó, Johnson và Sholes (1999) định nghĩa lại chiến lược trong điều kiện môi trường có nhiều thay đổi nhanh chóng : Chiến lược là định hướng và phạm vi của một tổ chức về dài hạn nhằm giành lợi thế cạnh tranh cho tổ chức thông qua việc định dạng các nguồn lực của nó trong môi trường thay đổi, để đáp ứng nhu cầu thị trường và thỏa mãn mong đợi của các bên hữu quan. Theo G.Ailleret, chiến lược là việc xác định con đường và phương tiện vận dụng để đạt tới mục tiêu . Theo G. Hirsch, chiến lược là nghệ thuật phối hợp các hành động và điều khiển chúng nhằm đạt tới mục tiêu dài hạn và A. Charler cho Doãn Ngọc Hải – MBA - EV9 Trang 12 rằng chiến lược kinh doanh là phác họa những quỹ đạo tiến triển đủ vững chắc và lâu dài, sắp đặt các quyết định và hành động thật chuẩn xác. Không chỉ bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau, định nghĩa chiến lược còn khác nhau tùy theo cấp độ. Việc định nghĩa chính xác chiến lược theo cấp độ về bản chất là tùy theo quan điểm. Tối thiểu có ba mức chiến lược cần được nhận diện: Chiến lược cấp công ty; chiến lược cấp đơn vị kinh doanh và chiến lược chức năng. ™ Quản trị chiến lược Quản trị chiến lược là một bộ các quyết định quản trị và các hành động xác định hiệu suất dài hạn của một công ty, xây dựng các chính sách và kế hoạch để đạt được các mục tiêu và phân bổ các nguồn lực của tổ chức cho việc thực hiện các chính sách, kế hoạch này (Lê, Thế Giới; Nguyễn, Thanh liêm và Trần, Hữu Hải 2009). Nhiệm vụ quản trị chiến lược bao gồm ba phần chính: thiết lập mục tiêu - tức xác định tổ chức muốn đi đâu, về đâu; xây dựng kế hoạch - tức xác định tổ chức sẽ đi đến đó bằng con đường nào; bố trí, phân bổ nguồn lực - tức tổ chức dùng phương tiện, công cụ gì để đến đó. Quá
Luận văn liên quan