Đồ án Đánh giá tình trạng cung cấp điện, đề xuất phương án cải tạo và nâng cao hiệu quả sử dụng điện xã Thụy Lâm -Huyện Đông Anh - thành phố Hà Nội

Trong những năm gần đây, do có sự chuyển đổi cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường, đất nước ta đã thu được những thành công hết sức to lớn. Từ một đất nước lạc hậu, nghèo nàn, sản xuất thô sơ, nay đã có những thay đổi to lớn cả về kinh tế, chính trị lẫn giáo dục quốc phòng. Sản xuất càng phát triển thì ngành năng lượng đặc biệt là điện năng càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Bởi vì, điện năng không những là một nguồn năng lượng sạch mà còn có nhiều ưu điểm hơn so với ngành năng lượng khác như: Tiết kiệm hơn, thiết bị sử dụng năng lượng điện nhỏ gọn hơn, truyền tải đơn giản hơn. Tuy vậy hệ thống điện hiện tại vẫn chưa thể đáp ứng được những nhu cầu cấp thiết đó nhất là ở các vùng nông thôn vẫn tồn tại những lưới điện cũ, tiết diện dây không đảm bảo, hiện tượng chắp và cải tạo không có hệ thống, Những hạn chế đó khiến cho tổn thất điện năng lớn, giá điện tăng cao, chất lượng điện rất kém gây nhiều khó khăn cho người sử dụng. Do đó, công việc cải tạo, thiết kế lại lưới điện là cần thiết nhằm nâng cao chất lượng điện và độ tin cậy cung cấp điện, đáp ứng những nhu cầu và nguyện vọng của nhân dân. Xuất phát từ nhu cầu thực tế đó, được sự phân công của bộ môn cung cấp và sử dụng điện - Khoa Cơ điện – Trường Đại học Nông Nghiệp I Hà Nội, cùng với sự chỉ bảo tận tình của thầy giáo Đỗ Văn Công cùng các thầy giáo cô giáo trong bộ môn điện, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá tình trạng cung cấp điện, đề xuất phương án cải tạo và nâng cao hiệu quả sử dụng điện xã Thụy Lâm -huyện Đông Anh - thành phố Hà Nội”  Nội dung chính của đề tài gồm 8 phần: Phần I : Đặc điểm tự nhiên kinh tế xã hội xã Thụy Lâm Phần II : Đặc điểm lưới điện hiện tại xã Thụy Lâm Phần III : Tổng hợp phụ tải Phần IV : Đánh giá các thông số kỹ thuật của lưới điện trước cải tạo Phần V : Cải tạo, thiết kế lưới điện Phần VI : Đánh giá hiệu quả kinh tế lưới điện Phần VII : Đánh giá hiệu quả sử dụng công tơ 3 giá Phần VIII : Kết luận và đề nghị

docx137 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2470 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Đánh giá tình trạng cung cấp điện, đề xuất phương án cải tạo và nâng cao hiệu quả sử dụng điện xã Thụy Lâm -Huyện Đông Anh - thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm gần đây, do có sự chuyển đổi cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường, đất nước ta đã thu được những thành công hết sức to lớn. Từ một đất nước lạc hậu, nghèo nàn, sản xuất thô sơ, nay đã có những thay đổi to lớn cả về kinh tế, chính trị lẫn giáo dục quốc phòng. Sản xuất càng phát triển thì ngành năng lượng đặc biệt là điện năng càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Bởi vì, điện năng không những là một nguồn năng lượng sạch mà còn có nhiều ưu điểm hơn so với ngành năng lượng khác như: Tiết kiệm hơn, thiết bị sử dụng năng lượng điện nhỏ gọn hơn, truyền tải đơn giản hơn... Tuy vậy hệ thống điện hiện tại vẫn chưa thể đáp ứng được những nhu cầu cấp thiết đó nhất là ở các vùng nông thôn vẫn tồn tại những lưới điện cũ, tiết diện dây không đảm bảo, hiện tượng chắp và cải tạo không có hệ thống, Những hạn chế đó khiến cho tổn thất điện năng lớn, giá điện tăng cao, chất lượng điện rất kém gây nhiều khó khăn cho người sử dụng. Do đó, công việc cải tạo, thiết kế lại lưới điện là cần thiết nhằm nâng cao chất lượng điện và độ tin cậy cung cấp điện, đáp ứng những nhu cầu và nguyện vọng của nhân dân. Xuất phát từ nhu cầu thực tế đó, được sự phân công của bộ môn cung cấp và sử dụng điện - Khoa Cơ điện – Trường Đại học Nông Nghiệp I Hà Nội, cùng với sự chỉ bảo tận tình của thầy giáo Đỗ Văn Công cùng các thầy giáo cô giáo trong bộ môn điện, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá tình trạng cung cấp điện, đề xuất phương án cải tạo và nâng cao hiệu quả sử dụng điện xã Thụy Lâm -huyện Đông Anh - thành phố Hà Nội” Nội dung chính của đề tài gồm 8 phần: Phần I : Đặc điểm tự nhiên kinh tế xã hội xã Thụy Lâm Phần II : Đặc điểm lưới điện hiện tại xã Thụy Lâm Phần III : Tổng hợp phụ tải Phần IV : Đánh giá các thông số kỹ thuật của lưới điện trước cải tạo Phần V : Cải tạo, thiết kế lưới điện Phần VI : Đánh giá hiệu quả kinh tế lưới điện Phần VII : Đánh giá hiệu quả sử dụng công tơ 3 giá Phần VIII : Kết luận và đề nghị Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng do trình độ bản thân còn hạn chế, thời gian thực tập có hạn nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự nhận xét, góp ý của các thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn đồng nghiệp để đề tài của chúng tôi được hoàn thiện hơn. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn ! Hà Nội, ngày ..... tháng ...... năm 2005 Người thực hiện SV: Phạm Thị Xuân Huế PHẦN I ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN-KINH TẾ-XÃ HỘI CHƯƠNG I: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN CỦA XÃ 1.1 SƠ LƯỢC TOÀN HUYỆN ĐÔNG ANH Đông Anh là một huyện ngoại thành Hà Nội. Nó nằm ở phía Đông của thành phố Phía Đông giáp huyện Yên Phong Phía Tây giáp huyện Từ Liêm Phía Nam giáp huyện Gia Lâm Phía Bắc giáp huyện Sóc Sơn Kinh tế của huyện chủ yếu vẫn là Nông nghiệp, ngoài ra ở Đông Anh tập trung khá nhiều các nhà máy xí nghiệp, có khu Công Nghiệp Bắc Thăng Long thu hút được nhiều lao động . Đông Anh có quốc lộ 3 chạy qua nên thương mại và dịch vụ rất phát triển. Hiện nay Đông Anh có 23 xã và 1 thị trấn. Theo dự án thì trong một vài năm tới Đông Anh sẽ được tách ra thành quận Cổ Loa và huyện Đông Anh mới chỉ gồm 6 xã Với những chủ trương chính sách của thành phố Hà Nội và dưới sự lãnh đạo của đảng uỷ, UBNN huyện, toàn huyện Đông Anh đang từng bước nâng cao hơn nữa đời sống cả về vật chất lẫn tinh thần. 1.2. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ XÃ THỤY LÂM Thụy Lâm là một xã nằm ở phía Đông của huyện Đông Anh, cách quốc lộ 3 khoảng 7 km về phía Tây. Địa giới hành chính xã gồm: + Phía Bắc giáp xã Xuân Thu huyện Sóc Sơn + Phía Đông giáp xã Văn Môn và xã Yên Phụ huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh + Phía Nam giáp xã Liên Hà và xã Vân Hà + Phía Tây giáp xã Xuân Nộn 1.3 THỜI TIẾT KHÍ HẬU Xã Thụy Lâm nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa. Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt. Mùa hè vào tháng 5,6,7 nóng mưa nhiều còn mùa đông vào tháng 10,11,12 lạnh, mưa ít. Nhiệt độ trung bình năm là 25 độ C đến 27 độ C. Độ ẩm trung bình hàng năm là 85%. Mưa tập trung chủ yếu vào tháng 6,7,8. Điều kiện thời tiết khí hậu khắc nghiệt và không ổn định đã có ảnh hưởng rất bất lợi tới sự hoạt động của thiết bị và tuổi thọ của các công trình điện. 1.4 ĐẤT ĐAI - ĐỊA HÌNH 1.4.1 Về đất đai Tổng diện tích đất tự nhiên của toàn xã là 1071 ha Trong đó : diện tích đất thổ cư là 123,46 ha chiếm 11,53% Diện tích đất nông nghiệp là : 677 ha chiếm 63,2% Diện tích đất khai thác là 270,5 ha chiếm 25,3% 1.4.2 Địa hình Nằm trong vùng đồng bằng châu thổ Sông Hồng, xã có kiến tạo tương đối bằng phẳng. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng các cơ sở hạ tầng nói chung và các công trình điện nói riêng. CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI 2.1. ĐẶC ĐIỂM XÃ HỘI Toàn xã Thụy Lâm hiện có 2766 hộ gia đình với 12773 nhân khẩu, trung bình 4,62 người/hộ gia đình, mật độ dân cư phân bố tương đối dày. Ở thôn Thụy Lôi với 5062 nhân khẩu, chiếm 39,6% tổng số dân toàn xã. Toàn xã được chia thành 10 thôn với số hộ và nhân khẩu được thể hiện trong Bảng 1.1 Bảng 1.1: Bảng thống kê dân số xã Thụy Lâm STT  Tên thôn  Số hộ  Nhân khẩu   1  Khu 6  510  2540   2  Khu 5  480  2522   3  Mạnh Tân  462  2095   4  Cổ Miếu  246  1100   5  Hương Trằm  245  1139   6  Biểu Khê  103  506   7  Hà Lâm 1  141  614   8  Hà Lâm 2  120  455   9  Hà Lâm 3  144  538   10  Đào Thục  315  1264   (   2766  12773   Tốc độ phát triển dân số xã theo thống kê năm 2001 là 1,42%, năm 2003 là 1,48%. So với các xã lân cận thì tốc độ gia tăng dân số của Thụy Lâm là tương đối cao. Là xã ngoại thành Hà Nội nên các công trình phúc lợi xã hội thường xuyên được tu bổ, nâng cấp và luôn được sự quan tâm của các cấp chính quyền. Các hoạt động giao lưu văn hoá phát triển mạnh mẽ trong các tầng lớp nhân dân đặc biệt là thể thao, văn nghệ ... 2.2. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - Nông nghiệp Thụy Lâm là một xã thuần nông của huyện Đông Anh, nền kinh tế chính của xã là nông nghiệp. Cây lương thực chính là cây lúa, năng suất trung bìmh hàng năm vào khoảng 8,4 tấn / ha. Ngành chăn nuôi trong xã cũng phát triển mạnh, đặc biệt là chăn nuôi gia cầm. Ngoài ra còn một số loại gia súc như trâu, bò ... - Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp Hiện nay trong xã đang phát triển mạnh các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp như sản xuất đồ gỗ gia dụng, sản xuất các sản phẩm cơ khí. Các nghành nghề này tạo ra thu nhập đáng kể cho nhiều gia đình trong xã. - Thương mại và dịch vụ Đây là một lĩnh vực kinh tế mới mẻ và đang đem lại cho người dân nguồn thu nhập không nhỏ, các hộ thường buôn bán gỗ, quế... từ miền ngược về để phân phối cho toàn huyện. 2.3 PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI 2010 2.3.1. Định hướng Khai thác có hiệu quả những tiềm năng lợi thế sẵn có của địa phương. Nâng cao hơn nữa đời sống vật chất tinh thần của nhân dân. Giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. 2.3.2. Nhiệm vụ cụ thể + Về nông nghiệp - Đẩy nhanh quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế cho phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm có quy mô, quy trình phù hợp với đặc thù của địa phương. - Hình thành các trang trại theo quy định - Hoàn thiện việc xét, cấp, giao đất giãn dân cho nhân dân theo kế hoạch từng năm + Về sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp – dịch vụ - Quy hoạch khu sản xuất tiểu thủ công nghiệp tập trung - Nâng cấp cải tạo chợ Nhội và một số khu vực buôn bán tập trung ở một số thôn khu. - Tiếp tục đề nghị phê duyệt thị tứ của xã + Về Y tế – Giáo dục - Hoàn thiện hệ thống y tế trong xã - Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục, phát huy kết quả đạt được trong những năm qua, tập trung quan tâm ngành học mầm non. PHẦN II ĐẶC ĐIỂM LƯỚI ĐIỆN HIỆN TẠI XÃ THỤY LÂM CHƯƠNG I : ĐẶC ĐIỂM LƯỚI ĐIỆN VÀ NGUỒN ĐIỆN XÃ 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ Lưới điện xã Thụy Lâm được bắt đầu xây dựng vào năm 1967 vốn do nhân dân tự góp. Trong quá trình sử dụng lưới điện thường xuyên được nâng cấp, cải tạo, thay thế đường dây, thiết bị hỏng hóc, đặt thêm các trạm biến áp. 1.2 NGUỒN ĐIỆN Nguồn điện cấp cho các TBA tiêu thụ xã Thụy Lâm được lấy từ lộ 673 Lâm Tiên. Các TBA trung gian 110/35/6 kV này có cấp điện áp không đủ định mức. Ở giờ cao điểm chỉ còn 4,6 kV; 4,8 kV, công suất chỉ đủ cung cấp cho các TBA tiêu thụ. 1.3 LƯỚI ĐIỆN 1.3.1 Trạm biến áp Hiện nay toàn xã có 8 TBA với tổng công suất lắp đặt là 2000 kVA được thể hiện trong Bảng 2.1 Bảng 2.1 Hiện trạng TBA trong toàn xã Tên trạm  Số máy  Dung lượng KVA  Số hộ được cấp  Thôn được cấp  Loại trạm   Thư Lâm Đồng De Khu 6 Đào Thục Hương Trằm Cổ Miếu Hà Lâm 1 Hà Lâm 2  1 1 1 1 1 1 1 1  320 320 320 320 180 180 180 180  462 480 510 315 348 246 141 264  Mạnh Tân Khu 5 Thụy Lôi Khu 6 Thụy Lôi Đào Thục Hương Trằm, Biểu Khê Cổ Miếu Hà Lâm 1 Hà Lâm 2,3  Bệt Bệt Bệt Bệt Treo Treo Treo Bệt   * Các thiết bị trong trạm gồm: + Chống sét van oxít kim loại 6 KV + Cầu chì tự rơi SI 24V/ 50A + 1 MBA + Thiết bị đo lường, đóng cắt bảo vệ được đặt trong buồng phân phối xây kín. * Các thiết bị trong buồng phân phối bao gồm : - 3 Am pe met - 1 Vôn mét - Công tơ tổng 3 pha đo các nhánh - Áptômát bảo vệ. Trong tất cả các trạm, công tơ tổng được sử dụng là loại công tơ điện tử với 3 biểu giá Toàn bộ mặt bằng trạm được bao bởi hàng rào bê tông. 1.3.2 Lưới điện hạ áp Trong một vài năm gần đây, được sự quan tâm của sở điện lực Hà Nội – chi nhánh điện Đông Anh thì lưới điện hạ áp xã đã được thay thế một số đường dây mới, cột mới ở các đường trục chính và đường nhánh. Đường trục sử dụng cột H12, dây A 95, A 70 ... Đường nhánh sử dụng chủ yếu cột H 7,5, dây A 25, A16. Nhưng sự thay thế là chắp vá, không đồng bộ, không được tính toán đảm bảo kỹ thuật nên tiết diện dây dẫn vẫn không đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ của nhân dân, gây tổn thất lớn. Đặc biệt dây dẫn nối từ cột đến hộ tiêu thụ do các hộ tự do đấu nối , lại sử dụng chủ yếu là dây A10, dây lưỡng kim, dây đồng tiết diện nhỏ, nối nhiều nên gây tổn thất lớn. Các tuyến dây qua các đường gấp khúc không có dây néo an toàn. Sứ có hiện tượng rạn nứt. 1.3.3 Công tơ Hiện nay toàn xã có 100% hộ dùng điện qua công tơ. Công tơ điện đang sử dụng được lắp đặt tại vị trí tập trung nên tạo điều kiện cho công tác quản lý kinh doanh. Do trình độ lắp đặt của cán bộ công nhân còn yếu, việc lắp đặt công tơ thường xuyên bị lệch gây ảnh hưởng đến độ chính xác của dụng cụ đo dẫn đến tổn thất kinh doanh tương đối lớn. 1.3.4 Công tác quản lý điện Nguồn điện năng cung cấp cho xã Thụy Lâm hiện thuộc quyền quản lý của chi nhánh điện huyện Đông Anh, điện năng được bán trực tiếp tới công tơ tổng trạm biến áp tiêu thụ trong xã. Giá điện được bán như sau : - Trước ngày 1/10/2002 + Giá sinh hoạt : 360 đồng / kWh + Giá kinh doanh : 751 đồng / kWh Trong đó, theo đánh giá của chi nhánh điện Đông Anh, lượng điện năng dùng cho sinh hoạt chiếm phần lớn tổng điện năng tiêu thụ trên toàn xã. Do đó, sau ngày 1/10/2002: + Giá sinh hoạt : 430 đồng / kWh + Giá điện sản xuất: 805 đồng / kWh CHƯƠNG II : ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG LƯỚI ĐIỆN XÃ 2.1 ĐẶC ĐIỂM PHỤ TẢI VÀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐIỆN NĂNG Tất cả các thiết bị, dụng cụ, máy móc... dùng để biến đổi điện năng thành các dạng năng lượng khác như cơ, nhiệt, quang, hoá năng... mà trực tiếp hay gián tiếp tham gia vào các quá trình sản xuất và phục vụ đời sống sinh hoạt gọi là các hộ dùng điện. Phụ tải điện là đại lượng biểu thị mức độ tiêu thụ điện của các hộ dùng điện, có thể biểu thị qua các đại lượng dòng điện, công suất hoặc điện năng. Với lưới điện nông thôn nói chung và lưới điện xã Thụy Lâm nói riêng thì phụ tải được chia làm 3 loại: + Phụ tải sinh hoạt + Phụ tải sản xuất + Phụ tải dịch vụ công cộng 2.1.1 Phụ tải sinh hoạt Bao gồm các thụ điện phục vụ cho sinh hoạt gia đình như: dụng cụ chiếu sáng, quạt gió, đun nấu, văn hoá giải trí ... Quá trình tiêu thụ điện trong sinh hoạt chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố kinh tế, văn hoá xã hội, điều kiện sinh hoạt, lối sống, tập tục địa phương, thời tiết.Ví dụ ở Miền Bắc có mùa nóng và mùa rét, ở miền Nam chỉ có mùa nóng. Việc phân tích các mối quan hệ trên rất phức tạp và thông thường phải dựa trên cơ sở lý thuyết xác xuất thống kê. Do đó để nắm bắt tình hình phụ tải điện của địa phương chúng tôi tiến hành điều tra trong 8 thôn, mỗi thôn 50 hộ gia đình để từ đó xác định công xuất trung bình từng hộ thông qua công suất lắp đặt thiết bị và thời gian sử dụng. Kết quả điều tra được thể hiện ở Phụ lục 1. 2.1.2 Phụ tải động lực Đây là các động cơ phục vụ sản xuất bao gồm máy xay sát, máy công cụ trong các xưởng sản xuất mộc, cơ khí ... nó góp phần tích cực và quan trọng trong sự phát triển ở các vùng nông thôn. Số liệu phụ tải động lực được chúng tôi điều tra trong từng thôn và được thể hiện ở Phụ lục 2. 2.1.3 Phụ tải dich vụ công cộng. Phụ tải dịch vụ công cộng là những phụ tải phục vụ các hoạt động chung trong xã, đặc điểm của loại phụ tải này tương đối giống phụ tảt sinh hoạt, đó chủ yếu là các thiết bị chiếu sáng, quạt gió, giải trí…. Sau khi điều tra và thống kê số liệu chúng tôi thu được kết quả ở phụ lục 3. * Nhận xét Qua số liệu thống kê phụ lục 1, 2, 3, chúng tôi thấy phụ tải trong xã khá phong phú, đa dạng với nhiều loại thiết bị và công suất khác nhau. Các công trình công cộng nằm rải rác ở các thôn gây khó khăn cho quá trình tính toán tổng hợp phụ tải phục vụ quá trình quy hoạch. Lưới điện động lực dùng chung lưới điện sinh hoạt gây ảnh hưởng xấu tới chất lượng điện và công tác quản lý. 2.2 ĐỒ THỊ PHỤ TẢI 2.2.1. Đại cương Phụ tải điện là một đại lượng ngẫu nhiên, chịu tác động của rất nhiều yếu tố, trong quá trình làm việc các thụ điện được đóng cắt khỏi lưới một cách ngẫu nhiên. Tuy vậy ta cũng thấy sự thay đổi của phụ tải còn tuân theo một quy luật nhất định, đó là quy luật tuần hoà lặp lại theo chu trình ngày đêm, tuần, tháng, năm… Các quy luật khách quan này được thiết lập bởi nhân tố thiên văn, khí tượng, xã hội. Các nhân tố này chịu tác động theo một chu trình nhất định, ta có thể coi chu trình của phụ tải tuân theo chu trình hoạt động của con người. Như vậy, đồ thị phụ tải (ĐTPT) phản ánh sự biến thiên của phụ tải điện trong khoảng thời gian một ngày đêm. Trong khu vực nông thôn, số lượng phụ tải điện phục vụ công sở không đáng kể. Do vậy chúng ta xét ĐTPT chung cho ngày nghỉ và ngày thường. Đồ thị phụ tải có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc tính toán và thiết kế và đặc biệt trong việc vận hành mạng điện. Từ ĐTPT chúng ta xác định được rất nhiều tham số quan trọng của mạng điện như: thời gian sử dụng công suất cực đại, thời gian hao tổn cực đại, hệ số điền kín, hệ số mang tải. Thông qua các tham số này chúng ta đánh giá được đặc tính của lưới điện và lựa chọn thiết bị một cách hợp lý và kinh tế nhất. 2.2.2. Phương pháp xây dựng ĐTPT 2.2.2.1. Thu thập thông tin về ĐTPT Như đã biết, phụ tải điện chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố, phụ thuộc vào tính chất, đặc điểm của các hộ dùng điện, các tham số của hệ thống điện, các đặc điểm kinh tế, xã hội và tự nhiên của các vùng cung cấp điện… Điều này cho thấy việc xây dựng ĐTPT rất phức tạp cần có sự trợ giúp của lý thuyết xác suất thống kê và đòi hỏi phải có những phương pháp nghiên cứu khoa học và lôgic mới có thể đảm bảo được độ tin cậy của bài toán. Muốn xây dựng ĐTPT ta phải điều tra nghiên cứu và thu thập thông tin. Tuỳ theo từng điều kiện cụ thể chọn một trong các phương pháp thu thập thông tin sau. Phương pháp đo đếm từ xa Phương pháp bán tự động Phương pháp gián tiếp Phương pháp đo đếm trực tiếp. Qua nghiên cứu tình trạng thực tế lưới điện, tình hình thực tập và điều kiện địa phương, chúng tôi thấy phương pháp đo đếm trực tiếp là phù hợp nhất. Để xây dựng ĐTPT chúng tôi tiến hành đo đếm điện năng tại công tơ tổng trong 5 ngày ( từ 13/10 – 17/10/2004) và được ghi lại 60 phút một lần. Số liệu đo cụ thể được trình bày trong Bảng 2.2 ( Bảng2.9. 2.2.2.2. Xử lý số liệu Số liệu sau khi thu thập cần được xử lý để loại bỏ những sai số có thể xuất hiện trong các phép đo và sắp xếp trong các bảng biểu thích hợp để tạo điều kiện thuân lợi cho các quá trình tiếp theo. Có thể coi sự phân bố xác suất của phụ tải tuân theo quy luật phân phối dạng chuẩn. F(p) =  (2-1) Giá trị tính toán của phụ tải ở giờ thứ i được xác định theo biểu thức: Ptt=M(Pi)+(Pi) ; kW (2-2) M(Pi)-Kỳ vọng toán của phụ tải ở giờ thứ i M(Pi) =  ; kW (2-3) Pi là công suất đo được ở giờ thứ i n- là số ngày đo (Pi) – giá trị hiệu chỉnh tính tới sai số của phép đo (Pi) =  ; kW (2-4) ( là độ lệch qui định, nó phản ánh xác suất phụ tải nhận giá trị lân cận của kì vọng toán với độ tin cậy 9597%. Với lưới điện nông thôn thì (=1,5(2,5, ở đây chúng tôi lấy ( = 1,65.  là độ lệch trung bình bình phương ở giờ thứ i ; kW (2-5) * Xét TBA Thư Lâm. Áp dụng các công thức từ (2-2) đến (2-5) cho giờ 0-1 ta có: Công suất trung bình một giờ là:  (kW) Độ lệch chuẩn  Sai số của phép đo. (kW) Vậy công suất phụ tải tính toán là:  (kW) Tính toán tương tụ cho các giờ còn lại của TBA Thư Lâm ta có kết quả được thể hiện cụ thể ở Bảng 2.2 Các TBA khác trong xã được làm tương tự, kết quả trình bày từ Bảng 2.2 đến 2.9. 2.2.2.3. Các tham số của ĐTPT Công suất phụ tải trung bình Ptb. ; kW (2-6) Công suất phụ tải cực đại Pm=Max[] kW (2-7) Thời gian sử dụng công suất cực đại Tm  ; h (2-8) Thời gian hao tổn công suất cực đại (m ; h (2-9) Hệ số công suất cos(. Ta có m=, tra Bảng 2.11 giáo trình Quy hoạch điện và dùng nội suy ta có: cos( = max(cos(n,cos(d) Hệ số điền kín đồ thị kđk  (2-10) Hệ số sử dụng công suất đặt ksd  (2-11) Hệ số mang tải cực đại của máy biến áp  (2-12) Tính cho TBA Thư Lâm Áp dụng các công thức trên chúng ta có các tham số như sau: Công suất trung bình hàng ngày   kW Công suất cực đại Pm = 151 ; kW Thời gian sử dụng công suất cực đại trong ngày   h Thời gian hao tổn công suất cực đại   h Hệ số điền kín   Hệ số công suất của máy biến áp là Ta có tỷ số  Khi đó tra bảng và dùng nội suy với cos(đ ta có cos(BA = 0,87 Hệ số mang tải cực đại  Hệ số sử dụng công suất đặt  Tính toán tương tự với các trạm biến áp khác, kết quả được thể hiện ở Bảng 2.12. Bảng 2.12. Bảng các tham số phụ tải MBA Tên trạm  Tham số phụ tải    Pm  Ptb  Tm  (m  Kđk  Kmt  Ksd  cos(   Thư Lâm  151  95,03  15,1  11,7  0,63  0,54  0,34  0,87   Đồng De  162,4  99,44  14,6  10,5  0,61  0,56  0,35  0,9   Khu 6  165,2  106,7  15,5  11,24  0,65  0,59  0,22  0,87   Đào Thục  82,8  48,71  14,12  8,97  0,59  0,29  0,17  0,89   Hương Trằm  107,4  65,63  14,7  9,92  0,61  0,68  0,41  0,88   Cổ Miếu  79,6  49,67  14,9  10,23  0,62  0,51  0,32  0,87   Hà Lâm1  72  42,52  14,1  9,42  0,59  0,44  0,26  0,9   Hà Lâm 2  96,2  56,5  14  9,3  0,58  0,59  0,35  0,9   * Nhận xét - Theo số liệu đo đạc chúng tôi thấy điện năng tiêu thụ giữa các ngày là khá đồng đều nhau. Nguyên nhân là do đặc điểm nông thôn các ngày làm việc không phân biệt ngày thường và ngày nghỉ. - Sau khi tính toán các tham số phụ tải MBA, chúng ta thấy hầu hết các MBA làm việc non tải đặc biệt là giờ thấp điểm. - Phụ tải được dùng nhiều trong khoảng từ 17 đến 20 giờ, đồ thị phụ tải đạt cực đại vào 19 giờ. Vào khuya, phụ tải dùng ít vì chủ yếu là phụ tải làm mát và một ít chiếu sáng. Hệ số công suất các MBA là khá lớn. PHẦN III TỔNG HỢP PHỤ TẢI CHƯƠNG I: TÍNH TOÁN VÀ TỔNG HỢP PHỤ TẢI 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ Tính toán phụ tải là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác quy hoạch và cải tạo lưới điện. Nếu việc tổng hợp
Luận văn liên quan