So với các lĩnh vực truyền thông khác, thông tin vô tuyến có sự tăng trưởng nhanh chóng. Xu hướng hiện nay là sử dụng các thiết bị di động để truy cập các dịch vụ Internet tốc độ cao. Một trong những hướng đi của vấn đề này là sử dụng công nghệ UWB. Công nghệ này cho phép các kết nối vô tuyến có tốc độ cao hơn hẳn so với các kết nối vô tuyến khác. Đây là một công nghệ mới không chỉ mới ở Việt Nam mà còn là một công nghệ mới mẻ trên thế giới và là một công nghệ có nhiều tiềm năng ứng dụng cao.
Vấn đề xử lí tín hiệu có một vai trò hết sức quan trọng trong các hệ thống vô tuyến nào. Cũng như bất kì một hệ thống truyền thông nào khác, vấn đề xử lí tín hiệu trong truyền thông UWB là một trong những vấn đề quyết định đến sự thành công của hệ thống, qua đó có thể xem xét đẩy hiệu năng của hệ thống lên các giới hạn có thể. Được sử hướng dẫn của ThS.Nguyễn Phi Hùng và Ks.Bùi Văn Phú em mạnh dạn đi vào tìm hiểu công nghệ này. Trong nội dung đồ án này em sẽ nghiên cứu tổng quan về hệ thống truyền thông UWB và đánh giá hệ thống dưới quan điểm xử lí tín hiệu.
Về nội dung đồ án được chia thành 4 chương:
Chương 1 Tổng quan về hệ truyền thông UWB: giới thiệu tổng quan về hệ thống UWB, các đặc tính cơ bản của tín hiệu và hệ thống UWB từ đó cho thấy tiềm năng ứng dụng của UWB là rất lớn. Các đặc điểm đặc biệt quan tâm của hệ thống UWB là các quy định về phổ tần của FCC đưa ra. Lợi thế về băng thông, khả năng chống đa đường của tín hiệu UWB làm tín hiệu UWB trở lên rất hấp dẫn đối với lĩnh vực viễn thông. Ngoài ra các đặc tính khác của tín hiệu UWB như khả năng đâm xuyên, định vị làm lĩnh vực ứng dụng của nó trở nên rất rộng và linh hoạt.
Chương 2 Mô hình kênh cho UWB: trình bày một mô hình kênh vô tuyến trong nhà áp dụng cho truyền thông UWB.
Chương 3 Truyền thông UWB: trình bày các thành phần quan trọng hệ thống truyền thông, nhấn mạnh vào cách khía cạnh quan trọng của hệ thống như điều chế, đa truy nhập và sử dụng máy thu Rake để thu tín hiệu.
Chương 4 Đánh giá một số khía cạnh của hệ thống truyền thông UWB: xem xét các vấn đề quan trọng có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của hệ thống truyền thông UWB như dung lượng; ảnh hưởng nhiễu qua lại với các hệ thống truyền thông vô tuyến khác; so sánh hiệu năng với một số hệ thống truyền thông băng rộng hiện tại; và các trường hợp ứng dụng cụ thể của nó.
86 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4068 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Đánh giá về hệ thống UWB (Ultra-Wideband), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH iii
DANH MỤC BẢNG iv
THUẬT NGỮ VIẾT TẮT v
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG UWB 3
1.1 Giới thiệu về hệ thống UWB 3
1.1.1 Lịch sử phát triển của UWB 4
1.1.2 Các ưu điểm của UWB 5
1.1.3 Những thách thức của UWB 5
1.1.4 Vai trò của xử lí tín hiệu 6
1.2 Các thuộc tính của hệ thống và tín hiệu UWB 6
1.2.1 Mặt nạ phổ công suất 6
1.2.1 Mẫu xung 7
1.2.2 Chuỗi xung 10
1.2.3 Đa đường 11
1.2.4 Các đặc điểm khác 14
1.3 Các lĩnh vực ứng dụng của UWB 16
1.4 Tổng kết 18
CHƯƠNG 2: MÔ HÌNH KÊNH VÔ TUYẾN TRONG UWB 20
2.1 Mở đầu 20
2.2 Mô hình kênh 24
2.2.1 Mô hình kênh phạm vi lớn 24
2.2.2 Mô hình kênh phạm vi nhỏ 26
2.2.3 Sử dụng mô hình 26
2.3 Tổng kết 27
CHƯƠNG 3: TRUYỀN THÔNG UWB 28
3.1 Các phương pháp điều chế trong truyền thông UWB 28
3.1.1 Điều chế vị trí xung (PPM) 30
3.1.2 Điều chế pha hai trạng thái (BPSK) 32
3.1.3 Điều chế dạng xung (PSM) 33
3.1.4 Điều chế biên độ xung 34
3.1.5 Khoá bật- tắt 35
3.1.6 Mẫu tín hiệu 35
3.1.6.1 Mẫu tín hiệu trải phổ nhảy thời gian 36
3.1.6.2 Trải phổ chuỗi trực tiếp 38
3.1.7 Tổng kết về các phương pháp điều chế 39
3.2 Bộ phát 42
3.3 Các kĩ thuật đa truy nhập áp dụng trong UWB 43
3.3.1 Nhảy thời gian (TH) 44
3.3.2 Trải phổ trực tiếp (DS) 46
3.3.3 Phổ của tín hiệu UWB 47
3.4 Bộ thu 49
3.4.1 Khái niệm cơ bản 49
3.4.2 Các máy thu cải tiến 51
3.4.2.1 Máy thu Rake 51
3.4.2.2 Bộ thu giải tương quan 53
3.5 Tổng kết 54
CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ VỀ HỆ THỐNG UWB 55
4.1 Dung lượng của các hệ thống UWB 55
4.2 So sánh với các hệ thống truyền thông băng rộng 58
4.3 Ảnh hưởng nhiễu qua lại giữa hệ thống truyền thông UWB và các hệ thống truyền thông khác 62
4.3.1 Các mạng nội hạt không dây (WLAN) 63
4.3.2 Bluetooth 65
4.3.3 GPS 65
4.3.4 Các hệ thống thông tin tế bào 65
4.3.5 Kết luận 66
4.4 Các trường hợp ứng dụng UWB 66
4.4.1 Hoạt động ở khoảng cách rmax<1m 67
4.4.2 Hoạt động ở khoảng cách rmax<10 m 69
4.4.3 Hoạt động ở khoảng cách từ trung bình đến lớn với rmax<10-1000 m 70
4.4.4 Kết luận 71
4.5 Tổng kết 72
Kết luận 70
Tài liệu tham khảo 72
Phụ lục 73
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Mặt nạ phổ do FCC áp đặt cho các hệ thống truyền thông UWB 7
Hình 1.2: Các monoycle px(t) với x=0…2 với PW=0.9 ns và các dạng phổ mật độ công suất của chúng 9
Hình 1.3: Mô hình Matlab đơn giản để tạo tín hiệu Gaussian doublet 9
Hình 1.4: Chi tiết của việc tạo xung trong hệ thống truyền thông UWB: (a) Chuỗi xung chữ nhật; (b) Chuỗi xung dạng Gaussian; (c) xung đạo hàm bậc 1; (d) các xung Gaussian doublet 10
Hình 1.5: Chuỗi xung UWB 11
Hình 1.6: Phổ của chuỗi xung chưa được làm trơn (a) và của chuỗi xung được làm trơn bằng cách dịch lên phía trước hoặc sau một khoảng nhỏ (TH) 12
Hình 1.8: Hai xung đến với khoảng thời gian lớn hơn độ rộng một xung sẽ không chồng lấn và sẽ không gây nhiễu 14
Hình 1.9: a) Hai xung chồng lấn và b) dạng sóng thu được bao gồm các xung chồng lấn 15
Hình 1.10: Kết nối các thiết bị sử dụng UWB 17
Hình 2.1: Mô hình kênh vô tuyến UWB đa đường đơn giản trong nhà 20
Hinh 2.2: Dạng xung phát và thu với Tp=0.55 ns và minh hoạ trong 10 ns đầu. 21
Hình 2.3 Kênh vô tuyến được mô hình bởi bộ lọc FIR với các trọng số ngẫu nhiên 22
Hình 2.4: Minh hoạ mô hình hoá PDP của tín hiệu UWB 24
Hình 2.5: Đáp ứng xung UWB điển hình ở khoảng cách 10 m 27
Hình 3.1: Phân loại các phương pháp điều chế trong truyền thông UWB 28
Hình 3.2 Minh hoạ PPM và BPSK trong truyền thông UWB 29
Hình 3.3: Các dạng xung PPM với các bit ‘1’ và ‘0’ 30
Hình 3.4: Hàm tự tương quan chuẩn hoá của các dạng sóng khác nhau, và với một số độ rộng xung khác nhau trong đó tp1=0.7521 ns, n=2,5,14; tp2=0.5 ns, n=2,5; với n là bậc của xung Gaussian. 32
.Hình 3.5: PAM, PSM và OOK trong truyền thông UWB 34
Hình 3.6: Khái niệm hệ thống nhảy thời gian 36
Hình 3.7: Khái niệm hệ thống trải chuỗi trực tiếp 38
Hình 3.8: mô phỏng các hệ thống một người dùng UWB trong kênh AWGN 41
Hình 3.9 Sơ đồ khối thu phát UWB chung 42
Hình 3.10: Chia các kênh thành các khe thời gian không chồng lấn 44
Hình 3.11: PSD của monocycle sử dụng 48
Hình 3.13: PSD của các mã trải phổ DS (a) và monocycle trải phổ DS (b) 49
Hình 3.14: Sơ đồ khối chung của bộ thu UWB 50
Hình 3.15 Kênh vô tuyến được mô hình bởi bộ lọc FIR với các trọng số ngẫu nhiên 52
Hình 4.1: Dung lượng người dùng với nhiều người sử dụng là hàm của số người sử dụng Nu với hệ số trải phổ ©IEEE 2002 57
Hình 4.2: So sánh các phạm vi ứng dụng của các công nghệ truyền thông vô tuyến khác nhau theo khoảng cách 58
Hình 4.3: Quan hệ thời gian-tần số của hai người dùng sử dụng trải phổ nhảy tần 59
Hình 4.4: Quan hệ thời gian-tần số của hai người dùng sử dụng trải phổ chuỗi trực tiếp. Hai người dùng phân biệt với nhau bởi hai mã khác nhau 59
Hình 4.5: So sánh BER của ba hệ thống băng rộng DSSS, FHSS, và UWB trong trường hợp một người dùng 61
Hình 4.6: So sánh BER của ba hệ thống khi 30 người dùng đồng thời truyền dẫn 61
Hình 4.7: So sánh BER theo số người dùng với các hệ thống UWB và DSSS 62
Hình 4.8: Các hệ thống truyền thông vô tuyến khác vận hành trên dải tần của hệ thống UWB gây nhiễu lên hệ thống UWB và ngược lại 63
Hình 4.9 Thiết lập thí nghiệm để xác định ảnh hưởng của nhiễu từ các bộ phát UWB công suất cao tới card WLAN 64
Hình 4.10: Mô phỏng với hệ thống ở khoảng cách rất ngắn qua kênh AWGN 69
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: So sánh tốc độ của UWB với các chuẩn không dây cũng như có dây 15
Bảng 1.2: Công suất tiêu thụ của UWB và các chip truyền thông di động khác 16
Bảng 1.3: Dải tần quy định cho các lĩnh vực ứng dụng UWB khác nhau 19
Bảng 3.1: Các giá trị độ dịch thời gian tối ưu với BPPM trong kênh AWGN 31
Bảng 3.2: Ưu điểm và nhược điểm của các phương pháp điều chế khác nhau 42
Bảng 4.1: Dự trữ tuyến cho truyền thông UWB khoảng cách rất ngắn 68
Bảng 4.2: Dự trữ tuyến cho truyền thông UWB khoảng cách ngắn 70
Bảng 4.3: Dự trữ tuyến cho truyền thông UWB khoảng cách từ trung bình đến lớn 71
THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
Kí hiệu
Tên tiếng Anh
Tiếng Việt
ADC
Analog Digital Converter
Bộ chuyển đổi tương tự/số
AWGN
Additive White Gaussian Noise
Tạp âm Gaussian trắng cộng
BER
Bit Rrror Rate
Tỉ lệ lỗi bit
BPSK
Bi-phase Shift Keying
Khóa chuyển pha
CDMA
Code Division Multiple Access
Đa truy nhập phân chia theo mã
DSSS
Direct Sequent Spread Spectrum
Trải phổ chuỗi trực tiếp
EIRP
Equivalent Isotropically Radiated Power
Công suất phát xạ đẳng hướng tương đương
FCC
Federal Communications Commission
Ủy ban truyền thông liên bang Mi
FDM
Frequency Division Multiplexing
Ghép kênh phân chia theo tần số
FHSS
Frequency Hopping Spread Spectrum
Trải phổ nhảy tần
FSP
Free Space Propagation
Truyền sóng trong không gian tự do
GPS
Global Positioning System
Hệ thống định vị toàn cầu
IC
Integrated Circuit
Mạch tích hợp
IDFT
Inverse Discrete Fourier Transform
Biến đổi Fourier rời rạc ngược
IEEE
Institute of Electrical and Electronics Engineering
Viện công nghệ điện và điện tử Mĩ
IFFT
Inverse Fast Fourier Transform
Biến đổi Fourier ngược nhanh
LMMSE
Linner Minimum Square Error
Lỗi trung bình bình phương tuyến tính cực tiểu
LOS
Light of Sight
Nhìn thẳng
LSI
Large Scale Integration
Mạch tích hợp cỡ lớn
MAI
Multiple Access Interference
Nhiễu đa truy nhập
MF
Matched Filter
Bộ lọc thích ứng
MPU
Multi Processor Unit
Thành phần đa xử lí
MUI
Multiuser Interference
Nhiễu đa người dùng
NLOS
Non Light of Sight
Khuất
OFDM
Orthogonal Frequency Division Multiplex
Ghép kênh theo tần số trực giao
OOK
On-off Keying
Khoá bật tắt
PCS
Personal Communication Service
Các dịch vụ thông tin cá nhân
PDA
Personal digital Assistant
Thiết bị hỗ trợ cá nhân số
PN
Pseudo Noise
Giả tạp âm
PR
Pseudo Random
Giả ngẫu nhiên
PRF
Pulse Repetiton Frequency
Tần số lặp xung
PSD
Power Spectral Density
Mật độ phổ công suất
QPPAM
Quadrature Position and Amplitude Modulation
Điều chế vị trí và biên độ cầu phương
SF
Spread Factor
Hệ số trải phổ
SNR
Signal to Noise Ratio
Tỉ số tín hiệu trên tạp âm
THSS
Time hopping Spread Spectrum
Trải phổ nhảy thời gian
USB
Universal Serial Bus
Bus nối tiếp vạn năng
UWB
Ultra Wideband
Siêu băng rộng
WLAN
Wireless Location Area Network
Mạng nội hạt không dây
WPAN
Wireless Personal Area Network
Mạng cá nhân không dây
ISM
Industry Scientific Medicine
LỜI NÓI ĐẦU
So với các lĩnh vực truyền thông khác, thông tin vô tuyến có sự tăng trưởng nhanh chóng. Xu hướng hiện nay là sử dụng các thiết bị di động để truy cập các dịch vụ Internet tốc độ cao. Một trong những hướng đi của vấn đề này là sử dụng công nghệ UWB. Công nghệ này cho phép các kết nối vô tuyến có tốc độ cao hơn hẳn so với các kết nối vô tuyến khác. Đây là một công nghệ mới không chỉ mới ở Việt Nam mà còn là một công nghệ mới mẻ trên thế giới và là một công nghệ có nhiều tiềm năng ứng dụng cao.
Vấn đề xử lí tín hiệu có một vai trò hết sức quan trọng trong các hệ thống vô tuyến nào. Cũng như bất kì một hệ thống truyền thông nào khác, vấn đề xử lí tín hiệu trong truyền thông UWB là một trong những vấn đề quyết định đến sự thành công của hệ thống, qua đó có thể xem xét đẩy hiệu năng của hệ thống lên các giới hạn có thể. Được sử hướng dẫn của ThS.Nguyễn Phi Hùng và Ks.Bùi Văn Phú em mạnh dạn đi vào tìm hiểu công nghệ này. Trong nội dung đồ án này em sẽ nghiên cứu tổng quan về hệ thống truyền thông UWB và đánh giá hệ thống dưới quan điểm xử lí tín hiệu.
Về nội dung đồ án được chia thành 4 chương:
Chương 1 Tổng quan về hệ truyền thông UWB: giới thiệu tổng quan về hệ thống UWB, các đặc tính cơ bản của tín hiệu và hệ thống UWB từ đó cho thấy tiềm năng ứng dụng của UWB là rất lớn. Các đặc điểm đặc biệt quan tâm của hệ thống UWB là các quy định về phổ tần của FCC đưa ra. Lợi thế về băng thông, khả năng chống đa đường của tín hiệu UWB làm tín hiệu UWB trở lên rất hấp dẫn đối với lĩnh vực viễn thông. Ngoài ra các đặc tính khác của tín hiệu UWB như khả năng đâm xuyên, định vị làm lĩnh vực ứng dụng của nó trở nên rất rộng và linh hoạt.
Chương 2 Mô hình kênh cho UWB: trình bày một mô hình kênh vô tuyến trong nhà áp dụng cho truyền thông UWB.
Chương 3 Truyền thông UWB: trình bày các thành phần quan trọng hệ thống truyền thông, nhấn mạnh vào cách khía cạnh quan trọng của hệ thống như điều chế, đa truy nhập và sử dụng máy thu Rake để thu tín hiệu.
Chương 4 Đánh giá một số khía cạnh của hệ thống truyền thông UWB: xem xét các vấn đề quan trọng có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của hệ thống truyền thông UWB như dung lượng; ảnh hưởng nhiễu qua lại với các hệ thống truyền thông vô tuyến khác; so sánh hiệu năng với một số hệ thống truyền thông băng rộng hiện tại; và các trường hợp ứng dụng cụ thể của nó.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của ThS. Nguyễn Phi Hùng và Ks. Bùi Văn Phú và các thầy cô trong bộ môn Vô tuyến-Học viện công nghệ Bưư chính viễn thông và phòng Nghiên cứu Kĩ thuật Thông tin Vô tuyến-Viện Khoa học Kĩ thuật Bưu điện đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành đồ án này.
Hà Nội 10/2005
Sinh viên Vũ Thanh Tùng
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG UWB
1.1 Giới thiệu về hệ thống UWB
Chương này giới thiệu các khái niệm chung về UWB và giải thích mà không sử dụng quá nhiều công thức để chứng minh UWB là một kĩ thuật hấp dẫn và có tính đột phá. Trước hết tôi trình bày về lịch sử phát triển của UWB để thấy rằng UWB không hoàn toàn là kĩ thuật mới cả về phương diện khái niệm lẫn các kĩ thuật xử lí tín hiệu được sử dụng. Với các ưu thế như tốc độ cao, công suất tiêu thụ thấp, gây nhiễu nhỏ v,v, các ứng dụng UWB rất hấp dẫn cả ở hiện tại và trong tương lai với các ứng dụng không dây. Trước khi tìm hiểu về truyền thông UWB trước hết tôi trình bày định nghĩa về truyền thông UWB.
Định nghĩa:
UWB mô tả các hệ thống truyền dẫn trải phổ tới 500 MHz hay tỉ số băng tần lớn hơn 20%.
(1.1)
Trong đó B:=fH-fL chỉ băng tần 10 dB của hệ thống, và tần số trung tâm hệ thống UWB với fc=(fH+fL)/2 với fH là tần số cao với công suất thấp hơn 10 dB so với tần số có công suất cực đại, và fL là tần số thấp với công suất thấp hơn 10 dB so với tần số có công suất cực đại.
Về mặt lịch sử, các hệ thống rada UWB được phát triển chủ yếu để phục vụ mục đích quân sự bởi vì chúng có thể “nhìn xuyên qua” cây cối và mặt đất. Tuy nhiên, gần đây kĩ thuật UWB chủ yếu sử dụng trong lĩnh vực dân sự như các ứng dụng điện tử viễn thông. Các đặc điểm lí tưởng của các hệ thống UWB là công suất tiêu thụ thấp, giá thành thấp, tốc độ cao, khả năng định vị chính xác và gây nhiễu cực nhỏ.
Mặc dù các hệ thống UWB đã phổ biến nhiều năm trước nhưng gần đây mới thực sự được chú ý trong ngành công nghiệp vô tuyến. Kĩ thuật UWB có khác biệt so với các kĩ thuật truyền dẫn không dây băng hẹp thông thường- thay bằng truyền dẫn trên các kênh tần số riêng biệt, UWB trải tín hiệu trên một dải rộng tần số. Dạng truyền thông điển hình dựa trên sóng vô tuyến dạng sin được thay thế bởi các chuỗi xung với tốc độ hàng triệu xung trên một giây. Với băng tần rộng và công suất rất nhỏ làm tín hiệu UWB giống như tạp âm nền.
1.1.1 Lịch sử phát triển của UWB
Phần lớn mọi người nghĩ rằng UWB là một công nghệ “mới”, do nó là công nghệ cho phép thực hiện những điều trước đó không thể có. Đó là tốc độ cao, kích cỡ thiết bị nhỏ hơn, tiêu thụ công suất thấp hay cung cấp các ứng dụng mới. Tuy nhiên, đúng hơn UWB là công nghệ mới theo nghĩa các thuộc tính vật lí mới của nó được phát hiện và được đưa vào ứng dụng.
Tuy nhiên, phương pháp chiếm ưu thế trong truyền thông vô tuyến hiện nay dựa vào các sóng dạng sin. Truyền thông dựa vào sóng điện từ dạng sin đã trở nên phổ biến trong truyền thông vô tuyến đến nỗi nhiều người không biết rằng hệ thống truyền thông đầu tiên thực tế dựa trên tín hiệu dạng xung. Năm 1893 Heirich Hertz sử dụng một bộ phát xung để tạo sóng điện từ cho thí nghiệm của ông. Các sóng đó hiện nay có thể được gọi là các tạp âm màu. Trong khoảng 20 năm sau những thí nghiệm đầu tiên của Hertz, các bộ tạo sóng chủ yếu là các bộ phát tia lửa điện giữa các điện cực cacbon.
Tuy nhiên, truyền thông dựa trên sóng dạng sin trở thành dạng truyền thông chủ yếu và chỉ đến những năm 1960 các ứng dụng UWB mới được khởi động lại một cách nghiêm túc và tập trung chủ yếu vào phát triển các thiết bị rada và truyền thông. Ứng dụng trên lĩnh vực rada được chú ý rất nhiều vì có thể đạt được các kết quả chính xác với các hệ thống rada dựa trên truyền dẫn xung cực ngắn. Các thành phần tần số thấp của tín hiệu UWB có đặc tính đâm xuyên vật thể tạo cơ sở để phát triển các loại rada quan sát những vật thể che khuất như rada lòng đất. Năm 1973 có bằng sáng chế đầu tiên cho truyền thông UWB. Lĩnh vực ứng dụng UWB đã chuyển theo hướng mới. Các ứng dụng khác, như điều khiển giao thông, các hệ thống định vị, đo mực nước và độ cao cũng được phát triển. Phần lớn các ứng dụng và phát triển diễn ra trong lĩnh vực quân sự hay nghiên cứu được tài trợ bởi chính phủ Mĩ dưới các chương trình bí mật. Trong quân đội, các chương trình nghiên cứu ứng dụng công nghệ UWB như rada chính xác hoạt động dưới danh nghĩa các chương trình nghiên cứu và phát triển. Điều chú ý là trong những năm đầu, UWB được gọi là kĩ thuật băng gốc, kĩ thuật không sóng mang, và kĩ thuật xung. Bộ Quốc phòng Mĩ được coi là nơi đầu tiên sử dụng thuật ngữ ultra wideband.
Những năm cuối thập kỉ 90 bắt đầu thương mại hoá các hệ thống và thiết bị truyền thông UWB. Các công ty như Time Domain và đặc biệt là XtremeSpectrum được thành lập quanh ý tưởng truyền thông sử dụng tín hiệu UWB.
1.1.2 Các ưu điểm của UWB
Các ưu điểm của UWB có thể tổng kết là:
1. Tốc độ cao
2. Giá thành thiết bị thấp
3. Chống đa đường
4. Đo đạc (định vị) và truyền thông trong cùng một thời điểm
Tôi sẽ trình bày chi tiết hơn những ưu điểm này trong các mục tiếp theo, nhưng trước tiên tôi muốn nói đến khía cạnh hấp dẫn nhất của truyền thông UWB đó là tốc độ cao. Tốc độ cao cho phép đưa ra các ứng dụng và các thiết bị mới mà hiện tại chưa có. Tốc độ lớn hơn 100 Mb/s đã đạt được và có khả năng vượt qua tốc độ trên ở khoảng cách ngắn.
Biểu thức Shannon được biểu diễn:
(1.2)
Trong đó C là dung lượng tối đa của kênh, với đơn vị [b/s]; B là băng tần kênh [Hz]; S là công suất tín hiệu [W] và N là công suất tạp âm [W].
Biểu thức này nói cho thấy có ba cách có thể làm để tăng dung lượng kênh. Có thể tăng băng tần, tăng công suất tín hiệu hay giảm tạp âm. Có thể thấy rằng dung lượng kênh tăng tuyến tính với băng tần B nhưng chỉ theo hàm loga với công suất tín hiệu S. Kênh UWB có băng tần rất lớn và thực tế có thể hy sinh (tăng) độ rộng băng tần để giảm công suất phát và nhiễu đến các nguồn vô tuyến khác. Qua biểu thức Shannon có thể thấy các hệ thống UWB có khả năng cung cấp tốc độ rất cao cho các hệ thống truyền thông không dây. Vấn đề này sẽ được xem xét tỉ mỉ hơn ở chương 4.
1.1.3 Những thách thức của UWB
UWB có nhiều lí do làm nó rất hấp dẫn cho truyền thông vô tuyến cũng như nhiều ứng dụng khác trong tương tai, nó cũng có một số thách thức phải vượt qua để trở thành một kĩ thuật được sử dụng phổ biến.
Các hệ thống vô tuyến luôn phải tuân thủ các điều lệ để tránh nhiễu giữa các người dùng khác nhau. Do UWB chiếm một băng tần lớn, có nhiều người cũng sử dụng có băng tần nằm trong dải tần này có thể bị ảnh hưởng và cần phải chắc chắn rằng UWB sẽ không gây nhiễu cho các dịch vụ hiện tại của họ. Đặc biệt là trong trường hợp những người dùng này được độc quyền sử dụng dải tần của họ. Do đó giải quyết vấn đề phổ tần là đặc biệt quan trọng trong hệ thống UWB.
Những thách thức khác bao gồm cả việc các nhà sản xuất chấp nhận các tiêu chuẩn để đảm bảo sự tương thích giữa các thiết bị UWB. Hiện nay chưa có sự nhất trí hoàn toàn về các chuẩn thì khả năng có sự xung đột giữa các tiêu chuẩn cũng như các thiết bị là rất rõ ràng.
Giá thành thấp nhưng thêm vào đó là sự phức tạp của thiết bị UWB để loại bỏ nhiễu và vận hành ở công suất thấp có thể lại đẩy giá thành thiết bị UWB lên tương đương với các thiết bị vô tuyến hiện tại.
1.1.4 Vai trò của xử lí tín hiệu
Sử dụng các kĩ thuật xử lí tín hiệu đóng một vai trò quan trọng trong tất cả các hệ thống truyền thông hiện nay. Tương lai của các hệ thống truyền thông phát triển dựa vào các kĩ thuật xử lí tín hiệu để đẩy hiệu năng của hệ thống lên các giới hạn có thể chẳng hạn như thực hiện tối ưu dung lượng kênh. Tăng hiệu năng hệ thống là cần thiết để thoả mãn nhu cầu của người dùng và thúc đẩy sự cạnh tranh về công nghệ cũng như trên thị trường. Do đó, xử lí tín hiệu tốt là một trong những yếu tố quyết định thành công của hệ thống truyền thông.
Trong trường hợp các hệ thống UWB điều này vẫn đúng. Xử lí tín hiệu cho hệ thống UWB vẫn đang được nghiên cứu, và là nội dung nóng bỏng và hấp dẫn. Một trong những yếu tố thú vị của hệ thống UWB là không sử dụng sóng mang, và tín hiệu hoàn toàn là băng gốc. Do đó có thể loại bỏ các thành phần như các bộ trộn sử dụng để hạ tần tín hiệu trước khi lấy mẫu.
Nội dung của đồ án này là nghiên cứu về công nghệ truyền thông UWB qua đó phân tích hệ thống truyền thông UWB dưới quan điểm xử lí tín hiệu, với mục đích sử dụng công nghệ này cho truyền thông cự li ngắn tốc độ cao.
1.2 Các thuộc tính của hệ thống và tín hiệu UWB
Phần này trình bày các đặc điểm cơ bản của hệ thống và tín hiệu UWB. Chi tiết của mỗi đặc điểm được trình bày trong các chương tiếp theo. Trước hết ta nghiên cứu mặt nạ phổ công suất được áp dụng cho UWB.
1.2.1 Mặt nạ phổ công suất
Phổ của tín hiệu UWB là một trong những vấn đề chính gây tranh luận giữa ngành công nghiệp v