Đồ án Đề xuất một số giải pháp cải thiện chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng trên tuyến 09 Bờ Hồ - Cầu Giấy - Bờ Hồ

1.Tính cấp thiết của đề tài. Từ khi đất nước ta bước vào thời kì đổi mới với chính sách mở cửa của Đảng và nhà nước nền kinh tế phát triển rất nhanh. Đồng thời với sự tăng trưởng kinh tế đó là sự gia tăng nhu cầu đi lại ở các trung tâm kinh tế lớn mà nguyên nhân chủ yếu là do người lao động tập trung về với mong muốn kiếm được việc làm. Hiện nay nhu cầu đi lại ở các đô thị là rất lớn mà chủ yếu là sử dụng các phương tiện cá nhân( xe máy) gây nên sự ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm, ô nhiễm môi trường và chi phí đi lại cho chuyến đi là lớn. Đòi hỏi các nhà quản lý giao thông cần phải có chính về tổ chức quản lý giao thông trong thành phố hợp lý để đảm bảo giao thông trong thành phố.Việc phát triển Vận tải hành khách công cộng( VTHKCC) dùng các phương tiện có sức chứa lớn để thay thế cho phương tiện cá nhân sẽ làm giảm phương tiện lưu thông trên đường, giảm ùn tắc giao thông, tiết kiệm chi phí đi lại, giảm ô nhiễm môi trường. Chính vì vậy việc nghiên cứu cải thiện và nâng cao chát lượng dịch vu VTHKCC bằng xe buýt ở Hà Nội là rất cần thiết để có thể đáp ứng được nhu cầu đi lại trong thành phố. 2.Mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng về hoạt động của tuyến số 09 và dựa trên những chỉ tiêu đánh giá chất lượng dịch vụ VTHKCC sẽ đưa ra những giải pháp cải thiện chất lượng dịch vụ VTHKCC trên tuyến. 3.Phạm vi và phương pháp nghiên cứu đề tài. Phạm vi đề tài nghiên cứu chất lượng dịch vụ của tuyến xe buýt số 09 Phương pháp nghiên cứu chủ yếu của đề tài là phương pháp phân tích và so sánh. Đồng thời sử dụng phương pháp thực nghiệm trong quá trình tìm hiểu về tuyến xe buýt. 4.Kết cấu của đề tài Với mục tiêu của đề tài đã đặt ra thì nội dung nghiên cứu của đề tài được chia thành kết cấu 3 chương như sau: Chương 1: Tổng quan chung về vận tải hành khách công cộng. Chương 2: Phân tích hiện trạng và đánh giá chất lượng dịch vụ trên tuyến xe buýt số 09. Chương 3. Đề xuất một số giải pháp cải thiện chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng trên tuyến 09.

docx85 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2004 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Đề xuất một số giải pháp cải thiện chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng trên tuyến 09 Bờ Hồ - Cầu Giấy - Bờ Hồ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục Danh mục các từ viết tắt 4 Danh mục bảng biểu 5 Danh mục hình vẽ 6 LỜI MỞ ĐẦU 7 Chương I. Tổng quan chung về vận tải hành khách công cộng. 8 1.1. Tổng quan chung về vận tải hành khách công cộng và vận tải bằng xe buýt trong đô thị. 8 1.1.1 Khái niệm về VTHKCC 8 1.1.2. Đặc điểm và phân loại VTHKCC. 8 1.1.3. Khái quát chung về VTHKCC bằng xe buýt. 14 1.2. Tổng quan về chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng và các yếu tố ảnh hưởng. 19 1.2.1. Khái niệm chất lượng dịch vụ VTHKCC. 19 1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng. 20 1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng: 22 Chương II. Hiện trạng chất lượng dịch vụ vận tải hánh khách công cộng trên tuyến 09: Bờ Hồ- Cầu Giấy- Bờ Hồ. 28 2.1. Hiện trạng VTHKCC bằng xe buýt ở Hà Nội 28 2.1.1. Hiện trạng về mạng lưới. 28 2.1.2. Hiện trạng về cơ sở hạ tầng của mạng lưới tuyến xe buýt ở Hà Nội. 31 2.1.3. Hiện trạng về phương tiện xe buýt. 33 2.1.4. Hiện trạng tổ chức quản lý khai thác trên mạng lưới VTHKCC bằng xe buýt tại thành phố Hà Nội. 34 2.2. Tổng quan về xí nghiệp xe buýt 10 – 10 36 2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển xí nghiệp buýt 10-10 36 2.2.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của xí nghiệp xe buýt 10-10 37 2.2.3. Tình hình lao động và phương tiện của xí nghiệp. 38 2.2.4. Quy mô xưởng sửa chữa của xí nghiệp 40 2.2.5. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. 40 2.2.6. Điều kiện khai thác vận tải của xí nghiệp và định hướng phát triển của công ty. 42 2.3. Chất lượng VTHKCC bằng xe buýt trên tuyến 09. 43 2.3.1. Đặc điểm chung của tuyến 09: Bờ Hồ- Cầu Giấy- Bờ Hồ. 43 2.3.2. Phân tích đánh giá về chất lượng dịch vụ theo các chỉ tiêu trên tuyên số 09. 45 2.3.3. Nhận xét chung: 53 2.3.4. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ của tuyến 09. 54 2.3.5. Kết luận về chất lượng dịch vụ VTHKCC trên tuyến. 61 Chương III. Một số giải pháp cải thiện chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng trên tuyến 09. 62 3.1. Căn cứ đề xuất phương án. 62 3.1.1. Định hướng phát triển VTHKCC bằng xe buýt của Hà Nội đến năm 2020 62 3.1.2.Đặc điểm nhu cầu đi lại của người dân Hà Nội. 65 3.1.3. Căn cứ vào mục tiêu sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp 10 – 10. 67 3.1.4. Sự cần thiết để đề xuất phương án. 68 3.2. Đề xuất và lựa chọn phương án nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công công của tuyến 09. 68 3.2.1. Giải pháp về phương tiện. 69 3.2. 2. Giải pháp về cơ sở hạ tầng. 71 3.2.3. Giải pháp về cải thiện thông tin cho HK. 74 3.2.4. Giải pháp về con người. 76 3.4. Kết luận chương III. 78 Kết luận và kiến nghị 79 Danh mục tài liệu tham khảo 80 Phụ lục 81 Danh mục các từ viết tắt VTHKCC: vận tải hành khách công cộng HK: Hành khách PTVT: Phương tiện vận tải GTCC: Giao thông công cộng VTHK: Vận tải hành khách TTQL&ĐHGTĐTHN: Tung tâm quản lý và điều hành giao thông đô thị Hà Nội BX: Bến xe QL5: Quốc lộ 5 GTVT: Giao thông vận tải CBCNV: Cán bộ công nhân viên HSSV: Học sinh, sinh viên TTTDTT: Trung tâm thể dục thể thao BV: Bệnh viện Danh mục bảng biểu Bảng 2.10. Bảng khảo sát tuyến Bảng 2.11.Tần suất của tuyến 09 Hình 2.13. Bảng thông tin tại điểm Bờ Hồ Hình 2.14. Các thông số kỹ thuật của xe BS090 Bảng 3.1. Kế hoạnh vận chuyển HK bằng xe buýt cho phương án vận chuyển đén năm 2020. Bảng 3.2. kế hoạch sản xuất vận tải năm 2009 của xí nghiệp Bảng 3.3.Kế hoạch vận chuyển năm 2009 trên tuyến buýt 09. Danh mục hình vẽ Hình 1.1. Phân loai vận tải HKCC Hình 1.2. Một số chỉ tiêu so sánh xe buýt với phương tiện cá nhân Hình 1.3. Phân bổ theo loại hình phương tiện Hình 1.4. Khung chỉ tiêu đánh giá chất lượng dịch vụ VTHKCC Hình 2.1. Sơ đồ mạng lưới xe buýt ở Hà Nội Hình 2.2. Hiện trạng khai thác mạng lưới tuyến VTHKCC bằng xe buýt Hình 2.3. Sơ đồ quản lý của xí nghiệp 10/10 Hình 2.4. Tình hình lao động của xí nghiệp Hình 2.5. Tình hình phương tiện của xí nghiệp Hình 2.6. Phân loại xe theo từng tuyến Hình 2.7.Quy mô xưởng sữa chữa của xí nghiệp Hình 2.8. Tình hình vốn và tài sản của xí nghiệp qua các năm Hình 2.9. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp Hình 2.12. Lộ trình của tuyến 09 - Hình 2.13. Thông tin tại điểm đầu cuối Bờ Hồ Hình 2.15. Hình ảnh xe buýt 09 Hình 3.4. Hiện trạng bãi đỗ xe tại điểm đầu Bờ Hồ Hình 3.5. Sơ đồ chung của điểm đỗ Bờ Hồ Hình 3.6. Phân bố thông tin chuyến đi trên xe 09 LỜI MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài. Từ khi đất nước ta bước vào thời kì đổi mới với chính sách mở cửa của Đảng và nhà nước nền kinh tế phát triển rất nhanh. Đồng thời với sự tăng trưởng kinh tế đó là sự gia tăng nhu cầu đi lại ở các trung tâm kinh tế lớn mà nguyên nhân chủ yếu là do người lao động tập trung về với mong muốn kiếm được việc làm. Hiện nay nhu cầu đi lại ở các đô thị là rất lớn mà chủ yếu là sử dụng các phương tiện cá nhân( xe máy) gây nên sự ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm, ô nhiễm môi trường và chi phí đi lại cho chuyến đi là lớn. Đòi hỏi các nhà quản lý giao thông cần phải có chính về tổ chức quản lý giao thông trong thành phố hợp lý để đảm bảo giao thông trong thành phố.Việc phát triển Vận tải hành khách công cộng( VTHKCC) dùng các phương tiện có sức chứa lớn để thay thế cho phương tiện cá nhân sẽ làm giảm phương tiện lưu thông trên đường, giảm ùn tắc giao thông, tiết kiệm chi phí đi lại, giảm ô nhiễm môi trường. Chính vì vậy việc nghiên cứu cải thiện và nâng cao chát lượng dịch vu VTHKCC bằng xe buýt ở Hà Nội là rất cần thiết để có thể đáp ứng được nhu cầu đi lại trong thành phố. 2.Mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng về hoạt động của tuyến số 09 và dựa trên những chỉ tiêu đánh giá chất lượng dịch vụ VTHKCC sẽ đưa ra những giải pháp cải thiện chất lượng dịch vụ VTHKCC trên tuyến. 3.Phạm vi và phương pháp nghiên cứu đề tài. Phạm vi đề tài nghiên cứu chất lượng dịch vụ của tuyến xe buýt số 09 Phương pháp nghiên cứu chủ yếu của đề tài là phương pháp phân tích và so sánh. Đồng thời sử dụng phương pháp thực nghiệm trong quá trình tìm hiểu về tuyến xe buýt. 4.Kết cấu của đề tài Với mục tiêu của đề tài đã đặt ra thì nội dung nghiên cứu của đề tài được chia thành kết cấu 3 chương như sau: Chương 1: Tổng quan chung về vận tải hành khách công cộng. Chương 2: Phân tích hiện trạng và đánh giá chất lượng dịch vụ trên tuyến xe buýt số 09. Chương 3. Đề xuất một số giải pháp cải thiện chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng trên tuyến 09. Chương I. Tổng quan chung về vận tải hành khách công cộng. 1.1. Tổng quan chung về vận tải hành khách công cộng và vận tải bằng xe buýt trong đô thị. 1.1.1 Khái niệm về VTHKCC VTHKCC là một bộ phận cấu thành trong hệ thống vận tải đô thị. Hiện nay có nhiều khái niệm khác nhau về VTHKCC nhưng có 2 khái niệm được dùng phổ biến là: Theo tính chất xã hội của đối tượng phục vụ thì VTHKCC là loại hình vận tải phục vụ chung cho xã hội mang tính công cộng trong đô thị, bất luận nhu cầu đi lại thuộc nhu cầu gì (nhu cầu thường xuyên, nhu cầu ổn định, nhu cầu phục vụ cao). Với quan niệm này thì VTHKCC bao gồm cả vận tải hệ thống vận tải Taxi, xe lam, xe ôm... Theo tính chất phục vụ của vận tải (không theo đối tượng phục vụ) thì VTHKCC là loại hình vận chuyển trong đô thị có thể đáp ứng khối lượng lớn nhu cầu đi lại của mọi tầng lớp dân cư một cách thường xuyên, liên tục theo thời gian xác định, theo tuyến và hướng ổn định trong từng thời kì nhất định. Vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) là loại hình vận chuyển trong đô thị có thể đáp ứng được khối lượng nhu cầu đi lại của mọi tầng lớp dân cư một cách thường xuyên, liên tục theo thời gian xác định, theo hướng và tuyến ổn định trong thời kỳ xác định. (Theo định nghĩa trong GTVT ) Theo “ Quy định tạm thời về vận chuyển hành khách công cộng trong thành phố” của Bộ GTVT thì:” VTHKCC là tập hợp các phương thức, phương tiện vận chuyển hành khách đi lại trong thành phố ở cụ ly nhỏ hơn 50km và có sức chứa lớn hơn 8 hành khách( không kể lái xe)”. 1.1.2. Đặc điểm và phân loại VTHKCC. Phương tiện vận tải hành khách công cộng có đặc điểm là sức chứa lớn, chuyên chở được nhiều hành khách, phục vụ đông đảo nhân dân thành phố, diện tích chiếm dụng đường rất nhỏ so với các loại phương tiện khác (tính cho một hành khách). Vì vậy, các phương tiện vận tải hành khách công cộng luôn giữ vững vai trò chủ yếu trong việc phục vụ hành khách của thành phố. Phương tiện vận tải hành khách công cộng có thể phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau: Chức năng sử dụng, vị trí xe chạy đối với đường phố, đặc điểm xây dựng đường xe chạy, động cơ sử dụng, sức chứa của phương tiện… Hình 1.1. Phân loại vận tải hành khách công cộng. Đối với nước ta hiện nay, cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn yếu, không đồng bộ và chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển nhanh chóng nên phương tiện vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt được xem là phương tiện hiệu quả và phù hợp trong hoàn cảnh hiện nay của nước ta. Phân loại theo sức chứa Các phương tiện VTHKCC được chia thành các loại sau: - Ô tô buýt. - Xe điện bánh hơi. - Tàu điện bánh sắt. - Tàu điện trên cao. - Tàu điện ngầm. Đặc điểm của các loại phương tiện VTHKCC đô thị: Ô tô buýt. Xe buýt là phương tiện vận tải hành khách phổ biến nhất hiện nay. Xe buýt đầu tiên được đưa vào khai thác ở thủ đô Luân Đôn (Anh) vào năm 1990. Ưu điểm nổi bật của vận tải xe buýt là: Tính cơ động cao, không phụ thuộc vào mạng dây dẫn hoặc đường ray, không cản trở và dễ hòa nhập vào hệ thống giao thông đường bộ trong thành phố. Khai thác, điều hành đơn giản, có thể nhanh chóng điều chỉnh chuyến lượt, thay xe trong thời gian ngắn mà không ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến. Hoạt động có hiệu quả đối với các dòng hành khách có công suất nhỏ và trung bình. Đối với các luồng hành khách có hệ số biến động cao về thời gian và không gian vận tải có thể giải quyết thông qua việc lựa chọn loại xe thích hợp và một biểu đồ vận hành hợp lý. Vận tải xe buýt dễ dàng phân chia nhu cầu đi lại ra các tuyến (đường phố) khác nhau trên cơ sở mạng lưới đường thực tế để điều tiết mật độ đi lại chung. Nhược điểm của hình thức vận tải này là: + Năng lực vận chuyển không cao, năng suất vận chuyển thấp, tốc độ khai thác còn thấp (12-15 km/h) so với xe điện bánh sắt, xe điện ngầm,… + Khả năng vượt tải thấp trong giờ cao điểm vì chủ yếu dùng bánh hơi. + Trong khai thác đôi khi không thuận lợi do thiếu thiết bị do dừng xe ở bến, thiếu hệ thống thông tin… nên không đáp ứng được nhu cầu của người đi về tiện nghi, độ tin cậy… + Sử dụng nhiên liệu không kinh tế (Xăng, dầu, diêzel). + Động cơ đốt trong có cường độ gây ô nhiễm cao do: khí xả, bụi hoặc nhiên liệu và dầu nhờn chảy ra, gây ồn và chấn động… Xe điện bánh hơi. Các chỉ tiêu kinh tế- kỹ thuật của loại phương tiện nàykhông khác nhiều so với xe buýt. Tuy nhiên, yêu cầu về trang thiết bị phức tạp hơn xe buýt (trạm chỉnh lưu, dây điện, cột điện…). Sức chứa của xe điện bánh hơi nhiều hơn xe buýt (từ 60- 90 khách) có thể tăng sức chứa bằng cách kéo thêm rơ-moóc. Phương tiện này đòi hỏi chất lượng đường cao hơn so với xe buýt. Mặt đường dùng cho xe điện bánh hơi phải là mặt đường cấp cao. Tính năng động của xe điện bánh hơi kém hơn so với xe buýt vì chủ yếu nó chạy trên đường cố định và chỉ có thể xê dịch trong khoảng 3m kể từ dây dẫn đến mặt ngoài thân xe. Tàu điện bánh sắt. Là loại phương tiện giao thông công cộng có giá thành trang bị cao nhất so với xe buýt và xe điện bánh hơi vì ngoài thiết bị điện còn phải có đường chạy riêng là đường ray. Tàu điện bánh sắt có ưu điểm là khả năng chuyên chở khá lớn (khoảng 15000 HK/giờ). Do đó, người ta bố trí các tuyến tàu điện nằm ở các hướng có dòng hành khách lớn và ổn định. Đường tàu điện có thể bố trí cùng mức với lòng đường hoặc bố trí tại nền riêng tách khỏi lòng đường được ngăn cách bởi bó vỉa hoặc dải cây xanh rộng 1.5-2.5m. Ngoài ra tàu điện bánh sắt còn có ưu điểm là giá thành rẻ hơn ô tôvà không gây ô nhiễm môi trường do sử dụng năng lượng điện. Tuy nhiên nó có nhược điểm cơ bản là tính cơ động không cao vì phải hoạt động trên tuyến đường sắt cố định và khi bố trí chung với làn xe đường phố thì gây cản trở giao thông. Trên thế giới, tàu điện bánh sắt thường được sử dụng ở các thành phố vừa và lớn. Tàu điện ngầm. Tàu điện ngầm là phương tiện vận tải mà kết cấu hạ tầng (đường xá) phần lớn được đặt ngầm dưới đất.Tàu điện ngầm được xây dựng ở các thành phố có quy mô lớn (dân số trên 1 triệu người), có công suất luồng hành khác từ 12.000 – 60.000 người trong một giờ theo hướng vào giờ cao điểm. Ưu điểm của tàu điện ngầm: Một toa tàu điện ngầm có sức chứa khoảng 50 chỗ ngồi và 120 chỗ đứng. Một tàu 6 toa một lúc có thể chở 1000 hành khách. Do đó khả năng chuyên chở là rất lớn. Tiết kiệm đất cho thành phố, xây dựng được mạng lưới giao thông ngầm phối hợp với mạng lưới giao thông trên mặt đất. Các công trình, nhà cửa, đường phố không bị ảnh hưởng. Giải quyết được ách tắc giao thông do điều tiết được khối lượng và mật độ phương tiện, đảm bảo cảnh quan, môi trường. Khả năng thông qua rất lớn và đảm bảo an toàn vận chuyển. Tuy nhiên vốn đầu tư để xây dựng hệ thống tàu điện ngầm rất lớn(…), đặc biệt ở những nơi địa hình, địa chất phức tạp. Do vậy, tàu điện ngầm được xây dựng nếu có vốn đầu tư lớn, phạm vi áp dụng có hiệu quả đối với những tuyến có công suất luồng hành khách lớn và quy mô thành phố lớn. Tàu điện trên cao. Có dạng tương tự như tàu điện ngầm nhưng chạy trên tuyến đường chuyên dụng ở trên cao. Đây là một loại phương thức vận tải hiện đại và được sử dụng để nối các ga tàu điện ngầm, các trạm đỗ cuối của đường tàu điện với ngoại ô thành phố, nối các đầu mối giao thông riêng biệt ở ngoại ô với thành phố, nối các sân bay với với nhau, nối các khu nghỉ ngơi với thành phố. Tàu điện trên cao là loại phương tiện giao thông ngoài mặt đường phố, chạy trên các cầu cạn. Theo quan hệ vị trí với đường ray có hai cách đặt: Đặt trên ray và đặt dưới ray. Sức chở của tàu điện chạy trên cao có thể đạt 4000 hành khách khi khoảng cách giữa các đoàn tàu là 90s. Tốc độ tối đa đạt đến 100km/h, tốc độ khai thác 60km/h. Tàu điện trên cao có ưu điểm là không giao cắt với đường phố, tiết kiệm quỹ đất, đặc biệt là khi không có khả năng mở rộng lòng đường và nó là một công trình kiến trúc đô thị làm tôn thêm mỹ quan của những thành phố hiện đại. Tàu điện một ray (Monorail). Là loại phương tiện vận tải hiện đại (được sử dụng lần đầu tiên tại thành phố Vupental của Đức vào năm 1901 với chiều dài 13 km). Monorail có tốc độ cao (bình quân có thể đạt 60 km/h) và khả năng chuyên chở lớn (khoảng 25.000 HK/h) và có ưu điểm là diện tích chiếm dụng khoảng không ít. Được dùng để vận chuyển hành khách từ các vệ tinh vào trung tâm thành phố có luồng khách lớn. Vai trò VTHKCC nhằm phục vụ cho sự di chuyển cuả người dân đô thị Với sự phát triển ngày càng cao của xã hội, VTHKCC đang từng bước thoả mãn nhu cầu đi lại của người dân đô thị, dẫn đến ngày càng nhiều người dân đô thị chấp nhận loại hình vận tải này. VTHKCC không những đảm bảo vận chuyển hành khách theo đúng thời gian và không gian xác định mà nó còn đảm bảo tránh cho hành khách khỏi những tác nhân tác động vào họ khi họ di chuyển bằng phương tiện cá nhân: mưa, nắng, bụi đường, khói và hơn hết là bảo đảm an toàn cho hành khách một cách tốt nhất. VTHKCC tạo thuận lợi cho việc phát triển chung của đô thị: Đô thị ngày càng phát triển và mở rộng qui mô dân cư, khu công nghiệp, thương mại, văn hoá…Từ đó xuất hiện các quan hệ vận tải với công xuất lớn và khoảng cách xa, nằm ngoài khả năng đáp ứng của phương tiện vận tải cá nhân. Khi đó chỉ có thể là VTHKCC mới có thể đáp ứng được yêu cầu đó. Nếu không thiết lập được mạng lưới VTHKCC hợp lý tương ứng với nhu cầu thì sức ép để giải quyết mối giao lưu giữa các khu chức năng đô thị phân bố cách xa trung tâm với công suất hành khách lớn sẽ là lực cản lớn đối với quá trình đô thị hoá. Lãnh thổ thành phố ngày càng mở rộng thì vai trò của giao thông đô thị càng thể hiện rõ qua việc rút ngắn thời gian đi lại và đáp ứng nhu cầu đi lại của các dòng hành khách công suất lớn. VTHKCC là nhân tố chủ yếu để tiết kiệm thời gian đi lại của người dân đô thị, góp phầntăng năng suất lao động xã hội : Trong một đô thị hiện đại, do tần suất đi lại cao, cự ly đi lại bình quân lớn nên tổng hao phí thời gian đi lại của một người dân là đáng kể. VTHKCC đảm bảo an toàn và giữ gìn sức khoẻ cho người đi lại: Hiện nay, thì 75% tai nạn giao thông là do xe máy gây ra. Vì vậy việc sử dụng VTHKCC sẽ đảm bảo an toàn và giữ gìn sức khoẻ tốt nhất cho việc đi lại của người dân. VTHKCC góp phần bảo vệ môi trường đô thị : Tác động động đáng kể trong việc huỷ hoại mội trường sinh thái là do khí thải các phương tiện vận tải gây ra. Như vậy hiệu quả sâu sắc của VTHKCC phải kể cả khả năng giữ bầu không khí trong sạch cho các đô thị hạn chế khí thải, giảm mật độ bụi và giảm cường độ ồn… VTHKCC là nhân tố đảm bảo trật tự ổn định xã hội: Sự đi lại của người người dân đô thị diễn ra liên tục, suốt ngày đêm biểu hiện bằng những dòng hành khách, dòng phương tiện dày đặc trên đường phố. Nếu sử dụng VTHKCC sẽ giảm độ phức tạp cuả dòng hành khách và phương tiện, dễ kiểm soát hơn góp phần đảm bảo trật tự ổn định xã hội. 1.1.3. Khái quát chung về VTHKCC bằng xe buýt. a.Đặc điểm chung về VTHKCC bằng xe buýt Khái niệm Xe buýt là phương tiện vận tải hành khách phổ biến nhất hiện nay. Mật độ của các tuyến ô tô buýt trong đô thị cao hơn mật độ tuyến của các phương tiện khác thường từ 2 – 3 lần. VTHKCC bằng xe buýt: Là một trong những loại hình VTHKCC có thu tiền cước theo giá quy định, hoạt động theo một biểu đồ vận hành và hành trình quy định để phục vụ nhu cầu đi lại hàng ngày của nhân dân trong các thành phố lớn và khu đông dân cư . Đặc điểm: Các tuyến xe của VTHKCC có khoảng cách vận chuyển ngắn do VTHKCC diển ra trong phạm vi của một thành phố nhằm thực hiện việc giao lưu hành khách giữa các vùng trong thành phố với nhau. Khoảng cách giữa các điểm dừng đỗ cũng ngắn nên xe phải dừng và tăng tốc thường xuyên. Điều đó đòi hỏi xe phải có tính năng động lực cao. Thời gian phục vụ của VTHKCC chủ yếu vào ban ngày do VTHKCC phục vụ những nhu cầu thường xuyên và ổn định của xã hội. Yêu cầu chạy xe rất cao: xe phải chạy với tầng suất lớn, độ chính xác về thời gian và không gian cao. Chi phí vận tải lớn, đặc biệt là chi phí nhiên liệu và các chi phí cố định khác, lý do lá xe phải dừng và tăng tốc liên tục để đón trả khách nên tiêu hao nhiên liêu rất lớn. Các công trình trang thiết bị khác phục vụ VTHKCC khá lớn: nhà chờ,các điểm dừng đổ, hệ thống thông tin …điều đó cũng làm tăng giá thành vận tải. .Để đảm bảo an toàn và phục vụ hành khách một cách tốt nhất thì trên phương tiện VTHKCC nên bố trí các thiết bị kiểm tra vé tự động hoặc cơ giới, có hệ thống thông tin hai chiều đầy đủ giữa người điều khiển và hành khách. Mặt khác do hoạt động trong đô thị và phục vụ một lượng hành khách lớn nên phương tiện VTHKCC đòi hỏi cao về việc bảo đảm vệ sinh môi trường như thông gió, giảm tiếng ồn và độ ô nhiễm của không khí. Ưu và nhược điểm của VTHKCC bằng xe buýt. Ưu điểm: - Có tính cơ động cao, không phụ thuộc vào mạng dây dẫn hoặc đường ray, không cản trở và dễ nhập vào hệ thống giao thông đường bộ trong thành phố. - Khai thác, điều hành đơn giản, có thể nhanh chóng điều chỉnh chuyến lượt trong thời gian ngắn mà không ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến . - Hoạt động có hiệu quả với dòng hành khách có công suất nhỏ và trung bình. Đối với các luồng hành khách có hệ số biến động cao về thời gian và không gian vận tải có thể giải quyết thông qua viêc lựa chọn xe thích hợp và một biểu đồ vận hành hợp lý. - Vận tải xe buýt cho phép phân chia nhu cầu đi lại ra các tuyến (Đường phố) khác nhau trên cơ sở mạng lưới đường thực tế để điều tiết mật độ đi lại chung. - Chi phí đầu tư tương đối thấp