Đồ án Điều khiển động cơ không đồng bộ sử dụng nghịch lưu nguồn dòng

Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, tự động hóa cũng ngày càng phát triển và có ứng dụng trong hầu hết các ngành công nghiệp. Sự phát triển của đất nước và yêu cầu mở rộng, nâng cao chất lượng sản xuất cũng thúc đẩy sự phát triển của ngành tự động hóa lên một tầm cao mới . Trong đồ án tốt nghiệp em đã được giao đề tài về : “ Điều khiển động cơ không đồng bộ sử dụng nghịch lưu nguồn dòng”. Nội dung đồ án gồm các phần cơ bản như sau: - Đặc tính và mô hình động cơ không đồng bộ. - Giới thiệu nghịch lưu nguồn dòng - Tính toán hệ thống Mô phỏng bằng simulink

doc65 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2581 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Điều khiển động cơ không đồng bộ sử dụng nghịch lưu nguồn dòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC NHIỆM VỤ LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC 1 LỜI NÓI ĐẦU 3 Chương 1:ĐẶC TÍNH VÀ MÔ HÌNH CỦA ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ 4 1.1. Cấu tạo và ưu nhược điểm động cơ không đồng bộ 4 1.1.1. Cấu tạo : 4 1.1.2 Ưu nhược điểm: 4 1.2. Công dụng của máy điện không đồng bộ: 4 1.3. Đặc tính cơ và mô hình hệ thống : 4 1.3.1 Phương trình đặc tính cơ : 4 1.3.2 Mô hình động cơ không đồng bộ trong không gian véc tơ 9 Chương 2 :NGHỊCH LƯU NGUỒN DÒNG 17 2.1. Giới thiệu chung về đặc tính cơ bản của các phần tử bán dẫn công suất: 17 2.1.1.ĐIỐT: 17 2.1.2.TIRISTO: 20 2.1.3 TIRISTO khóa được bằng cực điều khiển GTO( Gate turn-off Thyristor) . 23 2.2 Nghịch lưu nguồn dòng : 26 2.2.1 Một số phương pháp chuyển mạch cưỡng bức nghịch lưu: 26 2.2.2 Những vấn đề chung: 322 2.2.3 PWM nghịch lưu: 34 Chương 3:TÍNH TOÁN HỆ THỐNG TỪ SỐ LIỆU CỤ THỂ 40 3.1. Sơ đồ mạch lực và thông số động cơ: 40 3.2: Tính toán bộ nghịch lưu: 40 3.3: Tính toán bộ chỉnh lưu: 42 3.4 Các phương pháp bảo vệ van : 43 3.4.1 Hạn chế tốc độ tăng dòng cho van. 43 3.4.2 Bảo vệ quá điện áp 44 3.5.Tính toán, thiết kế cuộn kháng: 45 3.5.1 Đặc điểm của cuộn kháng: 46 3.5.2 Tính kích thước lõi thép: 47 3.6. Tính toán các tham số cần thiết: 49 3.7: Luật điều khiển : 49 3.8: Tính toán các tham số trong quá trình tổng hợp : 53 3.9. Tổng hợp mạch vòng điều chỉnh: 55 3.9.1: Tổng hợp mạch vòng dòng điện 55 3.9.22: Tổng hợp mạch vòng tốc độ 57 Chương 4 :MÔ PHỎNG BẰNG MATLAB SIMULINK 60 4.1.Mạch vòng dòng điện: 60 4.1.1 Sơ đồ cấu trúc mạch vòng dòng điện: 60 4.1.2 Kết quả mô phỏng: 60 4.2.Mạch vòng tốc độ 60 4.2.1 Mô phỏng mạch vòng tốc độ khi chưa hạn chế gia tốc và không tải : 60 4.2.2 Cấu trúc mạch vòng tốc độ khi có hạn chế gia tốc và có tải vào khoảng thời gian 0,7s với mô men cản : 61 KẾT LUẬN 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO 65 LỜI NÓI ĐẦU Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, tự động hóa cũng ngày càng phát triển và có ứng dụng trong hầu hết các ngành công nghiệp. Sự phát triển của đất nước và yêu cầu mở rộng, nâng cao chất lượng sản xuất cũng thúc đẩy sự phát triển của ngành tự động hóa lên một tầm cao mới . Trong đồ án tốt nghiệp em đã được giao đề tài về : “ Điều khiển động cơ không đồng bộ sử dụng nghịch lưu nguồn dòng”. Nội dung đồ án gồm các phần cơ bản như sau: Đặc tính và mô hình động cơ không đồng bộ. Giới thiệu nghịch lưu nguồn dòng Tính toán hệ thống Mô phỏng bằng simulink Sau 4 tháng được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo PGS.Ts. Nguyễn Văn Liễn và các thầy cô trong bộ môn Tự động hoá, đồ án của em đã hoàn thiện. Do thời gian làm đồ án ngắn và khả năng còn hạn chế, chắc chắn đồ án của em còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô và các bạn. Hà nội, ngày 2 tháng 6 năm 2010 Sinh viên thực hiện Lê Thành Chung Chương 1 ĐẶC TÍNH VÀ MÔ HÌNH CỦA ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ 1.1. Cấu tạo và ưu nhược điểm của động cơ không đồng bộ : 1.1.1. Cấu tạo : Chia làm 2 loại : a,Động cơ roto lồng sóc b,Động cơ roto dây quấn 1.1.2 Ưu, nhược điểm: *Ưu điểm: -Cấu tạo đơn giản -Giá thành hạ -Vận hành tin cậy -Dùng trực tiếp lưới điện 3 pha mà không cân các bộ biến đổi kèm theo. *Nhược điểm : -Điều chỉnh tốc độ và khống chế quá trình quá độ khó khăn. 1.2. Công dụng của máy điện không đồng bộ: Máy điện không đồng bộ là loại máy điện xoay chiều chủ yếu dung làm động cơ điện . Do kết cấu đơn giản , làm việc chắc chắn hiệu suất cao , giá thành hạ nên động cơ không đồng bộ là một loại máy được dụng rộng rãi nhất trong các ngành kinh tế quốc dân với công suất từ vài chục đến vài nghìn kilowat . Trong công nghiệp thường dùng máy điện không đồng bộ làm nguồn động lực cho máy cán thép loại vừa và nhỏ, động lực cho các máy công cụ ở các nhà máy công nghiệp nhẹ. Trong hầm mỏ dùng làm máy tời hay quạt gió . Trong nông nghiệp dùng để làm máy bơm hay máy gia công nông phẩm . Trong đời sống hàng ngày máy điện không đồng bộ cũng dần chiếm được một vị trí quan trọng: Quạt gió, máy quay đĩa, động cơ trong tủ lạnh .Tóm lại theo sự phát triển của nền sản suất điện khí hóa , tự động hóa và phạm vi sinh hoạt hàng ngày , phạm vi ứng dụng của máy điện không đồng bộ ngày càng rộng rãi . 1.3. Đặc tính cơ và mô hình hệ thống : 1.3.1 Phương trình đặc tính cơ : Giả thuyết: 3 pha của động cơ là đối xứng , khe hở không khí là đồng bộ . Các thông số của động cơ không đổi . Tổng dẫn mạch từ hóa không đổi . Bỏ qua tổn thất ma sát , tổn thất trong lõi thép . Điện áp lưới hoàn toàn sin và đối xứng 3 pha. Ta có sơ đồ thay thế một pha động cơ không đồng bộ: Hình 1-1 : Sơ đồ thay thế động cơ không đồng bộ  : Dòng từ hóa , dòng stato , dòng roto quy đổi về stato . :Điện kháng mạch từ hóa, điện kháng tản stato, điện kháng tản roto quy đổi về stato.  :Điện trở tác dụng của mạch từ hóa , của cuộn dây stato của cuộn roto. s : độ trượt .  :tốc độ đồng bộ . Từ đó ta có phương trình thay thế được đặc tính dòng stato : Trong đó : : là điện kháng ngắn mạch . Ta thấy khi thì:   Vậy suy ra:  Trong đó là dòng từ hóa có tác dụng tạo ra từ trường quay. Dòng roto quy đổi về stato :  Khi thì : Để tìm phương trình đặc tính cơ của động cơ ta dựa vào điều kiện cân bằng công suất của động cơ : Công suất được chuyển từ stato sang roto :  là mô men điện từ của động cơ . Nếu bỏ qua các tổn thất cơ học thì : Công suất điện từ chia làm 2 phần : : công suất đưa ra trên trục động cơ(nếu bỏ qua tổn thất cơ khí). công suất tổn hao đồng trong roto.  Hay  Do đó :  Mặt khác :  Và :  Nếu biểu diễn đặc tính cơ trên đồ thị sẽ là đường cong như hình 1-4. Có thể xác định điểm cực trị của đường cong này bằng cách giải , ta sẽ được trị số của M và s tại điểm cực trị ký hiệu là (mô men và độ trượt tới hạn ), cụ thể là :   Thay (1-6) và (1-7) vào để tìm :  Trong hai biểu thức trên dấu (+) ứng với trạng thái động cơ , dấu (-) ứng với trang thái phát . Do đó ở chế độ máy phát lớn hơn ở chế độ động cơ. Phương trình đặc tính cơ của động cơ không đồng bộ có thể biểu diễn thuận tiện hơn bằng tỉ số giữa (1-6) và (1-8) và biến đổi thành phương trình :  Trong đó . Đối với các động cơ công suất lớn thường rất nhỏ so với , lúc này có thể bỏ qua , nghĩa là coi và (1-9) có dạng gần đúng:  Trong đó :   Nhiều trường hợp cho phép ta sử dụng những đặc tính gần đúng bằng cách tuyến tính hóa các đặc tính trong đoạn làm việc . Ví dụ vùng độ trượt nhỏ s tỷ số nhỏ , gần đúng coi . Lúc này đặc tính cơ ở dạng đơn giản:   1.3.2 Mô hình động cơ không đồng bộ trong không gian véc tơ a, Khái niệm về các đại lượng véc tơ không gian : Động cơ không đồng bộ ba pha nói chung bao gồm sáu dây quấn , trong đó ba dây quấn stato được cố định và cách nhau một phần ba vòng tròn , ba dây quấn pha roto cũng được đặt lệch nhau một phần ba vòng tròn , song chúng lại được quay quanh trục roto , giữa dây quấn stato và dây quấn pha roto được liên hệ với nhau bởi cảm ứng điện từ qua khe hở không khí , có chiều dài là h .   Hình 1-7:Sơ đồ dòng điện cuộn dây stato trong động cơ không đồng bộ Với cách bố trí trên ba trục như vậy , về mặt hình thức có thể định nghĩa được một véc tơ điện áp stato có ba thành phần lệch nhau  trong không gian:  Tuy nhiên điện áp stato lệch nhau  về thời gian , tại mỗi thời điểm véctơ có một vị trí pha nhất định , thí dụ tại :  Tại  có   Ở chế độ xác lập , khoảng cách giữa hai véc tơ này là một phần sáu chu kì và biên độ các véc tơ là như nhau và bằng :  Trong đó là biên độ pha. Sau một chu kì điện áp nguồn , nếu số đôi cực của dây quấn thì đầu mút véc tơ sẽ vẽ nên một đường tròn . Trong tính toán , để cho đơn giản trong cách viết, thường định nghĩa véc tơ mới, có biên độ đúng bằng biên độ điện áp pha :  Về biểu thức giải tích nếu : thì :  Trong đó a= Các đại lượng điện từ khác nhau như dòng điện stato , từ thông stato , dòng điện từ hóa , dòng điện roto , từ thông roto , từ thông khe hở không khí vv… cũng có thể được định nghĩa dưới dạng véc tơ tương tự như trên . Hình 1-8 a ,b mô tả một ví dụ về véc tơ điện áp và véc tơ dòng điện . Có thể dễ dàng nhận ra rằng tất cả các véc tơ điện từ đều quay trong mặt phẳng với tốc độ quay bằng tốc độ , tốc độ này gọi là tốc độ từ trường quay . Về mặt năng lượng có thể coi các véc tơ không gian là hoàn toàn đại diện cho các đại lượng ba pha trong thời gian và như thế có thể thấy rằng một máy điện có hai dây quấn s và r nếu trên đó đặt véc tơ điện áp  tương ứng thì sẽ sinh ra các véc tơ điện từ không gian còn lại tương tự như chúng được sinh ra bởi các đại lượng ba pha trong thời gian , mô hình máy điện như vậy được gọi là mô hình máy điện trong tọa độ cực. Có thể lập được sơ đồ thay thế của động cơ không đồng bộ ba pha khi quy đổi các đại lượng từ roto vê stato như hình 1-8:  a, Sơ đồ dây quấn  b,Một số đại lượng véc tơ Hình 1-8: Mô hình động cơ không đồng bộ trong hệ tọa độ cực Trong sơ đồ thay thế trên đây , ngoài các đại lượng véc tơ được ký hiệu có dấu gạch ngang (-) trên đầu , các đại lượng còn lại là các ma trận thông số, ví dụ: ; ; ; Các phương trình điện áp trong không gian tọa độ cực :  Các phương trình của từ thông :  Và mô men điện từ  b , Mô hình động cơ không đồng bộ trong hệ tọa độ trực giao : Mô hình trong hệ tọa độ cực của động cơ không đồng bộ không thuận tiện cho các tính toán điều khiển , mặt khác ta thấy rằng tất cả các đại lượng véc tơ đều quay trong mặt phẳng cắt ngang của động cơ , do đó có thể quy đổi sang hệ tọa độ đề các , gọi hệ tọa độ này là , trong đó trục được chọn trùng với trục dây quấn pha a stato :  Hình1-9: Mô tả hệ tọa độ .  Thiết lập được mối quan hệ giữa các đại lượng trong hai không gian khác nhau :  Sơ đồ thay thế 1-10:   c, Mô hình động cơ không đồng bộ trong hệ trục d, q: Phương pháp điều khiển cả biên độ và vị trí pha của véc tơ dòng điện ( điện áp) giúp tạo được hệ thống điều chỉnh từ thông hoàn hảo mà không cần sử dụng cảm biến từ thông động cơ . Trong chế độ xác lập véc tơ từ thông roto quay đồng bộ với từ trường quay stato , nếu ta chọn véc tơ này trùng với trục ox của hệ thống tọa độ quay đồng bộ thì ta có hình 1-9:  Hình 1-11: Đồ thị véc tơ cho phương pháp điều khiển véc tơ tựa từ thông roto. Trong đồ thị trên , ở chế độ xác lập vì tất cả các véc tơ đều quay đồng bộ với hệ trục tọa độ nên góc  là hằng số và do đó các thành phần của dòng điện chiếu lên hệ trục cũng sẽ là một chiều ( biến thiên rất chậm). Đây là một lợi thế rất lớn của phương pháp có thể dễ dang tổng hợp các bộ điều chỉnh kiểu vô hướng , theo từng chiều (thành phần ) của véc tơ dòng điện Sơ đồ cấu trúc hình 1-12:  Hình 1-12: Sơ đồ cấu trúc chuyển từ trục sang trục Sơ đồ thay thế hình 1-13:  Hình 1-13: Sơ đồ thay thế quy đổi trong hệ tọa độ d,q Với: ;  : vị trí góc tuyệt đối của dây quấn roto .    Chương 2: NGHỊCH LƯU NGUỒN DÒNG 2.1. Giới thiệu chung về đặc tính cơ bản của các phần tử bán dẫn công suất: Các phần từ bán dẫn công suất được sử dụng trong sơ đồ các bộ biến đổi như các khóa điện tử, gọi là các van bán dẫn. Khi mở dẫn dòng thì nối tải vào nguồn, khi khóa thì ngắt tải ra khỏi nguồn , không cho dòng điện chạy qua . Khác với các phần tử có tiếp điểm , khi các van dẫn thực hiện đóng cắt dòng điện không gây nên tia lửa điện, không bị mài mòn theo thời gian. Tuy có thể đóng cắt các dòng điện lớn nhưng các van bán dẫn lại được điều khiển bởi các tín hiệu công suất nhỏ , tạo bởi mạch điện tử công suất nhỏ . Quy luật nối tải vào nguồn phụ thuộc vào sơ đồ bộ biến đổi và phụ thuộc cách thức điều khiển các van trong bộ biến đổi . Như vậy hiệu suất của các bộ biến đổi phụ thuộc trước hết vào tổn thất trên các van bán dẫn , trong quá trình làm việc tổn thất này bằng tích của dòng điện chạy qua van với điện áp rơi trên van. Công nghệ chế tạo các phần tử bán dẫn ngày nay đã đạt được những bước tiến bộ vượt bậc , với việc cho ra đời những phần từ kích thước ngày càng nhỏ gọn và khả năng đóng cắt dòng điện và chịu điện áp ngày càng lớn với tổn hao công suất đáng kể , ngày càng đáp ứng những yêu cầu phức tạp của các quy luật biến đổi năng lượng trong các bộ biến đổi . Sự phát triển của các phần tử bán dẫn có vai trò quyết đinh tới sự phát triển của điện từ công suất , góp phần tạo ra nhiều chủng loại bộ biến đổi với những ứng dụng ngày càng rộng rãi trong công nghiệp và trong cuộc sống. Hiểu rõ nguyên lý hoạt động và các đặc tính cơ bản của các phần tử bán dẫn là điều vô cùng quan trong để có thể sử dụng đúng và phát huy hết hiệu quả của các phần tử bán dẫn trong các ứng dụng cụ thể . Sau đây là một số tính năng kỹ thuật cơ bản của một số phần tử bán dẫn: 2.1.1.ĐIỐT: a,Giới thiệu: Điốt là phần tử được cấu tao bởi một lớp tiếp giáp bán dẫn p-n . Điốt có hai cực , anot A là cực nối với lớp bán dẫn kiểu p, catốt K là cực nối với lớp bán dẫn kiểu n . Dòng điện chỉ chạy qua điốt theo chiều từ A đến K khi điện áp dương . Khi , dòng điện qua điốt gần như bằng không . Cấu tạo như sau:  Hình 2-1 cấu tạo của điot b,Đặc tính volt ampe của điot: Một số tính chất của điốt trong quá trình làm việc có thể được giải thích thông qua việc xem xét đặc tính volt-ampe của điot trong các góc phần tư thư I tương ứng với  việc xem xét đặc tính volt-ampe của điot trên hình 2.2:  Theo đường đặc tính thuận , nếu điện áp của anot cato tăng dần từ 0 đến khi vượt qua ngưỡng điện áp , cỡ 0,6-0,7V, dòng có thể chảy qua điốt dòng điện có thể thay đổi rất lớn nhưng điện áp rơi trên điốt hầu như ít thay đổi . Như vậy đặc tính thuận của điốt là đặc trưng bởi tính chất có điện trở tương đương nhỏ. Theo đường đặc tính ngược , nếu điện áp  tăng dần đến điện áp ngược lớn nhất thì dòng qua điốt có giá trị rất nhỏ gọi là dòng rò , nghĩa là điốt cản trở dòng chạy theo chiều ngược . Cho đến khi đạt đến giá trị thì xảy ra hiện tượng dòng qua điot tăng đột ngột , tính chất cản trở dòng điện ngược của điốt bị phá với. Quá trình này không có tính đảo ngược , nghĩa là nếu ta lại giảm điện áp trên anot –catot thì dòng điện vẫn không giảm . Ta nói điốt đã bị đánh thủng. C,Đặc tính đóng cắt của điốt: Khác với đặc tính volt-ampe là đặc tính tĩnh , đặc tính cho thấy dạng của điện áp và dòng điện trên điốt theo thời gian , gọi là đặc tính động , hay đặc tính đóng cắt của điốt . Đặc tính đóng cắt tiêu biểu của điốt được thể hiện ở hình 2-3:  Theo đặc tính ở các trạng thái khóa Trong các khoảng thời gian (1) (6) với điện áp phân cực ngược và dòngđiện bằng 0 . Ở khoảng (2) điot bắt đầu dẫn dòng. Dòng điện ban đầu nạp tích điện cho tụ điện dương được của tiếp giáp p-n trước đó bị phân cực ngược , làm điện áp dương trên điốt tăng lên đến vài von vì điện trở vùng nghèo điện tích còn lớn. Khi lượng điện tích đã đủ lớn , độ dẫn điện của tiếp giáp tăng lên , điện trở giảm và điện áp trên điot trở về ổn định ở mức sụt áp cỡ 1-1,5V . Trong khoảng (3) điot hoàn toàn ở trạng thái dẫn . Quá trình khóa điốt bắt đầu ở khoảng (4) điốt phân cực thuận cho đến khi điện tích ở lớp tiếp giáp p-n được di chuyển ra hết bên ngoài . Thời gian di chuyển phụ thuộc tốc độ tăng của dòng ngược và lượng điện tích tích lũy , phụ thuộc giá trị dòng điện mà điốt dẫn trước đó. Ở cuối giai đoạn (4) tiếp giáp p-n trở nên phân cực ngược và điốt có khả năng ngăn cản dòng điện. Trong giai đoạn (5) tụ điện tương đương của tiếp giáp p-n được nạp tiếp tục cho đến khi phân cực ngược . Điện tích gạch chéo trên đường dòng điện i(t) tương ứng bằng với lượng điện tích phải di chuyển ra bên ngoài . Điện tích là điện tích phục hồi thời gian  giữa đầu giai đoạn (4) đến cuối giai đoạn (5) gọi là thời gian phục hồi mà là một trong những thông số quan trọng để lựa chọn điốt cho một ứng dụng thực tế. 2.1.2.TIRISTO: Tiristo là phần từ bán dẫn cấu tạo từ bốn lớp bán dẫn p-n-p-n và tạo ra ba lớp tiếp giáp p-n . Tiristo có 3 cực : Anốt A , catốt K và cực điều khiển G như được biểu diễn ở hình 2-4 sau:  Hình 2-4 Ký hiệu tiristo a,Đặc tính von-ampe của tiristo: Đặc tính vôn-ampe của một tiristo gồm 2 phần . Phần thứ nhất nằm trong góc phần tư thứ nhất là đặc tính thuận tương ứng với trường hợp điện áp >0 và phần thứ hai nằm trong góc phần tư thư III gọi là đặc tính ngược tương ứng với trường hợp . *Trường hợp dòng điện vào cực điều khiển bằng không() : Khi dòng vào cực điều khiển của tirito bằng không hay khi hở mạch cực điều khiển của tiristo sẽ cản trở dòng điện phần ứng với cả 2 trường hợp phân cực điện áp giữa anot và catot . Khi điện áp  theo cấu tạo bán đẫn của tirito hai tiếp giáp đều phân cực ngược , lớp phân cực thuận như vậy tirito giống như 2 điot mắc nối tiếp bị phân cực ngược . Qua tiristo sẽ chi có một dòng điện rất nhỏ chạy qua gọi là dòng rò . Khi tăng đến một giá trị điện áp lớn nhất thì tiristo sẽ xảy ra hiện tượng đánh thủng là quá trình không thể đảo ngược được. Nghĩa là nếu có giảm điện áp  xuống dưới mức thì dòng điện cũng không giảm được đến mức dòng rò . Tiristo đã bị hỏng .  Hình 2-5 Đặc tính von-ampe Khi tăng điện áp anot , catot theo chiều thuận , , lúc đầu cũng chỉ có một dòng điện rất nhỏ chạy qua , gọi là dòng rò . Điện trở tương đương mạch anot catot có giá trị rất lớn. Khi đó tiếp giáp  là phân cực thuận còn  là phân cực ngược . Cho đến khi  tăng đến một giá trị thuận lớn nhất sẽ xảy ra hiện tượng điện trở tương đương mạch anot- catot đột ngột giảm, dòng điện chạy qua tiristo sẽ chỉ bị giới hạn bởi điện trở mạch ngoài . Nếu khi đó dòng qua tiristo sẽ dẫn dòng trên đường đặc tính thuận , giống như đường đặc tính thuận ở điốt . Đoạn đặc tính thuận được đặc trưng bởi tính chất dòng có thể có giá trị lớn nhất, . Điều này được mô tả trên hình trên . Nói chung dòng điều khiển lớn hơn thì điểm chuyển đặc tính làm việc sẽ xảy ra  nhỏ hơn. Quá trình xảy ra trên trên đường đặc tính ngược sẽ không khác gì so với trường hợp dòng điều khiển bằng không. B,Mở, khóa tiristo: *Mở : Khi điện áp phân cực thuận , tiristo có thể mở bằng 2 cách . Thứ nhất , có thể tăng điện áp anot cato cho đến khi đạt đến giá trị điện áp anot-catot cho đến khi điện áp thuận lớn nhất  điện trở tương đương trong mạch anot sẽ giảm đột ngột và dòng qua tiristo sẽ hoàn toàn do mạch ngoài xác định . Phương pháp này trong thực tế không được áp dụng do nguyên nhân mở không mong muốn và không phải lúc nào cũng có thể tăng được điện áp đến khi giá trị .Vả lại như vậy sẽ xảy ra trường hợp tiristo tự mở ra dưới tác dụng của các xung điện áp tại một thời điểm ngẫu nhiên, không định trước. Phương pháp thứ 2 , phương pháp được ứng dụng thực tế là đưa một xung dòng điện có giá trị nhất định vào giữa cực điều khiển và catot . Xung dòng điện điều khiển sẽ chuyển trạng thái của tiristo từ trở kháng cao sang trở kháng thấp ở mức điện áp anot-catot nhỏ. Khi đó dòng qua anot-catot lớn hơn một giá trị gọi là dòng duy trì thì tiristo sẽ tiếp tục ở trong trạng thái mở dẫn dòng mà không cần đến sự tồn tại của xung dòng điều khiển . Điều này có nghĩa để điều khiển mở tiristo bằng các xung dòng có độ rộng xung nhất định , do đó công suất của mạch điều khiển có thể là rất là nhỏ, so với công suất của mạch lực mà tiristo là một phần tử đóng cắt , khống chế dòng điện. *Khóa: Một tiristo đang dẫn dòng sẽ trở về trạng thái khóa ( điện trở tương đương mọc anot –catot tăng cao ) nếu dòng điện giảm xuống , nhỏ hơn giá trị dòng điện duy trì . Tuy nhiên tuy tiristo vẫn ở trạng thái khóa , với trở kháng cao , khi điện tích anot , catot lại dương () , cần phải có một khoảng thời gian nhất định để các lớp tiếp giáp phục hồi hoàn toàn tính chất cản trở dòng điện của mình .
Luận văn liên quan