Đồ án Điều khiển và các thiết bị điều khiển
Trong mọi hoạt động của con người ở bất cứ lĩnh vực nào, bất cứ vị trí nào đều liên quan đến hai từ điều khiển. Trong khoa học tồn tại một ngành khoa học đã và đang phát triển mạnh mẽ gọi là điều khiển học. Điều khiển học là khoa học nghiên cứu về các quá trình thu thập, xử lí tín hiệu và điều khiển trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội, khoa học công nghệ, môi trường thiên nhiên v.v. Điều khiển học kĩ thuật là khoa học nghiên cứu về quá trình thu thập, xử lí tín hiệu và điều khiển các quá trình và hệ thống thiết bị kĩ thuật. Cơ sở lí thuyết của điều khiển học kĩ thuật là lí thuyết điều khiển tự động. Cơ sở lí thuyết điều khiển tự động là phần lí thuyết cơ bản của lí thuyết điều khiển tự động. Khái niệm điều khiển được hiểu là tập hợp tất cả các tác động mang tính tổ chức của một quá trình nào đó nhằm đạt được mục đích mong muốn của quá trình đó. Hệ thống điều khiển mà không có sự tham gia trực tiếp của con người trong quá trình điều khiển được gọi là điều khiển tự động. Điều chỉnh là một khái niệm hẹp hơn của điều khiển. Điều chỉnh là tập hợp tất cả các tác động nhằm giữ cho một tham số nào đó của quá trình ổn định hay thay đổi theo một qui luật nàp đó. Tham số này gọi là tham số cần điều chỉnh. Cơ sở lí thuyết điều khiển tự động chỉ nghiên cứu các quá trình trong hệ thống điều chỉnh tự động. Một hệ thống điều chỉnh tự động bao gồm hai thành phần cơ bản là đối tượng điều chỉnh(ĐTĐC) và thiết bị điều chỉnh(TBĐC). ĐTĐC kà thành phần tồn tại khách quan có tín hiệu ra là đại lượng cần điều chỉnh và nhiệm vụ cơ bản của đìều chỉnh là phải tác động lên đầu vào của ĐTĐC sao cho đại lượng cần điều chỉnh đạt được giá trị mong muốn. TBĐC là tập hợp tất cả các phần tử của hệ thống nhằm mục đích tạo ra giá trị điều chỉnh tác động lên đôí tượng. Giá trị này được gọi là tác động điều chỉnh. Đại lượng cần điều chỉnh còn gọi là đại lượng ra của hệ thống điều chỉnh tự động. Những tác động từ bên ngoài lên hệ thống được gọi là tác động nhiễu. Phương pháp để TBĐC tạo ra tín hiệu điều chỉnh gọi là phương thức điều chỉnh (điều khiển). Có ba phương thức điều chỉnh là: phương thức điều chỉnh theo chương trình, phương thức bù nhiễu và phương thức điều chỉnh theo sai lệch.