Đất nước ta đang trên con đương tiến lên một đất nước công ngiệp hóa hiện đại hóa. Để đạt được mục tiêu đó thì ngành công ngiệp máy tính là một ngành then chốt để tiến lên con đường công ngiệp hoá và hiện đại hóa đất nước.
Ngày nay trong các nhà máy xí nghiệp hay công xưởng đều sử dụng máy vi tính vào việc đo lường điều khiển, tính toán và trong quản lý hành chính, nhờ có đặc tính gọn nhẹ, độ tin cậy cao linh hoạt và đơn giản trong sử dụng. Đặc biệt trong các ngành công nghiệp hiện đại, máy tính điện tử không những góp phần vào việc nâng cao năng suất lao động mà còn góp phần vào việc bảo vệ sức khoẻ và an toàn lao động cho con người
Đễ hoàn thành những công việc kể trên chúng ta cần phải kết nối các máy vi tính với nhau, hoặc kết nối chúng với các thiết bị ngoại vi nhận dữ liệu để xử lý hay gửi dữ liệu đi cho các thiết bị khác xử lý. Để thực hiện được công việc này thì điều đầu tiên chúng ta phải làm đó là chúng ta phải kết nối phần cứng cho phù hợp và viết các chương trình truyền dữ liệu.
Trước yêu cầu thực tế đó nhóm sinh viên chúng em được nhận đề tài “Điều khiển và giám sát tốc độ động cơ từ máy tính”. Sau khi nhận được đề tài này nhóm chúng em đ• tập chung tìm hiểu một cách nghiêm túc, cùng với sự hướng dẫn tận tình của thầy Đặng Quang Đồng đến nay chúng em đ• hoàn thành đồ án.
Chúng em xin gửi lời cảm ơn tới thầy Đặng Quang Đồng đ• tận tình hướng dẫn chúng em hoàn thành đồ án, cùng các thầy cô trong khoa Điện - Điện tử.
Song do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên không thể tránh khỏi các sai sót. Chúng em rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của quý thầy cô và các bạn cho đề tài của chúng em hoàn thiện hơn.
73 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 4044 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Điều khiển và giám sát tốc độ động cơ từ máy tính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Đất nước ta đang trên con đương tiến lên một đất nước công ngiệp hóa hiện đại hóa. Để đạt được mục tiêu đó thì ngành công ngiệp máy tính là một ngành then chốt để tiến lên con đường công ngiệp hoá và hiện đại hóa đất nước.
Ngày nay trong các nhà máy xí nghiệp hay công xưởng đều sử dụng máy vi tính vào việc đo lường điều khiển, tính toán và trong quản lý hành chính, nhờ có đặc tính gọn nhẹ, độ tin cậy cao linh hoạt và đơn giản trong sử dụng. Đặc biệt trong các ngành công nghiệp hiện đại, máy tính điện tử không những góp phần vào việc nâng cao năng suất lao động mà còn góp phần vào việc bảo vệ sức khoẻ và an toàn lao động cho con người
Đễ hoàn thành những công việc kể trên chúng ta cần phải kết nối các máy vi tính với nhau, hoặc kết nối chúng với các thiết bị ngoại vi nhận dữ liệu để xử lý hay gửi dữ liệu đi cho các thiết bị khác xử lý. Để thực hiện được công việc này thì điều đầu tiên chúng ta phải làm đó là chúng ta phải kết nối phần cứng cho phù hợp và viết các chương trình truyền dữ liệu.
Trước yêu cầu thực tế đó nhóm sinh viên chúng em được nhận đề tài “Điều khiển và giám sát tốc độ động cơ từ máy tính”. Sau khi nhận được đề tài này nhóm chúng em đ• tập chung tìm hiểu một cách nghiêm túc, cùng với sự hướng dẫn tận tình của thầy Đặng Quang Đồng đến nay chúng em đ• hoàn thành đồ án.
Chúng em xin gửi lời cảm ơn tới thầy Đặng Quang Đồng đ• tận tình hướng dẫn chúng em hoàn thành đồ án, cùng các thầy cô trong khoa Điện - Điện tử.
Song do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên không thể tránh khỏi các sai sót. Chúng em rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của quý thầy cô và các bạn cho đề tài của chúng em hoàn thiện hơn.
Hưng yên ngày 16 Tháng 8 Năm 2008
Lời cảm ơn
Trong thời gian thực hiện đề tài này, nhóm thực sinh viên chúng em đ• học tập được nhiều điều bổ ích từ thầy hướng dẫn cùng thầy cô trong khoa Điện - Điện tử và bạn bè cùng lớp.
Nhóm sinh viên chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn đến thầy Đặng Quang Đồng trên cương vị là người hướng dẫn đề tài đ• tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện tốt cho chúng em hoàn thành đề tài này.
Nhóm sinh viên chúng em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy các cô trong khoa Điện - Điện tử cùng các bạn đ• đóng góp ý kiến quý báu trong quá trình thực hiện đề tài này.
Hưng Yên ngày16 Tháng 8 Năm 2008
Nhóm sinh viên thực hiện:
Nguyễn Xuân Vũ
Đào Văn Tân
Lê Việt Anh
Nhận xét, đánh giá của giáo viên hướng dẫn
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Hưng yên, ngày … tháng … năm 2007
Giáo viên hướng dẫn
Đặng Quang Đồng
Nhận xét, đánh giá của giáo viên phản biện
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Hưng yên, ngày … tháng … năm 2008
Giáo viên phản biện
Mục lục
Lời nói đầu 1
Lời cảm ơn 2
Chương 1 9
Mở đầu 9
1. Phân tích yêu cầu đề tài 9
2. Phương pháp thực hiện 10
Chương 2 11
Truyền thông RS 232 máy tính 11
1. Cấu trúc RS232 11
1.1. Giới thiệu RS-232 11
1.2. Đặc tính điện học 11
1.3 Đặc tính cơ học 13
1.4. Chế độ làm việc 14
1.5. Đặc điểm và ứng dụng 15
2. Phần mền truy xuất dữ liệu giao tiếp máy tính và plc 18
2.1. Truyền thông nối tiếp dùng ActiveX 18
2.2 Các thuộc tính của đối tượng ActiveX 19
2.3 Sự kiện OnComm 22
2.4. Thiết kế giao diện điều khiển 23
Chương3 25
Truyền thông Freeport và Uss PLC S7-200 25
3.1. Yêu cầu PLC S7-200 25
3.1.1. Đặc điểm cơ bản CPU224XP 25
3.1.2. Cổng truyền thông RS485 26
3.2. Truyền thông Freeport PLC với máy tính 27
3.2.1. Giới thiệu truyền thông Freeport 27
3.2.2. Kết nối phần cứng 29
3.2.3. Phần mền truy xuất dữ liệu giao tiếp PLC với máy tính 30
3.3. Truyền thông USS PLC với biến tần 34
3.3.1. Truyền thông USS 34
3.3.1.1. Giới thiệu về truyền thông USS 34
3.3.1.2. Kết nối phần cứng 34
3.3.2. Phần mềm truy xuất dữ liệu giao tiếp PLC và bến tần 35
Chương 4 42
Biến tần MM440 42
4.1. Tổng quan biến tần MM440 42
4.1.1.Đặc điểm biến tần MM440 43
4.1.2. Các nguồn điều khiển biến tần 48
4.1.3. Nguồn đăt tần số 51
4.1.4. Các chế độ làm việc 54
4.1.5. Cài đặt nhanh 54
4.2. Truyền thông USS biến tần với PLC 58
4.3. Điều khiển động cơ không đồng bộ 61
4.3.1. Xây dung mô hình toán học động cơ không đồng bộ 61
4.3.1.1 Các phương pháp điều chỉnh tốc độ động cơ không đồng bộ 61
4.3.1.2 Điều khiển vectơ động cơ không đồng bộ 62
4.3.2. Mô hình động cơ KDB 3 Pha rotor lồng sóc và tìm bộ điều khiển tốc độ: 64
4.3.2.1. Mô tả toán học động cơ không đồng bộ ba pha: 64
4.3.2.2. Hệ phương trình cơ bản của động cơ: 66
4.3.2.3. Mô hình trạng thái của động cơ trên hệ toạ độ từ thông rotor (hệ toạ độ dq) : 67
4.3.2.4. Cấu trúc hệ thống điều khiển vectơ không sensor động cơ KĐB 69
4.3.3. Tuyến tính hoá mô hình động cơ 72
4.3.3.1. Tổng hợp Risq và R? 73
4.3.3.2. Tổng hợp Risd: 75
4.3.4. Tính toán và mô phỏng : 76
4.3.4.1. Mô phỏng mô hình hệ thống trên toạ độ dq: 79
Mô hình động cơ sau khi tính toán: 79
4.3.4.2. Mô hình toàn bộ hệ thống không dùng cảm biến tốc độ : 80
4.4. Cài đặt thông số điều khiển trên biến tần MM440. 82
4.4.2. Cài đặt tham số điều khiển vector không sensor: 83
Chương 5 88
Mô hình điều khiển giám sát tốc độ động cơ KĐB 88
5.1. Giới thiệu mô hình 88
5.2. Hướng dẫn cài đặt và vận hành sản phẩm 90
5.2.1. Lắp ráp phần cứng 90
5.2.2. Lắp rắp phần điện 91
5.2.3. Cài đặt tham số 92
5.2.3.1 Cài đặt các tham số cho biết tần MM440 92
5.3 Chương trình phần mềm 93
5.3.1 Chương trình PLC 93
5.3.2 Chương trình Visual basic(VB) 96
5.2.2 Vận hành 105
Chương 6 108
Kết luận và khuyến nghị 108
Chương 1
Mở đầu
1. Phân tích yêu cầu đề tài
- Với đề tài : Điều khiển và giám sát động cơ không đồng bộ sử dụng truyền thông Máy tính, PLC và biến tần
- Với số liệu cho trước:
- Mỏy tính (Có cổng RS232)
- Một bộ PLC S7200 (có hai cổng truyền thông port0 và port1)
- Một biến tần MM440
Từ những yêu cầu và số liệu như trên chúng em lựa chọn mô hình điều khiển như sau:
Mô hình gồm có :
- Máy tính
- PLC có hai cổng truyền thông
- Biến tần MM440
- Động cơ không đồng bộ ba pha roto lồng sóc với các số liệu như sau
- Uđm =380/220 V
- Iđm = 2 A
- ?đm = 1400 (vòng/phút)
Thông qua mô hình này chúng em sẽ dùng để điều khiển và thu thập giá trị tốc độ động cơ.
2. Phương pháp thực hiện
Với đề tài này, ngoài phương pháp sử dụng truyền thông để điều khiển và giám sát thì chúng ta cũng có thể sử dụng những mạch điện trung gian để điều khiển và giám sát tốc độ động cơ không đồng bộ roro lồng sóc. Nhưng trong nội dung đề tài này chúng em sử dụng phương pháp truyền thông để điều khiển và giám sát có một số ưu điểm sau:
- Sơ đồ kết nối phần cứng đơn giản
- Khối lượng dây dẫn ít
- Đáp ứng điều khiển, giám sát nhanh, chính xác
Để ứng dụng mô hình trên vào đề tài này thì phương thức truyền nhận dữ liệu từ Máy tính xuống PLC và ngược lại chúng em sử dụng giao thức truyền thông Freeport là giao thức truyền thông do người dùng tự định nghĩa sẽ được trình bày kỹ hơn trong phần tiếp theo của đồ án.
Để điều khiển biến tần thông qua PLC người ta thường dùng các cách sau:
1. Dùng các đầu vào/ ra số của PLC nhưng cách này có hạn chế là chỉ điều khiển được những chức năng đơn giản khởi động, dừng, đảo chiều.
2. Điều khiển biến tần qua mạng Profibus, nhưng với một ứng dụng nhỏ thì việc thiết kế một mạng Profibus sẽ đưa giá thành lên cao không kinh tế
3. Dùng port0 của PLC kết nối với port RS485 của biến tần, một PLC có thế điều khiển hệ thống mạng tối đa 31 biến tần. Mạng này chính là mạng USS đây cũng chính là phương pháp truyền thông mà chúng em chọn trong đề tài này.
Động cơ được kết nối trực tiếp vào đầu ra ba pha được thiết kế riêng cho biến tần chuyên để điều khiển động cơ xoay chiều ba pha.
Với thực tế thiết bị hiện có và kiến thức chúng em được học tại trường, nên việc lựa chọn mô hình như trên là hợp lý.
Chương 2
Truyền thông RS 232 máy tính
1. Cấu trúc RS232
1.1. Giới thiệu RS-232
RS-232 (tương ứng với chuẩn châu Âu là CCITT V.24) lúc đầu được xây dựng phục vụ chủ yếu trong việc ghép nối điểm - điểm giữa hai thiết bị đầu cuối (DTE, Data terminal Equipment), ví dụ giữa hai máy tính (PC, PLC, …), giữa máy tính và máy in, hoặc giữa một thiết bị đầu cuối và một thiết bị truyền dữ liệu (DTE, Data terminal Equipment), ví dụ giữa máy tính và Modem
Mặc dù tính năng hạn chế, RS-232 là một trong các chuẩn tín hiệu có từ lâu nhất, vì thế được sử dụng rất rộng r•i. Ngày nay mỗi máy tính cá nhân đều có một vài cổng RS-232 (cổng COM), có thể sử dụng tự do để nối với các thiết bị ngoại vi hoặc với các máy tính khác. Nhiều thiết bị công nghiệp cũng tích hợp cổng RS-232 phục vụ lập trình hoặc tham số hoá.
1.2. Đặc tính điện học
RS-232 sử dụng phương thức truyền không đối xứng, tức là sử dụng tín hiệu điện áp chênh lệch giữa một dây dẫn và đất. Mức điện áp được sử dụng dao động trong khoảng từ -15V tới 15V. Khoảng từ 3V đến 15V ứng với giá trị logic 0, khoảng từ -15V đến -3V ứng với giá trị logic 1 như hình vẽ sau:
Chính vì -3V đến tới 3V là phạm vi không được định nghĩa trong trường hợp thay đổi giá trị logic từ 0 lên 1 hoặc từ 1 xuống 0 một tín hiệu phải vượt qua khoảng quá độ đó trong một khoảng thời gian ngắn hợp lý.
Tốc độ truyền dẫn tối đa phụ thuộc vào chiều dài dây dẫn. Đa số các hệ thống hiện nay chỉ hỗ trợ tới tốc độ 19.2KBd (chiều dài cho phép 30-50m). Gần đây, sự tiến bộ trong vi mạch đ• góp phần năng cao tốc độ của các Modem lên nhiều lần so với ngưỡng 19.2KBd. Hiện nay đ• có những mạch thu phát đạt tốc độ 460KBd và hơn nữa, tuy nhiên tốc độ truyền dẫn thực tế lớn hơn 115.2KBd theo chuẩn RS -232 trong một hệ thống làm việc dựa vào ngắt là một điều khó có thể thực hiện được.
Một ưu điểm của chuẩn RS – 232 là có thể sử dụng công suất phát tương đối thấp, nhờ trở kháng đầu vào hạn chế trong phạm vi từ 3-7K?. Bảng dưới đây tóm tắt mộ số thông số điện học quan trọng của RS – 232
Thông số Điều kiện Tối thiểu Tối đa
Điện áp đầu ra hở mạch 25V
Điện áp đầu ra khi có tải 3K? ? RL ? 7K3K? 5V 15V
Trở kháng đầu ra khi cắt nguồn -2V ?V0 ? 2V 300?
Dòng ra ngắn mạch 500mA
Điên dung tải 2500pF
Trở kháng đầu vào 3V ?V1 ? 25V 3K? 7K?
Ngưỡng cho giá trị logic 0 3V
Ngưỡng cho giá trị logic 1 -3V
1.3 Đặc tính cơ học
Chuẩn EIA/TIA-232F quy định ba loại giắc cắm RS - 232 là DB - 9 (chín chân), DB - 25 (25 chân) và ALT - A(26 chân), trong đó hai loại đầu được sử dụng rộng r•i hơn. Loại DB - 9 cũng đ• được chuẩn hoá riêng trong EIA/TIA-574.
ý nghĩa các chân quan trọng được mô tả trong bảng sau
ý nghĩa của các chân quan trọng được mô tả như dưới đây.
- RxD: đường nhận dữ liệu
- TxD:đường gửi dữ liệu
- DTR: chân DTR thường ở trạng thái ON khi thiết bị đầu cuối sẵn sàng thiết lập kênh truyền thông. Qua việc giữ mạch DTR ở trạng thái ON, thiết bị đầu cuối cho phép DCE của nó ở chế độ “tự trả lời” chấp nhận lời gọi không yêu cầu. Mạch DTR ở trạng thái OFF chỉ khi thiết bị đầu cuối không muốn DCE của nó chấp nhận lời gọi từ xa (chế độ cục bộ).
- DSR: cả hai modem chuyển mạch DSR sang ON khi một đường truyền thông đ• được thiết lập giữa hai bên.
- DCD: chân này được sử dụng để kiểm soát truy nhập đường truyền. Một trạm nhận tín hiệu DCD là OFFsex hiểu là trạm đối tác chưa đóng mạch yêu cầu gửi dữ liệu (Chân RTS) và vì thế có thể đoạt quyền kiểm soát đường truyền nếu cần thiết. Ngược lại, tín hiệu DCD là ON chỉ thị bên đối tác đ• gửi tín hiệu RTS và giành quyền kiểm soát đường truyền.
- RTS: dùng để kiểm soát chiều truyền dữ liệu. Khi một trạm cần gửi dữ liệu, nó đóng mạch RTS sang ON để báo hiệu với modem của nó. Thông tin này cũng được chuyển tiếp tới modem xa.
- CTS: Khi CTS chuyển sang ON, một trạm được thông báo rằng modem của nó đ• sẵn sàng nhận dữ liệu từ trạm và kiểm soát đường điện thoại cho việc truyền dữ liệu đi xa
RI: Khi modem nhận được một lời gọi, mạch RI chuyển ON/OFF một cách tuần tự với chuông điện thoại để báo hiệu cho trạm đầu cuối. Tín hiệu này chỉ thị rằng một modem xa yêu cầu thiết lập liên kết dial-up.
1.4. Chế độ làm việc
Chế độ làm việc của hệ thống RS - 232 là hai chiều toàn phần, tức là hai thiết bị tham gia cùng có thể thu và phát tín hiệu cùng một lúc. Như vậy, việc thực hiện truyền thông cần tối thiểu ba dây dẫn - trong đó hai dây tín hiệu nối chéo các đầu thu phát của hai trạm và một dây đất. Với cấu hình tối thiểu này việc đảm bảo độ an toàn truyền dẫn tín hiệu thuộc về trách nhiệm của phần mềm.
Kết nối đơn giản trong truyền thông nối tiếp
Kết nối trong truyền thông nối tiếp dùng tín hiệu bắt tay
1.5. Đặc điểm và ứng dụng
Cổng nối tiếp được sử dụng để truyền dữ liệu hai chiều giữa máy tính và ngoại vi, có các ưu điểm sau:
- Khoảng cách truyền xa hơn truyền song song.
- Số dây kết nối ít.
- Có thể truyền không dây dùng hồng ngoại.
- Có thể ghép nối với vi điều khiển hay PLC (Programmable Logic Device).
- Cho phép nối mạng.
- Có thể tháo lắp thiết bị trong lúc máy tính đang làm việc.
- Có thể cung cấp nguồn cho các mạch điện đơn giản
Các thiết bị ghép nối chia thành 2 loại: DTE (Data Terminal Equipment) và DCE (Data Communication Equipment). DCE là các thiết bị trung gian như MODEM còn DTE là các thiết bị tiếp nhận hay truyền dữ liệu như máy tính, PLC, vi điều khiển, … Việc trao đổi tín hiệu thông thường qua 2 chân RxD (nhận) và TxD (truyền). Các tín hiệu còn lại có chức năng hỗ trợ để thiết lập và điều khiển quá trình truyền, được gọi là các tín hiệu bắt tay (handshake). Ưu điểm của quá trình truyền dùng tín hiệu bắt tay là có thể kiểm soát đường truyền.
Tín hiệu truyền theo chuẩn RS-232 của EIA (Electronics Industry Associations).
Chuẩn RS-232 quy định mức logic 1 ứng với điện áp từ -3V đến -25V (mark), mức logic 0 ứng với điện áp từ 3V đến 25V (space) và có khả năng cung cấp dòng từ 10 mA đến 20 mA. Ngoài ra, tất cả các ngõ ra đều có đặc tính chống chập mạch. Chuẩn RS-232 cho phép truyền tín hiệu với tốc độ đến 20.000 bps nhưng nếu cáp truyền đủ ngắn có thể lên đến 115.200 bps.
Các phương thức nối giữa DTE và DCE:
- Đơn công (simplex connection): dữ liệu chỉ được truyền theo 1 hướng.
- Bán song công ( half-duplex): dữ liệu truyền theo 2 hướng, nhưng mỗi thời điểm chỉ được truyền theo 1 hướng.
- Song công (full-duplex): số liệu được truyền đồng thời theo 2 hướng.
Định dạng của khung truyền dữ liệu theo chuẩn RS-232 như sau:
Khi không truyền dữ liệu, đường truyền sẽ ở trạng thái mark (điện áp -10V). Khi bắt đầu truyền, DTE sẽ đưa ra xung Start (space: 10V) và sau đó lần lượt truyền từ D0 đến D7 và Parity, cuối cùng là xung Stop (mark: -10V) để khôi phục trạng thái đường truyền. Dạng tín hiệu truyền mô tả như sau (truyền ký tự A):
Tín hiệu truyền của ký tự ‘A’
Các đặc tính kỹ thuật của chuẩn RS-232 như sau:
Các sơ đồ khi kết nối dùng cổng nối tiếp:
Kết nối đơn giản trong truyền thông nối tiếp
Khi thực hiện kết nối như trên, quá trình truyền phải bảo đảm tốc độ ở đầu phát và thu giống nhau. Khi có dữ liệu đến DTE, dữ liệu này sẽ được đưa vào bộ đệm và tạo ngắt. Ngoài ra, khi thực hiện kết nối giữa hai DTE, ta còn dùng sơ đồ sau:
Kết nối trong truyền thông nối tiếp dùng tín hiệu bắt tay
Khi DTE1 cần truyền dữ liệu thì cho DTR tích cực tác động lên DSR của DTE2 cho biết sẵn sàng nhận dữ liệu và cho biết đ• nhận được sóng mang của MODEM (ảo). Sau đó, DTE1 tích cực chân RTS để tác động đến chân CTS của DTE2 cho biết DTE1 có thể nhận dữ liệu. Khi thực hiện kết nối giữa DTE và DCE, do tốc độ truyền khác nhau nên phải thực hiện điều khiển lưu lượng. Quá trinh điều khiển này có thể thực hiện bằng phần mềm hay phần cứng. Quá trình điều khiển bằng phần mềm thực hiện bằng hai ký tự Xon và Xoff. Ký tự Xon được DCE gởi đi khi rảnh (có thể nhận dữ liệu). Nếu DCE bận thì sẽ gởi ký tự Xoff. Quá trình điều khiển bằng phần cứng dùng hai chân RTS và CTS. Nếu DTE muốn truyền dữ liệu thì sẽ gởi RTS để yêu cầu truyền, DCE nếu có khả năng nhận dữ liệu (đang rảnh) thì gởi lại CTS.
2. Phần mền truy xuất dữ liệu giao tiếp máy tính và plc
2.1. Truyền thông nối tiếp dùng ActiveX
a. Mô tả
Việc truyền thông nối tiếp trên Windows được thực hiện thông qua một ActiveX có sẵn là Microsoft Comm Control.. ActiveX này dược lưu trữ trong file MSCOMM32.OCX. Quá trình này có hai khả năng thực hiện điều khiển trao đổi thông tin:
- Điều khiển sự kiện:
Truyền thông điều khiển sự kiện là phương pháp tốt nhất trong quá trình điều khiển việc trao đổi thông tin. Quá trình điều khiển thực hiện thông qua sự kiện OnComm.
- Hỏi vòng:
Quá trinh điều khiển bằng phương pháp hỏi vòng thực hiện thông qua kiểm tra các giá trị của thuộc tính CommEvent sau một chu kỳ nào đó để xác định xem có sự kiện nào xảy ra hay không. Thông thường phương pháp này sử dụng cho các chương trình nhỏ.
ActiveX MsComm được bổ sung vào một Visual Basic Project thông qua menu
Project > Components:
Bổ sung đối tượng MsComm vào vùng thiết kế
2.2 Các thuộc tính của đối tượng ActiveX
• Setting:
Xác định các tham số cho cổng nối tiếp. Cú pháp lệnh
MScomm1.setting = Parastring
Trong đó: MScomm1:tên đối tượng
Parastring là một chuỗi có định dạng như sau: “BBBB,P,D,S”
BBBB: Tốc độ truyền dữ liệu(bps) trong đó có các giá trị hợp lệ là:
110 2400 38400
300 9600 56000
600 14400 188000
1200 19200 256000
P: Kiểm tra chẵn lẻ với các tham số
Giá trị Mô tả
O Kiểm tra lẻ(Odd)
E Kiểm tra chẵn(Even)
M Luôn bằng 1(Mark)
S Luôn bằng 0(Space)
N Không kiểm tra
D: là số bit dữ liệu (4, 5, 6, 7, 8) mặc định là 8 bit
S: số bit stop (1, 1.5, 2)
• Commport:
Xác định số thứ tự của cổng truyền thông, cú pháp
Mscomm1.commport = portNumber
portNumber có giá trị từ 1 -99 (mặc định là 1)
• PortOpen:
Đặt trạng thái hay kiểm tra trạng thái đóng / mở của cổng nối tiếp, cú pháp
Mscomm1.portopen = True/False
True sẽ thực hiện việc mở cổng
False sẽ thực hiện việc đóng cổng
• Các thuộc tính nhận dữ liệu:
- Input: Nhận một chuỗi ký tự và xoá khỏ bộ đệm, cú pháp
Inputstring = mscomm1.input
Thuộc tính này kết hợp với thuộc tính Inputlen xác định số ký tự đọc vào. Nếu Inputlen = 0 thì sẽ đọc toàn bộ dữ liệu có trong bộ đệm.
- InBuffercount: Số ký tự có trong bộ đệm nhận, cú pháp
Count = mscomm1.inbuffercount
- Inputsize: Đặt và xác định kích thước bộ đệm nhận tính bằng byte, cú pháp: mscomm1.inbuffersize = Numbyte
Giá trị mặc định là 1024 byte. Kích thước boọ đệm này phải đử lớn để tránh tình trạng mất dữ liệu.
• Các thuộc tính xuất dữ liệu:
Cũng bao gồm các thuộc tính Output, OutBufferCount, OutBufferSize, chức năng của chúng cũng giống như các thuộc tính nhận dữ liêu đ• trình bày ở trên.
• HandShaking:
Chọn giao thức bắt tay khi thực hiện truyền dữ liệu, cú pháp