Đồ án Dự án đầu tư xây dựng khách sạn Sky Garden

Trong những năm gần đây Việt Nam được xem là một quốc gia đang phát triển ở khu vực Đông Nam Á, là một thị trường mới nổi, đầy năng động và cũng là tiêu điểm của nền kinh tế trong khu vực. Việt Nam được xem là đang bước vào quá trình phát triển kinh tế mới với tốc độ tăng trưởng GDP luôn ở mức cao và ổn định từ năm 2000 đến 2007, tuy có chững lại trong 2 năm 2008 và 2009 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng Tài chính và suy thoái kinh tế Thế giới nhưng so với mặt bằng chung Việt Nam vẫn là nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất khu vực và là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng dương trên thế giới. Với những nổ lực của chính phủ trong việc phục hồi tốc độ tăng trưởng kinh tế, Ngân hàng phát triển Châu Á ADB đưa ra dự báo cho tốc độ tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2011 là 5.8%

doc43 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 5009 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Dự án đầu tư xây dựng khách sạn Sky Garden, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I MỞ ĐẦU Giới thiệu tổng quan về dự án Tên dự án: DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG KHÁCH SẠN SKY GARDEN Địa điểm : Số 01 Đội Cung - Phường Phú Nhuận - Thành phố Huế. Tên chủ đầu tư Dự án khách sạn Sky Garden được đầu tư bởi công ty TNHH Du lịch Hoàng Thành là công ty được thành lập bởi ba thành viên gồm: Công ty cổ phần đầu tư du lịch Đống Đa Huế. Bà Ung Phương Dung – giám đốc công ty lữ hành quốc tế Đông Dương – Thành phố Hồ Chí Minh. Ông Phạm Thế Cường – 96/2 E Nguyễn Trãi, phường Bến Thành, quận 1 thành phố Hồ Chí Minh. Công ty TNHH Hoàng Thành được thành lập nhằm đầu tư một khách sạn tiêu chuẩn 4 sao đón khách Quốc tế và nội địa trên khu đất tại số 01 Đội Cung - thành phố Huế. Công ty TNHH Hoàng Thành có giấy CNĐKKD do Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh TT Huế cấp với các ngành nghề kinh doanh như sau : Khách sạn nhà hàng, các dịch vụ lưu trú, cửa hàng bán hàng lưu niệm… Các dịch vụ tổ chức hội họp, hội nghị, dịch vụ văn phòng, lữ hành, vận chuyển khách và vui chơi giải trí. Các dịch vụ về phục hồi sức khỏe, sauna, massge… Trong hoạt động của mình công ty TNHH du lịch Hoàng Thành chịu sự chi phối của Luật Doanh Nghiệp, Luật Khuyến Khích đầu tư trong và ngoài nước và các văn bản dưới luật của Nhà nước có liên quan. Thời hạn hoạt động của Công ty là năm mươi năm kể từ ngày được cấp giấy CNĐKKD. Căn cứ pháp lý thành lập dự án Quyết định 166/1999/QĐ-TTg, ngày 10/8/1999 về việc phê duyệt điều chỉnh chung thành phố Huế đến năm 2020. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thừa Thiên Huế lần thứ XIV xác định xây dựng ngành du lịch thành phố trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có vai trò và vị trí quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội tỉnh nhà. Chương trình hành động quốc gia về phát triển du lịch. Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội dãi ven biển miền Trung. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Thừa Thiên Huế đến 2020. Nghị định 12/2009/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. Căn cứ vào các chế độ chính sách, tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy phạm, và giá cả hiện hành về quản lý đầu tư xây dựng do nhà nước ban hành. Định hướng phát triển cơ sở hoạt động của Công ty TNHH Du lịch Hoàng Thành. CHƯƠNG II SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ CÁC ĐIỀU KIỆN KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI, TỰ NHIÊN LIÊN QUAN TỚI DỰ ÁN Tình hình kinh tế xã hội Việt Nam Trong những năm gần đây Việt Nam được xem là một quốc gia đang phát triển ở khu vực Đông Nam Á, là một thị trường mới nổi, đầy năng động và cũng là tiêu điểm của nền kinh tế trong khu vực. Việt Nam được xem là đang bước vào quá trình phát triển kinh tế mới với tốc độ tăng trưởng GDP luôn ở mức cao và ổn định từ năm 2000 đến 2007, tuy có chững lại trong 2 năm 2008 và 2009 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng Tài chính và suy thoái kinh tế Thế giới nhưng so với mặt bằng chung Việt Nam vẫn là nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất khu vực và là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng dương trên thế giới. Với những nổ lực của chính phủ trong việc phục hồi tốc độ tăng trưởng kinh tế, Ngân hàng phát triển Châu Á ADB đưa ra dự báo cho tốc độ tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2011 là 5.8% TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GDP CỦA VIỆT NAM  Cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế ngày càng cao và ổn định thì cuộc sống của người dân cũng ngày càng được cải thiện đáng kể, tỷ lệ người nghèo ở Việt Nam đã giảm từ 12,3% từ năm 2009 xuống còn 9,45% năm 2010. Tầng lớp người giàu và trung lưu ngày càng nhiều. Theo một quy luật tự nhiên khi nhu cầu về vật chất của con người được thỏa mãn thì con người ta hướng về việc thỏa mãn những nhu cầu về đời sống tinh thần. Đặc biệt trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá của nước ta sự căng thẳng về tinh thần là không tránh khỏi. Đây chính là một trong những động lực để ngành du lịch phát triển thỏa mãn một phần về nhu cầu giải trí của nhân dân trong nước. Tình hình kinh tế, xã hội thành phố Huế Điều kiện tự nhiên Thành phố Huế nằm ở vị trí trung tâm của đất nước, trên trục Bắc - Nam của các tuyến đường bộ, đường sắt, đường hàng không và đường biển, gần tuyến hành lang Đông - Tây của tuyến đường Xuyên Á. Cách Hà Nội 675 km về phía Bắc và cách Thành phố Hồ Chí Minh 1060km về phía Nam; phía Bắc giáp tỉnh Quảng Trị, phía Nam giáp Thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam, phía Tây có chung đường biên giới với CHDCND Lào với chiều dài 87 km, phía Đông được giới hạn bởi Biển Đông có bờ biển dài 128 km. Huế với diện tích hơn 5.000 km2, dân số gần 1,2 triệu người, nằm ở vị trí có điều kiện thiên nhiên, hệ sinh thái đa dạng, phong phú và diện mạo riêng, tạo nên một không gian hấp dẫn, được xây dựng trong không gian phong cảnh thiên nhiên kỳ diệu từ núi Ngự Bình, đồi Thiên An - Vọng Cảnh. Thành phố hội đủ các dạng địa hình: đồi núi, đồng bằng, sông hồ; tạo thành một không gian cảnh quan thiên nhiên-đô thị-văn hoá lý tưởng để phát triển ngành du lịch. Định hướng qui hoạch thành phố Huế thành thành phố trực thuộc trung ương Từ năm 1998, tại Quyết định số 10/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt định hướng Quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2020 đã xác định, mạng lưới đô thị cả nước được hình thành và phát triển trên cơ sở các đô thị trung tâm, gồm Thành phố trung tâm cấp quốc gia như: Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng và Huế; còn tại Quyết định 166/1999/QĐ-TTg, ngày 10/8/1999 về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung Thành phố Huế đến năm 2020 thì vị trí của Huế trong khu vực kinh tế trọng điểm miền Trung và trong định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị toàn quốc với ý nghĩa Huế là một trong 5 đô thị Trung tâm cấp quốc gia; và mới đây, theo Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày 07 tháng 04 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt điều chỉnh định hướng Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 khi định hướng tổ chức không gian hệ thống đô thị cả nước đã nêu rõ, mạng lưới đô thị quốc gia được phân theo các cấp, bao gồm: các đô thị trung tâm cấp quốc gia; các đô thị trung tâm cấp vùng liên tỉnh; các đô thị Trung tâm cấp tỉnh; các đô thị Trung tâm cấp huyện; các đô thị Trung tâm cụm các khu dân cư nông thôn và các đô thị mới. Mạng lưới đô thị cả nước được hình thành và phát triển trên cơ sở các đô thị Trung tâm, gồm Thành phố trung tâm cấp quốc gia, khu vực và quốc tế như: Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, các thành phố Hải Phòng, Đà Nẵng và Huế. Như vậy Huế được xác định là 1 trong 5 đô thị trung tâm cấp quốc gia, khu vực và quốc tế. Đô thị Thừa Thiên Huế với sự đa dạng về địa hình, có cả sông, núi, gò đồi, đầm phá, biển và cảnh quan thiên nhiên phong phú. Đặc biệt nói đến cảnh quan của Huế thì dòng sông Hương đóng vai trò rất quan trọng, cùng với hệ thống đền đài, thành quách, chùa chiền, cung điện đã tạo nên nét đặc trưng riêng cho cảnh quan của đô thị Thừa Thiên Huế. Yếu tố cảnh quan đô thị đã được đưa vào làm tiêu chí đánh giá đô thị tại Nghị định 42 của Thủ tướng Chính phủ về xếp loại đô thị. Đây là yếu tố nổi bật của đô thị Huế mà ở Việt Nam khó có đô thị nào so sánh được ngay cả ở Hà Nội hay TP Hồ Chí Minh. Với những tiềm năng lợi thế vốn có, cùng với những kết quả đạt được; ngày 25 tháng 5 năm 2009, tỉnh Thừa Thiên Huế được Bộ Chính trị kết luận, trong đó tán thành phương hướng xây dựng Thừa Thiên Huế đến năm 2020 là “Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương trong vài năm tới, là trung tâm của khu vực miền Trung và một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước về văn hóa, du lịch; khoa học - công nghệ, y tế chuyên sâu và giáo dục – đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao. Phấn đấu đến năm 2020 Thừa Thiên Huế xứng tầm là trung tâm đô thị cấp quốc gia, khu vực và quốc tế, một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học - công nghệ, y tế, đào tạo lớn của cả nước và khu vực các nước Đông Nam Châu Á...” Thị trường dự án Thị trường du lịch Việt Nam Đề án quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 1995 - 2010 đã sớm được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; quy hoạch các vùng du lịch và các trọng điểm du lịch đã được xây dựng; trên 50 tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương và một số điểm du lịch, khu du lịch đã có quy hoạch, tạo điều kiện để đẩy mạnh quản lý du lịch và xây dựng các dự án đầu tư. Hàng trăm dự án quy hoạch chi tiết du lịch đang được khẩn trương thực hiện, tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài, góp phần quản lý, khai thác tài nguyên du lịch ngày một hiệu quả. Tính đến năm 2009 ngành du lịch đã thực hiện hiệu quả Chương trình Hành động quốc gia về du lịch được Chính phủ phê duyệt. Năm 1999 Pháp lệnh Du lịch ra đời đã trở thành khung pháp lý cao nhất cũng là bước ngoặt quan trọng nhất, khẳng định vai trò của ngành và thể chế hoá đường lối phát triển du lịch của Đảng và Nhà nước, tạo điều kiện cho hoạt động du lịch phát triển đi vào nề nếp, có định hướng và mục tiêu rõ ràng. Đến năm 2005 Quốc hội thông qua Luật Du lịch để điều chỉnh các quan hệ du lịch ở tầm cao hơn, một lần nữa khẳng định vị thế của ngành Du lịch nước nhà. Với những chính sách và thể chế được nhà nước đưa ra kịp thời đã trở thành nền tảng thúc đẩy du lịch phát triển và đổi mới phù hợp với điều kiện và xu hướng phát triển của du lịch thế giới. Bên cạnh toàn ngành du lịch và các địa phương, đặc biệt là ở các địa bàn trọng điểm du lịch, đã phát huy nội lực, huy động vốn từ nhiều nguồn để phát triển cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. Từ 2001 đến 2010, Chính phủ đã cấp 5.606 tỷ đồng hỗ trợ đầu tư hạ tầng du lịch ở các khu du lịch, thành phố du lịch trọng điểm. Đã phối hợp với các ngành và địa phương chỉ đạo phát triển các trọng điểm du lịch, các vùng du lịch mà Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI và Chiến lược phát triển du lịch 2001 - 2010 đã xác định; khai thác và phát  huy lợi thế về hạ tầng và điều kiện kinh tế - xã hội của các khu kinh tế mở và vùng kinh tế trọng điểm để phát triển du lịch; gắn kết hoạt động du lịch với hoạt động của các khu kinh tế mở, các vùng kinh tế trọng điểm. VỐN NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG HỖ TRỢ ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG DU LỊCH 2001 - 2009 ĐVT: tỷ đồng  Nguồn: Tổng cục thống kê được đăng trên trang web của Bộ Lao động- Thương binh và xã hội www.molisa.gov.vn Vốn hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng từ ngân sách nhà nước đã khuyến khích các địa phương, các thành phần kinh tế đầu tư hàng nghìn tỷ đồng cho kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. Cùng với đầu tư của Nhà nước và các thành phần kinh tế nội địa, ngành Du lịch đã thu hút mạnh mẽ nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài.Việc tăng cường mở rộng hợp tác, thu hút vốn đầu tư, tài trợ của quốc tế đã đạt được những thành quả đáng khích lệ. Đặc biệt ngành Du lịch đã tranh thủ được nhiều tổ chức quốc tế và tổ chức phi chính phủ tài trợ cho phát triển du lịch về quy hoạch, phát triển nguồn nhân lực, cải cách hành chính, xây dựng văn bản quy phạm phát luật du lịch. Tổng cục Du lịch cũng đã chỉ đạo tích cực tìm kiếm, khai thác nguồn đầu tư quốc tế. Các hoạt động xúc tiến du lịch trong và ngoài nước, bên cạnh việc quảng bá thu hút khách, đều ưu tiên đặc biệt kêu gọi đầu tư du lịch. Ngành du lịch phát triển kéo theo các dịch vụ lưu trú cũng không ngừng gia tăng về cả số lượng và chất lượng phục vụ. Phương tiện vận chuyển khách du lịch phát triển đa dạng cả đường ô tô, đường sắt, đường thuỷ và dần được hiện đại hóa. Một số khu du lịch nghỉ dưỡng, sân golf, công viên và cơ sở giải trí được đưa vào hoạt động, đáp ứng nhu cầu của du khách và nhân dân. SỐ LƯỢNG CƠ SỞ LƯU TRÚ TỪ NĂM 1990 ĐẾN NĂM 2010 ĐVT : Khách sạn  SỐ KHÁCH SẠN VÀ XẾP LOẠI TÍNH ĐẾN NĂM 2010 VÀ DỰ BÁO CHO NĂM 2015  Nguồn: Tổng cục du lịch  Năng lực vận chuyển khách du lịch tăng, chất lượng được nâng lên. Phương tiện vận chuyển khách du lịch với hàng nghìn xe ô tô, tàu thuyền các loại, chất lượng phương tiện được tăng cường đổi mới thường xuyên; nhiều đội xe taxi ở các điểm du lịch được thành lập, đáp ứng kịp thời nhu cầu đi lại của du khách; nhiều tuyến du lịch đường biển, đường sông đã sử dụng tàu công suất lớn, trang thiết bị hiện đại. Được đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật như hiện nay, ngành Du lịch nước ta đã đảm bảo phục vụ hàng chục triệu lượt khách quốc tế và nội địa, tổ chức được các sự kiện, hội nghị quốc tế lớn. Với nhiều chính sách đầu tư hợp lý của nhà nước cho ngành du lịch, nhiều năm qua ngành du lịch đã thu hút được một lượng khách đáng kể trong, ngoài nước đồng thời ngày càng có xu hướng tăng lên rõ rệt. SỐ KHÁCH DU LỊCH HÀNG NĂM (NỘI ĐỊA, QUỐC TẾ)                                                                                   Đơn vị: triệu lượt người  Nguồn: Tổng cục Thống kê. Du lịch mang lại thu nhập ngày một lớn cho xã hội. Hoạt động du lịch thu hút sự tham gia của các thành phần kinh tế và mọi tầng lớp nhân dân, mang lại thu nhập không chỉ cho những đối tượng trực tiếp kinh doanh du lịch mà gián tiếp đối với các ngành liên quan, xuất khẩu tại chỗ và tạo thu nhập cho các cộng đồng dân cư địa phương. Tốc độ tăng trưởng nhanh về thu nhập: năm 1990 thu nhập du lịch mới đạt 1.350 tỷ đồng thì đến năm 2009, con số đó ước đạt 70.000 tỷ đồng, gấp trên 50 lần. Thị trường du lịch thành phố Huế Tình hình thị trường du lịch Huế trong những năm gần đây Thống kê lượng khách du lịch đến Huế Được thiên nhiên ưu đãi Huế có tiềm năng du lịch khá đa dạng và hấp dẫn: cảnh vật thiên nhiên phong phú, có những con sông, bãi biển, đầm phá và núi non đẹp…Dòng lịch sử cũng ưu ái cho Huế một đại nội uy nghi hoàng tráng, nhiều khu lăng tẩm của các đời vua Nguyễn để lại là những địa điểm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Đồng thời Huế còn là nơi giao thoa giữa điều kiện tự nhiên- kinh tế- xã hội của cả 2 miền Bắc Nam. Nằm trên các trục giao thông chính, là cực phát triển của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và là cửa ra của tuyến hành lang thương mại Đông- Tây nối Miama, Thái Lan, Lào với biển Đông, cho nên trong thời gian qua lượng khách du lịch đến Huế có xu hướng tăng nhanh đạt 18% đến 20%, tuy có chững lại đôi chút vào cuối năm 2008 và năm 2009 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế Thế giới. Số khách quốc tế phần lớn là khách tham quan, lễ hội, tín ngưỡng (chiếm đa phần), dự hội nghị, hội thảo và khách trung chuyển. Hiện nay khách quốc tế chủ yếu của Huế đã được định hình với các khu vực Tây – Bắc Âu, Bắc Mỹ và Châu Á Thái Bình Dương và đến Huế chủ yếu bằng đường hàng không. Ngoài ra lượng khách du lịch đến Huế bằng đường bộ cũng có xu hướng gia tăng, nguồn khách du lịch này chủ yếu đến từ Thái Lan, Trung Quốc và Lào. Thị trường khách nội địa chủ yếu là từ các thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng… không chỉ có người dân có mức thu nhập cao mà ngay cả khách có mức thu nhập trung cũng ngày càng chú trọng đến đời sống tinh thần, thể hiện là họ tham gia nhiều vào những chuyến du lịch trong những kỳ nghỉ hè và nghỉ phép. Đặc biệt, trong các dịp Huế tổ chức Festival, trình độ tổ chức và sức hấp dẫn sản phẩm du lịch của Huế ngày một phát triển đã thu hút rất đông khách du lịch trong và ngoài nước và Festival năm sau lượng khách du lịch luôn tăng cao hơn so với Festival năm trước. Các dịp lễ tết (nhất là Tết Nguyên Đán) cũng là thời gian mà khách du lịch đổ về Huế tăng cao. Điều đáng mừng là du khách ngày càng tăng chi tiêu cho chuyến đi du lịch của mình. THỐNG KÊ LƯỢNG KHÁCH DU LỊCH ĐẾN HUẾ TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2010 ĐVT: Lượt người  Nguồn: Từ Sở du lịch Thành phố Huế Nhu cầu phòng khách sạn cho khách du lịch từ năm 2000 đến 2011 Để xác định nhu cầu sử dụng phòng lưu trú của khách du lịch ta dựa vào lượng khách du lịch đã thống kê ở phần trên và sử dụng cách tính như sau: Nhu cầu phòng = Tổng ngày khách/ Hệ số sử dụng chung phòng/ Công suất phòng/ Hệ số mùa/ 365. * Tổng ngày khác NGÀY LƯU TRÚ BÌNH QUÂN KHÁCH ĐẾN HUẾ TỪ NĂM 2000 ĐẾN 2010 Năm  Lượt khách lưu trú  Ngày khách    Quốc tế  Nội địa  Quốc tế  Nội địa   2000  313.010  607.650  594.719  1.172.765   2001  389.780  736.970  756.173  1.437.092   2002  480.800  842.430  932.752  1.642.739   2003  371.830  816.470  725.069  1.575.787   2004  436.620  934.870  855.775  1.832.345   2005  552.940  768.090  1.094.821  1.520.818   2006  630.540  816.280  1.261.080  1.648.886   2007  774.910  792.650  1.627.311  1.712.124   2008  1.027.530  878.280  2.229.740  1.826.822   2009  922.360  1.013.510  2.149.099  2.229.722   2010  1.018.250  1.488.613  2.545.625  1.860.766   * Hệ số sử dụng chung phòng lưu trú: Dựa vào một số khách sạn tương tự trên địa bàn Thành phố Huế như:Huế Green, Camellia Hue, Hương Giang, Sài Gòn Morin… xác định hệ số sử dụng chung phòng lưu trú của khách du lịch trên địa bàn Thành phố Huế được tính trung bình như sau: HỆ SỐ SỬ DỤNG CHUNG PHÒNG Chỉ tiêu  2000-2005  2006-2010   Khách Quốc tế  1,90  1,80   Khách nội địa  2,02  2,00   * Công suất phòng. Công suất phòng ta thống nhất lấy công suất trung bình là 65% vì đây là công suất được hầu hết các khách sạn sử dụng làm công suất hoà vốn trong hoạt động kinh doanh khách sạn hiện nay. * Hệ số mùa. Điểm đặc trưng của kinh doanh du lịch- dịch vụ là chịu ảnh hưởng của mùa du lịch, tổng lượt khách du lịch lưu trú tại các khách sạn trong 1 năm chủ yếu tập trung vào những giai đoạn cao điểm. Và lượng khách chủ yếu tập trung vào mùa đó, còn lại các khoảng thời gian khác thì hầu như rất ít khách. Ở Huế mùa khách du lịch đến đông nhất là vào mùa xuân và mùa hè, thường kéo dài từ tháng 12 đến tháng 6 năm sau, có thể bắt đầu sớm hơn hoặc kết thúc muộn hơn 1 tháng. Trong khoảng thời gian này thương diễn ra các lễ hội lớn như: tết Nguyên Đán, Fetival Huế và Festival làng nghề truyền thống (xen kẽ nhau) chính là thời điểm mà hiện tượng cháy phòng liên tục xảy ra. Như vậy theo ước tính có thể chọn hệ số mùa là 7/12 = 0,58. KẾT QUẢ TÍNH NHU CẦU PHÒNG CỦA KHÁCH DU LỊCH GIAI ĐOẠN 2000- 2010 Năm  Ngày khách  HS sử dụng chung phòng  CS sử dụng phòng  HS mùa  Nhu cầu phòng    QT  NĐ  QT  NĐ        QT  NĐ  Tổng   2000  313.010  607.650  1,9  2,02  65%  58%  1.197  2.186  3.383   2001  389.780  736.970  1,9  2,02  65%  58%  1.491  2.651  4.142   2002  480.800  842.430  1,9  2,02  65%  58%  1.839  3.031  4.870   2003  371.830  816.470  1,9  2,02  65%  58%  1.422  2.937  4.360   2004  436.620  934.870  1,9  2,02  65%  58%  1.670  3.363  5.033   2005  552.940  768.090  1,8  2  65%  58%  2.232  2.791  5.023   2006  630.540  816.280  1,8  2  65%  58%  2.546  2.966  5.512   2007  774.910  792.650  1,8  2  65%  58%  3.129  2.880  6.009   2008  1.027.530  878.280  1,8  2  65%  58%  4.148  3.191  7.340   2009  922.360  1.013.510  1,8  2  65%  58%  3.724  3.683  7.407   2010  1.018.250  1.488.613  1,8  2  65%  58%  4.111  3.205  7.566   Thống kê cung ứng phòng lưu trú trong những năm gần đây ở Huế THỐNG KÊ KHẢ NĂNG PHỤC VỤ LƯU TRÚ GIAI ĐOẠN TỪ 2000 ĐẾN 2010 Năm  Tổng cơ sở lưu trú  Tổng số phòng   2000  80  2.291   2001  92  2.464   2002  95  2.619   2003  104  2.821   2004  122  3.534   2005  132  3.747   2006  144  4.500   2007  149  4.674   2008  156  5.265   2009  163  5.570   2010  313  7.284   * So sánh khả năng phục vụ phòng du lịch và nhu cầu phòng trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2010: BIỂU ĐỒ NHU CẦU PHÒNG VÀ SỐ PHÒNG HIỆN CÓ Ở THÀNH PHỐ HUẾ GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2000 – 2010 ĐVT:Nghìn phòng  Từ biểu đồ trên ta dễ dàng nhận thấy kéo dài từ năm 2000 đến hết năm 2010 ở Thành phố Huế vẫn chưa giải quyết được một thực trạng là lượng phòng khách sạn vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu p
Luận văn liên quan