Đồ án Dự án hồ chứa nước Trà Co

Mục tiêu của dự án - Khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn nước của suối Trà Co, tưới tự chảy cho 942 ha đất trong đó mới có một phần sản xuất được một vụ nhờ nước trời, cho năng suất thấp thành ruộng sản xuất 2 vụ chủ động được nước tưới cho năng suất cao. - Tiếp nước tưới cho trên 200ha đất trồng lúa của khu tưới đập Trà co hiện có phía hạ lưu đập chính hồ Trà co. - Góp phần cắt giảm lũ cho vùng hạ lưu suối Trà Co và vùng hạ lưu sông Cái Phan Rang, làm giảm thiệt hại về tài sản và con người cho các vùng này. - Góp phần phát triển kinh tế địa phương và nâng cao đời sống của nhân dân, cải tạo môi trường vùng dự án. - Báo cáo khả thi tiểu dự án xây dựng hồ chứa nước Trà co thuộc dự án hệ thống thuỷ lợi vừa và nhỏ tỉnh Ninh Thuận được Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận phê duyệt tại quyết định số 1798/QĐ-UBND ngày 20 tháng 6 năm 2005.

doc86 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3050 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Dự án hồ chứa nước Trà Co, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC CHƯƠNG 1 4 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 4 1.1. GIỚI THIỆU DỰ ÁN 4 1.2. CƠ SỞ LẬP THIẾT KẾ KỸ THUẬT BẢN VẼ THI CÔNG 5 1.3. CÁC THÔNG SỐ KỸ THUẬT CHỦ YẾU CÔNG TRÌNH THEO QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ 6 CHƯƠNG 2 9 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN 9 2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH. 9 2.1.1. Đặc điểm vùng 1 ( Vùng dự kiến xây dựng hồ chứa nước Trà Co). 9 2.1.2. Đặc điểm địa hình vùng 2 (Khu tưới của hồ chứa nước Trà Co) 9 2.2. ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU 9 2.3. CÁC YẾU TỐ KHÍ TƯỢNG 10 2.3.1. Nhiệt độ không khí. 10 2.3.2. Độ ẩm không khí 10 2.3.3. Nắng. 11 2.3.4. Gió. 11 2.3.5. Bốc hơi. 12 2.3.6. Lượng mưa TBNN lưu vực. 13 2.3.7. Lượng mưa gây lũ. 13 2.3.8. Lượng mưa khu tưới. 14 2.4. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH VÀ ĐỊA CHẤT THỦY VĂN. 15 2.4.1. Địa chất lòng hồ. 15 2.4.2. Địa chất các tuyến công trình 16 2.4.3. Địa chất thuỷ văn 27 2.5. ĐẶC ĐIỂM ĐẤT ĐAI THỔ NHƯỠNG 28 2.6. ĐẶC ĐIỂM THUỶ VĂN NGUỒN NƯỚC. 28 2.6.1 Dòng chảy bình quân nhiều năm. 28 2.6.2. Dòng chảy lũ. 30 2.6.3. Dòng chảy bùn cát 31 2.7. VẬT LIỆU XÂY DỰNG ĐỊA PHƯƠNG 32 2.7.1. Vật liệu đất đắp đập 32 2.7.2. Cát, cuội, sỏi 34 2.7.3. Đá 34 CHƯƠNG 3 35 CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT 35 3.1. PHƯƠNG THỨC KHAI THÁC NGUỒN NƯỚC 35 3.2. TUYẾN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ĐẦU MỐI 35 3.2.1 Tuyến đập 35 3.3.2 Tuyến tràn xả lũ 36 3.3.3. Tuyến cống lấy nước 36 3.3. BỐ TRÍ TỔNG THỂ CÔNG TRÌNH ĐẦU MỐI 37 3.3.1 Đập tạo hồ chứa 37 3.3.2. Đường tràn tháo lũ 38 3.3.3. Cống lấy nước: 39 3.3.4. Cống dẫn dòng 39 3.4. BỐ TRÍ TỔNG THỂ HỆ THỐNG KÊNH TƯỚI 40 3.5. BIỆN PHÁP CÔNG TRÌNH TIÊU 44 CHƯƠNG 4 45 TÍNH TOÁN XÁC ĐỊNH CÁC THÔNG SỐ KỸ THUẬT CHỦ YẾU CỦA CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH 45 4.1. CẤP CÔNG TRÌNH VÀ CHỈ TIÊU THIẾT KẾ 45 4.1.1. Cấp công trình 45 4.1.2. Các chỉ tiêu thiết kế. 45 4.2. TÍNH TOÁN YÊU CẦU DÙNG NƯỚC. 46 4.2.1. Bố trí cơ cấu cây trồng và công thức luân canh cho khu tưới. 46 4.2.2. Kết quả tính toán chế độ tưới cho các loại cây trồng. 47 4.2.3. Kết quả tính toán yêu cầu nước tại cống lấy nước đầu mối. 47 4.3. TÍNH TOÁN CÁC THÔNG SỐ HỒ CHỨA. 47 4.3.1. Tính toán mực nước chết. 47 4.3.2. Tính toán mực nước dâng bình thường. 48 4.3.3. Tính toán mực nước dâng gia cường. 49 4.4. THIẾT KẾ ĐẬP ĐẤT. 51 4.4.1. Hình thức đập . 51 4.4.2 Kích thước cơ bản của đập. 52 4.5. THIẾT KẾ TRÀN XẢ LŨ. 54 4.5.1. Bố trí các bộ phận. 54 4.5.2. Tính toán thủy lực 55 4.6 .THIẾT KẾ CỐNG LẤY NƯỚC. 55 4.6.1. Vị trí đặt cống. 55 4.6.2. Chọn hình thức cống. 56 4.6.3. Bố trí chung. 56 4.6.4. Khẩu diện cống. 56 4.6.5. Chọn cấu tạo cống 56 4.7. THIẾT KẾ HỆ THỐNG KÊNH VÀ CÔNG TRÌNH TRÊN KÊNH 57 4.7.1. Tính toán xác định các thông số cơ bản của hệ thống kênh 57 4.7.2. Tính toán xác định thông số cơ bản của các công trình trên kênh 60 CHƯƠNG 5 63 CÔNG TÁC TỔ CHỨC THI CÔNG 63 5.1. CÔNG TÁC TỔ CHỨC THI CÔNG CÁC CÔNG TRÌNH ĐẦU MỐI. 63 5.1.1. Các điều kiện thi công. 63 5.1.2.Dẫn dòng thi công 65 5.1.3 Biện pháp thi công các hạng mục công trình 67 5.1.4. Mặt bằng thi công 68 5.1.5. Tổng tiến độ thi công – xem bảng 5-2 68 5.1.6. An toàn lao động, phòng chống cháy nổ 69 5.1.7. Bảo vệ môi trưòng trong quá trình xây dựng 70 5.2 TỔ CHỨC THI CÔNG HỆ THỐNG KÊNH 70 CHƯƠNG 6 71 QUẢN LÝ KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ CÔNG TRÌNH 71 6.1. CÔNG TÁC QUẢN LÝ, BẢO VỆ 71 6.1.1. Phạm vi bảo vệ công trình 71 6.1.2. Phạm vi khai thác quản lý 71 6.1.3. Phương pháp bảo vệ công trình 71 6.2.1. Vận hành trong năm đầu tích nước 71 6.2.2.Vận hành trong các năm sau: 72 6.3. CÔNG TÁC BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH 73 6.3.1. Đối tượng bảo trì 73 6.3.2. Các yêu cầu và nội dung bảo trì với từng dối tượng 74 CHƯƠNG 7 75 TỔNG DỰ TOÁN, PHÂN CHIA GÓI THẦU XÂY DỰNG 75 7.1 TỔNG DỰ TOÁN 75 7.1.1. Cơ sở lập tổng dự tóan 75 7.1.2. Kết qủa tính toán tổng dự tóan 77 7.2. PHÂN CHIA GÓI THẦU XÂY DỰNG 78 CHƯƠNG 8 80 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 80 CÁC THÔNG SỐ KỸ THUẬT CHỦ YẾU CÔNG TRÌNH 83 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. GIỚI THIỆU DỰ ÁN Dự án hồ chứa nước Trà co thuộc 2 xã Phước Tân và Phước Tiến - Huyện Bác Ái - Tỉnh Ninh Thuận : Toạ độ địa lý của vùng dự án : - Từ 108o48’ đến 108o50’ Kinh độ Đông. - Từ 11o13’ đến 11o15’ Vĩ độ Bắc. Địa giới hành chính - Công trình đầu mối thuộc xã Phước Tân và Phước Tiến - Huyện Bác Ái - Tỉnh Ninh Thuận : - Khu tưới một phần thuộc xã Phước Tân , phần lớn thuộc xã Phước Tiến - Huyện Bác Ái - Tỉnh Ninh Thuận : - Giới hạn của khu tưới la vùng đồng bằng mằn kẹp giữa suối Trà Co và sông Cái Mục tiêu của dự án - Khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn nước của suối Trà Co, tưới tự chảy cho 942 ha đất trong đó mới có một phần sản xuất được một vụ nhờ nước trời, cho năng suất thấp thành ruộng sản xuất 2 vụ chủ động được nước tưới cho năng suất cao. - Tiếp nước tưới cho trên 200ha đất trồng lúa của khu tưới đập Trà co hiện có phía hạ lưu đập chính hồ Trà co. - Góp phần cắt giảm lũ cho vùng hạ lưu suối Trà Co và vùng hạ lưu sông Cái Phan Rang, làm giảm thiệt hại về tài sản và con người cho các vùng này. - Góp phần phát triển kinh tế địa phương và nâng cao đời sống của nhân dân, cải tạo môi trường vùng dự án. - Báo cáo khả thi tiểu dự án xây dựng hồ chứa nước Trà co thuộc dự án hệ thống thuỷ lợi vừa và nhỏ tỉnh Ninh Thuận được Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận phê duyệt tại quyết định số 1798/QĐ-UBND ngày 20 tháng 6 năm 2005. 1.2. CƠ SỞ LẬP THIẾT KẾ KỸ THUẬT BẢN VẼ THI CÔNG 1- Căn cứ Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Chủ tịch Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các văn bản hướng dẫn thực hiện số 1067/BXD-PC ngày 14/7/2004 và văn bản số 1128/BXD-PC ngày 23/7/2004 của Bộ Xây dựng. 2- Căn cứ Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng và Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/2/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư và xây dựng công trình 3- Căn cứ vào phương án quy hoạch thuỷ lợi Tỉnh Ninh Thuận được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn phê duyệt theo quyết định số 1032/QĐ/BNN-KH ngày 27/03/2000. 4- Căn cứ vào quyết định số 1798/QĐ-UBND ngày 20 tháng 6 năm 2005 của Chủ Tịch UBND Tỉnh Ninh Thuận vệ việc phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi tiểu dự án hồ chứa nước Trà Co thuộc dự án hệ thống thủy lợi vừa và nhỏ tỉnh Ninh Thuận. 3- Căn cứ vào quyết định số 5302/QĐ-UBND ngày 30/12/2005 của Chủ Tịch UBND Tỉnh Ninh Thuận V/v phê duyệt kết quản đấu thầu Tư vấn khảo sát lập thiết kế kỹ thuật bản vẽ thi và tổng dự toán xây dựng công trình Hồ chứa nước Trà Co thuộc dự án hệ thống thủy lợi vừa và nhỏ tỉnh Ninh Thuận 5- Căn cứ vào HĐKT số 16/HĐ-TV ngày 05/01/2006 ký giữa Ban QLDA ngành cơ sở hạ tầng nông thôn tỉnh Ninh Thuận và Công ty Tư vấn và chuyển giao công nghệ - Trường Đại Học Thuỷ Lợi, Chi nhánh Miền Trung tại Ninh Thuận về việc Khảo sát, lập thiết kế kỹ thuật bản vẽ thi vả tổng dự tóan xây dựng công trình Hồ chứa nước Trà Co thuộc dự án hệ thống thủy lợi vừa và nhỏ tỉnh Ninh Thuận. 6- Căn cứ vào tài liệu khảo sát địa hình, địa chất của Chi nhánh miền trung - Công ty Tư vấn và chuyển giao công nghệ - Trường Đại Học Thuỷ Lợi lập tháng 01 năm 2006. 1.3. CÁC THÔNG SỐ KỸ THUẬT CHỦ YẾU CÔNG TRÌNH THEO QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ TT  Hạng mục  Đơn vị  Giá trị  Ghi chú   A  CÁC THÔNG SỐ KỸ THUẬT CỦA CÔNG TRÌNH ĐẦU MỐI     I  Hồ chứa            1  Diện tích lưu vực  Km²  94      2  Tổng lượng dòng chảy đến (75%)  106m³  42,2461      3  Lưu lượng bình quân dòng chảy đến (75%)  m³/s  1,34      4  Mực nước chết (MNC)  m  150,0      5  Dung tích chết (Vc)  106m³  1,3375      6  Mực nước dâng bình thường (MNDBT)  m  158,36      7  Dung tích hiệu dụng (Vhi)  106m³  7,8707      8  Dung tích tổng cộng (Vh)  106m³  9,2082      9  Diện tích mặt hồ lơn nhất  Km²  1,3468      10  Mực nước dâng gia cường (MNDGC)  m  160,66      11  Cấp công trình     III      II  Đập chính (đập đất)            1  Cao trình đỉnh đập  m  161,63      2  Chiều dài đập  m   170,0      3  Chiều cao đập lớn nhất (Hmax)  m   21,5      4  Bề rộng đỉnh đập  m  5,0      5  Hệ số mái thượng lưu     3,0; 3,5      6  Hệ số mái hạ lưu     2,75; 3,0      7  Thiết bị thoát nước thân đập     Lăng trụ   8  Thiết bị chống thấm cho nền     khoan phụt   9  Thiết bị bảo vệ mái thượng lưu     Đá lát khan   III  Đập phụ 1 (đập đất)            1  Cao trình đỉnh đập  m  161,63      2  Chiều dài đập  m   350,0      3  Chiều cao đập lớn nhất (Hmax)  m   9,8      4  Bề rộng đỉnh đập  m  5,0      5  Hệ số mái thượng lưu     3,0      6  Hệ số mái hạ lưu     2,75      7  Thiết bị thoát nước thân đập      Lăng trụ   8  Thiết bị chống thấm cho nền      Chân khay   9  Thiết bị bảo vệ mái thượng lưu     Đá lát khan   IV  Đập phụ 2 (đập đất)            1  Cao trình đỉnh đập  m  161,5      2  Chiều dài đập  m   22,7      3  Chiều cao đập lớn nhất (Hmax)  m   7,6      4  Bề rộng đỉnh đập  m  5,0      5  Hệ số mái thượng lưu     3,0      6  Hệ số mái hạ lưu     2,75      7  Thiết bị thoát nước thân đập     Ap mái   8  Thiết bị chống thấm cho nền     Chân khay   9  Thiết bị bảo vệ mái thượng lưu     Đá lát khan   V  Đập phụ 3 (đập đất)            1  Cao trình đỉnh đập  m  161,5      2  Chiều dài đập  m   366,0      3  Chiều cao đập lớn nhất (Hmax)  m   7,0      4  Bề rộng đỉnh đập  m  5,0      5  Hệ số mái thượng lưu     3,0      6  Hệ số mái hạ lưu     2,75      7  Thiết bị thoát nước thân đập     áp mái   8  Thiết bị chống thấm cho nền     Chân khay   9  Thiết bị bảo vệ mái thượng lưu     Đá lát khan   VI  Tràn xả lũ            1  Hình thức tràn     Cửa van   2  Cao trình ngưỡng tràn  m  151,86      3  Bề rộng tràn (3 cửa x 7m)  m  21      4  Cột nước tràn Hmax (1%)  m  8,3      5  Lưu lượng xả Qmax (1%)  m³/s  734,0      6  Tổng chiều dài đường tháo  m  148,5      7  Hình thức tiêu năng     Mũi phun   8  Chiều dài kênh tháo hạ lưu  m  40      VII  Cống lấy nước            1  Số lượng cống     1      2  Lưu lượng thiết kế Qtk  m³/s  1,85      3  Loại cống     Hộp BTCT   4  Cao trình ngưỡng cống  m  148,57      5  Khẩu diện cống (BxH)  m  1,2x1,6      6  Chiều dài cống  m  65,5      7  Hình thức lấy nước     Tháp van   8  Số lượng, kích thước van     2x(1,6x1,8)      9  Số lượng máy đóng mở     2      B  CÁC CHỈ TIÊU THIẾT KẾ CỦA KHU TƯỚI    1  Diện tích đất canh tác đảm bảo tưới  ha  942      2  Diện tích gieo trồng  ha  2318,6      3  Chiều dài kênh chính  m  650      4  Chiều dài kênh N1  m  1740      5  Chiều dài kênh N2  m  8580      6  Tổng chiều dài kênh cấp 2 thuộc kênh N1  m  3385      7  Tổng chiều dài kênh cấp 2 thuộc kênh N2  m  17580      8  Tổng số công trình trên kênh chính  cái  2      9  Tổng số công trình trên kênh N1  cái  19      10  Tổng số công trình trên kênh N2  cái  43      11  Tổng số CT trên kênh cấp 2  cái  205      C  CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ    I  Tổng mức đầu tư  106đ  89,823      1  Giá trị xây lắp trước thuế  106đ  59,541      2  Chi phí khác  106đ  18,565      3  Dự phòng chi  106đ  11,716      II  Các chỉ tiêu kinh tế          1  Giá trị vốn hiện tai – NPV  106đ  19,544      2  Chỉ số nội hoàn – IRR  %  14,75      3  Tỷ số lợi ích/ chi phí - B/C     1,21      CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN 2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH. 2.1.1. Đặc điểm vùng 1 ( Vùng dự kiến xây dựng hồ chứa nước Trà Co). - Hồ chứa nước Trà Co nằm giữa các dãy núi cao, Phía Đông là dãy núi Tiacmong, núi Yabô, Núi Mavô, núi Ya biô (+1220m), phía Tây là dãy núi đá đen, núi Fgiagog, Núi A sai, phía Bắc là dãy núi Tha Ninh (+1020m), Tara Nhin và núi Ma rai (+1636m), núi Mavia - Địa hình lòng hồ là vùng lòng chảo, mở rộng phía hạ lưu, phía thượng lưu nhỏ dần. Suối chính nằm sát giữa hai dãy núi cao. Vùng lòng hồ có ba yên ngựa có cao trình thấp, yên thấp nhất có cao trình +152,4m, nên ngoài đập chính phải xây dựng thêm ba đập phụ nhỏ. 2.1.2. Đặc điểm địa hình vùng 2 (Khu tưới của hồ chứa nước Trà Co) Khu tưới hồ chứa nước Trà Co là một vùng tương đối bằng phẳng nằm kẹp giữa suối Trà Co và Sông Cái, giới hạn từ cao độ +118 đến +138. Với đặc điểm là dải đất dạng thung lũng ven sông, nên khu tưới của hồ Trà Co có những đặc điểm như sau : - Khu tưới có cao độ cao, độ dốc địa hình lớn. - Hướng dốc địa hình từ Tây Bắc sang Đông Nam. - Mặt bằng bị chia cắt nhiều bởi các suối tự nhiên. Với đặc điểm địa hình như trên khu tưới vừa có yếu tố thuận lợi vừa có những yếu tó không thuận lợi cho việc bố trí hệ thống kênh mương. 2.2. ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU Khí hậu vùng dự án nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, lượng mưa BQNN trên lưu vực vào khoảng 1500 mm. Biến trình mưa hàng năm chia làm hai mùa rõ rệt : mùa khô và mùa mưa. Mùa khô bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 8, trong thời kỳ này vào tháng 5, 6 xuất hiện những trận mưa lớn gây nên lũ gọi là lũ tiểu mãn. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 12, tuy có 4 tháng mùa mưa nhưng lượng mưa chiếm từ 70% đến 80% lượng mưa cả năm, lượng mưa lớn tập trung nhiều nhất vào hai tháng 10 và 11. Lượng mưa lớn cường độ mạnh dễ gây nên lũ lớn thông thường lũ lớn thường xảy ra nhiều nhất vào 2 tháng 10 và tháng 11. 2.3. CÁC YẾU TỐ KHÍ TƯỢNG 2.3.1. Nhiệt độ không khí. Lưu vực nghiên cứu được thừa hưởng chế độ bức xạ mặt trời nhiệt đới có cân bức xạ trong năm luôn luôn dương và ít biến động mang tính nhiệt đới rõ rệt. Chênh lệch nhiệt độ giữa nhiệt độ tháng nóng nhất và nhiệt độ tháng nhỏ nhất từ 5 - 60C. Nhiệt độ trung bình ngày hầu như vượt trên 250C trừ một số ngày chịu sâu ảnh hưởng của gió mùa cực đới. Bảng phân bố nhiệt độ TBNN (0C) trình bày bảng 2-1. Bảng phân phối các đặc trưng nhiệt độ không khí Bảng 2-1 Tháng  I  II  III  IV  V  VI  VII  VIII  IX  X  XI  XII  Năm   Tcp (0C)  24.6  25.8  27.2  28.4  28.7  28.7  28.6  29.0  27.3  26.6  25.9  24.6  27.1   Tmax (0C)  33.5  35.2  36.2  36.6  38.7  40.5  39.0  38.9  36.5  34.9  34.5  34.0  40.5   Tmin(0C)  15.5  15.6  18.9  20.7  22.6  22.5  22.2  21.2  20.8  19.3  16.9  14.2  14.2   2.3.2. Độ ẩm không khí Do hoàn lưu quanh năm, gió đều có hướng từ biển thổi vào nên mặc dù gặp không khí cực đới hay Tín phong Bắc bán cầu thì lượng hơi nước trong không khí cũng không nhỏ. Độ ẩm ven biển luôn luôn đạt trên 70%. Từ tháng 5 đến tháng 8 độ ẩm thấp nhất xấp xỉ 75% do kết quả của hiệu ứng Fơn. Từ tháng 9 đến tháng 10 độ ẩm tăng nhanh và giảm dần từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Độ ẩm không khí tương đối trung bình và độ ẩm tương đối thấp nhất ghi trong bảng 2-2. Bảng phân phối các đặc trưng độ ẩm tương đối Bảng 2-2 Tháng  I  II  III  IV  V  VI  VII  VIII  IX  X  XI  XII  Năm   Ucp (%)  69  70  70  73  78  76  76  71  80  83  78  72  75   Umin(%)  20  24  14  22  28  26  24  26  23  39  38  16  14   Độ ẩm tương đối lớn nhất hàng thángđều đạt tới Umax = 100% 2.3.3. Nắng. Thời kỳ nhiều nắng từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau, số giờ nắng trung bình lớn hơn 200 giờ/ tháng, thời kỳ từ tháng 6 đến tháng 11 số giờ nắng trung bình từ 180 đến 200 giờ/ tháng. Biến trình số giờ nắng trong năm ghi ở bảng 2-3. Bảng phân phối số giờ nắng trong năm Bảng 2-3 Tháng  I  II  III  IV  V  VI  VII  VIII  IX  X  XI  XII  Năm   Giờ nắng  266  271  312  268  247  183  242  206  198  183  191  222  2789   2.3.4. Gió. Vùng dự án chịu ảnh hưởng chế độ gió mùa gồm hai mùa gió chính trong năm là gió mùa đông và gió mùa hạ. Vận tốc gió trung bình hàng tháng dao động từ 2 m/s đến 3m/s, biến trình vận tốc gió TBNN trong năm ghi ở bảng 2-4. Bảng vận tốc gió trung bình các tháng trong năm Bảng 2-4 Tháng  I  II  III  IV  V  VI  VII  VIII  IX  X  XI  XII  Năm   V(m/s)  2.3  2.6  2.8  2.5  2.3  2.2  2.5  2.4  2.2  1.8  1.8  2.2  2.3   Để phục vụ tính toán vận tốc gió lớn nhất thiết kế trong xây dựng công trình, với liệt số liệu vận tốc gió lớn nhất theo 8 hướng chính đã quan trắc tại 2 trạm Nha Hố và Phan Rang tiến hành xây dựng đường tần suất vận tốc gió (Vmax) kết quả ghi ở bảng 2-5. Bảng tính vận tốc gió thiết kế theo 8 hướng chính Bảng 2-5 Đặc trưng  Đơn vị  N  NE  E  SE  S  SW  W  NW   Vtb  m/s  13.1  13.6  11.8  12.3  12.9  14.4  13.7  13.5   Cv   0.49  0.20  0.14  0.16  0.24  0.40  0.43  0.47   Cs   0.92  0.64  1.35  1.21  0.86  2.36  1.29  2.13   V2%  m/s  29.3  20.0  16.2  17.6  20.5  31.7  29.6  32.1   V4%  m/s  26.2  18.8  15.3  16.5  19.1  27.3  26.2  27.5   V10%  m/s  21.7  17.2  14.0  14.9  17.0  21.6  21.7  21.6   V20%  m/s  18.1  15.7  13.0  13.7  15.2  17.6  18.0  17.2   V30%  m/s  15.7  14.8  12.4  13.0  14.1  15.3  15.7  14.7   V50%  m/s  12.2  13.3  11.5  11.9  12.5  12.5  12.5  11.6   Ghi chú : Năm 1993 tại Phan Rang đã quan trắc được trị số Vmax = 35m/s, đây là những trị số cảnh báo trong tính toán thiết kế. 2.3.5. Bốc hơi. Lượng bốc hơi hàng năm 1656 mm. Biến trình bốc hơi trong năm tuân theo quy luật lớn về mùa khô, nhỏ về mùa mưa. Lượng bốc hơi TBNN ghi trong bảng 2-6. Bảng phân phối lượng bốc hơi trong năm Bảng 2-6 Tháng  I  II  III  IV  V  VI  VII  VIII  IX  X  XI  XII  Năm   Zpiche (mm)  151.1  151.4  183.5  156.4  134.1  134.6  161.2  181.6  97.6  78.3  93.9  133.2  1656   2.3.5.1. Bốc hơi trên lưu vực (ZOLV) : Lượng bốc hơi lưu vực được tính bằng phương trình cân bằng nước : Zolv = X0 - Y0 Zolv = 1500 - 660 Zolv = 940 mm 2.3.5.2. Bốc hơi mặt hồ (ZN) : Lượng bốc hơi mặt hồ được tính theo công thức kinh nghiệm từ dụng cụ đo bốc hơi Piche. Zn = k x Zpiche = 1821 mm 2.3.5.3. Lượng chênh lệch bốc hơi mặt nước và bốc hơi lưu vực : (Z = Zn - Zlv (Z = 1821 - 940 = 881 mm Phân phối chênh lệch bốc hơi trong năm theo bảng 2-7. Bảng phân phối tổn thất bốc hơi (Z trong năm Bảng 2-7 Tháng  I  II  III  IV  V  VI  VII  VIII  IX  X  XI  XII  Năm   (Z (mm)  80.3  80.5  97.6  83.2  71.3  71.6  85.8  96.9  51.4  41.6  49.9  70.9  881   2.3.6. Lượng mưa TBNN lưu vực. Lượng mưa phân bố theo không gian lớn dần từ Đông sang Tây, từ hạ lưu đến thượng lưu. Lưu vực Trà Co được khống chế bởi 5 trạm đo mưa : Phía Tây Bắc : Trạm Hòn Bà Xo = 3300 mm Phía Đông Bắc : Trạm Khánh Sơn Xo = 1800 mm Phía Tây Nam : Trạm Sông Pha Xo = 1400 mm Phía Đông Nam : Trạm Tân Mỹ Xo = 800mm và trạm Nha Hố Xo = 800mm 1) Trong 5 trạm trên cho thấy có 2 trạm ảnh hưởng sâu sắc đến lưu vực : trạm Khánh Sơn đại diện cho lượng mưa thượng lưu và trạm Tân Mỹ đại diện cho lượng mưa hạ lưu. Lượng mưa trung bìng Xt

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTHUYET MINH CHUNG tra co.doc
  • dwgCat doc dap.dwg
  • dwgcautaodap.dwg
  • dwgcong-Tra Co.dwg
  • dwgDapChinh_TraCo.dwg