Đồ án Dự án quản lí và đầu tư xây dựng

• Đầu tư xây dựng công trình (ĐTXD) là hoạt động đầu tư phổ biến trong xã hội gắn liền với việc xây dựng công trình, mục tiêu đầu tư sẽ được thỏa mãn thông qua việc vận hành công trình xây dựng đã hoàn thành. • Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng của mỗi quốc gia, đều coi việc phát triển cơ sở hạ tầng, trang thiết bị trong nền kinh tế quốc dân là nhiệm vụ quan trọng. Để tạo lập được cơ sở hạ tầng phục vụ tốt mục tiêu đặt ra thì hoạt động ĐTXD có vai trò quan trọng được thể hiện qua các đặc trưng sau : - ĐTXD là hoạt động chủ yếu tạo dựng các công trình, cơ sở hạ tầng, TSCĐ phục vụ cho mục tiêu phát triển công nghiệp xây dựng, phát triển các ngành, các thành phần kinh tế và phát triển xã hội. - ĐTXD đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao của con người góp phần nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân, phát triển văn hoá, tôn tạo các công trình kiến trúc của dân tộc và có tác động quan trọng đến môi trường sinh thái. - ĐTXD đóng góp đáng kể vào công tác an ninh quốc phòng xây dựng các công trình bảo vệ độc lập chủ quyền quốc gia. • Đối với nước ta hiện nay đang trong giai đoạn quá độ lên Chủ nghĩa xã hội, hoạt động ĐTXD có vai trò đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân: là cơ sở, nền tảng và động lực thúc đẩy thực hiện nhanh công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước mà Đảng, Nhà nước đã chủ trương đề ra. - Hoạt động ĐTXD tạo ra sản phẩm dưới dạng các công trình xây dựng, đó chính là các TSCĐ tạo tiền đề về cơ sở vật chất ban đầu cho nền kinh tế quốc dân, từ đó các ngành kinh tế khác khai thác để sinh lợi. - Hoạt động ĐTXD là một hoạt động trực tiếp tạo ra của cải vật chất cho xã hội, góp phần làm tăng trưởng kinh tế và đóng góp trực tiếp vào tổng sản phẩm quốc dân, tổng sản phẩm quốc nội (GNP & GDP). Ngoài ra nó còn đóng góp một nguồn thu khá lớn vào ngân sách Nhà nước (từ việc thu thuế, phí, lệ phí ). - Hoạt động ĐTXD chiếm một khối lượng rất lớn nguồn lực của quốc gia, trong đó chủ yếu là: Vốn, lao động, tài nguyên Do đó, đầu tư không đúng mục đích sẽ gây ra những thất thoát và lãng phí vô cùng lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế. - Thông qua các hoạt động ĐTXD góp phần thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ, đẩy nhanh tốc độ Công nghiệp hóa và Hiện đại hóa đất nước, góp phần làm tăng năng suất lao động xã hội.  Tóm lại, hoạt động ĐTXD mà sản phẩm cuối cùng là công trình xây dựng là một hoạt động mang tính tổng hợp và đầy đủ tất cả các ý nghĩa bao gồm ý nghĩa về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, khoa học – công nghệ - kỹ thuật, môi trường, an ninh quốc phòng

docx52 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2167 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Dự án quản lí và đầu tư xây dựng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN. Đầu tư xây dựng công trình (ĐTXD) là hoạt động đầu tư phổ biến trong xã hội gắn liền với việc xây dựng công trình, mục tiêu đầu tư sẽ được thỏa mãn thông qua việc vận hành công trình xây dựng đã hoàn thành. Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng của mỗi quốc gia, đều coi việc phát triển cơ sở hạ tầng, trang thiết bị trong nền kinh tế quốc dân là nhiệm vụ quan trọng. Để tạo lập được cơ sở hạ tầng phục vụ tốt mục tiêu đặt ra thì hoạt động ĐTXD có vai trò quan trọng được thể hiện qua các đặc trưng sau : ĐTXD là hoạt động chủ yếu tạo dựng các công trình, cơ sở hạ tầng, TSCĐ phục vụ cho mục tiêu phát triển công nghiệp xây dựng, phát triển các ngành, các thành phần kinh tế và phát triển xã hội. ĐTXD đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao của con người góp phần nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân, phát triển văn hoá, tôn tạo các công trình kiến trúc của dân tộc và có tác động quan trọng đến môi trường sinh thái. ĐTXD đóng góp đáng kể vào công tác an ninh quốc phòng xây dựng các công trình bảo vệ độc lập chủ quyền quốc gia. Đối với nước ta hiện nay đang trong giai đoạn quá độ lên Chủ nghĩa xã hội, hoạt động ĐTXD có vai trò đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân: là cơ sở, nền tảng và động lực thúc đẩy thực hiện nhanh công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước mà Đảng, Nhà nước đã chủ trương đề ra. Hoạt động ĐTXD tạo ra sản phẩm dưới dạng các công trình xây dựng, đó chính là các TSCĐ tạo tiền đề về cơ sở vật chất ban đầu cho nền kinh tế quốc dân, từ đó các ngành kinh tế khác khai thác để sinh lợi. Hoạt động ĐTXD là một hoạt động trực tiếp tạo ra của cải vật chất cho xã hội, góp phần làm tăng trưởng kinh tế và đóng góp trực tiếp vào tổng sản phẩm quốc dân, tổng sản phẩm quốc nội (GNP & GDP). Ngoài ra nó còn đóng góp một nguồn thu khá lớn vào ngân sách Nhà nước (từ việc thu thuế, phí, lệ phí …). Hoạt động ĐTXD chiếm một khối lượng rất lớn nguồn lực của quốc gia, trong đó chủ yếu là: Vốn, lao động, tài nguyên … Do đó, đầu tư không đúng mục đích sẽ gây ra những thất thoát và lãng phí vô cùng lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế. Thông qua các hoạt động ĐTXD góp phần thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ, đẩy nhanh tốc độ Công nghiệp hóa và Hiện đại hóa đất nước, góp phần làm tăng năng suất lao động xã hội. Tóm lại, hoạt động ĐTXD mà sản phẩm cuối cùng là công trình xây dựng là một hoạt động mang tính tổng hợp và đầy đủ tất cả các ý nghĩa bao gồm ý nghĩa về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, khoa học – công nghệ - kỹ thuật, môi trường, an ninh quốc phòng … VAI TRÒ CỦA DỰ ÁN TRONG QUẢN LÍ VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG. Dự án đầu tư xây dựng công trình (DAĐT) là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời hạn nhất định. DAĐT là luận cứ có tính khoa học để đảm bảo cho việc đầu tư vốn đúng mục đích, đạt được mục tiêu đề ra với hiệu quả cao. Nội dung của dự án đầu tư xây dựng quyết định chất lượng và kết quả của hoạt động đầu tư. DAĐT là căn cứ để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Khi đã được phê duyệt thì dự án đầu tư là căn cứ xin cấp giấy phép đầu tư xây dựng, là cơ sở để các nhà đầu tư xem xét tính khả thi của dự án. DAĐT có vai trò quan trọng vì thông qua nó nhà nước có thể kiểm soát được một cách toàn diện về các mặt hiệu quả tài chính (dự án sử dụng vốn nhà nước) và hiệu quả xã hội an ninh quốc phòng. DAĐT là cơ sở so sánh kết quả đạt được với mục tiêu đặt ra, từ đó giúp cho nhà quản lý có giấy phép thực hiện dự án tốt hơn đồng thời cũng kiểm soát được các công việc: sử dụng đất, địa điểm, tài nguyên, môi trường và những khía cạnh khác đối với dự án… NỘI DUNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG. Theo Điều 37 Luật Xây Dựng số 16/2003/QH11: Nội dung của dự án đầu tư xây dựng bao gồm 2 phần : Phần 1: phần thuyết minh dự án. Phần 2: phần thiết kế cơ sở. Phần 1: Phần thuyết minh dự án.  Phần thuyết minh được lập tuỳ theo loại dự án đầu tư xây dựng công trình, bao gồm các nội dung chủ yếu sau: Mô tả về quy mô và diện tích xây dựng công trình, các hạng mục công trình thuộc dự án, phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ và công suất. Các giải pháp thực hiện: Phương án chung về giải phóng mặt bằng, tái định cư và phương án hỗ trợ xây dựng hạ tầng kỹ thuật nếu có. Phương án thiết kế kiến trúc đối với công trình trong đô thị và các công trình có yêu cầu kiến trúc. Phương án khai thác và sử dụng lao động. Phân đoạn thực hiện,tiến độ thực hiện và hình thức quản lý dự án. Đánh giá các tác động môi trường, các giải pháp phòng cháy chữa cháy và các yêu cầu về an ninh quốc phòng. Tổng mức đầu tư của dự án, khả năng thu xếp vốn, nguồn vốn và khả năng cung cấp vốn theo tiến độ, phương án hoàn trả vốn đối với các dự án có yêu cầu thu hồi vốn và phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế - tài chính, hiệu quả xã hội của dự án. Phần 2: Phần thiết kế cơ sở của dự án. Phần thiết kế cơ sở được lập phải phù hợp với từng dự án đầu tư xây dựng công trình, bao gồm thuyết minh thiết kế cơ sở và các bản vẽ. Phần thuyết minh thiết kế cơ sở gồm : Giới thiệu tóm tắt địa điểm xây dựng, phương án thiết kế, tổng mặt bằng công trình, hoặc phương án tuyến công trình đối với công trình xây dựng theo tuyến, vị trí, quy mô xây dựng các hạng mục công trình, việc kết nối giữa các hạng mục công trình thuộc dự án và với hạ tầng kỹ thuật của khu vực. Phương án công nghệ, dây chuyền công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ. Phương án kiến trúc đối với công trình có yêu cầu kiến trúc. Phương án kết cấu chính, hệ thống kỹ thuật, hạ tầng kỹ thuật chủ yếu của công trình. Phương án bảo vệ môi trường, phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật. Danh mục các quy chuẩn, tiêu chuẩn chủ yếu được áp dụng. Phần bản vẽ thiết kế cơ sở bao gồm: Bản vẽ tổng mặt bằng công trình hoặc bản vẽ bình đồ phương án tuyến công trình đối với công trình xây dựng theo tuyến. Sơ đồ công nghệ, bản vẽ dây chuyền công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ. Bản vẽ phương án kiến trúc đối với công trình có yêu cầu kiến trúc. Bản vẽ phương án kết cấu chính, hệ thống kỹ thuật, hạ tầng kỹ thuật chủ yếu của công trình, kết nối với hạ tầng kỹ thuật của khu vực. NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH, PHÂN TÍCH KINH TẾ - XÃ HỘI. Phân tích tài chính. Phân tích tài chính dự án đầu tư là phân tích những khía cạnh về mặt tài chính đứng trên giác độ lợi ích trực tiếp của chủ đầu tư. Phân tích tài chính dự án đầu tư là nội dung quan trọng nhất của dự án. Thông qua phân tích tài chính giúp cho chủ đầu tư bỏ chi phí ra như thế nào, lợi ích thu về ra sao, so sánh giữa lợi ích và chi phí đạt ở mức nào từ đó đi đến quyết định có đầu tư hay không. Giúp cho chủ đầu tư có những thông tin cần thiết để ra quyết định đầu tư một cách đúng đắn. Đối với các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước thì phân tích tài chính là cơ sở để xem xét chấp thuận hay không chấp thuận dự án và là cơ sở để cấp giấy phép đầu tư. Nội dung phân tích tài chính bao gồm : Xác định các yếu tố đầu vào cho việc phân tích, như là: xác định vốn đầu tư của dự án, doanh thu hàng năm, chi phí vận hành hàng năm… Phân tích lỗ lãi của dự án. Phân tích hiệu quả chỉ tiêu thông qua 2 nhóm chỉ tiêu: nhóm chỉ tiêu tĩnh ( chỉ tiêu chi phí tính cho 1 đơn vị sản phẩm, chỉ tiêu lợi nhuận tính cho 1 đơn vị sản phẩm ... ) và nhóm chỉ tiêu động ( chỉ tiêu NPV, NFV, NAV, IRR, BCR …). Phân tích an toàn tài chính và độ nhạy của dự án. Phân tích lỗ lãi của dự án Phân tích lỗ lãi là việc xem xét trong từng năm vận hành của dự án lỗ hay lãi bao nhiêu tiền. Lợi nhuận trước thuế. Ltt = D – Csx Trong đó : - Ltt : lợi nhuận trước thuế ( thu nhập chịu thuế). Csx: chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh không gồm VAT. D: doanh thu. Lợi nhuận ròng. LT = Ltt - TTNDN Trong đó: - LT : lợi nhuận ròng. TTNDN: thuế thu nhập doanh nghiệp. Phân tích hiệu quả tài chính của dự án. Phương pháp dùng nhóm chỉ tiêu tĩnh. Chỉ tiêu chi phí tính cho 1 đơn vị sản phẩm. Chỉ tiêu lợi nhuận tính cho 1 đơn vị sản phẩm. Phương pháp so sánh theo chỉ tiêu của mức doanh lợi đồng vốn đầu tư. Phương pháp dung nhóm chỉ tiêu động. Đánh giá hiệu quả tài chính thông qua chỉ tiêu hiện giá hiệu số thu chi. NPV = PB – PC =t=0nBt-Ct(1+r)t Trong đó : PB : giá trị hiện tại của dòng lợi ích. PC : giá trị hiện tại của dòng tiền chi phí. Bt : khoản thu ở năm t. Ct : khoản chi ở năm t. n : thời kì phân tích đánh giá dự án đầu tư. r : suất thu lợi tối thiểu chấp nhận được của dự án. Phân tích : NPV ≥ 0 : dự án đáng giá. NPV< 0 : dự án không đáng giá. Đánh giá hiệu quả tài chính thông qua giá trị tương lai của hiệu số thu chi NFV = FB – FC = Trong đó : FB : giá trị tương lai của dòng tiền thu. FC : giá trị tương lại của dòng tiền chi. Bt : khoản thu ở năm t. Ct : khoản chi ở năm t. n : thời kì phân tích đánh giá dự án đầu tư. r : suất thu lợi tối thiểu chấp nhận được của dự án. Phân tích : NFV ≥ 0 : dự án đáng giá. NFV<0 : dự án không đáng giá. Đánh giá hiệu quả tài chính bằng chỉ tiêu san đều của hiệu số thu chi. NAV = EUAB – EUAC = = Trong đó: EUAB: dòng tiền thu san đều hàng năm. EUAC: dòng tiền san đều của dòng tiền chi. Bt : khoản thu ở năm t. Ct : khoản chi ở năm t. n : thời kì phân tích đánh giá dự án đầu tư. r : suất thu lợi tối thiểu chấp nhận được của dự án. Phân tích : NAV ≥ 0 : dự án đáng giá. NAV< 0 : dự án không đáng giá. Đánh giá hiệu quả tài chính bằng chỉ tiêu suất thu lợi nội tại = 0 Trong đó : Bt : khoản thu ở năm t. Ct : khoản chi ở năm t. n : thời kì phân tích đánh giá dự án đầu tư IRR : suất thu lợi nội tại của dự án. Phân tích : r : suất thu lợi tối thiểu chấp nhận được của dự án. IRR < r : dự án không đáng giá. IRR ≥ r : dự án đáng giá. Đánh giá hiệu quả tài chính bằng tỷ số thu chi BCR = Phân tích : BCR ≥ 1 : dự án đáng giá. BCR <1 : dự án không đáng giá. Phân tích kinh tế - xã hội. Hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án là những hiệu quả mà dự án mang lại cho cộng đồng và quốc gia. Việc phân tích kinh tế -xã hội của dự án đầu tư là đánh giá lợi ích, tác động mà dự án tạo ra đối với nền kinh tế và xã hội. Nội dung phân tích kinh tế - xã hội bao gồm : Phân tích giá trị sản phẩm gia tăng của dự án đầu tư tính cho hàng năm và cả đời của dự án. Mức thu hút lao động làm việc. Mức đóng góp vào ngân sách Nhà nước. Mức thu ngoại tệ hàng năm. Cải thiện điều kiện lao động cho công nhân, tăng thu nhập cho công nhân, giả quyết thất nghiệp... Bảo vệ môi truờng sinh thái, tự nhiên… GIỚI THIỆU DỰ ÁN Tên dự án : Khu biệt thự cho thuê NINH KIỀU. Chủ đầu tư : Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng HẢI PHONG. Địa điểm xây dựng : Khu đất giáp đường NGUYỄN VĂN CỪ ( thuôc dự án khai thác mở rộng quỹ đất )- Phường AN HÒA – Quận NINH KIỀU – Thành phố CẦN THƠ. Quy mô dự án : Loại dự án đầu tư xây dựng công trình: Căn cứ vào QCVN 03: 2009/ BXD của Bộ Xây dựng ban hành ngày 30/09/2009, phụ lục A, bảng A.1 : Phân loại, phân cấp các công trình dân dụng, loại công trình nhà ở riêng lẻ biệt thự Dự án thuộc cấp III. Dự án bao gồm 28 hạng mục chính. Trong đó có : 7 nhà biệt thự loại A. Diện tích mỗi nhà là : SA = 253 m2. 6 nhà biệt thự loại B. Diện tích mỗi nhà là : SB = 120 m2. 7 nhà biệt thự loại C. Diện tích mỗi nhà là : SC = 115 m2. 8 nhà biệt thự loại D. Diện tích mỗi nhà là : SD = 768 m2. Tổng diện tích chiếm đất của các hạng mục chính là: S CĐ = 7 x SA + 6 x SB + 7 x SC + 8 x SD = 7 x 253 + 6 x 120 + 7 x 115 + 8 x 768 = 9440 (m2) Tổng diện tích khu đất là S KĐ = 26.400 m2. Mật độ xây dựng là : (9440/26400) % = 35,76 %. Dự án còn có các hạng mục phụ khác: 1 sân tennis. Sân bãi đỗ xe + Đường giao thông. Hàng rào, cổng ra vào,tường bao. Vườn hoa, cây cảnh, thảm cỏ. Nhà quản lí khu, nhà bảo vệ. Hệ thống cấp điện ngoài nhà. Hệ thống cấp, thoát nước ngoài nhà. Các công trình phục vụ ngoài nhà khác. Mặt bằng tổng thể khu biệt thự được thể hiện ở bản vẽ sau: Khu đất nằm ở vị trí tiếp giáp giữa đường Trần Quốc Toản và Lý Thường Kiệt, phường Tây An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ, có tổng diện tích là 26.400 m2. Khu đất được phân bố theo các hạng mục đã nêu trên. Bảng thiết kế diện tích các hạng mục trong dự án. Thời gian tính toán đánh giá dự án : Thời gian phân tích dự án là 17 năm (gồm cả thời gian xây dựng), trong đó thời gian xây dựng là 2 năm. Thời gian vận hành dự án và khấu hao tài sản cố định là 25 năm. Mục đích đầu tư : Kinh doanh cho thuê diện tích ở , sinh hoạt và nghỉ dưỡng. Đối tượng thuê là các tổ chức , cá nhân trong nước và ngoài nước. Giải pháp xây dựng và trang thiết bị : Thiết kế xây dựng theo kiểu biệt thự hiện đại. Giải pháp thiết kế kỹ thuật thi công (mặt bằng, mặt cắt, giải pháp móng, …) được thể hiện ở hồ sơ bản vẽ thiết kế kỹ thuật thi công. Giải pháp quy hoạch được thể hiện ở bản vẽ quy hoạch. Phần xây dựng và trang thiết bị có chất lượng tương đương & đạt tiêu chuẩn khách sạn quốc tế loại 3 sao. Bảng 1: Bảng thiết kế diện tích các hạng mục trong dự án. STT Tên hạng mục. Diện tích chiếm đất (m2) Tỉ lệ chiếm đất (%) 1. Xây dựng các nhà A, B, C, D. 9895 35,76 % 2. Sân tennis. 800 3,03% 3. Đường giao thông. 2800 10,61 % 4. Bãi đỗ xe. 755 2,86 % 5. Vườn hoa cây xanh, thảm cỏ. 5320 20,15 % 6. Nhà bảo vệ và quản lí dự án. 170 0,64 % 7. Sân chơi 2430 9,20 % 8. Vỉa hè 4064 15,40% 9. Các hạng mục khác 620 2,35 % 10. Tổng 26400 100% Bảng 1: Bảng thiết kế diện tích các hạng mục trong dự án. Bản vẽ tổng mặt bằng dự án : Khu biệt thự cho thuê Ninh Kiều . CHƯƠNG I : PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ. XÁC ĐỊNH TỔNG MỨC ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN (GTMĐT). Công thức xác định tổng mức đầu tư của dự án . Khi biết giá chuẩn xây dựng, số lượng giá cả thiết bị và chi phí khác thì Tổng mức đầu tư được xác định theo công thức (1) sau: GTMĐT = GXD + GTB + GBT,TDC + GQL + GTV + GK + GDP (1) Trong đó : GTMĐT - Tổng mức đầu tư của dự án. GXD - Chi phí xây dựng. GTB - Chi phí thiết bị. GBT,TDC - Chi phí bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, tái định cư. GQL - Chi phí quản lí dự án. GTV - Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng. GK - Chi phí khác. GDP - Chi phí dự phòng. Xác định chi phí xây dựng. Các căn cứ xác định chi phí xây dựng. Danh mục các công trình, các hạng mục xây dựng thuộc dự án đầu tư xây dựng Khu biệt thự cho thuê Ninh Kiều. Quy mô xây dựng các công trình, hạng mục trong dự án theo thiết kế. Theo quyết định số 725 / QĐ – BXD ngày 09/08/2012 của Bộ Xây dựng công bố tập suất vốn đâu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2011. Các tập chỉ số giá phần xây dựng do Bộ Xây dựng công bố của các năm . Mức thuế suất VAT theo quy định hiện hành (theo Luật thuế giá trị gia tăng do Quốc hội ban hành, Luật số: 13/2008/QH12 và theo thông tư số 06/2012/TT-BTC của bộ tài chính hướng dẫn thi hành 1 số điều của luật thuế giá trị gia tăng ). Lấy thuế suất thuế giá trị gia tăng là 10 %, áp dụng theo mục 3 Điều 8, chương II, Luật thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 quy định và theo Điều 11: thuế suất 10 % của thông tư số 06/2012/TT-BTC hướng dẫn thi hành luật thuế giá trị gia tăng về loại hàng hóa, dịch vụ áp dụng mức thuế 10% công bố ngày 11 tháng 1 năm 2012 . Công thức xác định chi phí xây dựng của dự án. Chi phí xây dựng của dự án được xác định bằng công thức (2) sau: GXD = i=1ngXDi(1 + TGTGTXD) (2) Trong đó : giXD - Chi phí xây dựng trước thuế gia trị gia tăng của công trình, hạng mục thứ i. n - Số công trình, hạng mục công trình thuộc dự án . TGTGTXD – Thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm xây lắp. Đối với những hạng mục thông thường thường thì giXD được tính như sau: giXD = Si x Pi Pi - Suất chi phí xây dựng (chưa gồm VAT) tính theo 1 đơn vị diện tích hay 1 đơn vị công suất của hạng mục thứ i. Si - Diện tích hay công suất thiết kế của hạng mục thứ i (có n hạng mục). Đối với những hạng mục theo thiết kế riêng biệt thì giXD tính như phương pháp lập dự toán chi tiết hạng mục. Tính toán suất chi phí xây dựng. Tính toán diện tích sàn xây dựng cho các hạng mục xây dựng nhà A,B,C và D. Diện tích sàn cho các hạng mục xây dựng nhà A,B,C,D được tính toán như trong bảng sau.(xem bảng 1 phần phụ lục I ). Xác định suất chi phí xây dựng công trình. Dự án được lập vào thời điểm quý II – năm 2013. Bộ Xây dựng (BXD) mới chỉ ban hành tập suất vốn năm vào thời điểm đầu quý IV năm 2011 theo quyết định số 725/QD-BXD ngày 9/8/2012 của BXD nên phải quy đổi về suất vốn năm 2013 (dự kiến),thông qua chỉ số giá xây dựng bình quân , việc tính toán thông qua công thức. SXD2013quý II = SXD2011 x (I bq quý)6 (b) Tính I bq quý. Trong đó ta có: Ibq được tính toán theo số liệu trong bảng sau, các chỉ số giá phần xây dựng lấy theo các số liệu từ các văn bản công bố của Bộ Xây dựng và Sở xây dựng thành phố Cần Thơ. Các chỉ số giá xây dựng đều được lấy gốc năm 2006 = 100 %. Các chỉ số giá xây dựng được lấy theo: công văn số 68/QĐ – SXD của sở xây dựng thành phố Cần Thơ ngày 11/05/2012. quyết định số 06/QĐ – SXD của sở xây dựng thành phố Cần Thơ công bố ngày 17/01/2013. quyết định số 183 /QĐ-SXD ngày 29 tháng 11 năm 2012 của Sở xây dựng thành phố Cần Thơ. Quyết định số 141 /QĐ-SXD ngày 24 tháng 9 năm 2012 của Sở xây dựng thành phố Cần Thơ. quyết định số 78/QĐ- SXD ngày 08 tháng 6 năm 2012 của sở xây dựng thành phố Cần Thơ. Quyết định số 78 /QĐ – BXD công bố ngày 20 tháng 8 năm 2010,quyết định số 196/ QĐ – BXD công bố ngày 23 tháng 2 năm 2011. quyết định sô 950/QĐ – BXD công bố ngày 31 tháng 10 năm 2011. quyết định số 857/QĐ – BXD công bố ngày 20 tháng 9 năm 2011. quyết định số 1019/ QĐ – BXD công bố ngày 16 tháng 11 năm 2010 Chọn gốc năm 2006 = 100%. STT QUÝ Chỉ số giá phần xây dựng Chỉ số giá phần liên hoàn 1 Qúy I năm 2010 163.46 2 Qúy II năm 2010 170.86 104.53% 3 Qúy III năm 2010 168.58 98.67% 4 Qúy IV năm 2010 172.97 102.60% 5 Qúy I năm 2011 196.91 113.84% 6 Qúy II năm 2011 204.19 103.70% 7 Qúy III năm 2011 207.87 101.80% 8 Qúy IV năm 2011 245.89 118.29% 9 Qúy I năm 2012 236.72 96.27% 10 Qúy II năm 2012 239.03 100.98% 11 Qúy III năm 2012 242.3 101.37% 12 Qúy IV năm 2012 240.98 99.46% CHỈ SỐ GIÁ PHẦN XÂY DỰNG BÌNH QUÂN 103.59% Chỉ số giá phần xây dựng bình quân quý là : Ibq quý = 11104.53%*98.67%*102.6%*113.84%*103.7%*101.8%*118.29%*96.27%*100.98%*101.37%*99.46% = 103.59 % Theo quyết định số 725 / QĐ – BXD ngày 09/08/2012 của Bộ Xây dựng công bố tập suất vốn đâu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2011, có suất chi phí xây dựng tính cho 1 m2 sàn là 8,18 triệu đồng => SXD2011 = 8,18 (triệu đồng). Thay các số liệu trên vào phương trình (a): SIIXD2013 = 8,18 x (103.59 %)6= 10,1078 (triệu đồng). Suất chi phí xâ dựng khi trước thuế VAT là: SXD2013 (trước thuế) = 10.10781+0,1 = 9,189 (triệu đồng ). Tính toán suất chi phí xây dựng các hạng mục phụ khác. Tính toán chi phí xây dựng sân tennis. Theo quyết định số 725 / QĐ – BXD ngày 09/08/2012 của Bộ Xây dựng, thì đối với sân tennis không có khán đài, kích thước 40m x 20m, suất chi phí xây dựng là 3,9 triệu đồng/ 1m2. Suất chi phí xây dựng sân tennis (dự kiến) là : SXD2013 = 4,82 (triệu đồng) Suất xây dựng sân trước thuế VAT dự kiến là: SXD2013 (trước thuế) = 4.821+0,1 = 4,382 (triệu đồng) Tính toán chi phí xây dựng đường giao thông. Khu đất có 4 đường giao thông: 2 đường dài 69 m, 1 đường dài 170 m và 1 đường dài 220 m. Tổng chiều dài đường giao thông là : LGT = 2 x 69 + 170 x 1 + 220 x 1 = 528 (m) =0,528 (km) Theo quyết định số 725 / QĐ – BXD ngày 09/08/2012 của Bộ Xây dựng, thì đối với đường cấp III, nền đường rộng 7,5 m, mặt đường rộng 5,5 m, lề đường rộng 2 x 1 m (trong đó lề gia cố rộng 2 x 0,5 m đồng nhất với kết cấu áo đường ), mặt đường gồm 1 lớp BTN dày 7 cm trên lớp móng cấp phối đá dăm, suất chi phí xây dựng là : 10.2