Đồ án Giải pháp Mail Server cho doanh nghiệp

Có thể nói ngày nay trong khoa học máy tính không lĩnh vực nào có thể quan trọng hơn lĩnh vực nối mạng. Mạng máy tính là hai hay nhiều máy tính được kết nối với nhau theo một cách nào đó sao cho chúng có thể trao đổi thông tin qua lại với nhau, dung chung hoặc chia sẽ dữ liệu thông qua việc in ấn hay sao chép qua đĩa mềm, CDroom . Vì vậy hạ tầng mạng máy tính là phần không thể thiếu trong các tổ chức hay các công ty. Trong điều kiện kinh tế hiện nay hầu hết đa số các tổ chức hay công ty có phạm vi sử dụng bị giới hạn bởi diện tích và mặt bằng đều triển khai xây dựng mạng LAN để phục vụ cho việc quản lý dữ liệu nội bộ cơ quan mình được thuận lợi, đảm bảo tính an toàn dữ liệu cũng như tính bảo mật dữ liệu mặt khác mạng Lan còn giúp các nhân viên trong tổ chức hay công ty truy nhập dữ liệu một cách thuận tiện với tốc độ cao. Một điểm thuận lợi nữa là mạng LAN còn giúp cho người quản trị mạng phân quyền sử dụng tài nguyên cho từng đối tượng là người dùng một cách rõ ràng và thuận tiện giúp cho những người có trách nhiệm lãnh dậo công ty dễ dang quản lý nhân viên và điều hành công ty.

doc78 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3519 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Giải pháp Mail Server cho doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC VINH KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN eee & fff Đề Tài: GIẢI PHÁP MAIL SERVER CHO DOANH NGHIỆP GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN : Trương Trọng Cần : SINH VIÊN THỰC HIỆN : Bùi Xuân Tuân Trịnh Văn Tuân LỚP : 46K1-CNTT Tháng 11/2009 LỜI MỞ ĐẦU Có thể nói ngày nay trong khoa học máy tính không lĩnh vực nào có thể quan trọng hơn lĩnh vực nối mạng. Mạng máy tính là hai hay nhiều máy tính được kết nối với nhau theo một cách nào đó sao cho chúng có thể trao đổi thông tin qua lại với nhau, dung chung hoặc chia sẽ dữ liệu thông qua việc in ấn hay sao chép qua đĩa mềm, CDroom…. Vì vậy hạ tầng mạng máy tính là phần không thể thiếu trong các tổ chức hay các công ty. Trong điều kiện kinh tế hiện nay hầu hết đa số các tổ chức hay công ty có phạm vi sử dụng bị giới hạn bởi diện tích và mặt bằng đều triển khai xây dựng mạng LAN để phục vụ cho việc quản lý dữ liệu nội bộ cơ quan mình được thuận lợi, đảm bảo tính an toàn dữ liệu cũng như tính bảo mật dữ liệu mặt khác mạng Lan còn giúp các nhân viên trong tổ chức hay công ty truy nhập dữ liệu một cách thuận tiện với tốc độ cao. Một điểm thuận lợi nữa là mạng LAN còn giúp cho người quản trị mạng phân quyền sử dụng tài nguyên cho từng đối tượng là người dùng một cách rõ ràng và thuận tiện giúp cho những người có trách nhiệm lãnh dậo công ty dễ dang quản lý nhân viên và điều hành công ty. Mục lục Chương I TỔNG QUAN VỀ MẠNG MÁY TÍNH 1. LỊCH SỬ RA ĐỜI MẠNG MÁY TÍNH Vào giữa những năm 50, những hệ thống máy tính đầu tiên ra đời sử dụng bóng đèn điện tử nên kích thước rất cồng kềnh và tiêu tốn nhiều năng lượng. Việc nhập dữ liệu vào máy tính được thực hiện thông qua các bia đục lỗ và kết quả được đưa ra máy in,điều này làm mất rất nhiều thời gian và bất tiện cho người sử dụng. Đến giữa những năm 60, cùng với sự phát triển của các ứng dụng trên máy tính và nhu cầu trao đổi thông tin với nhau , một số nhà sản xuất máy tính đã nghiên cứu chế tạo thành công các thiết bị truy cập từ xa tới các máy tính của họ, và đây chính là những dạng sơ khai của hệ thống máy tính. Đến đầu những năm 70, hệ thống thiết bị đầu cuối 3270 của IBM ra đời cho phép khả năng tính toán của các trung tâm máy tính đến các vùng ở xa. Đến giữa những năm 70, IBM đã giới thiệu một loạt các thiết bị đầu cuối được thiết kế chế tạo cho lĩnh vực ngân hàng, thương mại. Thông qua dây cáp mạng các thiết bị đầu cuối có thể truy cập cùng một lúc đến một máy tính dùng chung. Đến năm 1977, công ty Datapoint Corporation đã tung ra thị trường hệ điều hành mạng của mình là”Attache Resource Computer Network” (Arcnet) cho phép liên kết các máy tính và các thiết bị đầu cuối lại bằng dây cáp,và đó chính là hệ điều hành mạng đầu tiên. 2. KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA MẠNG MÁY TÍNH Nói một cách cơ bản, mạng máy tính là hai hay nhiều máy tính được kết nối với nhau theo một cách nào đó sao cho chúng có thể trao đổi thông tin qua lại với nhau. Mạng máy tính ra đời xuất phát từ nhu cầu muốn chia sẻ và dùng chung dữ liệu .Không co hệ thống mạng thì dữ liệu trên các máy tính độc lập muốn chia sẻ với nhau phải thông qua việc in ấn sao chép qua đĩa mềm, CD ROM.. gây rất nhiều bất tiện cho người dùng. Các máy tính được kết nối thành mạng cho phép các khả năng: + Sử dụng chung các công cụ tiện ích +Chia sẻ kho dữ liệu dùng chung + Tăng độ tin cậy của hệ thống + Trao đổi thông điệp, hình ảnh + Dùng chung các thiết bị ngoại vi(máy in, máy vẽ, Fax, modem...) + Giảm thiểu chi phí và thời gian đi lại 3. KIẾN THỨC CƠ BẢN CỦA MẠNG LAN Mạng cục bộ (Lan) là hệ thống tốc độ cao được thiết kế để kết nối các máy tính và các thiết bị xử lý dữ liệu khác cùng hoạt động với nhau trong một khu vực địa lý nhỏ như một tầng của tòa nhà, hoặc trong một tòa nhà... Một số mạng Lan có thể kết nối lại với nhau trong một khu vực làm việc. Các mạng Lan trở nên thông dụng vì nó cho phép những người sử dụng dùng chung những tìa nguyên quan trọng như máy in màu, ổ đĩa CD ROM ,các phần mềm ứng dụng và những thông tin cần thiết khác. Trước khi phát triển công nghệ Lan các máy tính là độc lập với nhau, bị hạn chế bởi số lượng các chương trình tiện ích, sau khi kết nối mạng rõ ràng hiệu quả của chúng tăng lên gấp bội. Chương II THIẾT KẾ MẠNG VLAN Giới thiệu sơ lược về công ty: Công ty cổ phần tin học và công nghệ mới NEWIT có trụ sở đặt tại đường Phan Bội Châu,tpVINH là 1 công ty chuyên mua bán các loại thiết bị ,linh phụ kiện cho các cá nhân và doanh nghiệp kinh doanh. 1. PHÂN TÍCH YÊU CẦU ĐẶT RA 1.1 Mục đích lựa chọn đề tài: Trong thời đại công nghệ thông tin đang phát triển như vũ bão này thì nhu cầu con người con người càng đỏi hỏi cao hơn nữa, Từ khi có máy tính ra đời thì nó đã có thể thay thế dần con người những công việc tính toán thậm chí cả làm công việc gì đó nữa, và trong cuộc sống con người chúng ta cũng có những nhu cầu trao đổi thông tin, mua bán. Ngày trước kia thì chúng ta mua bán hàng hoá vật chất thông qua trao tay, nhưng ngày nay thì công việc đó còn thực hiện được trên cả máy tính tuỳ theo nhu cầu của người mua, có thể một người ở nơi xa nhưng vẫn có thể mua được những mặt hàng mà không cần phải đến tận nơi mua. Mục đích mà em chọn đề tài này là giúp cho các nhân viên trong công ty hoặc doanh nghiệp có thể trao đổi thông tin, chia sẻ thêm dữ liệu.. giúp cho công việc của các nhân viên thêm thuận tiện và năng suất lao động sẽ đạt hiệu quả rất cao và làm được điều này thì các doanh nghiệp sẽ rất có lợi cho việc cơ cấu tổ chức các phòng ban, và hơn nữa là sẽ giảm chi phí cho các doanh nghiệp một khoản chi phí rất lớn. Việc xây dựng đề tài thiết kế mạng LAN cho công ty cũng giúp cho em rất nhiều cho công việc sau này: Củng cố thêm kiến thức , kinh nghiệm thiết kế các mô hình cách quản lý, hơn thế nữa là thông qua đề tài này nó sẽ cung cấp cho em có thêm cái nhìn sâu hơn nữa về ngành công nghệ thông tin và có thể ứng dụng sâu rộng vào trong thực tế cuộc sống chúng ta. Ngoài ra thiết kế hạ tầng mạng máy tính còn có thể liên kết cho các nhân viên (sinh viên, người sử dụng máy tính), có thể truy cập, sử dụng thuận tiện, nhanh chóng rút ngắn thời gian và đem lại hiệu quả cao trong công việc.. 1.2. Yêu cầu đề tài: Do nhu cầu trao đổi thông tin, chia sẻ tài nguyên mạng nên càng thúc đẩy nhanh quá trình phát triển mạng máy tính, Ngày nay trong các phòng ban của công ty nào hầu như mạng máy tính cũng đã thâm nhập vào. Nhằm góp phần thêm vào quá trình phát triển của nghành công nghệ thông tin nói chung cũng như giải quyết được nhu cầu trao đổi thông tin, tài nguyên trong một công ty, doanh nghiệp nói riêng nên em đã lựa chọn đề tài này. Thiết kế mạng LAN cho văn phòng công ty là một đề tài mang tính chất thực tế Việc thiết kế mạng LAN trong công ty hoặc cho doanh nghiệp đem lại cho doanh nghiệp có được sự tiết kiệm về kinh phí cho các thiết bị như : Máy in , chia sẻ tài nguyên thông tin giữa các nhân viên giữa các phòng ban. Điều này đem lại sự thuận tiện cho các nhân viên, đẩy nhanh tốc độ làm việc và tăng hiệu quả làm việc của công ty. Ngoài ra trong quá trình thiết kế mạng LAN chúng ta cũng cần tuân thủ những yêu cầu về kỹ thuật, cấu trúc đặt ra như: Yêu cầu về kỹ thuật Yêu cầu về hiệu năng Yêu cầu về ứng dụng Yêu cầu về quản lý mạng Yêu cầu về an ninh-an toàn mạng. Yêu cầu về ràng buộc về tài chính,thời gian thực hiện Yêu cầu về chính trị của dự án ,xác định nguồn nhân lực xác định các tài nguyên đã có và có thể tái sử dụng. 1.3 Khảo sát vị trí lắp đặt các thiết bị trong văn phòng công ty Mô hình công ty tin học NEWIT bao gồm 3 tầng. Tầng một: Là nơi giao dịch với khách hàng và cũng là nơi trưng bày các trang thiết bị máy móc. Phòng này được lắp đặt : 5 máy tính được dùng cho nhân viên nơi giao dịch cùng khách hàng cũng như tìm kiếm trao đổi thêm thông tin trên Internet Tầng 2 : Là phòng bảo trì hệ thống, phòng gồm 2 phòng nhỏ : 1phòng lớn + 1 phòng là nơi nhận bảo trì các thiết bị cho khách hàng + 1 phòng là nơi kiểm tra bảo trì các lỗi thông dụng cho khách hàng trong quá trình sử dụng bị hư hỏng. Nếu trong quá trình kiểm tra lỗi không thể sử được thì chuyển đi đến phòng bảo trì cho khách hàng. + 1 Phòng lớn là nơi cài đặt máy và thiết bị cho khách hàng, cũng là nơi bảo trì hệ thống các lỗi cho khách hàng, giao nhận máy cho khách hàng…. Tầng 3 : Là tầng dành riêng cho phòng giám đốc, phó giám đốc, và phòng hội đồng quản trị công ty. 1.4 Điều kiện thi công và chủng loại vật liệu thi công: Do công ty có 3 tầng nên hệ thống cáp cũng được tổ chức cao. Cáp dùng cho hệ thống là loại cáp UTP CAT5e, do nhu cầu truyền dẫn tín hiệu tốt và tính thẩm mỹ cho công ty nên chúng ta dùng thêm các ống nẹp dây cho gọn gàng và chống nhiễu từ giữa các dây với nhau. 1.5 Lựa chọn giải pháp và mô hình thiết kế 1.5.1 Lựa chọn hệ điều hành mạng Nhằm quản lý tốt và tăng cường hệ thống bảo mật dữ liệu cho công ty thì em lựa chọn hệ điều hành : WindowServer hoặc Server 2003. Nếu dùng hệ điều hành này thì ngoài những tính năng của Window XP có nó còn có thêm tính năng bảo mật và phân chia quền cho các máy con khác tốt hơn. 1.5.2 Lựa chọn kiến trúc mạng: Công ty là một doanh nghiệp thuộc loại vừa và nhỏ nên chúng em chọn giải pháp là mạng LAN dây dẫn và mô hình là Start. Nghĩa là có một phòng đặt các thiết bị trung tâm từ đó dẫn dây đến các phòng còn lại và thuộc loại mô hình Client / Server thường được dùng trong các doạnh nghiệp công ty. 1.5.3 Lựa chọn giải pháp kỹ thuật (khả năng vận hành, tính tương thích, quản lý….) Việc thiết kế giải pháp sao cho để thoả mãn và đáp ứng được nhu cầu khách hàng không phải là một điều dễ dàng chút nào, để đáp ứng được đúng nhu cầu cho khách hàng về mặt kỹ thuật, cũng như tính thẩm mỹ, giá thành vừa kinh phí của công ty đưa ra thì, chúng ta phải khảo sát, thiết kế, lập được bảng dự trù thiết bị sao thật kỹ lưỡng Đặc tả hệ thống mạng, lựa chọn giải pháp cho một hệ thống mạng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sau: - Kinh phí dành cho hệ thống mạng chúng ta xây dựng, đây là vấn đề được đặt lên hàng đâu của những ai bắt tay vào xây dựng mạng. - Công nghệ phổ biến trên thị trường hiện nay, như chúng ta đã biết do nhu cầu đòi hỏi của người đùng ngày càng cao để áp thay thế dần con người, thì hệ thống máy móc và trang thiết bị cũng ngày càng tính tế và có nhiều chức năng hơn. Vì vậy trong cuộc sống hàng ngày cũng vậy nếu chúng ta không thường xuyên trao dồi kíên thức và tìm kiếm thông tin báo chí về các linh kiện thiết bị thì chúng ta sẽ không thể nào có những trang thiết bị tốt và hợp lý cho công ty được. Vậy nên phải thường xuyên truy cập thông tin báo chí để nhanh chóng bắt được những tài liệu về những trang thiết bị mới ra. 2. THIẾT KẾ SƠ ĐỒ MẠNG: 2.1 Thiết kế sơ đồ mạng ở tầng vật lý: Sự đi dây là một trong những vấn đề cần phải được xem xét khi thiết kế một mạng. Các vấn đề thiết kế ở mức này liên quan đến việc chọn lựa các loại cáp được sử dụng sơ đồ đi dây cáp phải thoả mãn các ràng buộc về băng thông và khoảng cách địa lý của mạng. Sơ đồ mạng hình sao sử dụng cáp xoắn đôi CAT 5e thường được dùng hiện nay. Đối với các mạng nhỏ thì chỉ cần một điểm tập trung nối kết cho tất cả các máy tính với điều kiện rằng khoảng cách từ máy tính đến điểm tập trung nối là không quá 100 mét. Thông thường trong một toà nhà người ta chọn ra một phòng đặc biệt để lắp đặt các thiết bị mạng như Hub, Switch, Router hay các bảng cắm dây (Patch Panels Người ta gọi phòng này là đi Nơi phân phối chính MDF (Main distribution factity). 2.2 Thiết kế sơ đồ mạng ở mức logic 2.3 Lựa chọn thiết bị Việc lựa chọn thiết bị cho việc lắp đặt hệ thống mạng cũng rất quan trong, việc khảo sát công ty và nhu cầu của công ty đặt ra thế nào thì việc lựa chọn thiết bị cũng ảnh hưởng đến rất nhiều. Nhu cầu công ty đặt ra như nào hệ thống gồm bao nhiêu phòng ban, máy móc yêu cầu thế nào. Từ những việc trên chúng ta mới căn cứ vào đó và đưa ra bảng dự trù và danh sách những loại thiết bị nào chúng ta nên dùng và những thiết bị nào chúng ta có thể nâng cấp thêm. Lựa chọn thiết bị chủ yếu dựa vào nhu cầu của khách hàng và kinh phí chi trả cho các thiết bị. 2.4 Lựa chọn phần mềm Ngày nay khi mà hệ thống mạng máy tính đã phát triển khá rộng rãi trong các công ty tổ chức. Thì vấn đề bảo mật thông tin, cơ sở dữ liệu được đặt lên hàng đầu, nhất là các tổ chức lớn khi kết nối Internet để cho nhân viên thuận tiện trong làm việc thì vấn đề bảo mật tài liệu công ty là quan trọng nhất. Chính điều đó nên khi thiết kế hay phân tích thì chúng ta cũng phải lựa chọn thêm một số phần mềm thông dụng để tăng độ bảo mật cơ sở dữ liệu như là Lựa chọn các hệ điều hành Winserver 2000, Window NT, hay 2003 Server giành cho hệ thống máy chủ, vì các hệ điều hành này có thêm chức năng bảo mật và phân quyền truy cập chia sẻ tài nguyên hơn WinXP và các hệ điều hành khác. Lựa chọn thêm các phần mềm ứng dụng, quản trị cơ sở dữ liệu (SQL, Oracle),, phần mềm văn phòng.. Ngoài ra chúng ta cũng có thêm các phần mềm phòng và diệt virus, phần mềm chống đột nhập và công ty kết nối Internet thì không thể nào thiếu được những phần mềm :Sendmail,PostOffice,Nestcape,... 2. 5 Thiết bị bảo vệ điện áp Trong quá trình hoạt động thì vấn đề điện áp cũng là điều đáng nói đến, trong một công ty với hệ thống máy tính và Server lớn thì vấn đề ổn định nguồn điện cho các thiết bị hoạt động đúng công suất là điều cần phải có, để dự phòng cho các trường hợp xấu có thể đế như là: Mất điện đột ngột, hoặc hệ thống máy tính có sự cố, hoặc điện áp để dùng cho hệ thống máy cao và ổn định. Trong trườngg hợp này chúng ta có thể nâng cấp thêm một ổn áp điện, một máy phát điện dự phòng. 2.6 Lập kế hoạch thực hiện: Sau khi đã lên bảng dự trù thiết bị và các danh sách các loại thiết bị chúng ta nên dùng rồi, thì điều cũng thật quan trọng trong giai đoạn này là lập kế hoạch thực hiện, triển khai lắp đặt chính thức. Cách sắp xếp bố trí công việc thế nào cho hợp lý, vừa tốt chi phí thấp nhất vừa đem lại hiệu quả cao. Và việc lập kế hoạch thực hiện tốt thì tránh cho chúng ta những khó khăn gặp phải trong quá trình thực hiện: Những nảy sinh ngoài dự tính và lập kế hoạch thì chúng ta có thể kiểm tra được công việc triển khai đến đâu và chất lượng thề nào. Chương III CÀI ĐẶT KIỂM THỬ VLAN 1. CÀI ĐẶT HỆ ĐIỀU HÀNH CHO SERVER Do việc quản lý các hệ thống máy con có những điều rất phức tạp: Việc phân quyền sử dụng tài nguyên, chia sẻ dữ liệu, và quản lý tập trung đỏi hỏi phải có những phần mềm quản lý và một trong những phần mềm làm được điều này là Hệ điều hành(phần mềm hệ thống). Hệ điều hành thông dùng cho Server là các hệ điều hành: Server 2003 , Window 2000 và hơn nữa là loại Server 2008. 2. CÀI ĐẶT CÁC DỊCH VỤ MẠNG VÀ CÁC GIAO THỨC 2.1. CÀI ĐẶT DỊCH VỤ DHCP 2.1.1 Khái niệm DHCP được viết tắt bởi cụm từ Dynamic Host Configuration Protocol (Giao thức cấu hình địa chỉ IP động) là phần mở rộng của BootProtocol DHCP có nhiềm vụ là cấp phát địa chỉ IP động cho các Client. DHCP làm theo mô hình Client/ Serve, quá trình tương tác giữa Client và Server diễn ra như sau: + Khi máy Client khởi động nó sẽ tự động gửi một gói tin yêu cầu đến máy Server trong gói tin đó có kèm theo địa chi MAC của máy Client. + Máy Server trên mạng nhận được yêu cầu đó liền cấp một địa chỉ IP động cho máy Client trong khoảng thời gian nhất định đồng thời cũng kèm theo một SubnetMask và địa chỉ IP của Server. + Sau đó Client sẽ gửi thông điệp chấp nhận IP lại cho Server và máy Server sẽ lọc ra những IP nào chưa cấp và cấp cho các Client tiếp theo. 2.1.2 – DỊCH VỤ DHCP (Dynamic Host Configuration Protocol) 1. Giới thiệu về dịch vụ DHCP Quy mô mạng, việc quản lý và gán địa chỉ IP cho máy khách sẽ tiêu tốn nhiều công sức và thời gian. DHCP tự động gán địa chỉ IP và sẽ đảm bảo việc quản lý các địa chỉ IP này. DHCP sử dụng một tiến trình tạo địa chỉ cho mướn để gán địa chỉ IP cho các máy tính khách chỉ trong một khoảng thời gian xác định. Do DHCP là một tiến trình cung cấp IP động nên các máy khách sẽ cập nhật hoặc làm mới các địa xin cấp của chúng tại các khoảng thời gian đều đặn. TCP/IP có thể được cấu hình tự động hoặc thủ công. Việc cấu hình tự động TCP/IP được thực hiện bằng cách sử dụng DHCP. 2. Quá trình cấp phát động của dịch vụ DHCP Khi máy khách DHCP thực hiện, nó sẽ gửi yêu cầu xin cấp địa chỉ IP đến máy chủ DHCP. Máy chủ nhận yêu cầu này sẽ chọn một địa chỉ IP từ khoảng địa chỉ được định nghĩa trước trong cơ sở dữ liệu địa chỉ IP để cấp phát. Nếu máy khách chấp nhận địa chỉ mà máy chủ cung cấp thì máy chủ sẽ cung cấp cho máy khách địa chỉ IP đó chỉ trong một khoảng thời gian giới hạn (tối đa là 8 ngày). Thông tin này có thể bao gồm một địa chỉ, một mặt nạ mạng con (subnet mask), địa chỉ I, được cổng nối (gateway) mặc định và một địa IP của máy chủ WINS. Tiến trình cấp địa chỉ IP của DHCP được thực hiện theo tiến trình 4 bước: yêu cầu xin cấp IP, chấp nhận cấp IP, chọn lựa cung cấp IP, và xác nhận việc cấp IP. 2.1 Yêu cầu cấp IP (IP Lease Request): Mỗi khi một máy khách khởi động hoặc kích hoạt TCP/IP hoặc khi DNS thay mới địa chỉ IP đã được cấp của họ thì tiến trình xin cấp TCP/IP sẽ được khởi động. Máy khách truyền đi khắp mạng (broadcast) một thông điệp DHCPDISCOVER với mục đích để thu được địa chỉ IP. Máy khách sử dụng địa chỉ IP 0.0.0.0 như là địa chỉ nguồn vì không có địa chỉ IP nào được gắn lên thông điệp. Tương tự, máy khách cũng sử dụng địa chỉ IP 255.255.255.255 làm địa chỉ đích vì chính nó cũng không biết địa chỉ của máy chủ DHCP. Điều này để đảm bảo rằng thong điệp được phát đi rộng khắp trên toàn mạng. Thông điệp này chứa địa chỉ MAC (Media Access control - điều khiển truy xuất đường truyền), địa chỉ MAC chứa địa chỉ phần cứng của card mạng của máy khách. 2.2 Chấp nhận cấp IP (IP Lease Offer): Máy chủ DHCP trả về máy khách một thông điệp DHCPOFFER trong cùng một phân đoạn mạng. Thông điệp này chứa địa chỉ phần cứng của máy khách, địa chỉ IP cung cấp, mặt nạ mạng con, thời gian hiệu lực của IP cho cấp phát, và định danh của máy chủ. Máy chủ DHCP dành ra địa chỉ IP này và không cấp cho các yêu cầu khác với cùng địa chỉ này. Máy khách sẽ chờ cấp IP trong 1 giây, nếu không có thông tin gì trả lời trong thời gian đó thì nó lại phát đi yêu cầu trong các khoảng thời gian 2, 4, 8 và 16 giây. Nếu máy khách vẫn không nhận được thông tin chấp nhận cung cấp, nó sẽ sử dụng các địa chỉ IP được lưu giữ trong một khoảng đã được đăng ký, từ 162.254.0.1 đến 162.254.255.254. Sau đó máy khách DHCP tiếp tục tìm kiếm máy chủ DHCP trong mỗi 5 phút. Khi tìm được máy chủ DHCP sẵn sàng thì máy khách sẽ nhận được các địa chỉ IP hợp lệ. 2.3 Chọn lựa cung cấp IP (IP Lease Selection): Máy DHCP khách sẽ báo nhận lời thông điệp cấp IP bằng cách phát đi một một thông điệp DHCPREQUEST. Thông điệp này chứa thông tin xác định máy chủ đã cấp IP động. Khi tất cả các máy chủ biết các thông tin máy chủ cấp thì các máy chủ còn lại sẽ lấy lại các thông báo cấp địa chỉ IP và sẽ sử dụng chúng cho các yêu cầu xin cấp phép IP khác. 2.4 Xác nhận cấp IP (IP Lease Acknowledgement): Máy chủ DHCP đã nhận thông điệp DHCPREQUEST từ các máy khách sẽ trả lời một thông điệp DHCPACK. Thông điệp này chứa thông tin cấu hình và sự cấp phát hiệu lực cho địa chỉ IP đó. TCP/IP sẽ khởi động cấu hìn đã được cung cấp từ máy chủ DHCP đó. Sau đó, máy khách sẽ buộc giao thức TCP/IP với các dịch vụ mạng và với card mạng do đó nó cho phép máy khách có thể liên lạc trên toàn mạng. 2.1.2.1 Cài đặt dich vụ DHCP cho máy phục vụ 1.1 Cài đặt Các máy khách sẽ nhận địa chỉ IP một cách tự động từ dịch vụ cấp phát địa chỉ IP động DHCP. Dịch vụ này được cài đặt trên máy chủ như sau: + Bước 1: startà settingàcontrol pannel. Double click vào add/remove program àchọn tab add/remove windows components và đợi trong giây lát một bảng danh sách xuất hiện. + Bước 2: Hộp thoại NETWORK SERVER xuất hiện. Đưa hộp sáng đến mục Network Server và nhấn nút Detail để làm xuất hiện cửa sổ Network Server. + Bước 3: Trong cửa sổ Network Server đánh dấu chọn mục Dynamic Host Configuration Protocol (DHCP) và nhấn OK. + Bước 4: Trở lại hộp thoại Network Server chọn Next để tiếp tục. + Bước 5: Windows sẽ cấu hình và cài đặt các thành phần của dịc