Đồ án Hoạch định chương trình marketing năm 2011 cho một sản phẩm của công ty cổ phần nước giải khát Sài Gòn - Tribeco

Với mỗi doanh nghiệp hiện nay, quản trị marketing là một hoạt động vô cùng quan trọng để có thể hoàn thành những mục tiêu chiến lược: mở rộng thị trường, tăng khối lượng bán, tăng lợi nhuận Trong nền kinh tế thị trường sôi động và cạnh tranh gay gắt hiện nay thì các doanh nghiệp luôn đối mặt với nhiều cơ hội và nguy cơ, thách thức, những biến động khôn lường của thị trường và những mối qua hệ vô cùng phức tạp. Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp ngày càng phải tập trung vào hoạt động quản trị marketing hơn nữa, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, vì sự tồn tại và phát triển bền bững trong tương lai. Nhiệm vụ của đồ án môn học là: Hoạch định chương trình Marketing năm 2011 cho một sản phẩm của công ty CỔ PHẦN NƯỚC GIẢI KHÁT SÀI GÒN - TRIBECO. Những nội dung chủ yếu sẽ được giải quyết là 1.Phân tích thực trạnh sản xuất kinh doanh của công ty trong những nămqua. 2. Xác định nhu cầu và quy mô thị trường từ năm 2011 đến năm 2015 cho các sản phẩm. 3.Hoạch định chiến lược marketing đối với một sản phẩm 4.Hoạch định chương trình marketing năm 2011 cho một sản phẩm. Qua quá trình nghiên cứu, làm đồ án môn học, em đã hiểu sâu hơn lý thuyết và nắm vững hơn các kiến thức về quản trị marketing cũng như việc vận dụng các lý thuyết, đưa ra các chiến lược hiệu quả trong các tình huống. Rất mong được thầy góp ý và giúp đỡ!

doc51 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2572 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Hoạch định chương trình marketing năm 2011 cho một sản phẩm của công ty cổ phần nước giải khát Sài Gòn - Tribeco, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LêI Më §ÇU Với mỗi doanh nghiệp hiện nay, quản trị marketing là một hoạt động vô cùng quan trọng để có thể hoàn thành những mục tiêu chiến lược: mở rộng thị trường, tăng khối lượng bán, tăng lợi nhuận… Trong nền kinh tế thị trường sôi động và cạnh tranh gay gắt hiện nay thì các doanh nghiệp luôn đối mặt với nhiều cơ hội và nguy cơ, thách thức, những biến động khôn lường của thị trường và những mối qua hệ vô cùng phức tạp. Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp ngày càng phải tập trung vào hoạt động quản trị marketing hơn nữa, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, vì sự tồn tại và phát triển bền bững trong tương lai. Nhiệm vụ của đồ án môn học là: oHoạch định chương trình Marketing năm 2011 cho một sản phẩm của công ty CỔ PHẦN NƯỚC GIẢI KHÁT SÀI GÒN - TRIBECO. Những nội dung chủ yếu sẽ được giải quyết là 1.Phân tích thực trạnh sản xuất kinh doanh của công ty trong những nămqua. 2. Xác định nhu cầu và quy mô thị trường từ năm 2011 đến năm 2015 cho các sản phẩm. 3.Hoạch định chiến lược marketing đối với một sản phẩm 4.Hoạch định chương trình marketing năm 2011 cho một sản phẩm. Qua quá trình nghiên cứu, làm đồ án môn học, em đã hiểu sâu hơn lý thuyết và nắm vững hơn các kiến thức về quản trị marketing cũng như việc vận dụng các lý thuyết, đưa ra các chiến lược hiệu quả trong các tình huống. Rất mong được thầy góp ý và giúp đỡ! CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC GIẢI KHÁT SÀI GÒN - TRIBECO. 1.1: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC GIẢI KHÁT SÀI GÒN - TRIBECO 1.1.1. LỊCH SỬ RA ĐỜI CỦA CÔNG TY Công ty cổ phần nước giải khát Sài Gòn - Tribeco được thành lập tháng 11/1992 theo Giấy phép thành lập số 571/GP-UB do UBND Tp. Hồ Chí Minh cấp ngày 06/10/1992 . Một số thông tin về công ty: Tên công ty: Công ty cổ phần nước giải khát Sài Gòn - Tribeco Tên tiếng Anh: TRIBECO Saigon Beverages Joint- Stock Company Tên viết tắt: Tribeco Logo: Trụ sở: 12 Kỳ đồng, phường 9, quận 3, Tp. Hồ Chí Minh Điện thoại: (84-8) 38249654 Fax: (84-8) 38249659 Địa chỉ Email: tribeco@tribeco.com.vn – tribeco@thuonghieuviet.com Website: tribeco.com.vn Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 054399 Lĩnh vực sản xuất kinh doanh: - Chế biến thực phẩm, sản xuất sữa đậu nành, nước ép trái cây, trà xanh và nước giải khát các loại. - Mua bán hàng tư liệu sản xuất (vỏ chai, hương liệu…) - Sản xuất, kinh doanh, chế biến lương thực - Đại lý mua bán hàng hoá - Sản xuất rược nhẹ có ga - Cho thuê nhà và kho bãi - Kinh doanh nhà ở, môi giới bất động sản 1.1.2. CÁC SẢN PHẨM MÀ CÔNG TY HIỆN ĐANG SẢN XUẤT KINH DOANH Hiện công ty đang sản xuất các loại sản phẩm sau: 1. Nước ép trái cây TriO 2. Sữa đậu nành Somilk 3. Các loại nước giải khát khác: trà bí đao, trà xanh hương hoa Watea, nước tăng lực X2, nước ngọt có ga, nước tinh khiết Watamin… 1.2. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ CỦA MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI 1.2.1. MỤC ĐÍCH PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI Môi trường bên ngoài là tập hợp các yếu tố khách quan bên ngoài doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động kinh doanh cảu doanh nghiệp. Mục đích của phân tích môi trường bên ngoài là tìm ra các cơ hội, mối đe doạ đối với công ty và từ đó có các chiến lược kinh doanh phù hợp. 1.2.2. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ CỦA MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI 1.2.2.1. Môi trường kinh tế: Trong những năm gần đây nền kinh tế Việt Nam có tốc độ phát triển nhanh trung bình 7%/năm. Điều này tạo ra nhu cầu tiêu dùng lớn và là cơ hội để công ty TRIBECO mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Thu nhập bình quân đầu người tăng, năm 2010 Việt Nam đạt ngưỡng 1000 USD/ người/năm và trở thành một nước đang phát triển có thu nhập trung bình. Điều này làm tăng nhu cầu về số lượng, chất lượng, chủng loại sản phẩm và tác động đến chiến lược kinh doanh của công ty TRIBECO lựa chọn loại hàng, chất lượng hàng…phù hợp với nhu cầu của thị trường nước giải khát Việt Nam. 1.2.2.2. Môi trường văn hoá: Văn hoá tiêu dùng Việt Nam vốn ưu thích các sản phẩm mang tính truyền thông, bổ dưỡng, tốt cho sức khoẻ. Đây là cơ hội để công ty tung ra các dòng sản phẩm Nước ép trái cây TriO bổ dưỡng, sữa đậu nành… 1.2.2.3. Môi trường công nghệ: Khoa học công nghệ hiện nay đang có bước phát triển nhanh chóng, đặc biệt là công nghệ sản xuất nước giải khát. Công ty sử dụng dây chuyền sản xuất nước giải khát hiện đại được nhập khẩu hoàn toàn từ Đài Loan. Đây là cơ hội và lợi thế để đảm bảo chất lượng của các sản phẩm của công ty. 1.2.2.4. Môi trường cạnh tranh: Hiện tại 2 sản phẩm chính của công ty là nước ép trái cây TriO và sữa đậu nành Somilk đang bị cạnh tranh gay gắt bởi các sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh lớn là: Coca Cola, Pepsi, Tân Hiệp Phát, Bidrico… Đây là trở ngại cho công ty đòi hỏi TRIBECO cần phải không ngừng phấn đấu và có những chính sách cạnh tranh hiệu quả nhằm nâng cao ngăng lực cạnh tranh cho các sản phẩm. 1.2.2.5. Môi trường chính trị pháp luật Ngày nay chính phủ đã có những văn bản pháp luật, quy định về các vấn đề an toàn thực phẩm. Tribeco đã thực hiện rất tốt về chế độ an toàn thực phẩm trong tất cả các sản phẩm của mình, đảm bảo các sản phẩm luôn có chất lượng tốt nhất. Môi trường chính trị - luật pháp này đã tạo ra rào cản thương mại cho các công ty nước giải khát khác không đạt tiêu chuẩn xâm nhập vào thị trường nước giải khát Việt Nam. 1.2.2.6. Nhà cung cấp: Các sản phẩm của công ty đều phụ thuộc chặt chẽ vào nguồn nguyên liệu, chất lượng nguồn nguyên liệu quyết định đến chất lượng sản phẩm, đặc biệt có sản phẩm sử dụng cả nguồn nguyên liệu ngoại nhập. Nhà cung cấp là thời cơ cho công ty khi: đây là những nhà cung cấp trung thành, cung cấp đầu vào cho công ty ổn định, với giá thành hạ…. Giúp cho việc thực hiện các kế hoạch của công ty được diễn ra nhanh chóng và thông suốt, chi phí một sản phẩm thấp, tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm. Nhà cung cấp sẽ trở thành mối đe dọa khi: nhà cung cấp hợp tác với các đối thủ cạnh tranh của mình, cung cấp đầu vào cho công ty không ổn định, đòi giá cả cao…. Điều này làm cho tiến độ sản xuất, kinh doanh không đúng theo tiến độ, chi phí cho sản phẩm tăng cao, làm giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm. 1.2.2.7. Trung gian: Hiện tại công ty có 35 nhà phân phối trên nhiều tỉnh, thành, chủ yếu tập trung nhiều ở phía nam. Công ty luôn nỗ lực duy trì mối quan hệ tốt với trung gian. Đây là lợi thế quan trọng đối với công ty trong mục tiêu duy trì và phát triển vị thế của công ty cũng như đảm bảo doanh số, thị phần, lợi nhuận. 1.3: PHÂN TÍCH CÁC NGUỒN LỰC CỦA CÔNG TY 1.3.1.MỤC ĐÍCH XEM XÉT NGUỒN LỰC, CÁC NGUỒN LỰC CẦN ĐƯỢC XEM XÉT 1.3.1.1. Mục đích: Nguồn lực doanh nghiệp nói chung là sự tổng hòa giữa nguồn lực hữu hình có thể chi phối trong kinh doanh như: nhân, tài, vật lực và nguồn lực vô hình như thời gian, thông tin kiến thức, việc doanh nghiệp có giành được chiến thắng trong cuộc cạnh tranh trên thị trường hay không không chỉ phụ thuộc vào quy mô số lượng của nguồn lực doanh nghiệp mà còn phụ thuộc vào trình độ khoa học trong phân bố nguồn lực. Việc xem xét nguồn lực có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp vì nó giúp doanh nghiệp tìm ra: - Công ty có những điểm mạnh gì? - Công ty có những điểm yếu gì? và tìm cách phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu theo hướng có lợi nhất cho công ty. 1.3.1.2. Các nguồn lực cần được xem xét: Các nhân tố bên trong của Công ty có thể đứng vững trên thị trường là: + Vốn. + con người. (độ tuổi, giới tính, trình độ lao động) + Tài sản. ( TSCĐ+ TSLĐ) + Cấu trúc tổ chức bộ máy. + Thương hiệu 1.3.1.2.1. Tổng số vốn kinh doanh: Qua các năm gần đây tổng số vốn của Công ty ngày càng tăng thể hiện qua bảng sau: Bảng tổng số vốn của TRIBECO trong một vài năm gần đây Đơn vị: 106 VNĐ Năm 2006 2007 2008 2009 2010 Giá trị 151.668,23 178.991,87 191.056,15 206.298,12 228.263,88 Từ bảng trên ta nhận thấy vốn của công ty ngày càng tăng nhanh sẽ là điều kiện để: - Đảm bảo cho các kế hoạch của Công ty được triển khai một cách thông suốt. - Tạo được niềm tin với đối tác và khách hàng. - Giúp Công ty mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh của Công ty. 1.3.1.2.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty: Công ty TRIBECO có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại với dây chuyền sản xuất được nhập khẩu từ Đài Loan và hệ thống nhà xưởng đồng bộ thuận lợi cho việc phát triển sản xuất kinh doanh. 1.3.1.2.3. Nguồn nhân lực: Công ty có lực lượng lao động dồi dào với số lượng trên 1000 công nhân viên, đội ngũ công nhân trẻ, có tác phong công nghiệp, đội ngũ kỹ sư trình độ chuyên môn cao. Đây là điểm mạnh của công ty. 1.3.1.2.4. Cấu trúc tổ chức của công ty: Tháng 6 năm 2010, công ty mở đại hội cổ đông thường niên. Tại đại hội, HĐQT của công ty đã trình bày chủ trương cơ cấu lại bộ máy tổ chức theo hướng tinh gọn, chuyên sâu hơn để tiết giảm chi phí. Đây là một bước đột phá trong cơ cấu tổ chức của TRIBECO, giúp việc sản xuất kinh doanh được vận hành một cách thuận lợi và giảm chi phí nhất. Theo đó, Tribeco Sài Gòn sẽ tập trung chủ yếu vào lĩnh vực bán hàng; chuyển hoạt động mua hàng, R&D, logistic và các bộ phận liên quan đến sản xuất khác cho Tribeco Bình Dương quản lý.  Tribeco Sài Gòn sẽ chuyển nhượng một phần tài sản; đồng thời chuyển nhượng lại tất cả các khoản đầu tư tài chính dài hạn, trong đó có khoản đầu tư vào Tribeco Bình Dương và Tribeco miền Bắc. Công ty hoạt động theo cấu trúc: trực tuyến chức năng có những điểm mạnh như: - Giảm bớt gánh nặng và trách nhiệm cho các quản trị viên cấp cao, những nhà quản trị viên cấp cao sẽ có thời gian để tư duy, suy luận, đề ra phương hướng, mục tiêu cho doanh nghiệp một cách hợp lý nhất. - Giúp cho các quản trị viên cấp dưới, các chuyên gia và đội ngũ lao động của Công ty phát huy được tính năng động, sáng tạo, trình độ, năng lực của họ… - Quyết định của quản trị cấp cao đưa ra trên cơ sở có sự góp ý của chuyên viên cấp dưới có liên quan sẽ giảm bớt được những quyết định chủ quan duy ý trí của quản trị. Tuy nhiên vẫn còn bộc lộ điểm yếu sau: Không tránh khỏi việc đưa ra và triển khai quyết định chậm, và trong một số trường hợp có thể làm tiết lộ thông tin về phương hướng của Công ty ra bên ngoài  1.3.1.2.5.Thương hiệu của công ty: Được thành lập từ năm 1992, đến nay công ty đã xây dựng được hình ảnh trong tâm trí người tiêu dùng về một thương hiệu nước giải khát TRIBECO. Có thể nói TRIBECO là một trong những thương hiệu nước giải khát nội địa hàng đầu tại Việt Nam. Đây là điểm mạnh của công ty. 1.3.2. PHÂN TÍCH NGUỒN VỐN VÀ TÀI SẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC GIẢI KHÁT SÀI GÒN – TRIBECO 1. Tiền mặt và tổng số vốn kinh doanh: Tình hình tiền mặt và tổng số vốn kinh doanh của công ty đến ngày 1 tháng 1 năm 2011 được thể hiện ở bảng 01 Bảng 01 Đơn vị: Triệu đồng Tài sản A. Tài sản ngắn hạn 1. TSLĐ & Đầu tư ngắn hạn 8.125,12 2. Tiền mặt 19.312,68 3. Tiền gửi ngân hàng 9.688,52 4. Phải thu của khách hàng 8.967,35 5. Trả trước cho người bán 7.578,16 B. Tài sản dài hạn 1. Tài sản cố định hữu hình 75.520,55 2. Tài sản cố định vô hình còn lại 1.143,15 3. Đầu tư chứng khoán dài hạn 20.521,88 4. Đầu tư vào công ty con 40.161,19 5. Đầu tư vào công ty liên kết 35.123,80 6. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 2.121,48 Tổng tài sản (A + B) 228.263,88 Qua bảng 01 ta thấy tài sản cố định hữu hình của công ty chiếm tỷ trọng lớn nhất trên 75 tỷ đồng (chiếm 33%), các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên kết cũng khá lớn. Chiếm tỷ trọng thấp nhất là tài sản cố định vô hình còn lại. Tổng số vốn kinh doanh của công ty được hình thành từ các nguồn theo bảng số 02 Đơn vị: Triệu đồng Nguồn vốn A. Nợ phải trả 1. Vay ngắn hạn 21.521,18 2. Phải trả người bán 24.015,17 3. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 13.131,12 4. Phải trả công nhân viên 4.831,18 5.Phải trả nội bộ - 6. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 11.907,89 B. Vốn chủ sở hữu 7. Nguồn vốn kinh doanh 100.172,19 8. Quỹ dự phòng tài chính 5.122,64 9. Lợi nhuận chưa phân phối 47.441,62 10. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản - 11. Quỹ khen thưởng và phúc lợi 120,89 12. Tổng nguồn vốn 228.263,88 Qua bảng 02 ta thấy công ty có tiềm lực tài chính mạnh với nguồn vốn kinh doanh trên 100 tỷ đồng (chiếm 43,9%). Tuy nhiên các khoản vay ngắn hạn của công ty cũng khá lớn vì vậy công ty cần phải có những chính sách vốn thật hiệu quả, sử dụng, phân phối vốn hợp lý tạo điều kiện cho việc sản xuất kinh doanh thành công. 2. Tài sản của công ty Tình hình tài sản của công ty được thể hiện ở bảng số 03 Đơn vị: Triệu đồng Tài sản TSLĐ & Đầu tư ngắn hạn 8.125,12 Tài sản cố định hữu hình 75.520,55 Tài sản cố định vô hình 1.143,15 Tổng tài sản 84.788,82 Trong cơ cấu các loại tài sản của công ty thì tài sản cố định hữu hình chiếm tỷ trọng lớn nhất (gấp 9 lần TSLĐ & đầu tư ngắn hạn), chiếm tỷ trọng nhỏ nhất là tài sản cố định vô hình còn lại. 1.3.3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC GIẢI KHÁT SÀI GÒN – TRIBECO Tổng số lao động tại thời điểm là 1120 người. Cơ cấu lao động của công ty theo bảng số 04 Phân loại Số người Tỷ lệ (%) Cơ cấu lao động theo độ tuổi 18-30 31-45 >45 575 392 153 51,34 35,00 13,66 Trình độ chuyên môn Thạc sĩ Cử nhân, kỹ sư Cao đẳng, trung cấp nghề Lao động phổ thông 15 138 288 679 1,34 12,32 25,71 60,63 Phân tích Kết cấu lao động của công ty theo 2 tiêu thức: Theo độ tuổi, theo trình độ chuyên môn. - Theo độ tuổi: Lao động từ 18 - 30 chiếm trên ½ tổng số lao động của công ty. Điều này cho thấy đội ngũ công nhân viên của công ty trẻ, năng động. Đây là lợi thế đối với công ty trong quá trình sản xuất kinh doanh vì lao động trẻ khoẻ, có thể làm việc lâu dài cho công ty. Lao động trên 45 tuổi chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ (hơn 10%). Sức trẻ và sự năng động của đội ngũ lao động của công ty tạo sức bật, sức mạnh và sự bền vững, phát triển lâu dài cho công ty. - Theo trình độ chuyên môn: Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu lao động cảu công ty là lao động phổ thông với 679 người (chiếm 60,63%), lao động có trình độ đại học, cao đẳng chiếm tỷ lệ thấp hơn nhưng do đặc thù công việc sản xuất kinh doanh thì công ty không nhất thiết phải tuyển những người có trình độ mà chỉ cần tuyển họ vào những vị trí chủ chốt trong công ty. 1.3.4. PHÂN TÍCH CƠ CẦU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY 1.3.4.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty: Đại hội đồng cổ đông Ban Kiểm soát Hội đồng Quản trị Tổng giám đốc Phó Tổng giám đốc BP. Bán hàng phía Nam BP. Bán hàng phía Bắc TT. R&D Kế hoạch Cung ứng Tài chính kế toán Sản xuất P. Bán hàng Hành chính nhân sự Phòng Marketing BP. Tài chính BP. Kế toán Nhận xét: Công ty TRIBECO tổ chức cơ cấu theo mô hình : cơ cấu tổ chức trực tuyến - chức năng. 1.3.4.2. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận: 1.3.4.2. 1. Đại hội đồng cổ đông. Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty và tất cả các cổ đông có quyền bỏ phiếu được tham dự. Đại hội đồng thường niên được tổ chức mỗi năm một lần trong thời gian 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính. 1.3.4.2.2. Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của Công ty (trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông). Ban kiểm soát. Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh và báo cáo tài chính của Công ty. Hiện tại Ban Kiểm soát Công ty gồm 03 thành viên, mỗi thành viên có nhiệm kỳ 03 năm. Ban Kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban Tổng giám đốc. Ban kiểm soát Công ty do Đại hội đồng cổ đông bầu ra có quyền hạn và trách nhiệm theo quy định tại Điều 88.2 của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ này. 1.3.4.2.4. Tổng giám đốc Ban Tổng giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, Tổng Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của Công ty có nhiệm vụ tổ chức điều hành và quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của Công ty theo những chiến lược và kế hoạch đã được Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông thông qua và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện quyền và các nghĩa vụ được giao. 1.3.4.2.5. Phó tổng giám đốc Phó tổng giám đốc chịu trách nhiệm về tất cả những gì thuộc lĩnh vực mà mình quản lý trước Tổng giám đốc, và là người giúp việc cho Tổng giám đốc. 1.3.4.3. ƯU ĐIỂM CỦA CƠ CẤU TỔ CHỨC - Giảm bớt gánh nặng, trách nhiệm cho những nhà quản trị cấp cao tạo điều kiện cho họ hoàn thành tốt công việc của mình. - Tận dụng trình độ, năng lực, sự năng động, sáng tạo của đội ngũ CNV trong Công ty. - Quyết định của nhà quản trị được đưa ra trên cơ sở có sự tham gia góp ý của các bộ phận, thành viên có liên quan nên sẽ tránh được những quyết định bảo thủ, chủ quản… 1.3.4.4. NHƯỢC ĐIỂM CỦA CƠ CẤU TỔ CHỨC: Trước khi đưa ra quyết định các quản trị viên thường phải mất thời gian để lắng nghe ý kiến của các phòng ban, thành viên liên quan nên có thể quyết định đó sẽ đưa ra chậm hoặc trong một vài trường hợp những dự định của Công ty sẽ bị tiết lộ ra bên ngoài Kết luận: TRIBECO là một công ty nước giải khát hoạt động theo mô hình cơ cấu khá đơn giản sẽ tránh được những chi phí cho những phòng ban không cần thiết và những thủ tục rườm rà…. Các chính sách thực hiện từ trên xuống một cách thông thoáng tạo điều kiện cho công ty hoạt động một cách linh hoạt và phát triển bền vững. 1.4. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRIBECO MỘT SỐ NĂM GẦN ĐÂY. 1.4.1. CHỈ TIÊU ĐƯỢC DÙNG ĐỂ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH: Trong phạm vi thiết kế môn học ta dùng các chỉ tiêu sau để phân tích: doanh thu, lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế, thuế thu nhập doanh nghiệp, thu nhập của người lao động. 1.4.2. Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty CP nước giải khát Sài Gòn Tribeco một số năm gần đây Để thấy được kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty CP nước giải khát Sài Gòn – Tribeco trong những năm gần đây ta lập bảng số liệu số 05 Bảng kết quả sản xuất kinh doanh của công ty Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2009 2010 Tổng doanh thu 512.123,2138 568.122,1907 Các khoản giảm trừ 11.188,1293 12.288,889326 Doanh thu thuần 500.935,0845 555.833,3015 Giá vốn hàng bán 401.123,1898 433.788,9809 Lãi gộp 99.811,8947 122.044,3206 Tổng chi phí hoạt động kinh doanh 61.155,91212 70.112,1725 Lợi nhuận trước thuế 38.655,9825 51.932.1481 Thuế TNDN 9.663,995625 12.983,03703 Lợi nhuận sau thuế 28.991,98686 38.949,11108 TN bình quân của người lao động 3.020 3.385 Qua bảng số liệu số 05 ta thấy tổng doanh thu của công ty năm 2010 tăng gần 56 tỷ đồng ( tương ứng 10 %). Giá vốn hàng bán năm 2010 tăng trên 50 tỷ đồng, cho phí hoạt động kinh doanh tăng gần 3 tỷ đồng.Lợi nhuận sau thuế tăng gần 1 tỷ đồng ( tương ứng 12 %). Từ bảng số liệu ta thấy quy mô sản xuất kinh doanh của công ty được mở rộng với việc tổng doanh thu tăng mạnh nhưng lợi nhuận trước thuế chỉ tăng không đáng kể (gần 1 tỷ đồng) vì vậy công ty cần phải có những chính sách kinh doanh hiệu quả nhằm đem lại lợi nhuận cao hơn. Đặc biệt trên bảng số liệu ta còn thấy thu nhập bình quân của người lao động đã được cải thiện đáng kể (tăng thêm 365.000đ/ người). 1.5. KẾT LUẬN 1.5.1. Cơ may và rủi ro khi phân tích môi trường bên ngoài 1.5.1.1. Cơ may: - Quy mô thị trường lớn vì Việt Nam là một nước đông dân với trên 86 triệu người tạo nên một thị trường nước giải khát đầy hấp dẫn. - Nhu cầu về sản phẩm nước giải khát của người dân ngày càng tăng. Kinh tế Việt Nam những năm gần đây tăng trưởng trung bình 7%/năm, điều này sẽ kích thích nhu cầu tiêu dùng của người dân, đó sẽ là cơ hội cho TRIBECO tăng trưởng kinh doanh. - Môi trường kinh doanh thuận lợi. 1.5.1.2. Rủi ro: - Sức ép cạnh tranh lớn trên thị trường nước giải khát, đặc biệt là sự xuất hiện của hai “đại gia” trong ngành giải khát quốc tế là COCA COLA và PEPSI. - Nguồn nguyên liệu để sản xuất một số sản phẩm của công ty được nhập khẩ