Trong nền kinh tế thị trường, marketing là một hoạt động rất quan trọng có tính chất quyết định tới việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, nó đảm bảo lợi nhuận có thể có của doanh nghiệp khi tham gia vào quá trình kinh doanh trên thị trường, là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, tạo ra những cơ hội tốt nhất để tiêu thụ được tốt nhất sản phẩm của doanh nghiệp.
Ngày nay người ta thường ví thị trường như một miếng bánh, miếng bánh ngon thì tất sẽ nhiều người sẽ nhảy vào khai thác. Trong những năm gần đây, thị trường nước uống và nước giải khát tại Việt Nam phát triển rất sôi động, trong đó phân khúc trà xanh đóng chai đã có những bước tiến mà không một loại nước giải khát nào có thể làm được. Đây cũng là tiền đề cho sự ra đời của hàng loạt nhãn hàng khác nhau khi thị trường đã phát triển, nhưng liệu miếng bánh đó có đủ cho tất cả?
Nhận thức được vần đề trên nhóm chúng tôi đã quyết định chọn đề tài “ Hoàn thiện chiến lược Marketing cho sản phẩm trà xanh O độ của Công ty TNHH TM-DV Tân Hiệp Phát”. Nội dung đề tài bao gồm ba phần:
- Phần 1: Cơ sở lý luận về chiến lược Marketing.
- Phần 2: Thực trạng về chiến lược Marketing của Công ty TNHH TM-DV Tân Hiệp Phát.
- Phần 3: Hoàn thiện chiến lược Marketing cho sản phầm Trà xanh O độ tại Công ty TNHH TM-DV Tân Hiệp Phát.
48 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 8923 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm trà xanh không độ của công ty TNHH thương mại dịch vụ Tân Hiệp Phát, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
(((
Trong nền kinh tế thị trường, marketing là một hoạt động rất quan trọng có tính chất quyết định tới việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, nó đảm bảo lợi nhuận có thể có của doanh nghiệp khi tham gia vào quá trình kinh doanh trên thị trường, là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, tạo ra những cơ hội tốt nhất để tiêu thụ được tốt nhất sản phẩm của doanh nghiệp.
Ngày nay người ta thường ví thị trường như một miếng bánh, miếng bánh ngon thì tất sẽ nhiều người sẽ nhảy vào khai thác. Trong những năm gần đây, thị trường nước uống và nước giải khát tại Việt Nam phát triển rất sôi động, trong đó phân khúc trà xanh đóng chai đã có những bước tiến mà không một loại nước giải khát nào có thể làm được. Đây cũng là tiền đề cho sự ra đời của hàng loạt nhãn hàng khác nhau khi thị trường đã phát triển, nhưng liệu miếng bánh đó có đủ cho tất cả?
Nhận thức được vần đề trên nhóm chúng tôi đã quyết định chọn đề tài “ Hoàn thiện chiến lược Marketing cho sản phẩm trà xanh O độ của Công ty TNHH TM-DV Tân Hiệp Phát”. Nội dung đề tài bao gồm ba phần:
Phần 1: Cơ sở lý luận về chiến lược Marketing.
Phần 2: Thực trạng về chiến lược Marketing của Công ty TNHH TM-DV Tân Hiệp Phát.
Phần 3: Hoàn thiện chiến lược Marketing cho sản phầm Trà xanh O độ tại Công ty TNHH TM-DV Tân Hiệp Phát.
Với trình độ và kiến thức có hạn nên chắc chắn đề tài này không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý từ thầy cô và các bạn. Cuối cùng, nhóm chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của Giáo viên Phan Hồng Tuấn đã hướng dẫn, giúp chúng tôi hoàn thành đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn!
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU i
MỤC LỤC ii
PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC MARKETING 1
1.1. Cơ sở lý luận về chiến lược Marketing 1
1.1.1. Khái niệm về chiến lược 1
1.1.2. Khái niệm về chiến lược Marketing 1
1.1.3. Bản chất của chiến lược Marketing 1
1.1.3.1. Căn cứ vào khách hàng 1
1.1.3.2. Căn cứ vào khả năng của doanh nghiệp 1
1.1.3.3. Căn cứ vào đối thủ cạnh tranh 1
1.1.4. Vai trò của chiến lược Marketing 1
1.1.5. Môi trường ảnh hưởng 2
1.1.5.1. Môi trường Vi mô 2
1.1.5.2. Môi trường Vĩ mô 3
1.2. Phương pháp xây dựng chiến lược Marketing 4
1.2.1. Phương pháp xây dựng 4
1.2.1.1. Ma trận SWOT 4
1.2.1.2. Mô hình 5 áp lực cạnh tranh 5
1.2.2. Tiến trình hoạch định chiến lược Marketing 7
PHẦN 2: THỰC TRẠNG VỀ CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA CÔNG TY TNHH TM-DV TÂN HIỆP PHÁT 13
2.1. Giới thiệu chung về công ty 13
2.1.1. Quá trình hình thành 13
2.1.2. Sứ mệnh, tầm nhìn, mục tiêu của công ty 13
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty 14
2.1.4. Quá trình phát triển 14
2.1.4.1. Quá trình phát triển nhà máy 14
2.1.4.2. Quá trình phát triển sản phẩm 14
2.1.5. Các sản phẩm của công ty 15
2.1.6. Thành tựu đạt được 16
2.1.7. Giới thiệu về sản phẩm trà xanh không độ 17
2.1.8. Chiến lược kinh doanh của công ty trong thời gian qua 18
2.2. Đánh giá thực trạng của công ty trong thời gian qua 19
2.2.1. Tình hình tài chính của công ty trong thời gian qua 19
2.2.2. Phân tích chiến lược Marketing công ty đang áp dụng 21
2.2.2.1. Chiến lược sản phẩm 21
2.2.2.2. Chiến lược giá 21
2.2.2.3. Chiến lược phân phối 22
2.2.2.4. Chiến lược truyền thông 23
2.3. Đánh giá môi trường bên trong, bên ngoài 25
2.3.1. Phân tích mô hình 5 áp lực 25
2.3.1.1. Nhà cung cấp 25
2.3.1.2. Khách hàng 26
2.3.1.3. Đối thủ cạnh tranh 27
2.3.1.4. Sản phẩm thay thế 28
2.3.2. Phân tích mô hình SWOT 28
2.4. Đánh giá ưu, nhược điểm của CL Marketing mà công ty đang sử dụng 31
2.4.1. Ưu điểm 31
2.4.2. Nhược điểm 32
PHẦN 3: HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC MARKETING CHO SẢN PHẨM TRÀ XANH O0 CỦA CÔNG TY TÂN HIỆP PHÁT 33
3.1. Các biện pháp hoàn thiện chiến lược Marketing 33
3.1.1. Chiến lược sản phẩm 33
3.1.2. Chiến lược giá 34
3.1.3. Chiến lược phân phối 36
3.1.4. Chiến lược truyền thông 36
3.2. Triển khai và theo dõi 37
KẾT LUẬN 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO 39
DANH SÁCH BẢNG BIỂU
PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC MARKETING
Cơ sở lý luận về chiến lược Marketing
Khái niệm về chiến lược
Theo Alfred: Chiến lược bao hàm việc xác định các mục tiêu cơ bản, dài hạn đồng thời lựa chọn cách thức hành động để thực hiện mục tiêu lựa chọn.
Theo William J. Glueck: Chiến lược là một kế hoạch mang tính thống nhất, toàn diện được thiết kế để đảm bảo rằng các mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp sẽ được thực hiện.
Như vậy, Chiến lược là một chương trình hành động tổng quát nhằm hướng tới những mục tiêu cơ bản trong tương lai của một tổ chức nhất định.
Khái niệm về chiến lược Marketing
Chiến lược Marketing là cách thức mà doanh nghiệp thực hiện để đạt được mục tiêu marketing và thường liên quan đến 4P.
Chiến lược Marketing giải quyết nhưng vấn đề sau:
Thị trường cạnh tranh là gì.
Khách hàng là ai.
Khách hàng là gì.
Các chính sách Marketing như thế nào.
Bản chất của chiến lược Marketing
Căn cứ vào khách hàng
Khách hàng là cơ sở của mọi chiến lược. Để chiến lược Marketing thực sự dựa vào khách hàng, khi xây dựng chiến lược thì doanh nghiệp phải phân đoạn thị trường: theo mục đích sử dụng và theo khả năng đáp ứng thị trường.
Căn cứ vào khả năng của doanh nghiệp
Khai thác tối đa các lợi thế của doanh nghiệp mình để tạo sự khác biệt.
Căn cứ vào đối thủ cạnh tranh
Cạnh tranh lợi thế của mình so với đối thủ cạnh tranh và tập trung cho các phân đoạn mình cho là tốt nhất.
Vai trò của chiến lược Marketing
Chiến lược Marketing và Marketing hỗn hợp là hoạt động hết sức quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp thương mại, chiến lược Marketing giúp doanh nghiệp tìm kiếm những thông tin hữu ích về thị trường, có điều kiện mở rộng thị trường và tăng quy mô kinh doanh.
Các công cụ Marketing giúp doanh nghiệp chiếm lĩnh thị trường tăng thị phần, đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ bằng cách nâng cao khả năng cạnh tranh và làm thoả mãn nhu cầu khách hàng.
Hoạch định chiến lược Marketing giúp doanh nghiệp nắm vững cơ hội, nguy cơ, hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu của mình trên cơ sở đó có khả năng đối phó với những biến động của thị trường và có được chiến lược thích hợp.
Môi trường ảnh hưởng
Môi trường Vi mô
Nhà cung ứng:
Cung ứng yếu tố đầu vào
Người cung cấp tài chính và lao động
Khách hàng:
Người tiêu dùng
Nhà sản xuất
Người bán buôn trung gian
Cơ quan Nhà nước
Quốc tế
Đối thủ cạnh tranh:
Căn cứ vào mức độ thay thế của sản phẩm, có 4 loại đối thủ cạnh tranh:
Đối thủ cạnh tranh về nhãn hiệu: là những doanh nghiệp cùng bán các sản phẩm hoặc dịch vụ cho một số khách hàng với giá tương tự.
Đối thủ cạnh tranh cùng ngành: tất cả các doanh nghiệp sản xuất nước giải khát đều là đối thủ cạnh tranh.
Đối thủ cạnh tranh về công dụng: tất cả các doanh nghiệp cung ứng cùng dịch vụ.
Đối thủ cạnh tranh chung: khi các doanh nghiệp cùng cạnh tranh để kiếm tiền của cùng một khách hàng.
Xác định mục tiêu của đối thủ cạnh tranh.
Đối thủ đang định tìm kiếm gì trong thị trường: thị phần, lợi nhuận, vị trí dẫn đầu, mức tăng trưởng…
Điều gì chi phối hành vi của mỗi đối thủ.
Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ
Mức tiêu thụ
Thị phần
Đầu tư mới
Định hướng theo khách hàng và đối thủ cạnh tranh
Tập trung vào đối thủ cạnh tranh: dựa vào những phản ứng của đối thủ cạnh tranh để hành động theo.
Tập trung vào khách hàng: lấy khách hàng làm trung tâm
Các trung gian Marketing
Các trung gian phân phối sản phẩm: nhà buôn, đại lý, môi giới.
Cơ sở hỗ trợ hoạt động phân phối: hệ thống kho bãi và bảo quản, các cơ sở vận chuyển…
Tổ chức dịch vụ marketing: công ty quảng cáo, các hãng truyền thông, các doanh nghiệp tư vấn về marketing…
Các trung gian tài chính: ngân hàng, bảo hiểm…
Công chúng : là một nhóm người có liên quan thực sự hay tiềm tàng, hoặc có tác động đến khả năng đạt tới mục tiêu của tổ chức ấy:
Công chúng tài chính
Công luận
Công chúng chính quyền
Giới hoạt động xã hội
Công chúng địa phương
Công chúng tổng quát
Công chúng nội bộ
Môi trường Vĩ mô
- Môi trường kinh tế: môi trường kinh tế bao gồm những yếu tố tác động đến khả năng chi tiêu của khách hàng như: phân phối thu nhập và tiết kiệm, nợ, khả năng vay tiền. Việc hiểu thị trường không chỉ biết rõ về mong muốn của con người mà còn phải nắm được khả năng chi tiêu của họ. Khả năng chi tiêu này ngoài phụ thuộc vào nhu cầu và giá cả, còn phụ thuộc rất nhiều vào vào tình hình kinh tế, mức thu nhập của người dân, nhu cầu tiết kiệm và các điều kiện tài chính – tín dụng. Do đó, các nhà marketing phải nhận biết được các xu hướng chính về thu nhập trong dân chúng và những thay đổi về chi tiêu của các nhóm dân chúng khác biệt.
- Môi trường chính trị - pháp luật: hiện nay có khá nhiều đạo luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh và nhiệm vụ của các nhà làm marketer phải nắm vững những đạo luật bảo vệ cạnh tranh, người tiêu dùng và xã hội.
+ Các thể chế, định hướng chính trị
+ Hệ thống pháp luật hiện hành
+ Định hướng chung của nền kinh tế
+ Vai trò của chính phủ đối với nền kinh tế
- Môi trường văn hóa – xã hội: Xã hội mà con người có lớn lên trong đó đã định hình niềm tin cơ bản, giá trị và các chuẩn mực của họ. Các yếu tố cấu thành nên môi trường văn hóa như: văn hóa, dân số, nghề nghiệp, tâm lý dân tộc, phong cách và lối sống, hôn nhân và gia đình.
- Môi trường công nghệ:
Sự tăng tốc thay đổi công nghệ
Những cơ hội đổi mới vô hạn
Thay đổi ngân sách nghiên cứu và phát triển
Quy định về thay đổi công nghệ ngày càng chặt chẽ.
Môi trường tự nhiên: đưa ra những chính sách quản lý chặt chẽ nhằm bảo vệ các nguồn tài nguyên và môi trường, thể hiện:
+ Tăng mức đầu tư cho thăm dò và đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu và phát triển.
+ Tăng cường sử dụng lại các nguồn chất thải.
+ Tích cực tìm kiếm và sử dụng các nguồn năng lượng, nguyên liệu thay thế.
+ Thiết kế lại sản phẩm.
Phương pháp xây dựng chiến lược Marketing
Phương pháp xây dựng
Ma trận SWOT
Sử dụng ma trận SWOT để xem xét những yếu tố nào của môi trường bên trong và bên ngoài có thể giúp tổ chức hoàn thành mục tiêu? Những yếu tố nào tạo ra khó khăn? Nhũng cơ hội nào có thể có? Để từ đó dựa vào ma trận SWOT ta có thể phân tích và đưa ra các hướng chiến lược cho công ty.
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh
Sức mạnh nhà cung cấp thể hiện ở các đặc điểm sau:
Mức độ tập trung của các nhà cung cấp.
Tầm quan trọng của số lượng sản phẩm đối với nhà cung cấp.
Sự khác biệt của các nhà cung cấp.
Ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đối với chi phí hoặc sự khác biệt hóa sản phẩm.
Chi phí chuyển đổi của các doanh nghiệp trong ngành.
Sự tồn tại của các nhà cung cấp thay thế.
Nguy cơ tăng cường sự hợp nhất của các nhà cung cấp.
Chi phí cung ứng so với tổng lợi tức của ngành.
Nguy cơ thay thế thể hiện ở:
Các chi phí chuyển đổi trong sử dụng sản phẩm.
Xu hướng sử dụng hàng thay thế của khách hàng.
Tương quan giữa giá cả và chất lượng của các mặt hàng thay thế.
Các rào cản gia nhập thể hiện ở:
Các lợi thế chi phí tuyệt đối.
Sự hiểu biết về chu kỳ dao động thị trường.
Khả năng tiếp cận các yếu tố đầu vào.
Chính sách của chính phủ.
Tính kinh tế theo quy mô.
Các yêu cầu về vốn.
Tính đặc trưng của nhãn hiệu hàng hóa.
Các chi phí chuyển đổi ngành kinh doanh.
Khả năng tiếp cận với kênh phân phối.
Khả năng bị trả đũa.
Các sản phẩm độc quyền.
Sức mạnh khách hàng thể hiện ở:
Vị thế mặc cả.
Số lượng người mua.
Thông tin mà người mua có được.
Tính đặc trưng của nhãn hiệu hàng hóa.
Tính nhạy cảm đối với giá.
Sự khác biệt hóa sản phẩm.
Mức độ tập trung của khách hàng trong ngành.
Mức độ sẵn có của hàng hóa thay thế.
Động cơ của khách hàng.
Mức độ cạnh tranh thể hiện ở:
Các rào cản nếu muốn “thoát ra” khỏi ngành.
Mức độ tập trung của ngành.
Chi phí cố định/giá trị gia tăng
Tình trạng tăng trưởng của ngành.
Tình trạng dư thừa công suất.
Khác biệt giữa các sản phẩm.
Các chi phí chuyển đổi.
Tính đặc trưng của nhãn hiệu hàng hóa.
Tính đa dạng của các đối thủ cạnh tranh.
Tiến trình hoạch định chiến lược Marketing
Bước 1: Xác định tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu
- Sứ mệnh: là bảng cam kết những giá trị mà doanh nghiệp có thể cung ứng cho khách hàng, đối thủ cạnh tranh, nhà cung ứng… trong tương lai.
- Tầm nhìn (viễn cảnh): là hướng đi, là bức tranh lớn mô tả về những giấc mơ mà doanh nghiệp hằng ấp ủ, niềm hy vọng và trách nhiệm có thể đạt được trong tương lai.
- Mục tiêu: là những điều mà tổ chức cam kết đạt được:
+ Mục tiêu định lượng.
+ Mục tiêu định tính.
Bước 2: Phân tích tình hình hiện tại của tổ chức
Các điểm mạnh (S): Những điểm tổ chức làm tốt hoặc những đặc tính giúp tăng cường tính cạnh tranh: một kỹ năng hoặc chuyên môn quan trọng, tài sản giá trị hữu hình, tài năng giá trị, thành tích hoặc giải thưởng tạo thành tích trên thị trường….
Lợi thế của mình là gì?
Công việc nào mình làm tốt nhất?
Ưu thế mà người khác thấy được ở mình là gì?
Phải xem xét vấn đề từ trên phương diện bản thân và của người khác.
( Các điểm yếu (W): là những vấn đề mà tổ chức cần phải khắc phục: thiếu vốn trí tuệ, thiếu kỹ năng hoặc thiếu chuyên môn quan trọng để cạnh tranh. Thiếu tài sản vô hình, tài sản tổ chức, hoặc tài sản hữu hình cần để cạnh tranh. Thiếu khả năng trong một số lĩnh vực quan trọng (chi phí cao hơn đối thủ, thiếu vốn,…)
Có thể cải thiện điều gì?
Công việc nào mình làm tồi nhất?
Cần tránh làm gì?
Phải xem xét vấn đề trên cơ sở bên trong và cả bên ngoài. Người khác có thể nhìn thấy yếu điểm mà bản thân mình không thấy. Vì sao đối thủ cạnh tranh có thể làm tốt hơn mình?
Lúc này phải nhận định một cách thực tế và đối mặt với sự thật.
( Ba tiêu chuẩn:
Khả năng có thể tạo ra thêm tiềm năng để mở rộng thị phần.
Khả năng đem lại nhiều lợi ích hơn cho khách hàng.
Khả năng tạo ra những sản phẩm mà các đối thủ cạnh tranh không thể sao chép được.
Bước 3: Phân tích bối cảnh hoạt động của tổ chức
Cơ hội (O)
Cơ hội tốt đang ở đâu?
Xu hướng đáng quan tâm nào mình đã biết?
Cơ hội có thể xuất phát từ sự thay đổi công nghệ và thị trường dù là quốc tế hay phạm vi hẹp, từ sự thay đổi trong chính sách của nhà nước có liên quan tới lĩnh vực hoạt động của công ty, từ sự thay đổi khuôn mẫu xã hội, cấu trúc dân số hay cấu trúc thời trang… từ các sự kiện xảy ra trong khu vực.
Phương thức tìm kiếm hữu ích nhất là rà soát lại các ưu thế của mình và tự đặt câu hỏi liệu các ưu thế ấy có mở ra cơ hội mới nào không. Cũng có thể làm ngược lại, rà soát các yếu điểm của mình và tự đặt câu hỏi liệu có cơ hội nào xuất hiện nếu loại bỏ được chúng.
Đe dọa (T)
Những trở ngại đang gặp phải?
Các đối thủ cạnh tranh đang làm gì?
Những đòi hỏi đặc thù về công việc, về sản phẩm hay dịch vụ có thay đổi gì không?
Thay đổi công nghệ có nguy cơ gì với công ty hay không?
Có vấn đề gì về nợ quá hạn hay dòng tiền?
Liệu có yếu điểm nào đang đe dọa công ty?
Các phân tích này thường giúp tìm ra những việc cần phải làm và biến yếu điểm thành triển vọng.
Bước 4: Định dạng các chiến lược kinh doanh
Triển khai các chiến lược phát triển:
Chiến lược cấp công ty: tập trung vào cốt lõi vào chiến lược tăng trưởng
Chiến lược tăng trưởng tập trung
Chiến lược thâm nhập thị trường: gia tăng thị phần cho các sản phẩm hoặc dịch vụ hiện có bằng marketing, quảng cáo, truyền thông…
Chiến lược phát triển thị trường: thâm nhập vào các thị trường mới với các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp mình.
Chiến lược phát triển sản phẩm: phát triển, cải tiến các sản phẩm và dịch vụ hiện tại trên các thị trường hiện có của mình.
Chiến lược tăng trưởng hội nhập
Hội nhập thuận chiều: thâm nhập và thu hút những trung gian phân phối và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp (các đại lý bán sĩ và lẻ).
Hội nhập ngược chiều: cách thâm nhập và thu hút những nhà cung cấp (chủ động nguồn nguyên liệu).
Hội nhập ngang: liên kết và thu hút các đối thủ cạnh tranh nhằm phân chia thị phần và kiểm soát thị trường. Gồm có: hội nhập theo công nghệ hoặc hội nhập theo thị trường.
Chiến lược đa dạng hóa
Đa dạng hóa đồng tâm: từ sản phẩm ban đầu doanh nghiệp phát triển thêm dãy sản phẩm xung quanh..
Đa dạng hóa hàng ngang : doanh nghiệp sẽ đưa ra sản phẩm mới của lĩnh vực họat động mới. Những sản phẩm mới này có thể là đã có trên thị trường nhưng trước đây doanh nghiệp chưa làm.
Đa dạng hóa kết hợp: đổi mới và mở rộng hàng loạt những sản phẩm, dịch vụ mới hoàn toàn khác biệt với sản phẩm, dịch vụ hiện có.
Chiến lược cấp SBU: duy trì dành lợi thế cạnh tranh, xác định các lĩnh vực chức năng và phân bổ các nguồn lực.
Chiến lược dẫn đạo chi phí: dDoanh nghiệp cung cấp sản phẩm với chi phí thấp nhất trong mối quan hệ với các đối thủ cạnh tranh.
Chiến lược khác biệt hóa: tạo sự khác biệt để đạt được lợi thế cạnh tranh.
Chiến lược tập trung: hướng vào phục vụ nhu cầu của nhóm hay phân đoạn khách hàng hạn chế.
Bước 5: Hoạch định chiến lược Marketing
Hiện trạng Marketing
Thị trường: quy mô, mức tăng trưởng, các phân đoạn thị trường, nhu cầu…
Sản phẩm: chất lượng, mẫu mã…
Giá bán: cao hay thấp, phù hợp và cạnh tranh với đối thủ không?
Phân phối: hệ thống kênh phân phối như thế nào?
Truyền thông- cổ động: hợp lý, hiệu quả?
Mục tiêu chiến lược Marketing
Mục tiêu tài chính: tỷ suất lợi nhuận…
Mục tiêu marketing: thị trường, thị phần, tốc độ tăng trưởng.
Sản phẩm, giá, phân phối, truyền thông- cổ động, marketing- mix.
Chi phí Marketing
Thực tế đã khẳng định: marketing phải được duy trì ở mức độ cần thiết và bằng những bước đi khôn ngoan để vượt lên đối thủ trong giai đoạn khó khăn. Vì vậy, việc duy trì chi phí marketing ở một mức ổn định là một việc hết sức cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp. Tùy vào bối cảnh kinh tế, loại hình doanh nghiệp, tình hình tài chính của doanh nghiệp mà doanh nghiệp thực hiện cắt giảm, tăng cường chi phí này sao cho phù hợp.
Chương trình hành động
Ngân sách
Ngân sách marketing phải nên được xây dựng dựa trên chiến lược kinh doanh, mục tiêu tài chính, mục tiêu thị trường của doanh nghiệp, tình hình cạnh tranh trên thị trường và khả năng tài chính mà doanh nghiệp ấy có được.
Kiểm tra
Kiểm tra marketing nhằm phát hiện những sai lệch giữa thực hiện với kế hoạch, xác định nguyên nhân gây nên sai lệch, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp điều chỉnh nhằm đạt được mục tiêu kỳ vọng. Có 3 loại kiểm tra marketing: kiểm tra kế hoạch năm, kiểm tra doanh lợi và kiểm tra chiến lược.
PHẦN 2: THỰC TRẠNG VỀ CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA CÔNG TY TNHH TM-DV TÂN HIỆP PHÁT
Giới thiệu chung về công ty
Quá trình hình thành
Công ty TNHH TM-DV Tân Hiệp Phát được thành lập từ năm 1994 với tiền thân là nhà máy bia và nước giải khát Bến Thành, có chức năng sản xuất, kinh doanh sản xuất rượu bia, nước giải khát.
Người thành lập: Tiến sĩ Trần Quí Thanh
Cơ sở hạ tầng: diện tích xây dựng: văn phòng (6.037 m2), nhà máy (77.511 m2), kho (45.552 m2) với các thiết bị phục vụ sản xuất và kiểm soát hệ thống quản lý môi trường.
Trụ sở chính tọa lạc tại huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương, có quy mô nhà máy sản xuất rộng hơn 110.000m2, với các thiết bị, dây chuyền công nghệ nghiên cứu và sản xuất hiện đại bậc nhất Đông Nam Á.
Công ty TNHH TM-DV Tân Hiệp Phát là thành viên của Hiệp hội rượu bia và nước giải khát Việt Nam. Định hướng phát triển của công ty là “Hôm nay phải hơn ngày hôm qua nhưng không bằng ngày mai” cùng với phương châm “thỏa mãn cao nhất mọi nhu cầu hiện có và tiềm ẩn của khách hàng”.Định hướng trên được xem là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của tập đoàn và cũng chính là động lực để vươn đến hoài bão: đưa công ty TNHH TM-DV Tân Hiệp Phát trở thành tập đoàn cung cấp thức uống tầm cỡ châu Á.
Sứ mệnh, tầm nhìn, mục tiêu của công ty
Sứ mệnh
Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm tốt cho sức khỏe người tiêu dùng Châu Á với mùi vị thích hợp và tiêu chuẩn quốc tế.
Mục tiêu
Tạo ra những sản phẩm thức uống tốt nhất, qua nhiều thương hiệu: Number One, Laser, Bến Thành, Gold Bến Thành, Trà xanh không độ… đến với người tiêu dùng bởi hệ thống phân phối rộng khắp và trải đều trên 6