Ngành ô tô thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang phát triển mạnh mẽ với việc ứng dụng ngày càng nhiều những thành tựu công nghệ thông tin vào sản xuất và lắp đặt các linh kiện ô tô. Hiện nay thì vấn đề “điện và điện tử” trang bị trên ô tô là tiêu chí chính để đánh giá một chiếc xe hơi cao cấp.
Trải qua thời gian học tập tại trường, với những kiến thức đã được trang bị giúp em có thêm nhiều tự tin và gắn bó hơn với ngành mình đang theo học. Đồ án tốt nghiệp là môn học cuối cùng của mỗi sinh viên để hoàn thành khóa học, nhận thức được tầm quan trọng đó nên em đã chọn đề tài “Khảo sát hệ thống điện thân xe Ford Ranger”. Đây là một đề tài rất gần với thực tế sản xuất và sửa chữa các hệ thống điện trên xe.
Với sự nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn cùng các thầy giáo trong bộ môn Ô tô & MCT và các bạn sinh viên, em đã hoàn thành đề tài đúng tiến độ được giao. Tuy nhiên, do kiến thức thực tế còn hạn chế và đây là lần đầu tiên làm quen với việc nghiên cứu khoa học nên đề tài không tránh khỏi sai sót. Em rất mong nhận được sự quan tâm của các thầy và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn. Với việc thực hiện đề tài này đã giúp em có thêm nhiều kiến thức thực tế, đây chính là hành trang để em dễ dàng hơn trong công việc sau này.
100 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 6219 | Lượt tải: 9
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Khảo sát hệ thống điện thân xe Ford Ranger, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang
CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT 5
LỜI NÓI ĐẦU 6
1. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI 7
2. GIỚI THIỆU VỀ XE FORD RANGER 8
2.1. THÔNG SỐ KỸ THUẬT CỦA XE FORD RANGER 8
2.2. GIỚI THIỆU CÁC HỆ THỐNG CƠ BẢN TRÊN XE 9
2.2.1. Hệ thống nhiên liệu 9
2.2.2. Hệ thống khởi động 11
2.2.3. Hệ thống làm mát 13
2.2.4. Hệ thống bôi trơn 14
2.2.5. Hệ thống lái 15
2.2.6. Hệ thống phanh 16
2.2.7. Hệ thống treo 16
2.2.7.1. Hệ thống treo trước 17
2.2.7.2. Hệ thống treo sau 18
3. KHẢO SÁT HỆ THỐNG ĐIỆN THÂN XE FORD RANGER 18
3.1. TỔNG QUAN 18
3.2. MỘT SỐ KÝ HIỆU TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN VÀ ĐIỆN TỬ TRÊN XE FORD RANGER 20
3.3. HỆ THỐNG CUNG CẤP 23
3.3.1. Chức năng của hệ thống cung cấp 23
3.3.2. Ắc quy 24
3.3.3. Máy phát điện 27
3.3.3.1. Cấu tạo máy phát điện xoay chiều 27
3.3.3.2. Nguyên lý sinh điện của máy phát điện xoay chiều 3 pha 28
3.3.3.3. Bộ chỉnh lưu 29
3.3.3.4. Bộ điều chỉnh điện 32
3.3.4. Sơ đồ mạch điện hệ thống cung cấp điện trên xe Ford Ranger 34
3.4. HỆ THỐNG THÔNG TIN 35
3.4.1. Bảng táp lô 35
3.4.1.1. Cấu tạo bảng táp lô 35
3.4.1.2. Sơ đồ mạch điện bảng táp lô 36
3.4.2. Hệ thống mạng MPX 37
3.4.2.1. Những tín hiệu vào đường truyền dữ liệu tốc độ cao (HS-CAN) trong mạng kết nối bộ điều khiển táp lô 39
3.4.2.2. Những tín hiệu vào đường truyền dữ liệu tốc độ trung bình (MS-CAN) trong mạng kết nối bộ điều khiển táp lô 39
3.5. HỆ THỐNG ĐO ĐẠC VÀ KIỂM TRA 40
3.5.1. Màn hình huỳnh quang chân không (VFD) 41
3.5.1.1. Cấu tạo 41
3.5.1.2. Nguyên lý hoạt động 41
3.5.2. Đồng hồ báo tốc độ động cơ 42
3.5.3. Đồng hồ và cảm biến báo tốc độ xe 43
3.5.3.1. Đồng hồ tốc độ xe kiểu cáp mềm 43
3.5.3.2. Đồng hồ tốc độ xe loại điện tử chỉ thị bằng kim 43
3.5.3.3. Đồng hồ tốc độ xe loại hiển thị bằng số 44
3.5.4. Đồng hồ và cảm biến báo áp suất dầu 46
3.5.5. Đồng hồ và cảm biến báo nhiên liệu 48
3.5.5.1. Đồng hồ nhiên liệu kiểu điện trở lưỡng kim 48
3.5.5.2. Đồng hồ nhiên liệu kiểu cuộn dây chữ thập 49
3.5.5.3. Đồng hồ nhiên liệu kiểu hiển thị bằng số 51
3.5.6. Đồng hồ và cảm biến báo nhiệt độ nước làm mát 52
3.5.6.1. Đồng hồ nhiệt độ nước làm mát kiểu điện trở lưỡng kim 52
3.5.6.2. Đồng hồ nhiệt độ nước làm mát kiểu hiển thị số 53
3.5.7. Các mạch đèn cảnh báo 54
3.5.7.1. Cơ cấu báo nguy áp suất nhớt động cơ 54
3.5.7.2. Cơ cấu báo nguy nhiệt độ nước lám mát động cơ 55
3.6. HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG 56
3.6.1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại hệ thống chiếu sáng 56
3.6.2. Thông số cơ bản và các chức năng của hệ thống chiếu sáng 56
3.6.2.1. Thông số cơ bản 56
3.6.2.2. Các chức năng của hệ thống chiếu sáng 56
3.6.2.3. Cấu tạo của bóng đèn 57
3.6.3. Các sơ đồ mạch điện hệ thống chiếu sáng trên xe Ford Ranger 59
3.6.3.1. Đèn đầu xe (Headlight) 59
3.6.3.2. Đèn trần (Interiol light) 60
3.6.3.3. Đèn hậu (Taillight), đèn báo đỗ xe (parking light) 61
3.6.3.4. Đèn sương mù phía trước (Front fog light) 61
3.7. HỆ THỐNG TÍN HIỆU 62
3.7.1. Hệ thống còi 63
3.7.1.1. Cấu tạo còi điện 63
3.7.1.2. Nguyên lý hoạt động 63
3.7.1.3. Sơ đồ mạch điện còi trên xe Fod Ranger 64
3.7.2. Sơ đồ mạch điện đèn xinhan và đèn báo nguy 64
3.7.2.1. Công tắc đèn báo rẽ 64
3.7.2.2. Công tắc đèn báo nguy 64
3.7.2.3. Sơ đồ mạch điện đèn xinhan và đèn báo nguy xe Ford Ranger 65
3.7.3. Sơ đồ mạch điện đèn phanh (Brake light) 66
3.8. HỆ THỐNG AN TOÀN 67
3.8.1. Hệ thống phanh ABS ( Hệ thống chống bó cứng bánh xe khi phanh) 67
3.8.1.1. Giới thiệu chung về hệ thống phanh ABS 67
3.8.1.2. Chu trình điều khiển của ABS 67
3.8.1.3. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của các cụm chi tiết 68
3.8.1.4. Sơ đồ mạch điện 72
3.8.2. Hệ thống túi khí an toàn 72
3.8.2.1. Nhiệm vụ túi khí 72
3.8.2.2. Nguyên lý hoạt động của hệ thống túi khí 73
3.8.2.3. Cấu tạo của một số bộ phận trong hệ thống túi khí 73
3.8.2.4. Sơ đồ điều khiển hệ thống túi khí trên xe Ford Ranger 75
3.9. CÁC HỆ THỐNG PHỤ 76
3.9.1. Hệ thống điều hoà không khí 76
3.9.1.1. Cấu tạo, nguyên lý hệ thống điều hoà 76
3.9.1.2. Mạch điện hệ thống điều hoà xe trên xe Ford Ranger 77
3.9.1.3. Các bộ phận chính của hệ thống 78
3.9.2. Hệ thống xông kính phía sau 82
3.9.2.1. Công dụng 82
3.9.2.2. Sơ đồ mạch điện 82
3.9.3. Hệ thống gạt nước và rửa kính 83
3.9.3.1. Cấu tạo các bộ phận trong hệ thống gạt nước rửa kính 83
3.9.3.2. Sơ đồ mách điện hệ thống gạt nước và rửa kính của xe Ford Ranger 85
3.9.4. Hệ thống khoá cửa 87
3.9.4.1. Công tắc điều khiển khóa cửa 88
3.9.4.2. Mô tơ khóa cửa 88
3.9.4.3. Sơ đồ mạch hệ thống khoá cửa 89
3.9.5. Hệ thống nâng hạ kính 89
3.9.5.1. Cấu tạo 90
3.9.5.2. Sơ đồ mạch điện 91
4. TÍNH TOÁN VÀ KIỂM TRA CÔNG SUẤT MÁY PHÁT 92
4.1. SƠ ĐỒ CÁC TẢI CÔNG SUẤT ĐIỆN TRÊN Ô TÔ 92
4.2. TÍNH TOÁN CÔNG SUẤT TIÊU THỤ THEO CÁC CHẾ ĐỘ TẢI 93
4.2.1. Chế độ tải hoạt động liên tục 93
4.2.2. Chế độ tải hoạt động không liên tục 93
5. CHẨN ĐOÁN HƯ HỎNG VÀ CÁCH KHẮC PHỤC 95
5.1. CÁC HƯ HỎNG VÀ CÁCH KHẮC PHỤC TRONG HỆ THỐNG CUNG CẤP 95
5.1.1. Đèn báo nạp hoạt động không bình thường 95
5.1.2. Ắc quy yếu, hết điện 96
5.1.3. Ắc quy bị nạp quá mức 96
5.1.4. Tiếng ồn khác thường 96
5.2. CÁC HƯ HỎNG VÀ CÁCH KHẮC PHỤC TRONG HỆ THỐNG CHIẾU
SÁNG 97
5.3. CÁC HƯ HỎNG VÀ CÁCH KHẮC PHỤC TRONG HỆ THỐNG TÍN HIỆU 98
6. KẾT LUẬN 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO 100
CÁC KÍ HIỆU VÀ VIẾT TẮT
APM (Amplifier) – Bộ khuyết đại
A/C (Air Conditioning) – Điều hoà không khí
ACC (Accessories) - Thiết bị phụ
ABS (Anti-Lock Brake System) – Hệ thống chống hãm cứng bánh xe khi phanh
CMP (Camshaft Position Sensor) – Cảm biến vị trí trục cam
CKP (Crankshaft Position Sensor) – Cảm biến vị trí trục khuỷu
CPU (Central Processing Unit) – Bộ xử lý trung tâm
CAN (Cotroller Area Network) - Điều khiển dữ liệu theo vùng.
F (Front) – Phía trước
GEN (Generator) – Máy phát điện
HI (High) – Mức cao
HS-CAN - Đường truyền dữ liệu mạng CAN tốc độ cao
INT (Intermittent) – Gián đoạn
LO (Low) – Mức thấp
MPX (Multiplex) - Các phương thức truyền dữ liệu
MS-CAN - Đường truyền dữ liệu mạng CAN tốc độ trung bình
MIN (Minute) – Phút
M – Mortor
PCM (Powertrain Control Module) - Bộ điều khiển động cơ
R (Rear) – Phía sau
ST (Start) – Khởi động
SAS (Sophisticated Air Bag Sensor) – Bộ cảm biến và điều khiển túi khí.
VSS (Vehicle Speed Sensor) – Cảm biến tốc độ bánh xe
LỜI NÓI ĐẦU
Ngành ô tô thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang phát triển mạnh mẽ với việc ứng dụng ngày càng nhiều những thành tựu công nghệ thông tin vào sản xuất và lắp đặt các linh kiện ô tô. Hiện nay thì vấn đề “điện và điện tử” trang bị trên ô tô là tiêu chí chính để đánh giá một chiếc xe hơi cao cấp.
Trải qua thời gian học tập tại trường, với những kiến thức đã được trang bị giúp em có thêm nhiều tự tin và gắn bó hơn với ngành mình đang theo học. Đồ án tốt nghiệp là môn học cuối cùng của mỗi sinh viên để hoàn thành khóa học, nhận thức được tầm quan trọng đó nên em đã chọn đề tài “Khảo sát hệ thống điện thân xe Ford Ranger”. Đây là một đề tài rất gần với thực tế sản xuất và sửa chữa các hệ thống điện trên xe.
Với sự nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn cùng các thầy giáo trong bộ môn Ô tô & MCT và các bạn sinh viên, em đã hoàn thành đề tài đúng tiến độ được giao. Tuy nhiên, do kiến thức thực tế còn hạn chế và đây là lần đầu tiên làm quen với việc nghiên cứu khoa học nên đề tài không tránh khỏi sai sót. Em rất mong nhận được sự quan tâm của các thầy và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn. Với việc thực hiện đề tài này đã giúp em có thêm nhiều kiến thức thực tế, đây chính là hành trang để em dễ dàng hơn trong công việc sau này.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy PHẠM QUỐC THÁI và các thầy giáo trong khoa Cơ khí Giao Thông đã giúp em hoàn thành đề tài một cách tốt nhất.
Đà Nẵng, ngày 25 tháng 05 năm 2010.
Sinh viên thực hiện:
Trần Huy Anh
1. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
Ngày nay, khi mà khoa học kỹ thuật đang phát triển như vũ bảo thì những ứng dụng công nghệ tiên tiến trên ô tô ngày càng nhiều. Trong đó không thể thiếu những thiết bị tiện nghi trên xe, nhu cầu sử dụng xe hơi ngày càng khắt khe hơn người ta ngày càng quan tâm đến những chiếc xe được trang bị các hệ thống hiện đại, mà trên đó không thể thiếu được các thiết bị điện, điện tử. Ngược trở lại những năm 1950 và sớm hơn nữa, xe hơi chỉ được trang bị ắc quy 6V và bộ sạc điện áp 7V. Dĩ nhiên, những chiếc xe cổ này cũng không cần nhiều điện năng ngoài việc đánh lửa hay vài bóng đèn thắp sáng. Giữa thập kỷ 50, việc chuyển sang hệ thống điện 12V mang lại giúp các nhà sản xuất có thể sử dụng các dây điện nhỏ hơn và đồng thời kéo theo việc sinh ra nhiều tiện nghi dùng điện cho xe hơi. Trên những chiếc xe hiện đại ngày nay, ngoài các hệ thống điện chiếu sáng còn rất nhiều các hệ thống điện rất hiện đại phục vụ cho nhu cầu giải trí: Hệ thống âm thanh, CD, Radio…, hệ thống an toàn trên xe: ABS, hệ thống chống trộm, hệ thống túi khí an toàn, hệ thống kiểm soát động cơ,…Các hệ thống hiện đại này đã nâng giá trị của ô tô lên rất cao và con người không chỉ dừng ở đó, các kỹ sư ô tô còn có những ước mơ lớn hơn là làm sao để những chiếc xe thật sự thân thiện với người sử dụng, đến lúc đó khi ngồi trên xe ta sẽ có cảm giác thật sự thoải mái, giảm đến mức tối thiểu các thao tác của người lái xe, mọi hoạt động của xe sẽ được kiểm soát và điều chỉnh một cách hợp lý nhất.
Để có được những chiếc xe hiện đại và tiện nghi như vậy cần rất nhiều các thiết bị điều khiển, những thiết bị này có thể đã được lập trình sẵn hoặc không. Tuy nhiên chúng cùng có một đặc điểm chung là phải sử dụng nguồn điện trên ô tô, nguồn điện này được cung cấp bởi ắc quy và máy phát.
Với những ý nghĩa tốt đẹp đó em quyết định chọn đề tài “Khảo sát hệ thống điện thân xe Ford Ranger ”, em cũng mong với đề tài này sẽ là một cuốn tài liệu chung nhất cho công việc sửa chữa các hệ thống điện nói chung và hệ thống điện thân xe nói riêng.
Trong đề tài này em tập trung vào tìm hiểu các kết cấu, nguyên lý làm việc và tìm hiểu các sơ đồ mạch điện của các hệ thống điện bố trí trên xe. Từ đó phân tích, chẩn đoán các dạng hư hỏng thường gặp và biện pháp khắc phục hư hỏng.
2. GIỚI THIỆU VỀ XE FORD RANGER
2.1. THÔNG SỐ KỸ THUẬT CỦA XE FORD RANGER
Bảng 2.1. Thông số kỹ thuật của xe Ford Ranger
KÍCH THƯỚC XE [1]
STT
Thành phần
Đơn vị
Số liệu
1
Chiều dài toàn bộ
mm
4998
2
Chiều rộng toàn bộ
mm
1750
3
Chiều cao toàn bộ
mm
1750
4
Chiều dài cơ sở (D)
mm
3000
5
Chiều rộng cơ sở (E)
mm
1430
TRỌNG LƯỢNG XE [1]
6
Trọng lượng toàn bộ xe tiêu chuẩn
kg
2890
7
Trọng lượng không tải xe tiêu chuẩn
kg
1803
8
Tải trọng định mức cả người
kg
700
THÔNG SỐ ĐỘNG CƠ [1]
9
Động cơ
Động cơ Diesel WL Turbo
10
Dung tích xy lanh
cc
2499
11
Đường kính xy lanh x Hành trình piston
mm
93 x 92
12
Công suất cực đại
KW/vòng/phút
80 / 3500
13
Mô men xoắn cực đại
Nm/vòng/phút
268 / 2000
14
Tỷ số nén
19,8
15
Hệ thống truyền động
Bốn bánh chủ động / 4x4
16
Hộp số
5 số tay
17
Ly hợp
Sử dụng lò xo đĩa côn, điều khiển bằng thuỷ lực.
2.2. GIỚI THIỆU CÁC HỆ THỐNG CƠ BẢN TRÊN XE FORD RANGER
2.2.1. Hệ thống nhiên liệu
Hệ thống nhiên liệu của động cơ diesel có nhiệm vụ chính sau:
- Chứa nhiên liệu dự trữ đảm bảo cho động cơ hoạt động liên tục trong một khoảng thời gian quy định;
- Lọc sạch nước và tạp chất bẩn trong nhiên liệu;
- Lượng nhiên liệu cấp cho mỗi chu trình phù hợp với chế độ làm việc của động cơ;
- Cung cấp nhiên liệu đồng đều vào xy lanh theo trình tự làm việc của động cơ
Tổng quan hệ thống nhiên liệu động cơ WL TURBO
Khả năng làm việc được cải tiến:
- Nhiên liệu được phun vào kết hợp việc tăng áp động cơ đã làm tăng mômen xoắn trung bình của động cơ.
- Động cơ diesel tăng áp có làm mát khí nạp làm tăng công suất động cơ.
- Tăng tính tiện lợi.
- Việc kết hợp lọc nhiên liệu với bơm mồi nhiên liệu đã làm đơn giản hoá quá trình lắng lọc nước, cặn bẩn.
- Đối với các nước xứ lạnh bộ phận sấy nhiên liệu có tác dụng chống làm đông nhiên liệu, gây tắc lọc khi nhiệt độ môi trường bên ngoài hạ xuống thấp.
Tính ổn định ở chế độ không tải được cải tiến:
- Nhờ thiết bị điều khiển không tải nhanh nên tốc độ động cơ được duy trì ổn định ở chế độ không tải;
- Lượng nhiên liệu cấp đồng đều cho các xylanh nên giảm được rung động của động cơ ngay ở chế độ không tải.
2.2.2. Hệ thống khởi động
2.2.2.1. Công dụng
Hệ thống khởi động có nhiệm vụ cung cấp một nguồn năng lượng bên ngoài, quay động cơ đến một tốc độ tối thiểu nào đó để đảm bảo nhiên liệu đưa vào động cơ có thể đốt cháy được và sau đó động cơ có thể tự làm việc được. Tốc độ tối thiểu đó gọi là tốc độ khởi động của động cơ (nkd).
Đối với động cơ xăng tốc độ khởi động cần phải đảm bảo tạo được độ chân không cần thiết trong đường nạp để hỗn hợp hoà trộn tốt và chuyển động đủ nhanh để giảm hiện tượng ngưng tụ hơi nhiên liệu. Tốc độ khởi động của động cơ xăng thường nằm trong khoảng 35÷50 (v/ph). Trong khi đó, động cơ Diezel cần tốc độ khởi động lớn hơn để đảm bảo cho nhiên liệu tự bốc cháy được cần phải có một nhiệt độ đủ lớn ở cuối kỳ nén ,tốc độ khởi động của động cơ diesel vào khoảng 100÷200 (v/ph).
2.2.2.2. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống khởi động điện
Hầu hết trên ô tô đều trang bị hệ thống khởi động bằng động cơ điện một chiều.
Khi bật công tắc máy khởi động ở vị trí Star (13) có dòng điện từ (+) Ắc quy ( Cầu chì (11) ( Rơle (12) ( Vào đồng thời cuộn kéo (7) và cuộn giữ (8). Dòng điện từ ắc quy chạy qua cuộn giữ về mát trực tiếp, đồng thời cũng chạy qua cuộn kéo về mát trong máy khởi động. Cả hai cuộn cùng tạo từ trường mạnh hút lõi thép qua phía phải áp đĩa tiếp điện vào hai tiếp điểm đóng mạch cho dòng điện chạy trực tiếp từ (+) ắc quy vào roto máy khởi động làm quay máy khởi động.
Công dụng của cuộn kéo là tạo thêm từ trường đủ mạnh vào lúc đầu để đẩy bánh răng khớp truyền động cài vào vành răng bánh đà, áp đĩa tiếp điện vào hai tiếp điểm. Khi đĩa tiếp điện đã áp vào hai tiếp điểm thì điện (+) ắc quy đặt vào cả hai đầu dây của cuộn kéo nên không có dòng điện qua cuộn này. Cuộn giữ vẫn tiếp tục tạo từ trường duy trì đĩa tiếp điện áp vào hai tiếp điểm đóng mạch cho máy khởi động.
2.2.2.3. Sơ đồ mạch điện hệ thống khởi động
2.2.3. Hệ thống làm mát
Trong quá trình làm việc của động cơ, nhiệt truyền cho các chi tiết tiếp xúc với khí cháy, như: pittông, xécmăng, xupap, nắp xy lanh, thành xy lanh chiếm khoảng 25÷35% nhiệt lượng do nhiên liệu cháy toả ra. Vì vậy các chi tiết đó thường bị đốt nóng, nhiệt độ của chúng rất cao, gây ra những hậu quả xấu, như: làm giảm độ bền, tuổi thọ của chi tiết máy, giảm độ nhớt dầu bôi trơn, tăng tổn thẩt do ma sát. Hệ thống làm mát có nhiệm vụ thực hiện quá trình truyền nhiệt từ khí cháy qua thành buồng cháy rồi truyền đến môi chất làm mát để đảm bảo nhiệt độ làm việc của động cơ.
Động cơ WL TURBO có hệ thống làm mát bằng nước, tuần hoàn cưỡng bức, gồm: két nước, áo nước, bơm nước, van hằng nhiệt, quạt gió, nắp máy và các đường ống dẫn.
Bơm nước kiểu ly tâm được dẫn động bằng dây đai từ trục khuỷu, Nhiệt độ làm việc của van hằng nhiệt là (800 ÷ 840).Làm mát rồi đến bơm. Như vậy nước sẽ được tuần hoàn cưỡng bức trong quá trình làm việc của động cơ
Nguyên lý hoạt động: Nước từ bình chứa nước, qua két làm mát, được dẫn vào bơm nước, đi vào làm mát động cơ. Trong thời gian chạy ấm máy, nhiệt độ động cơ nhỏ hơn nhiệt độ làm việc của van hằng nhiệt (80o ÷ 84o) thì nước sẽ không qua két làm mát mà đi thẳng đến bơm nước rồi đi vào động cơ. Khi nhiệt độ động cơ lớn hơn nhiệt độ làm việc của van hằng nhiệt thì van sẽ mở ra và cho nước từ động cơ qua két
2.2.4. Hệ thống bôi trơn
Hệ thống bôi trơn có nhiệm vụ đưa dầu đến bôi trơn các bề mặt ma sát, làm giảm tổn thất ma sát, làm mát ổ trục, tẩy rửa các bề mặt ma sát. Loại dầu sử dụng trên động cơ là dầu SEA 10W-30.
Hệ thống bôi trơn gồm có: bơm dầu loại bánh răng, lọc dầu, cácte, đường ống dẫn dầu, két làm mát dầu và van an toàn.
Hệ thống bôi trơn động cơ WL TURBO kiểu cưỡng bức cácte ướt và vung toé, dùng để đưa dầu đi bôi trơn các bề mặt ma sát và làm mát các chi tiết. Dầu từ cácte được hút bằng bơm, qua bầu lọc vào đường dầu dọc trong thân máy vào trục khuỷu lên trục cam. Từ trục khuỷu dầu chảy vào các bạc thanh truyền theo lỗ phun lên vách xi lanh, từ trục cam dầu chảy vào các bạc trục cam rồi theo các đường dẫn tự chảy xuống cácte. Ngoài ra, trên đường đầu chính có đường ống dẫn dầu đến bộ tuabin tăng áp để bôi trơn ổ đỡ trục tuabin.
2.2.5. Hệ thống lái
Hệ thống lái của xe Ford Ranger là hệ thống lái có trợ lực. Cấu tạo của hệ thống lái bao gồm: vành tay lái, trục lái, các đăng truyền động, cơ cấu lái, bộ trợ lực thuỷ lực và dẫn động lái. Trên xe Ford Ranger người ta bố trí cơ cấu lái và bộ trợ lực lái riêng thành hai cụm như trên sơ đồ (hình 2.7)
Phương án bố trí này có ưu điểm: Kết kấu cơ cấu lái nhỏ gọn; dễ bố trí bộ trợ lực lái; tăng tính thống nhất sản phẩm; giảm tải trọng tác dụng lên các chi tiết của hệ thống lái.
Nhược điểm: Kết cấu kém cứng vững, chiều dài các đường ống lớn dẫn đến tăng khả năng dao động các bánh xe dẫn hướng.
Bộ trợ lực thuỷ lực có nhiệm vụ làm giảm bớt lực điều khiển của người lái, làm giảm bớt các lực va đập sinh ra do đường xấu truyền lên vô lăng. Bộ trợ lực còn làm tăng tính an toàn khi có một bánh xe dẫn hướng bị nổ. Vì lúc đó người lái đủ sức giữ tay lái cho xe chuyển động thẳng và vừa thực hiện phanh ngặt.
Bơm trợ lực lái là loại bơm cánh gạt, được đặt trên thân động cơ và được truyền động từ trục khuỷu động cơ thông qua dây đai.
Bộ trợ lực thuỷ lực có nhiệm vụ làm giảm nhẹ lực điều khiển của người lái, làm giảm bớt các lực va đập sinh ra do đường xấu truyền lên vô lăng. Bộ trợ lực còn làm tăng tính an toàn khi có một bánh xe dẫn hướng bị nổ. Vì lúc đó người lái đủ sức giữ tay lái cho xe chuyển động thẳng và vừa thực hiện phanh ngặt.
2.2.6. Hệ thống phanh
Xe Ford Ranger được trang bị hệ thống phanh với cơ cấu phanh bánh trước là cơ cấu phanh đĩa và cơ cấu phanh sau là tang trống. Dẫn động phanh thủy lực với trợ lực chân không. Phanh tay là phanh cơ khí tác dụng lên bánh sau.
Để đảm bảo an toàn và tính ổn định khi phanh trên xe có trang bị hệ thống ABS (Anti Lock Brake Systems).
2.2.7. Hệ thống treo
Hệ thống treo nói chung, gồm có ba bộ phận chính là: bộ phận đàn hồi, bộ phận dẫn hướng và bộ phận giảm chấn. Mỗi bộ phận đảm nhận một chức năng và nhiệm vụ riêng biệt.
- Bộ phận đàn hồi: dùng để tiếp nhận và truyền các tải trọng thẳng đứng, làm giảm va đập, giảm tải trọng động tác dụng lên khung vỏ và hệ thống chuyển động, đảm bảo độ êm dịu cần thiết cho ô tô máy kéo khi chuyển động.
- Bộ phận dẫn hướng: dùng để tiếp nhận và truyền lên khung các lực dọc, ngang cũng như các mômen phản lực và mômen phanh tác dụng lên bánh xe. Động học của bộ phận dẫn hướng xác định đặc tính dịch chuyển tương đối của bánh xe đối với khung vỏ.
- Bộ phận giảm chấn: cùng với ma sát trong hệ thống treo, có nhiệm vụ tạo lực cản, dập tắt các dao động của phần được treo và không được treo, biến cơ năng của dao động thành nhiệt năng tiêu tán ra môi trường xung quanh.
Ngoài ba bộ phận chính trên, trong hệ thống treo của các xe du lịch, xe khách và một số xe vận tải, còn có thêm một bộ phận phụ nữa là bộ phận ổn định ngang. Bộ phận này có nhiệm vụ giảm độ nghiêng và các dao động lắc ngang của thùng xe.
2.2.7.1. Hệ thống treo trước
Hệ thống treo trước lắp trên xe Ford Ranger là hệ thống treo độc lập, bộ phận đàn hồi dùng thanh xoắn kép; có ống giảm chấn.
- Ưu điểm: Kết cấu đơn giản; khối lượng phần tử không được treo nhỏ; tải trọng phân bố lên khung tốt hơn.
- Nhược điểm: Chế tạo khó khăn hơn; bố trí lên xe khó khăn hơn do thanh xoắn thường có chiều dài lớn.
2.2.7.2
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- THUYET MINH .doc
- BAN VE.rar