Như chúng ta đã biết, nền kinh tế nước ta đang có những bước phát triển vượt bậc và ngày càng hội nhập vào sự phát triển chung của nền kinh tế thế giới. Vì vậy mà các cơ sở hạ tầng ngày càng được quan tâm đầu tư mạnh mẽ và có kế hoạch để thu hút nguồn đầu tư nước ngoài và đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế - xã hội nước nhà.
Và chúng ta thấy rằng, ngày nay, bất kỳ công trình xây dựng quy mô lớn nào cũng không thể thiếu vai trò hỗ trợ của các thiết bị máy móc, công cụ lao động; trong đó máy đào thủy lực đóng vai trò rất quan trọng, hầu như không thể thiếu được trong việc cơ giới hóa công tác đất. Cụ thể nó có thể phục vụ các công việc sau:
+ Trong xây dựng dân dụng và công nghiệp: đào hố móng, đào rãnh thoát nước, đào rãnh dùng để lắp đặt đường ống cấp thoát nước, đường điện ngầm, điện thoại, bốc xúc vật liệu ở các bãi, kho chứa vật liệu. Ngoài ra có lúc làm việc thay cần trục khi lắp các ống thoát nước hoặc thay các búa đóng cọc để thi công móng cọc, phục vụ thi công cọc nhồi
+ Trong xây dựng thủy lợi: đào kênh, mương; nạo vét sông ngòi, bến cảng, ao, hồ khai thác đất để đắp đập, đắp đê
+ Trong xây dựng cầu đường: đào móng, khai thác đất, cát để đắp đường; nạo bạt sườn đồi để tạo ta luy khi thi công đường sát sườn núi
+ Trong khai thác mỏ: bóc lớp đất tấm thực vật phía trên bề mặt đất; khai thác mỏ lộ thiên (than, đất sét, cao lanh, đá sau nổ mìn, ).
+ Trong các lĩnh vực khác: nhào trộn vật liệu các nhà máy hóa chất (phân lân, cao su, ). Khai thác đất cho các nhà máy gạch, sứ, Tiếp liệu cho các trạm trộn bê tông, bê tông át phan Bốc xếp vật liệu trong các ga tầu, bến cảng. Khai thác sỏi, cát ở lòng sông
Ngoài ra, máy cơ sở của máy xúc một gàu có thể lắp các thiết bị thi công khác ngoài thiết bị gầu xúc như: cần trục, búa đóng cọc,
Hiện nay trên thị trường Việt Nam có nhiều hãng sản xuất, cung cấp các loại máy xúc khác nhau như: Komatsu, Caterpiller, Kobelco, Liugong, Hitachi, Volvo, Huyndai, Daewoo Trong đó hãng Kobelco là một trong những hãng có số lượng máy đào nhập khẩu lớn nhất vào thị trường Việt Nam trong những năm vừa qua.
Trong những chủng loại máy xây dựng được nhập khẩu về Việt Nam thì máy xúc đào luôn là chủng loại được nhập nhiều nhất. Với nhu cầu máy móc cho các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông ngày càng tăng nên trong tháng 03/2009 lượng máy xúc đào đã tăng mạnh (tăng 46% về lượng) đưa chủng loại này lần đầu tiên kể từ tháng 07/2008 đạt con số nhập khẩu trên 1000 chiếc/tháng. Trong đó số lượng máy đào Kobelco nhập khẩu chỉ đứng sau Komatsu và Daewoo (Komat su 288 chiếc, Daewoo 215 chiếc, Kobelco 122 chiếc), hứa hẹn trong tương lai sẽ còn tăng nhiều về số lượng.
Cùng với sự tăng nhanh về số lượng các loại máy xúc đào nhập khẩu thì vấn đề bảo dưỡng, sửa chữa chúng trong suốt thời gian làm việc là điều cần được quan tâm, trong đó truyền động thủy lực là loại truyền động chính trên các máy đào hiện nay. Vì vậy mà em chọn đề tài “Khảo sát hệ thống truyền động thủy lực trên máy đào Kobelco SK-200”, ngoài việc củng cố thêm những kiến thức đã học, nâng cao hiểu biết về khả năng ứng dụng của truyền động thủy lực trên tất cả các lĩnh vưc, đặc biệt là lĩnh vực máy công trình, còn có thể tìm hiểu kỹ hơn về cách vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa một loại máy đào nhằm phục vụ tốt hơn cho quá trình công tác sau này.
88 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3370 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Khảo sát hệ thống truyền động thủy lực trên máy đào Kobelco SK-200, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Cùng với sự phát triển chung của đất nước, cơ sở hạ tầng cho ngành giao thông vận tải nói riêng và trên tất cả các lĩnh vực kinh tế xã hội nói chung đang phát triển rộng khắp. Để phục vụ cho lĩnh vực này, máy công trình là một trong những công cụ chủ lực, góp phần nâng cao năng suất và chất lượng các công trình.
Ngày nay khoa học công nghệ của thế giới nói chung và nước ta nói riêng đã và đang phát triển mạnh; đặc biệt là điều khiển tự động bằng thủy lực, khí nén, điện cũng như điện tử. Trên các máy công trình ngày nay cũng được hiện đại hóa không chỉ với hệ điều khiển mà cả hệ truyền lực, hầu như tất cả chức năng điều khiển và truyền động đều bằng thủy lực. Đề tài đồ án tốt nghiệp em chọn cũng theo xu hướng này, tên đề tài là “Khảo sát hệ thống truyền động thủy lực trên máy đào Kobelco SK-200”. Đề tài tốt nghiệp sẽ giúp em củng cố thêm những kiến thức đã học, nâng cao và hiểu sâu hơn về khả năng ứng dụng của truyền động thủy lực trên tất cả các lĩnh vực. Đặc biệt trong lĩnh vực máy công trình, truyền động thủy lực đã thay thế các truyền động cơ khí cổ điển.
Được sự giúp đỡ tận tình của thầy Nguyễn Võ Đạo cùng cô Phạm Thị Kim Loan, quý thầy cô cùng các bạn; với sự nỗ lực và cố gắng của bản thân, sau hơn ba tháng em đã hoàn thành đề tài tốt nghiệp của mình. Vì thời gian có hạn, kinh nghiệm thực tế chưa nhiều, nên không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được quý thầy cô đóng góp thêm ý kiến để đề tài của em được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng, em xin cảm ơn thầy giáo hướng dẫn Nguyễn Võ Đạo cùng cô Phạm Thị Kim Loan, quý thầy cô trong khoa Cơ khí giao thông và trong trường Đại học Bách khoa đã tận tình hướng dẫn, giáo dục đào tạo em trong suốt 5 năm ở dưới mái trường Đại học.
Mục đích, ý nghĩa của đề tài
Như chúng ta đã biết, nền kinh tế nước ta đang có những bước phát triển vượt bậc và ngày càng hội nhập vào sự phát triển chung của nền kinh tế thế giới. Vì vậy mà các cơ sở hạ tầng ngày càng được quan tâm đầu tư mạnh mẽ và có kế hoạch để thu hút nguồn đầu tư nước ngoài và đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế - xã hội nước nhà.
Và chúng ta thấy rằng, ngày nay, bất kỳ công trình xây dựng quy mô lớn nào cũng không thể thiếu vai trò hỗ trợ của các thiết bị máy móc, công cụ lao động; trong đó máy đào thủy lực đóng vai trò rất quan trọng, hầu như không thể thiếu được trong việc cơ giới hóa công tác đất. Cụ thể nó có thể phục vụ các công việc sau:
+ Trong xây dựng dân dụng và công nghiệp: đào hố móng, đào rãnh thoát nước, đào rãnh dùng để lắp đặt đường ống cấp thoát nước, đường điện ngầm, điện thoại, bốc xúc vật liệu ở các bãi, kho chứa vật liệu. Ngoài ra có lúc làm việc thay cần trục khi lắp các ống thoát nước hoặc thay các búa đóng cọc để thi công móng cọc, phục vụ thi công cọc nhồi…
+ Trong xây dựng thủy lợi: đào kênh, mương; nạo vét sông ngòi, bến cảng, ao, hồ… khai thác đất để đắp đập, đắp đê…
+ Trong xây dựng cầu đường: đào móng, khai thác đất, cát để đắp đường; nạo bạt sườn đồi để tạo ta luy khi thi công đường sát sườn núi…
+ Trong khai thác mỏ: bóc lớp đất tấm thực vật phía trên bề mặt đất; khai thác mỏ lộ thiên (than, đất sét, cao lanh, đá sau nổ mìn,…).
+ Trong các lĩnh vực khác: nhào trộn vật liệu các nhà máy hóa chất (phân lân, cao su,…). Khai thác đất cho các nhà máy gạch, sứ,… Tiếp liệu cho các trạm trộn bê tông, bê tông át phan… Bốc xếp vật liệu trong các ga tầu, bến cảng. Khai thác sỏi, cát ở lòng sông…
Ngoài ra, máy cơ sở của máy xúc một gàu có thể lắp các thiết bị thi công khác ngoài thiết bị gầu xúc như: cần trục, búa đóng cọc,…
Hiện nay trên thị trường Việt Nam có nhiều hãng sản xuất, cung cấp các loại máy xúc khác nhau như: Komatsu, Caterpiller, Kobelco, Liugong, Hitachi, Volvo, Huyndai, Daewoo… Trong đó hãng Kobelco là một trong những hãng có số lượng máy đào nhập khẩu lớn nhất vào thị trường Việt Nam trong những năm vừa qua.
Trong những chủng loại máy xây dựng được nhập khẩu về Việt Nam thì máy xúc đào luôn là chủng loại được nhập nhiều nhất. Với nhu cầu máy móc cho các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông ngày càng tăng nên trong tháng 03/2009 lượng máy xúc đào đã tăng mạnh (tăng 46% về lượng) đưa chủng loại này lần đầu tiên kể từ tháng 07/2008 đạt con số nhập khẩu trên 1000 chiếc/tháng. Trong đó số lượng máy đào Kobelco nhập khẩu chỉ đứng sau Komatsu và Daewoo (Komat su 288 chiếc, Daewoo 215 chiếc, Kobelco 122 chiếc), hứa hẹn trong tương lai sẽ còn tăng nhiều về số lượng.
Cùng với sự tăng nhanh về số lượng các loại máy xúc đào nhập khẩu thì vấn đề bảo dưỡng, sửa chữa chúng trong suốt thời gian làm việc là điều cần được quan tâm, trong đó truyền động thủy lực là loại truyền động chính trên các máy đào hiện nay. Vì vậy mà em chọn đề tài “Khảo sát hệ thống truyền động thủy lực trên máy đào Kobelco SK-200”, ngoài việc củng cố thêm những kiến thức đã học, nâng cao hiểu biết về khả năng ứng dụng của truyền động thủy lực trên tất cả các lĩnh vưc, đặc biệt là lĩnh vực máy công trình, còn có thể tìm hiểu kỹ hơn về cách vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa một loại máy đào nhằm phục vụ tốt hơn cho quá trình công tác sau này.
Tổng quan về các phương pháp truyền động trên máy đào
Truyền động cơ khí
Đây là phương pháp truyền động quen thuộc và có một thời gian dài từng được coi là hình thức truyền động quan trọng nhất. Những kiểu truyền động này bao gồm: truyền động bánh răng, truyền động xích, truyền động bánh vít.
+ Truyền động bánh răng: loại truyền động này thường được sử dụng rộng rãi nhất . Người ta thường dùng nó để truyền chuyển động quay cho trục ra. Tùy theo cách bố trí trục ra song song hoặc lệch góc mà người ta sử dụng bánh răng trụ hoặc bánh răng côn. Loại truyền động này vẫn còn được sử dụng trong các bộ giảm tốc.
+ Truyền động xích: là cơ cấu truyền chuyển động giữa các trục song song nhờ dây xích ăn khớp vào các răng của hai đĩa xích. Căn cứ vào số dãy răng trên đĩa xích chủ động và bị động mà ta có truyền động xích một dãy hoặc nhiều dãy.
+ Truyền động bánh vít: Với phương pháp truyền động này ta có thể truyền chuyển động quay giữa hai trục chéo nhau là trục vít và bánh vít đối tiếp với nó. Bộ truyền động bánh vít có đặc điểm kích thước nhỏ gọn, tỷ số truyền lớn, làm việc êm và không ồn, có khả năng tự hãm; nhưng hiệu suất thấp, nhiệt sinh nhiều phải dùng các biện pháp làm nguội, vật liệu làm bánh vít tương đối đắt tiền để giảm ma sát.
Nhìn chung bộ truyền động cơ khí có những ưu, nhược điểm sau:
Ưu điểm:
Cấu tạo tương đối đơn giản
Chế tạo dễ dàng
Làm việc chắc chắn, có khả năng chịu tải lớn
Giá thành chế tạo rẻ
Nhược điểm:
Kích thước bộ truyền lớn, trọng lượng nặng
Làm việc gây tiếng ồn lớn
Khi truyền công suất đi xa thường tổn thất công suất do ma sát và quán tính lớn
Tốc độ và mô men xoắn được biến đổi theo cấp
Truyền động thủy lực (TĐTL)
Truyền động thủy lực là phương pháp truyền động được sử dụng phổ biến hiện nay và trở thành một trong những khuynh hướng phát triển của loại máy này.
Theo nguyên lý làm việc truyền động thủy lực được chia làm hai loại: truyền động thủy động và truyền động thủy tĩnh (truyền động thể tích).
+ Truyền động thủy động: với phương pháp truyền động này không có mối liên hệ cứng giữa khâu chủ động và khâu bị động. Để truyền chuyển động tới khâu bị động (trục tuabin), động năng được sử dụng làm quay bánh bơm. Ở đây, trục bánh bơm quay được nhờ nhận trực tiếp chuyển động quay của trục động cơ hoặc cơ năng khác.
+ Truyền động thể tích: là phương pháp truyền động có chức năng đảm bảo mối liên hệ cứng (trong giới hạn không thể nén được của chất lỏng) giữa khâu chủ động và khâu bị động của bộ truyền động thủy lực, có truyền dẫn năng lượng do bơm tạo ra đến bộ phận chấp hành (xy lanh thủy lực hoặc động cơ thủy lực) qua chất lỏng công tác để truyền vào một khoang kín.
Ưu, nhược điểm của phương pháp truyền động thủy lực:
Ưu điểm:
Dễ thực hiện điều chỉnh vô cấp và tự động điều chỉnh vận tốc chuyển động của bộ phận làm việc trong máy ngay cả khi máy đang làm việc
Truyền động công suất làm việc lớn và xa
Cho phép đảo chiều chuyển động của các bộ phận làm việc của máy dễ dàng
Có thể đảm bảo cho máy làm việc ổn định không phụ thuộc vào sự thay đổi tải trọng ngoài
Kết cấu gọn nhẹ, có quán tính nhỏ do trọng lượng trên một đơn vị công suất của truyền động nhỏ
Do chất lỏng làm việc trong truyền động thủy lực là dầu khoáng nên có điều kiện bôi trơn tốt các chi tiết
Truyền chuyển động êm hầu như không có tiếng ồn
Độ tin cậy và độ bền cao
Điều khiển nhẹ nhàng
Nhược điểm:
Khó làm kín các bộ phận làm việc, chất lỏng làm việc dễ bị rò rỉ hoặc không khí dễ bị lọt vào, làm giảm hiệu suất và tính chất làm việc ổn định của truyền động
Vận tốc truyền động bị hạn chế vì phải đề phòng hiện tượng va đập thủy lực, tổn thất cột áp, tổn thất công suất lớn và xâm thực
Yêu cầu chất lỏng làm việc tương đối phức tạp, độ nhớt phải thích hợp ít thay đổi khi nhiệt độ và áp suất thay đổi
Áp lực dầu công tác khá cao đòi hỏi công nghệ chế tạo đạt độ chính xác cao, do đó giá thành của bộ truyền động thủy lực đắt hơn các bộ truyền động khác.
Các thông số kỹ thuật của máy đào Kobelco SK-200
Đặc điểm kỹ thuật của máy đào Kobelco SK-200
Bảng 3-1: Các đặc điểm kỹ thuật của máy đào Kobelco SK-200
Dung tích gàu
m3
0,7
Phạm vi làm việc của gàu
m3
0,45(1,1
Trọng lượng toàn bộ
tấn
18,7 (loại bánh xích rộng 600 mm)
Năng suất
Tốc độ quay
Vòng/phút
13
Tốc độ di chuyển
km/h
4 (số 1)
5,5 (số 2)
Khả năng leo dốc
%
70 (350)
Lực
đào
Gàu
tấn
11,0
Tay cần
tấn
10,4
8,9
8,2
Độ dài tay cần
mm
2400
2940
3300
Lực kéo
tấn
11,5/16,3
Kích thước
tổng quát
Chiều dài tay cần
mm
2400
2940
3300
Chiều dài toàn bộ
mm
9310
9320
9310
Bề rộng toàn bộ
mm
2800
2800
2800
Chiều cao toàn bộ
mm
3060
2910
2890
Khoảng sáng gầm
mm
465
465
465
Bánh xích
Chiều dài toàn bộ của xích
mm
4070
Khoảng cách tâm của máy
mm
2200
Khoảng cách tâm của xích
mm
3280
Bề rộng của mắt xích /
Áp lực lên mặt đất
mm;
KG/cm2
Đế có gân
600 / 0,44
800 / 0,34
Đế tam giác
900 / 0,30
Động cơ
Hãng sản xuất / kiểu mẫu
MITSUBISHI 6D31T
Loại
4 kỳ làm mát bằng nước, phun trực
tiếp, tuabin tăng áp bằng khí xả
Công suất đầu ra
ps;vg/ph
135/ 2150
Mô men lớn nhất
KGm;vg/ph
47 / 1700
Số xi lanh – D x S
mm
6 – 100 x 105
Dung tích tổng cộng
cc
4948
Tiêu thụ nhiên liệu
g / psh
165
Trọng lượng khô
KG
440
Sức chứa thùng nhiên liệu
L
300
Đặc điểm kỹ thuật các cấu thành hệ thống truyền động thủy lực (HTTĐTL) trên máy đào Kobelco SK-200
Bảng 3-2: Các đặc điểm kỹ thuật của các cấu thành HTTĐ thủy lực SK-200
Bơm thủy lực
Sản suất
KAWASAKI HEAVY
Mẫu
K3V112DT-123R-9C09
Bơm chính
Loại
Bơm piston thay đổi lưu lượng
Lưu lượng riêng
cc/vòng
97,2 / 2
Lưu lượng cực đại
L/phút
208 / 2
Áp suất
KG/cm2
290 (350 tăng áp di chuyển)
Bơm điều khiển
Loại
Bơm bánh răng
Lưu lượng riêng
cc/phút
9,08
Lưu lượng cực đại
L/phút
19,4
Áp suất làm việc
KG/cm2
50
Trọng lượng
KG
125 + 1,6
Van phân phối
Sản xuất
KAWASAKI HEAVY
Mẫu
KMX15C / 23015
Áp suất làm việc của van an toàn
KG/cm2
290
Hệ điều khiển
Điều khiển từ xa
Trọng lượng
KG
127 (5 van); 19 (1 van)
Mô tơ quay toa
Sản xuất
KAWASAKI HEAVY
Mẫu
M2X150AOB-10A-02
Loại
Pit tông hướng trục
Lưu lượng riêng
cc/vòng
148,5
Áp suất làm việc
KG/cm2
250
Tỷ số giảm tốc
13,287
Bôi trơn
L
12
Trọng lượng
KG
225
Mô tơ di chuyển
Sản xuất
NIPPON AIR BRAKE
Mẫu
MV150/110Z
Loại
Pit tông hướng trục
Lưu lượng riêng
cc/vòng
114,1 / 156,6
Áp suất làm việc của van hãm
KG/cm2
350
Tỷ số của bộ giảm tốc
40,67
Dầu bôi trơn
L
6
Trọng lượng
KG
290
Van điều khiển
Sản xuất
KAWASAKI HEAVY
Mô men hoạt động
KGcm
6
Góc công tác
Độ
25 (cổng 2,4) 19 (cổng 1,3)
Trọng lượng
KG
6,4
Xy lanh
Sản xuất
NIPPON AIR BRAKE
Cần
Lỗ x Cần x Hành trình
mm
(125 x (85 x 1290
Số lượng
2
Trọng lượng
KG
170
Tay cần
Lỗ x Cần x Hành trình
mm
(145 x (100 x 1453
Số lượng
1
Trọng lượng
KG
250
Gàu
Lỗ x Cần x Hành trình
mm
(120 x (80 x 1110
Số lượng
1
Trọng lượng
KG
135
Sức chứa của thùng dầu thủy lực
L
150
Trọng lượng các cấu thành của máy đào Kobelco SK-200
Bảng 3-3: Trọng lượng của các cấu thành (trọng lượng khô); Đơn vị: KG
Toàn bộ máy
18700
Cụm phía trên
Đối trọng
Cabin
Xy lanh cần
Động cơ, bộ tản nhiệt
Cụm bơm
Van phân phối
Thùng nhiên liệu
Thùng dầu thủy lực
Mô tơ quay toa và bộ giảm tốc
8660
3850
260
205
550
260
130
95
170
235
Cụm phía dưới
Bàn quay
Mô tơ di chuyển và bộ giảm tốc
Cụm bánh sao dẫn hướng
Cụm bánh tỳ dưới
Cụm bánh tỳ trên
Cụm bánh sao chủ động
Bánh xích
Khớp nối
Mắt xích với cụm đế 600 mm
Mắt xích với cụm đế 800 mm
6780
245
305 x 2
115 x 2
34 x 14
18 x 4
95 x 2
115
30
1275 x 2
1570 x 2
Phụ tùng
Cụm gàu xúc (0,7 m3)
Cụm tay cần (2,94 m)
Tay cần
Xy lanh điều khiển gàu
Khâu nối đệm
Khâu nối gàu xúc
Chốt (để lắp ghép xy lanh tay cần và gàu)
Cụm cần
Cần
Xy lanh tay cần
Chốt (lắp ghép tay cần)
3265
620
1000
620
145
60
90
50
1635
1330
270
20
Dầu, mỡ, nước làm mát…
Dầu thủy lực, dầu máy
Nhiên liệu
Nước làm mát
525
255
250
20
Khả năng làm việc với các loại thiết bị công tác
Kích thước các thiết bị công tác
a/ Kích thước cần
A: Chiều dài cần
B: Chiều rộng chân cần
C: Chiều rộng phía trong đầu cần
D: Chiều rộng phía ngoài đầu cần
E: Chiều cao của chốt định tâm
F: Chiều cao của chốt lắp xy lanh tay cần
G: Khoảng cách các chốt ở phần bướu cần
H: Khoảng cách các chốt ở phần giá đỡ
I: Chiều rộng phía trong của xy lanh tay cần
d1: Đường kính của chốt chân cần
d2: Đường kính của chốt xy lanh cần
d3: Đường kính của chốt đầu cần
d4: Đường kính của chốt xy lanh tay cần
b/ Kích thước tay cần
A: Chiều dài tay cần
D,E: Khoảng cách giữa chốt bướu và chốt giá đỡ
D1, D2, D3: Đường kính trong của ống lót
F: Khoảng cách giữa các chốt của bướu
G, H: Chiều cao giữa chốt bướu và chốt giá đỡ
J: Chiều rộng của đầu tay cần (với bạc lót)
K, M: Chiều rộng của ống lót
L: Chiều rộng của đầu tay cần
N, O: Chiều rộng phía trong của giá đỡ
P: Chiều dài của bản lề
Q: Chiều dài của cần đẩy
d1, d2, d3, d4, d5: Đường kính của chốt
c/ Kích thước gàu
A: Khoảng cách giữa các chốt của giá đỡ
B: Khoảng cách từ chốt giá đỡ tới đỉnh răng gàu
D: Chiều rộng bên ngoài của giá đỡ
E: Chiều rộng bên trong của giá đỡ
F: Chiều rộng ngoài của lưỡi cắt
I, IO: Bước răng gàu
d1, d2: Đường kính của chốt
Bảng 4-1: Bảng giá trị kích thước của thiết bị công tác trên máy đào SK-200 [mm]
Cần
Tay cần
Gàu [m3]
5,6 m
2,4m
2,94m
3,3m
0,45
0,6
0,7
0,8
0,9
1,1
A
5600
2400
2940
3300
430
430
430
430
430
430
B
680
-
-
-
R1450
R1450
R1450
R1450
R1450
R1450
C
353
-
-
-
-
-
-
-
-
-
D
490
R840
R815
R815
399
399
399
399
399
399
D1
-
(95
(95
(95
-
-
-
-
-
-
D2
-
(85
(85
(85
-
-
-
-
-
-
D3
-
(95
(95
(95
-
-
-
-
-
-
E
1025
R2208
R2206
R2206
327
327
327
327
327
327
F
1165
R420
R420
R420
837
1064
1157
1282
1407
1547
G
R2466
681
601
600
-
-
-
-
-
-
H
R2700
352.3
272
238.5
-
-
-
-
-
-
I
122
-
-
-
I
287
200
223
255
230
280
J
-
325
325
325
IO
287
200
223
254
237
280
K
-
305
305
305
L
-
325
325
325
M
-
352
352
352
N
-
122
122
122
O
-
102
102
102
P
-
646
646
666
Q
-
640
640
640
d1
(70
(80
(80
(80
(80
(80
(80
(80
(80
(80
d2
(75
(70
(70
(70
(80
(80
(80
(80
(80
(80
d3
(70
(85
(85
(85
-
-
-
-
-
-
d4
(70
(80
(80
(80
-
-
-
-
-
-
d5
-
(80
(80
(80
-
-
-
-
-
-
Cự ly làm việc
Bảng 4-2: Cự ly làm việc với các loại thiết bị đào gàu nghịch [m]
Loại thiết bị
Cự ly
Tay cần
2,4 m;
Gàu
0,8 m3
Tay cần
2,94 m;
Gàu
0,7 m3
Tay cần
3,3 m;
Gàu
0,6 m3
Tay cần
2,4 m + 1,5 m
nối dài;
0,45 m3 gàu
Tay cần
2,94 m + 1,5 m
nối dài;
0,45 m3 gàu
A: Tầm với đào xa nhất
9,39
9,85
10,14
10,79
11,26
A’: Tầm với xa nhất
ở mức chuẩn
9,21
9,68
9,98
10,64
11,11
B: Độ sâu đào lớn nhất
6,12
6,67
7,02
7,64
8,18
C: Độ cao đào lớn nhất
9,43
9,59
9,62
10,14
10,28
D: Cự ly đổ cao nhất
6,59
6,76
6,82
7,30
7,45
E: Cự ly đổ thấp nhất
2,87
2,33
1,97
1,35
0,81
F: Độ sâu đào thẳng góc
5,46
6,00
6,19
6,97
7,48
G: Bán kính quay nhỏ nhất
3,59
3,48
3,52
3,35
3,48
H: Độ cao ở bán kính quay
nhỏ nhất
7,59
7,54
7,54
7,59
7,54
I: Độ cao ở đáy đào phẳng
5,90
6,46
6,82
7,50
8,05
K: Khoảng đặt gàu ngang
4,08
5,24
5,90
6,37
7,65
L: Khoảng đào gần nhất
2,98
2,28
1,91
2,09
1,29
Bảng 6-3: Cự ly làm việc với các loại thiết bị đào gàu thuận [m]
Loại thiết bị
Cự ly
Tay cần
2,4 m;
Gàu
0,8 m3
Tay cần
2,94 m;
Gàu
0,7 m3
Tay cần
3,3 m;
Gàu
0,6 m3
Tay cần
2,4 m + 1,5 m
nối dài;
0,45 m3 gàu
Tay cần
2,94 m + 1,5 m
nối dài;
0,45 m3 gàu
A: Tầm với đào xa nhất
9,50
9,96
10,25
10,90
11,37
A’: Tầm với xa nhất
ở mức chuẩn
9,33
9,79
10,09
10,75
11,23
B: Độ sâu đào lớn nhất
6,23
6,77
7,13
7,75
8,29
C: Độ cao đào lớn nhất
9,60
9,77
9,83
10,31
10,46
D: Cự ly đổ cao nhất
6,51
6,66
6,71
7,23
7,36
D’: Cự ly đổ cao nhất (450)
6,37
6,63
6,72
6,88
7,18
E: Cự ly đổ nhỏ nhất
2,76
2,22
1,86
1,24
0,70
F: Bán kính quay nhỏ nhấ