Cùng với sự phát triển của đất nước, ngày nay các công trình xây dựng đã phát triển một cách nhanh chóng và toàn diện ở nước ta. Chúng ta cần có những cơ sở hạ tầng rộng khắp phục vụ đắc lực cho mọi hoạt động kinh tế và quốc phòng của nước nhà. Các công trình đó đòi hỏi sự cơ giới hoá ở mức cao nhằm giảm sức lao động và tăng tính hiệu quả kinh tế.
Trước những nhu cầu đó, cần phải có những lựa chọn hợp lý đối với các phương tiện thi công cơ giới cần thiết. Trong đó, máy xúc vạn năng đóng vai trò rất quan trọng và gần như không thể thiếu trong các công trình xây dựng.
Máy xúc vạn năng được sử dụng rộng rãi bởi vì chúng dễ thích nghi với nhiều loại công việc nhờ sử dụng các thiết bị công tác thay thế, các loại truyền động và các bộ phận di chuyển khác nhau. Trong số đó, máy xúc thuỷ lực đạt năng suất lớn hơn so với các loại máy tương tự có cùng kích thước và mức độ cơ giới cũng tăng lên một cách đáng kể khi sử dụng vào các công việc làm đất khác nhau.
Để đáp ứng cho những công trình trên, hàng loạt máy xây dựng hiện đại có tính năng tiên tiến được nhập vào Việt Nam chủ yếu từ các nước: Nhật, Hàn Quốc, Mỹ, Đức, Liên Xô cũ.v.v. Tuỳ theo yêu cầu công việc và khả năng đầu tư mà các doanh nghiệp có những lựa chọn phù hợp cho mình.
Trong quá trình thực tập tốt nghiệp em đã tìm hiểu về máy xúc thuỷ lực một gàu vạn năng nên em đã chọn đề tài tốt nghiệp: “Khảo sát hệ thống TĐTL trên máy xúc một gàu vạn năng EO - 4121A" để được tìm hiểu kỹ hơn, nắm vững cách sử dụng vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa nhằm phục vụ tốt hơn cho quá trình công tác sau khi tốt nghiệp.
102 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3958 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Khảo sát hệ thống truyền động thủy lực trên máy xúc một gàu vạn năng EO-4121A, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Cùng với sự phát triển chung của đất nước, cơ sở hạ tầng cho nghành giao thông vận tải nói riêng và trên tất cả các lĩnh vực kinh tế xã hội nói chung đang phát triển rộng khắp. Để phục vụ cho lĩnh vực này, máy công trình là một trong những công cụ chủ lực, góp phần nâng cao năng suất và chất lượng các công trình.
Ngày nay khoa học công nghệ của thế giới nói chung và nước ta nói riêng đã và đang phát triển mạnh; đặc biệt là điều khiển tự động bằng thủy lực, khí nén, điện cũng như điện tử. Trên các máy công trình ngày nay cũng được hiện đại hóa không chỉ với hệ điều khiển mà cả hệ truyền lực, hầu như tất cả các chức năng điều khiển và truyền động đều bằng thủy lực. Đồ án tốt nghiệp em được giao cũng theo hướng này, tên đề tài là “Khảo sát hệ thống truyền động thủy lực trên máy xúc một gàu vạn năng EO-4121A “. Đề tài tốt nghiệp sẽ giúp em cũng cố kiến thức đã học, nâng cao và hiểu sâu hơn về khả năng ứng dụng của truyền động thủy lực trên tất cả các lĩnh vực. Đặc biệt trong lĩnh vực máy công trình, truyền động thủy lực đang dần dần thay thế các truyền động cơ khí cổ điển.
Được sự giúp đỡ tận tình của cô giáo hướng dẫn Phạm Thị Kim Loan, quí thầy cô cùng các bạn; với sự nỗ lực và cố gắng của bản thân, sau hơn ba tháng em đã hoàn thành đề tài tốt nghiệp của mình.Vì thời gian có hạn, kinh nghiệm chưa nhiều, nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được quí thầy cô đóng góp thêm ý kiến để đề tài của em được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng, em xin cảm ơn cô giáo hướng dẫn Phạm Thị Kim Loan, quí thầy cô trong khoa Cơ khí Giao thông và trong trường Đại học Bách Khoa đã tận tình hướng dẫn, giáo dục đào tạo em trong suốt năm năm ở dưới mái trường Đại học.
Đà Nẵng, ngày 20 tháng 9 năm 2006
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Quốc Oai
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
MỤC LỤC
1.Ý NGHĨA KINH TẾ - XÃ HỘI ĐỀ TÀI
2. GIỚI THIỆU CÁC PHƯƠNG PHÁP TRUYỀN ĐỘNG ĐỘNG LỰC CỦA MÁY XÚC VẠN NĂNG
2.1.TRUYỀN ĐỘNG CƠ KHÍ
2.1.1.Truyền động bánh răng
2.1.2.Truyền động xích
2.1.3.Truyền động bánh vít
2.2.TRUYỀN ĐỘNG THUỶ LỰC
2.2.1.Truyền động thuỷ động
2.2.2.Truyền động thể tích
3. CÁC THÔNG SỐ KỸ THUẬT CỦA MÁY XÚC EO - 4121A
3.1.CẤU TẠO CHUNG
3.2.CÁC THÔNG SỐ KỸ THUẬT CHÍNH CỦA MÁY XÚC
4.HỆ THỐNG TRUYỀN ĐỘNG THUỶ LỰC MÁY XÚC EO - 4121A
4.1.HỆ THỐNG THUỶ LỰC
4.1.1.Các sơ đồ dẫn động thuỷ lực trên các máy xúc thuỷ lực
4.1.2. Hệ thống thuỷ lực máy xúc EO - 4121A với thiết bị gàu ngược
4.2. BƠM CHÍNH - CẤU TRÚC HOẠT ĐỘNG CỦA BƠM
4.2.1. Nhiệm vụ
4.2.2. Phân loại
4.2.3.Bơm chính
4.3.CƠ CẤU TRUNG GIAN
4.3.1. Bộ phân phối thuỷ lực
4.3.2. Các loại van
4.3.3. Hệ thống điều khiển
4.4. CƠ CẤU CHẤP HÀNH
4.4.1. Xylanh thuỷ lực
4.4.2. Động cơ thuỷ lực
4.4.3. Cơ cấu quay bàn quay
4.4.4. Cơ cấu di chuyển
4.5.THIẾT BỊ THUỶ LỰC PHỤ
4.5.1. Bình chứa
4.5.2. Bầu lọc
4.5.3. Thiết bị làm mát
5. TÍNH TOÁN VÀ KIỂM NGHIỆM BỀN NĂM RĂNG GÀU XÚC THỦY LỰC MỘT GÀU VẠN NĂNG EO - 4121A:
5.1. Ý NGHĨA CỦA VIỆC TÍNH TOÁN SỨC BIỀN RĂNG GÀU………………
5.2. Các thông số tính toán và sơ đồ phân tích lực...................................................
6.VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA MÁY XÚC THUỶ LỰC
6.1.VẬN HÀNH MÁY XÚC
6.1.1. Điều khiển máy xúc
6.1.2. Vận chuyển máy xúc
6.1.3.Tổ chức thi công
6.2. BẢO DƯỠNG KỸ THUẬT MÁY XÚC
6.3. SỬA CHỮA VÀ THAY THẾ THIẾT BỊ CÔNG TÁC CỦA MÁY XÚC
6.3.1. Sửa chữa máy xúc
6.3.2. Thay thế các thết bị công tác
6.4. KỸ THUẬT AN TOÀN MÁY XÚC
6.4.1. Kỹ thuật an toàn của máy xúc khi làm việc
6.4.2. Các biện pháp phòng hỏa
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Ý NGHĨA KINH TẾ - XÃ HỘI ĐỀ TÀI:
Cùng với sự phát triển của đất nước, ngày nay các công trình xây dựng đã phát triển một cách nhanh chóng và toàn diện ở nước ta. Chúng ta cần có những cơ sở hạ tầng rộng khắp phục vụ đắc lực cho mọi hoạt động kinh tế và quốc phòng của nước nhà. Các công trình đó đòi hỏi sự cơ giới hoá ở mức cao nhằm giảm sức lao động và tăng tính hiệu quả kinh tế.
Trước những nhu cầu đó, cần phải có những lựa chọn hợp lý đối với các phương tiện thi công cơ giới cần thiết. Trong đó, máy xúc vạn năng đóng vai trò rất quan trọng và gần như không thể thiếu trong các công trình xây dựng.
Máy xúc vạn năng được sử dụng rộng rãi bởi vì chúng dễ thích nghi với nhiều loại công việc nhờ sử dụng các thiết bị công tác thay thế, các loại truyền động và các bộ phận di chuyển khác nhau. Trong số đó, máy xúc thuỷ lực đạt năng suất lớn hơn so với các loại máy tương tự có cùng kích thước và mức độ cơ giới cũng tăng lên một cách đáng kể khi sử dụng vào các công việc làm đất khác nhau.
Để đáp ứng cho những công trình trên, hàng loạt máy xây dựng hiện đại có tính năng tiên tiến được nhập vào Việt Nam chủ yếu từ các nước: Nhật, Hàn Quốc, Mỹ, Đức, Liên Xô cũ.v.v... Tuỳ theo yêu cầu công việc và khả năng đầu tư mà các doanh nghiệp có những lựa chọn phù hợp cho mình.
Trong quá trình thực tập tốt nghiệp em đã tìm hiểu về máy xúc thuỷ lực một gàu vạn năng nên em đã chọn đề tài tốt nghiệp: “Khảo sát hệ thống TĐTL trên máy xúc một gàu vạn năng EO - 4121A" để được tìm hiểu kỹ hơn, nắm vững cách sử dụng vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa nhằm phục vụ tốt hơn cho quá trình công tác sau khi tốt nghiệp.
2. GIỚI THIỆU CÁC PHƯƠNG PHÁP TRUYỀN ĐỘNG CỦA MÁY XÚC VẠN NĂNG:
2.1.TRUYỀN ĐỘNG CƠ KHÍ:
Đây là phương pháp truyền động quen thuộc và đã có một thời gian dài được coi là hình thức truyền động quan trọng nhất. Những kiểu truyền động này bao gồm: truyền động bánh răng, truyền động xích, truyền động bánh vít.
2.1.1.Truyền động bánh răng:
Loại truyền động này được sử dụng rộng rãi nhiều nhất. Người ta dùng nó để truyền chuyển động quay cho trục ra. Tuỳ theo cách bố trí trục ra song song hoặc lệch góc với trục mà người ta sử dụng bánh răng trụ hoặc bánh răng côn.
2.1.2.Truyền động xích:
Là cơ cấu truyền chuyển động giữa các trục song song nhờ dây xích ăn khớp vào các răng của hai đĩa xích. Căn cứ vào số răng trên đĩa xích chủ động và bị động mà ta có truyền động xích một dãy hoặc nhiều dãy.
2.1.3.Truyền động bánh vít:
Với phương pháp truyền động ta có thể truyền chuyển động quay giữa hai trục chéo nhau thì trục vít và bánh vít đối tiếp với nó. Bộ truyền động bánh vít có đặc diểm kích thước nhỏ gọn nhưng tỷ số truyền lớn. Truyền động bánh vít có hiệu suất thấp và chóng bị mài mòn.
Nhìn chung, bộ truyền động cơ khí có những ưu, nhược điểm sau:
Ưu điểm:
Cấu tạo tương đối đơn giản
Chế tạo dễ dàng
Làm việc chắc chắn, có khả năng chụi tải lớn
Giá thành chế tạo rẻ
Nhược điểm:
Kích thước bộ truyền lớn, trọng lượng nặng
Bộ truyền thường có kết cấu rất phức tạp
Làm việc gây tiếng ồn lớn
Khi truyền công suất đi xa tiêu hao công suất do ma sát và quán tính lớn
Tốc độ và momen xoắn được biến đổi theo cấp
Khi cần thiết phải điều chỉnh tốc độ trong phạm vi rộng
2.2.TRUYỀN ĐỘNG THUỶ LỰC:
Truyền động thuỷ lực là phương pháp truyền động được sử dụng rất phổ biến và trở thành một trong những khuynh hướng phát triển của loại máy này.
Theo nguyên lý làm việc truyền động thuỷ lực được chia ra làm hai loại:
Truyền động thuỷ động
Truyền động thuỷ tĩnh (hay còn gọi là truyền động thể tích)
2.2.1.Truyền động thuỷ động:
Với phương pháp truyền động này không có mối liên hệ cứng giữa khâu chủ động và khâu bị động. Để truyền năng lượng tới khâu bị động (trục tuabin) động năng được sử dụng làm quay bánh bơm. Ở đây, trục bánh bơm quay được nhờ nhận trực tiếp chuyển động quay của trục động cơ hoặc cơ năng khác.
2.2.2.Truyền động thể tích:
Là phương pháp truyền động có chức năng đảm bảo mối liên hệ cứng (trong giới hạn không thể nén được của chất lỏng) giữa khâu chủ động và bị động của bộ truyền động thuỷ lực, có truyền dẫn năng lượng do bơm tạo ra đến động cơ thuỷ lực (xy lanh thuỷ lực hoặc động cơ thuỷ lực) qua chất lỏng công tác để truyền vào một khoang kín.
Ưu, nhược điểm của phương pháp truyền động thuỷ lực:
Ưu điểm:
Dễ thực hiện điều chỉnh vô cấp và tự động điều chỉnh vận tốc chuyển động của bộ phận làm việc trong máy ngay cả khi máy đang làm việc
Truyền động công suất làm việc lớn và xa
Cho phép đảo chiều chuyển động các làm việc của máy dễ dàng
Có thể đảm bảo cho máy làm việc ổn định không phụ thuộc vào sự thay đỗi tải trọng ngoài
Kết cấu gọn nhẹ, có quán tính nhỏ do trọng lượng trên một đơn vị công suất của truyền động nhỏ
Do chất lỏng làm việc trong truyền động thuỷ lực là dầu khoáng nên có điều kiện bôi trơn tốt các chi tiết
Truyền chuyển động êm hầu như không có tiếng ồn
Độ tin cậy và độ bền cao
Điều khiển nhẹ nhàng
Nhược điểm:
Khó làm kín các bộ phận làm việc, chất lỏng làm việc dễ bị rò rĩ hoặc không khí dễ lọt vào, làm giảm hiệu suất và tính chất làm việc ổn định của truyền động
Vận tốc truyền động bị hạn chế vì phải đề phòng hiện tượng va đập thuỷ lực, tổn thất cột áp, tổn thất công suất lớn và xâm thực
Yêu cầu chất lỏng làm việc tương đối phức tạp, độ nhớt phải thích hợp ít thay đổi khi nhiệt độ và áp suất thay đổi
Áp lực dầu công tác khá cao đòi hỏi vật liệu và công nghệ chế tạo đạt độ chính xác cao, do đó giá thành của bộ truyền động thuỷ lực đắt hơn các bộ truyền động khác
Với các phương pháp truyền động trên, ta thấy rằng truyền động thuỷ lực có nhiều ưu diểm nên ngày càng được được sử dụng rộng rãi trên các máy xúc vạn năng. Để khắc phục một số nhược điêím của truyền động thuỷ lực nên trên các máy xúc thuỷ lực người ta thường bố trí loại truyền động liên hợp như truyền động thuỷ - cơ. Tuy vậy, toàn bộ quá trình truyền và bộ phận truyền động là thuỷ lực nên vẫn được gọi là truyền động thuỷ lực.
3. CÁC THÔNG SỐ KỸ THUẬT CỦA MÁY XÚC EO - 4121A:
Máy xúc EO - 4121A là máy xúc thuỷ lực một gàu vạn năng, được chế tạo tại Liên Xô cũ, thuộc nhóm kích thước N4 (khối lượng thao tác 1930 tấn), cơ cấu di chuyển kiểu bánh xích, thiết bị công tác được treo cứng (khớp nối - đòn bẩy), mođen thứ nhất, cải tiến lần thứ nhất(A).
3.1.CẤU TẠO CHUNG:
Hình 3.1. Cấu tạo chung máy xúc EO - 4121A
1- Gàu; 2- Tay xúc; 3- Xylanh gàu; 4- Xylanh tay xúc; 5- Cần; 6- Ống dẫn thuỷ lực; 7- Xylanh cần; 8- Buồng điều khiển; 9- Thùng dầu thuỷ lực; 10- Thiết bị động lực; 11- Bậc thang; 12- Ổ đỡ bàn quay; 13- Cơ cấu di chuyển
Cấu tạo chung của máy xúc thuỷ lực vạn năng EO - 4121A bao gồm ( hình 3.1):
Bàn quay được tỳ lên cơ cấu di chuyển (13) thông qua ổ đỡ bàn quay (12). Trên bàn quay người ta bố trí thiết bị động lực, cơ cấu quay, cơ cấu đẫn động thuỷ lực,đối trọng. Buồng điều khiển (8) được lắp đặt trên bàn quay, trong buồng điều khiển ta có bố trí ghế ngồi và các cần điều khiển hoạt động của máy xúc.
Thiết bị công tác chính của máy xúc EO - 4121A bao gồm: gàu ngược (1), tay xúc (2), cần (5). Các thiết bị này được dẫn động bởi các xylanh gàu (3), xylanh tay xúc (4), xy lanh cần (7).
Cơ cấu di chuyển (13) được dẫn động từ các môtơ thuỷ lực pittông hướng kính có mômen lớn.
3.2.CÁC THÔNG SỐ KỸ THUẬT CHÍNH CỦA MÁY XÚC:
Các thông số kỹ thuật chính củ máy xúc thuỷ lực EO - 4121A được trình bày trên các bảng 3.1; 3.2; 3.3 và hình vẽ 3.2; 3.3
Bảng 3.1. Các thông số kỹ thuật của máy xúc thuỷ lực vạn năng EO - 4121A:
TT
Tên thông số
Giá trị
Đơn vị
1
2
3
4
5
6
7
8
Loại động cơ
- Kiểu
- Mã hiệu
- Công suất
Tốc độ di chuyển
Khả năng leo dốc
Tốc độ toa quay
Áp suất dầu công tác
Các thiết bị công tác chính
- Dung tich gàu ngược
- Dung tích gàu thuận
- Dung tích gàu ngoạm
- Dung tích gàu bốc xếp
Áp suất trên nền(tính trung bình)
Khối lượng máy xúc trung bình
Diesel
A-01M
96
2,8
22
4,75
25x 10N/m
0,65;1
1;1,6;2
0,5;0,8;1
1;1,5
0,062( 0,065
18,75
KW
Km/h
Độ
V/ph
MPa
MPa
Tấn
Bảng 3.2. Các thông số kích thước:
Tên thông số
Giá trị
Đơn vị
Chiều dài của máy xúc
Chiều rộng của máy xúc
Chiều cao của máy xúc
Chiều dài toàn bộ xích
Chiều rộng toàn bộ
Chiều rộng một bản xích
6800
3000
3000
3420
2930
580
mm
mm
mm
mm
mm
mm
Hình 3.2. Sơ đồ các kích thước tổng thể máy xúc EO - 4121
Bảng :2.3. Các thông số về vùng đào máy xúc EO - 4121A
Tên thông số
Ký hiệu
Giá trị
Đơn vị
Ghi chú
Bán kính đào lớn nhất
Chiều sâu đào lớn nhất
Chiều cao dỡ tải
Chiều cao lớn nhất
9200
6500
6885
9710
mm
mm
mm
mm
Kích thước tương đương
Kích thước tương đương
Kích thước tương đương
Kích thước tương đương
Hình 3.3. Sơ đồ vùng đào máy xúc EO - 4121A
4.HỆ THỐNG TRUYỀN ĐỘNG THUỶ LỰC TRÊN MÁY XÚC EO - 4121A:
4.1.HỆ THỐNG THUỶ LỰC:
4.1.1.Các sơ đồ dẫn động thuỷ lực trên các máy xúc thuỷ lực:
4.1.1.1.Mục đích:
Sơ đồ dẫn động thuỷ lực nhằm xác định mối liên hệ về sự hoạt động giữa các thành phần của nó: bộ phận cung cấp (bơm), cơ cấu trung gian (các bộ phân phối thuỷ lực các van và các thiết bị khác), cơ cấu chấp hành (xylanh, động cơ thuỷ lực).
Máy xúc thuỷ lực một gàu vạn năng EO - 4121A là một trong những máy xúc sử dụng sơ đồ dẫn động thuỷ lực hai dòng chảy với kiểu cung cấp liên hợp: song song - nối tiếp cho các động cơ thuỷ lực.
4.1.2. Hệ thống thuỷ lực máy xúc EO - 4121A với thiết bị công tác gàu ngược:
4.1.2.1.Sơ đồ hệ thống thuỷ lực máy xúc EO - 4121A (trên hình 4.1):
Hình 4.1. Sơ đồ hệ thống thuỷ lực máy xúc EO - 4121A
Trong đó :
1, 5, 8, 22,50, 53- Thiết bị khóa thủy lực; 2- Van về 3- Bơm piston rotor hướng trục ; 4- Bình chất lỏng; 6, 45- Bơm bánh răng; 7- Van áp lực; 9, 49, 52- Đồng hồ đo áp suất; 10, 12, 38, 40, 43- Van trượt; 13, 24, 25, 44- Van an toàn; 14, 37- Khối phân phối thủy lực ba và bốn khoang; 15- Thiết bị khóa điều chỉnh; 16- Ống góp trung tâm; 17- Bộ ngắt thủy lực; 18, 19, 34- Môtơ thủy lực rotor hướng kính; 20, 23, 26, 33- Xilanh thủy lực; 21, 36, 54, 55- Van thông qua; 35, 51- Van một chiều; 41- Khoang trung gian; 42- Khóa chuyền; 46, 48- Bộ lọc; 47- Bộ tản nhiệt làm mát chất lỏng công tác;
4.1.2.2.Nguyên lý làm việc của hệ thống thuỷ lực:
Bắt đầu từ bình dầu 4 được cấp đến hai khối phân phối thủy lực 37 và 14 bằng Bơm piston rotor hướng trục kép.
Khi các van trượt của bộ phân phối thuỷ lực ở vào vị trí trung gian, ống chính có áp lực được nối thông với ống tháo, còn các khoang của các xilanh thủy lực và môtơ thủy lực thì được khóa lại. Trong trường hợp này chất lỏng được bơm poston rôtor hướng trục (3) bơm về ống tháo.
Khi các van trượt của bộ phận phối thủy lực ở vào vi tri đóng thì các bộ phận của máy xúc hoạt động.
Từ khoang A của bơm piston rotor hướng trục (3) chất lỏng công tác đi đến cơ cấu phân phối thuỷ lực ba khoang (14). Nhờ cơ cấu phân phối thuỷ lực này mà ta có thể điều khiển sự làm việc của động cơ thuỷ lực cơ cấu di chuyển bánh xích trái (18) bằng van trượt (11), điều khiển môtơ thuỷ lực (19) của bàn quay còn van trượt (10) thì phụ thuộc vào kiểu thiết bị công tác thay thế mà điều khiển: xilanh thủy lực (29) của máy xúc gàu ngược; xilanh thủy lực (32) của gàu thuận; xilanh thủy lực (28) của tay xúc gàu bốc xếp; xilanh thủy lực (20) mở đáy gàu.
Đồng thời, từ khoang B của bơm piston rotor hướng trục (3) chất lỏng công tác đi dến khối phân phối bốn khoang (37). Ở bộ phân phối này bằng sự dịch chuyển van trượt (43) ta có thể điều khiển sự làm việc của xilanh thuỷ lực (23) của cần.
Phụ thuộc vào kiểu thiết bị công tác thay thế mà van trượt (40) dùng để điều khiển xilanh thuỷ lực (29) của tay xúc gàu ngược, các xilanh thủy lực (26) và (27) của tay xúc gàu thuận và xi lanh thủy lưc (28) của tay xúc gàu bốc xếp
Van trượt (39) dùng để điều khiển: xilanh thủy lực (31) của gàu ngược xilanh thủy lực (33) của gàu ngặm xilanh thủy lực (30) của gàu bốc xếp và xilanh (32) của gàu thuận quay được.
Van trượt (38) dùng để điều khiển môtơ thủy lực (34) của cơ cấu di chuyển bánh xích bên phải
Để phối hợp hai thao tác làm việc - nâng cần và quay tay xúc hoằc gàu (theo sơ đồ nối tiếp), ở giửa các khoang công tác được bố trí van trượt (43) và (40) có lắp lắp khoang trung gian (41). Khi phối hợp các thao tác, chất lỏng công tácở các khoang cần đẩy của xilanh thủy lực cần (23) sẽ đi đến xilanh thủy lực tay xúc (29) hoặc xilanh thủy lực (31)
Nếu các van trượt của khối phân phối thủy lực (14) không đống lại thì dòng chất lỏng công tác được cung cấp từ hai khoang của bơm (3) sẽ hợp chất lại sau van một chiều (51) và được cấp vào khối thủy lực (37). Lúc này, các chuyễn động công tác được thực hiện với tốc độ nhanh gấp đôi. Các van khác nhau lắp trong hệ thống thủy lực có các công dụng như sau , van an toàn của khoang cao áp bộ phân phối thủy lực (13) được điều chỉnh đến áp lực 22 Mpa đảm bảo cho bơm (3) không bị quá tải.
Các van thông qua (55) (54) và (36) lắp trên khoang công tác cùng với van trượt (12), (11) và (38) dùng để điều khiển hành trình của máy xúc và bộ phận quay của bàn quay, đòng thời có tác dụng giảm tải cho môtơ thủy lực khỏi bị áp lực quá cao khi phanh hoặc tăng tốc. Các van (55) và (36) của cơ cấu di chuyển được điều chỉnh với áp lực 20 Mpa, còn van (54) cơ cấu quay với áp lực 16 Mpa và được cặp chì.
Van thông qua (21) được điều chỉnh với áp lực 10 Mpa và được sử dụng với thiết bị gàu ngoặm, nó dùng để thay đổi tốc độ quay êm nhẹ và ngăn ngừa lúc quá tải
Các van an toàn (24) và (25) dùng để tháo tải cho các khoang của xilanh thủy lực, các ống dẩn và các bộ phận phân phối thủy lực khỏi bị áp suất quá lớn phát sinh lúc đào bằng gàu ngược. Van (24) dùng để bảo hiểm cho khoang cần đẩy các xilanh thủy lực cần. Van (25) dùng để bảo hiển cho các khoang Pittông xilanh thủy lực tay xúc (29). Khi lắp thiết bị bốc xếp, van (25) bảo vệ khoang cần đẩy của xilanh thủy lực quay gàu (30), còn khi lắp thiết bị gàu thuận có bảo vệ khoang pittông của các xilanh thủy lực (26) và (28)
Van một chiều (35) dùng để bổ sung sự hao hụt chất lỏng công tác cho các khoang của xilanh thủy lực khi các van an toàn (24) và (25) làm việc, củng như cho các khoang của môtơ thủy lực (18), (19) và (34) khi các van thông qua (55), (54) và (36) làm việc
Van một chiều (35) được lắp trên ống dẩn nối các khoangcông tác của bộ phân phối thủy lực của các khoang tương ứng của xilanh thủy lực và môtơ thủy lực, các khoang này được nối với ống thủy lực tháo bằng các ống mềm.
Van một chiều (51) ngăn không cho chất lỏng công tác chuyển động từ khoang bơm B đến khối phân phối thủy lực (14). Chất lỏng công tác chảy từ bộ phân phối thủy lực đến ống thủy lực tháo, trên ống thủy lực tháo có mắp bộ lọc (48) dùng để lọc chất lỏng công tác và bộ tản nhiệt (47) dùng để làm mát chất lỏng công tác bằng không khí do thiết bị quạt cung cấp
Van một chiều (44) lắp trong hệ thống thủy lực song song với bộ tản nhiệt (47), nó được đặt trước bộ lọc (48) và dùng để điều chỉnh áp lực tăng quá cao trong ống thủy lực tháo, áp lực này được hình thành do lục cản ở trong bộ tản nhiệt khi nhiệt độ chất lỏng công tác thấp.
Để điều khiển phanh của cơ cấu di chuyển máy xúc và cơ cấu quay bàn quay, cũng như để xả chất lỏng công tác trong hệ thống thủy lực khi sửa chữa và bảo dưỡng kỹ thuật máy xúc, người ta dùng hệ thống thủy lực phụ bơm bánh răng (6) lắp trên động cơ được sử dung để cung cấp chất lỏng cho hệ thống thủy lực phụ đó
Thiết bị thủy lực khóa (15) dùng để điều khiển bộ phận đóng mạch thủy lực (17) của các phanh ở cơ cấu di động và cơ cáu quay bàn quay, van áp lực (7) dùng để bảo vệ bơm (6) khỏi bị quá tải.
Bơm bánh răng (45) lắp trên động cơ dùng để điều chỉnh dòng chất lỏng công tác cho hệ thống thủy lực.
Trước lúc nạp, chất lỏng công tác được lọc bằng bộ lọc (46). Việc kiểm tra tình trạng hoạt động của hệ thống thủy lực và điều chỉnh thiết bị an toàn được thực hiện nhờ đồng hồ áp lực (9), (49), (52) và các thiết bị khóa thủy lực (8), (50) và (53).
Đây cũng là một trong những khác biệt của hệ thống thuỷ lực máy xúc EO - 4121A so với các hệ thống thuỷ lực máy xúc khác: EO - 4321 (Liên Xô), CATERPILLA (Mỹ), KOMATSU (Nhật)..v..v. và rất phù hợp với những vùng có khí