Đồ án Khảo sát hệ thống truyền lực trên xe nâng hàng FG60-7

Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước việc cải tiến quy trình công nghệ, áp dụng máy móc trang thiết bị kỹ thuật hiện đại vào sản xuất đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Trong đó ngành xếp dỡ hàng hóa là một ví dụ điển hình Ngày nay, tại các công ty, xí nghiệp, nhà ga, bến cảng trang bị rất nhiều phương tiện vận tải hiện đại, việc bốc xếp hàng hóa từ khu vực này đến khu vực khác chủ yếu dựa vào các loại xe chuyên dụng, mà loại xe nâng hạ là loại xe chính đảm nhiệm vai trò này. Việc áp dụng các phương tiện vận tải chuyên dụng để thay thế sức lao động con người đã giúp cho luân chuyển hàng hóa ngày càng nhanh chóng, tăng năng suất lao động và hiệu quả kinh tế ngày càng cao. Một trong những phương tiện vận chuyển, xếp dở không thể thiếu đó là xe nâng hàng. Loại xe này có tính linh hoạt cao có thể làm việc tại khu vực có diện tích nhỏ như trong nhà kho hay trong các dây chuyền sản xuất,lắp ráp. Phổ biến nhất là xe nâng hàng FG60-7 do hãng Komatsu sản xuất. Vì những lý do trên, nên em đã chọn đề tài tốt nghiệp là: “ KHẢO SÁT VÀ TÍNH TOÁN KIỂM TRA HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC TRÊN XE NÂNG HÀNG FG60-7 ” để tìm hiểu kỹ hơn, nắm được nguyên lý làm việc của hệ thống truyền lực trên xe nâng hàng và cũng như biết được những tính năng riêng biệt và hiện đại của loại xe nâng hàng này. Từ đó có thể nắm bắt được các hư hỏng thường gặp và đề ra các phương pháp bảo trì sữa chữa kịp thời, hợp lí .

doc67 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 5053 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Khảo sát hệ thống truyền lực trên xe nâng hàng FG60-7, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Sau quá trình học tập và trang bị những kiến thức về chuyên ngành động lực, sinh viên được giao nhiệm vụ thiết kế đồ án tốt nghiệp, nhằm giúp cho sinh viên tổng hợp và khái quát lại những kiến thức đã học, từ kiến thức cơ sở đến kiến thức chuyên ngành. Qua quá trình thực hiện đồ án sinh viên tự rút ra nhận xét và kinh nghiệm cho bản thân trước khi bước vào công việc thực tế. Em được nhận đề tài tốt nghiệp: “Khảo sát hệ thống truyền lực trên xe nâng hàng FG60-7” Trong phạm vi đồ án này, em chỉ giới hạn tìm hiểu một cách tổng thể về xe nâng, các cơ cấu trên xe, đồng thời đi sâu tìm hiểu về hệ thống truyền lực, trong đó đi sâu vào tính toán, kiểm tra, mô phỏng hộp số trên loại xe nâng hàng này. Do kiến thức còn hạn chế, tài liệu tham khảo còn ít và điều kiện thời gian không cho phép nên đồ án tốt nghiệp của em không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong các thầy cô trong bộ môn chỉ bảo để đồ án em được hoàn thiện hơn. Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Nguyễn Văn Đông, cùng các thầy giáo trong bộ môn Ô tô và Máy Công trình, các thầy cô giáo trong khoa và các bạn đã giúp đỡ em để em hoàn thành đồ án này. Đà Nẵng, ngày 20 tháng 5 năm 2010 Sinh viên thực hiện Doãn Văn Lập MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 1 MỤC LỤC 2 1.1. Mục đích, ý nghĩa đề tài 4 1.2. Giới thiệu tổng thể về xe nâng hạ 5 1.2.1. Sơ đồ tổng thể xe nâng hạ NISSAN FG60-7 5 1.2.2. Các thông số kỹ thuật cơ bản của xe 6 2. TỔNG QUAN CÁC HỆ THỐNG TRÊN XE NÂNG FG60-7 9 2.1. Hệ thống động lực ( Động cơ NISAN ) 9 2.1.1. Hệ thống bôi trơn 10 2.1.2 Hệ thống làm mát 10 2.1.4 Hệ thống đánh lửa 10 2.2 Hệ thống phanh 11 2.3 Hệ thống lái 13 2.4 Bộ phận công tác 17 3. KHẢO SÁT HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC 21 3.1. Hệ thống truyền lực 21 3.2. Biến mô thủy lực 22 3.3. Hộp số 27 3.3.1. Sơ đồ động của hộp số 27 3.3.2. Kết cấu của hộp số 29 3.3.3. Nguyên lý hoạt động của hộp số 32 3.3.4. Sơ đồ mạch thủy lực điều khiển hộp số 36 3.4. Trục các đăng 37 3.5. Bộ vi sai 38 3.6. Truyền lực chính 39 4. TÍNH TOÁN KIỂM TRA HỘP SỐ XE NÂNG FG60-7 40 4.1. Công dụng, phân loại, yêu cầu 40 4.1.1. Công dụng 40 4.1.2. Yêu cầu 40 4.1.3. Phân loại 40 4.2. Tính toán kiểm nghiệm hộp số xe nâng FG60-7 41 4.2.1. Xác định tỉ số truyền 41 4.2.2. Tính bền các bánh răng của hộp số xe nâng FG60-7 45 4.2.3. Tính kiểm nghiệm sức bền trục 49 5. MÔ PHỎNG KẾT CẤU MỘT SỐ BỘ PHẬN CỦA HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC TRÊN XE FG60-7 BẰNG PHẦN MỀM AUTODESK INVENTOR 58 5.1 Giới thiệu phần mền 58 5.2 Mô phỏng hộp số xe nâng FG 60-7 bằng phần mền Autodesk Inventor 58 5.2.1. Trình tự thực hiện 58 5.2.2. Kết quả mô phỏng 59 6. CÁC HƯ HỎNG THƯỜNG GẶP VÀ CÁCH KHẮC PHỤC CỦA HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC TRÊN XE NÂNG HÀNG FG60-7 61 6.1. Các hư hỏng thường gặp của biến mô và hộp số, biện pháp khắc phục 61 6.2. Các hư hỏng thường gặp của trục các đăng và biện pháp khắc phục 67 6.3. Các hư hỏng thường gặp của truyền lực chính, vi sai và biện pháp khắc phục 68 7. KẾT LUẬN 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO 70 1. TỔNG QUAN 1.1. Mục đích, ý nghĩa đề tài Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước việc cải tiến quy trình công nghệ, áp dụng máy móc trang thiết bị kỹ thuật hiện đại vào sản xuất đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Trong đó ngành xếp dỡ hàng hóa là một ví dụ điển hình Ngày nay, tại các công ty, xí nghiệp, nhà ga, bến cảng… trang bị rất nhiều phương tiện vận tải hiện đại, việc bốc xếp hàng hóa từ khu vực này đến khu vực khác chủ yếu dựa vào các loại xe chuyên dụng, mà loại xe nâng hạ là loại xe chính đảm nhiệm vai trò này. Việc áp dụng các phương tiện vận tải chuyên dụng để thay thế sức lao động con người đã giúp cho luân chuyển hàng hóa ngày càng nhanh chóng, tăng năng suất lao động và hiệu quả kinh tế ngày càng cao. Một trong những phương tiện vận chuyển, xếp dở không thể thiếu đó là xe nâng hàng. Loại xe này có tính linh hoạt cao có thể làm việc tại khu vực có diện tích nhỏ như trong nhà kho hay trong các dây chuyền sản xuất,lắp ráp. Phổ biến nhất là xe nâng hàng FG60-7 do hãng Komatsu sản xuất. Vì những lý do trên, nên em đã chọn đề tài tốt nghiệp là: “ KHẢO SÁT VÀ TÍNH TOÁN KIỂM TRA HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC TRÊN XE NÂNG HÀNG FG60-7 ” để tìm hiểu kỹ hơn, nắm được nguyên lý làm việc của hệ thống truyền lực trên xe nâng hàng và cũng như biết được những tính năng riêng biệt và hiện đại của loại xe nâng hàng này. Từ đó có thể nắm bắt được các hư hỏng thường gặp và đề ra các phương pháp bảo trì sữa chữa kịp thời, hợp lí . 1.2. Giới thiệu tổng thể về xe nâng hàng 1.2.1. Sơ đồ tổng thể xe nâng hạ NISSAN FG60-7  Hình 1.1 Sơ đồ tổng thể xe NISSAN FG60-7 1. Bản gắn các đồng hồ hiển thị; 2. Vô lăng; 3. Trần xe; 4. Ghế; 5. Két làm mát nước; 6. Đối trọng của xe; 7. Xilanh dẫn động lái; 8. Dầm cầu trục sau; 9. Bánh xe sau; 10. Động cơ; 11. Động cơ khởi động; 12. Bơm thủy lực; 13. Ly hợp biến mô thủy lực; 14. Hộp số; 15. Khớp nối chữ thập; 16. Cơ cấu phanh dừng; 17. Cầu trục trước; 18. Bánh xe trước; 19. Lưỡi nâng; 20. Xilanh điều chỉnh góc nghiêng trụ nâng; 21. Xilanh nâng hạ; 22. Trụ nâng. Xe NISSAN FG60-7 là loại xe chuyên dụng dùng để nâng hạ các loại hàng hóa, được Hãng KOMATSU thiết kế chế tạo. Đây là loại xe nâng hiện đại với hệ thống truyền lực thủy cơ, hệ thống lái trợ lực thủy lực, kết cấu gọn nhẹ nên xe hoạt động êm dịu vàlinh hoạt trong phạm vi nhỏ hẹp. 1.2.2. Các thông số kỹ thuật cơ bản của xe  Hình 1.2 Các thông số kích thước xe NISSAN FG60-7 Bảng 1.1. Các thông số kỹ thuật cơ bản của xe nâng hạ NISSAN FG60-7 Đại lượng (1)  Thông số cụ thể (2)  Ký hiệu (3)  Giá trị (4)  Đơn vị (5)   Trọng lượng  - Tải trọng nâng cho phép  Gn  58860  N    - Trọng lượng xe khi không tải + Phân bố cầu trước + Phân bố cầu sau  G0 Got Gos  80442 35708 44734  N    - Trọng lượng toàn bộ khi đầy tải . + Phân bố cầu trước + Phân bố cầu sau  Ga Gat Gas  139302 124636 14666  N   Các thông số kích thước của xe và bộ phận công tác  - Chiều cao đỉnh trụ nâng (so với bàn nâng ở vị trí thấp nhất )  h1  2500  mm    - Vị trí bàn nâng (khi không nâng hàng)  h2  215  mm    - Chiều cao nâng lớn nhất  h3  3000  mm    - Chiều cao trụ nâng khi bàn nâng ở vị trí cao nhất  h4  4350  mm    - Chiều cao trần xe  h5  2440  mm    - Chiều dài xe (tính từ đầu của bàn nâng đến đuôi xe)  l1  4695  mm    - Chiều dài xe (tính từ mép trụ nâng đến đuôi xe)  l2  3475  mm    - Chiều dài cơ sở  y  2300  mm    - Chiều rộng của xe  b1  1960  mm    - Khoảng cách giữa hai lưỡi nâng + Khoảng cách lớn nhất + Khoảng cách nhỏ nhất  b3max b3min  1700 300  mm mm    - Bán kính quay vòng  Wa  3250  mm    - Góc nghiêng của trụ nâng  α⁄β  6/12  Độ    - Chiều dài lưỡi nâng  l  1220  mm    - Chiều rộng lưỡi nâng  e  150  mm    - Chiều dày lưỡi nâng  s  60  mm    - Khoảng cách từ mặt đất đến trụ nâng  m1  225  mm    - Khoảng sáng gầm xe  m2  285  mm   Các thông số vận tốc của xe  - Vận tốc nâng hàng  vn  420  mm/s    - Vận tốc bàn nâng khi hạ hàng  vh  550  mm/s   Dung tích  - Dung tích thùng nhiên liệu  V1  140  lít    - Dung tích thùng dầu thủy lực  V2  70  lít   Các thông số của động cơ  - Loại động cơ  Xăng, 4 kỳ    - Kiểu động cơ  NISSAN/TB42    - Mô men cực đại  Tmax  275  N.m   Các thông số lốp xe  Cỡ lốp  Lốp trước  8.25-15-12PR(I)     Lốp sau  8.25-15-12PR(I)    - Số lượng lốp  Trước/sau  2/2    - Khoảng cách 2 vệt bánh xe trước (tính từ tâm lốp)  b10  1450  mm    - Khoảng cách 2 vệt bánh xe sau (tính từ tâm lốp)  b11  1640  mm   2. TỔNG QUAN CÁC HỆ THỐNG TRÊN XE NÂNG FG60-7 2.1. Hệ thống động lực ( Động cơ NISAN ) Trên xe nâng FG60-7 được trang bị động cơ Nissan TB42. Đây là động cơ xăng 6 xi-lanh thẳng hàng với thứ tự làm việc: 1-5-3-6-2-4.  Hình 2.1. Động cơ NISSAN (TB42) 1. Động cơ khởi động; 2. Bầu lọc dầu bôi trơn; 3. Buji; 4. Máy phát điện; 5. Quạt làm mát ; 6. Puly. Bảng 2.1. Các thông số cơ bản của động cơ Nissan TB42 Tên Thông số  Kí hiệu  Giá trị  Đơn vị   Dung tích xi-lanh  Va  4169  mm3   Công suất cực đại / tại số vòng quay  Nemax/nN  66/2300  KW/(v/ph)   Mô-men cực đại / tại số vòng quay  Memax/nM  275/1900  Nm/(v/ph)   Lượng dầu bôi trơn  Vl  8,5  l   Lượng nước làm mát  Vcw  15  l   Góc đánh lửa sớm  (s  7/700  Độ/(v/ph)   Dung tích thùng nhiên liệu  Vft  140  l   Khe hở nhiệt  (  0,38  mm   Số kỳ của động cơ  τ  4  Kỳ   Số xi-lanh  i  6  xi-lanh   2.1.1. Hệ thống bôi trơn Đây là một trong những hệ thống chính của động cơ NISSAN TB42. Hệ thống bôi trơn này có nhiệm vụ đưa dầu bôi trơn đến bôi trơn các bề mặt ma sát, lọc sạch những tạp chất cặn bã trong dầu bôi trơn và tẩy rửa các bề mặt ma sát. Ngoài ra, trên động cơ NISSAN TB42 có két làm mát dầu bôi trơn đảm bảo các tính năng lý hóa của chúng trong giới hạn cho phép, đảm bảo bôi trơn có hiệu quả. Bơm dầu được dùng là loại bơm bánh răng, được dẫn động từ bộ trích công suất PTO trong biến mô thủy lực. Bầu lọc được dùng là loại bầu lọc li tâm. 2.1.2 Hệ thống làm mát Hệ thống này sử dụng trên động cơ NISSAN TB42 là hệ thống làm mát bằng nước kiểu kín, tuần hoàn cưỡng bức, bao gồm áo nước, xilanh và nắp máy, két nước, bơm nước, van hằng nhiệt, quạt gió, và các đường ống dẫn nước. Bơm nước là kiểu bơm li tâm dẫn động bằng đai thang từ trục khuỷu.Quạt gió có 6 cánh được đặt sau két nước làm mát, để làm tăng lượng gió qua két làm mát nước. 2.1.3 Hệ thống nhiên liệu Đây là loại dùng bộ chế hòa khí để tạo hỗn hợp cháy, các cổ góp nạp được bố trí gần cổ góp xả để tận dụng nhiệt ống xả để sấy hỗn hợp nhiên liệu không khí trước khi nạp vào xilanh động cơ. Bơm chuyển nhiên liệu là loại bơm màng dẫn động từ trục cam. Có nhiệm vụ vận chuyển xăng từ thùng chứa đến bình xăng con của bộ chế hòa khí. 2.1.4 Hệ thống đánh lửa Hệ thống này có nhiệm vụ tạo ra tia lửa điện ở hai đầu cực buji để đốt cháy hỗn hợp ở đúng thời điểm và theo đúng thứ tự làm việc của các xilanh động cơ. Hệ thống đánh lửa được dùng là loại có bộ chia, trục bộ chia được dẫn động từ trục cam. Ắcqui dùng trong hệ thống là loại 12V, 48A. Thứ tự đánh lửa của hệ thống là: 1 -5 - 3 - 6 - 2 - 4. Khe hở giữa hai cực buji: 0,7 – 0,8 (mm). 2.2 Hệ thống phanh Với các chức năng khác nhau. Hệ thống phanh chính đặt ở các bánh xe dùng để phanh các bánh xe, hệ thống phanh dừng đặt giữa trục các đăng và bộ vi sai. + Hệ thống phanh chính:  Hình 2.3. Sơ đồ dẫn động hệ thống phanh chính xe nâng FG60-7 1. Bàn đạp phanh; 2. Lọc không khí; 3. Van không khí ; 4. Van chân không; 5. Bộ trợ lực; 6. Xilanh chính;7. Đường dầu phanh; 8. Cơ cấu phanh; 9. Bơm chân không; 10. Động cơ điện; 11. Van an toàn; 12. Khóa điện; 13. Công tắc chân không; 14. Bình chân không; 15. Đèn báo. Hệ thống phanh chính trên loại xe nâng hàng FG60-7 là hệ thống phanh bánh xe, dùng phần tử ma sát là guốc phanh, dẫn động bằng thủy lực, có trợ lực bằng chân không. Nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh chính như sau: Bầu trợ lực chân không (5) có hai khoang A, B được phân cách màng ngăn cách (trong bầu trợ lực).Khoang B của bầu trợ lực luôn nối thông với bình chân không. * Khi chưa phanh: Bộ trợ lực phanh không làm việc, van không khí (3) bộ trợ lực đóng kín không khí ngoài trời không thông với khoang A của trợ lực. Và van chân không mở cho thông giữa khoang A và khoang B lúc này áp suất ở cả hai khoang đều là áp suất chân không. Do đó không có sự chênh lệch áp suất nên bộ trợ lực không làm việc. Áp suất dầu trong xilanh phanh chính và xilanh con không tăng nên má phanh không ép vào trống phanh do vậy ma sát chưa tạo ra trong cơ cấu phanh. * Khi tiến hành phanh: Người lái tác dụng một lực vào bàn đạp phanh thông qua các cần sẽ làm cho piston trong xilanh phanh chính dịch chuyển, áp suất dầu trong xilanh chính tăng lên và áp suất dầu trong đường ống, trong xilanh con cũng tăng lên. Khi áp suất dầu trong xilanh bánh xe tăng lên sẽ làm cho các piston dịch chuyển đẩy các má phanh ép vào trống phanh tạo ra mômen ma sát trong cơ cấu phanh để tiến hành quá trình phanh xe. Khi người lái đạp một lực đạp đủ lớn thì piston bộ trợ lực chân không dịch chuyển, đồng thời lúc đó nó sẽ đóng van chân không ngăn cách giữa hai khoang A và B, và van không khí (3) mở cho thông khoang A với khí trời. Như vậy giữa hai khoang A và B có sự chênh lệch áp suất bởi thế bộ trợ lực làm việc, sẽ tăng cường lực tác dụng lên cần piston, và làm tăng mức độ dịch chuyển của piston do đó áp suất dầu trong xilanh chính tăng lên sẽ tăng cường lực phanh. Nếu người lái giữ bàn đạp phanh ở một vị trí bất kỳ thì piston trợ lực tiếp tục dịch chuyển và sẽ đóng kín van không khí ngăn cách khoang A với khí trời đồng thời mở van chân không cho thông giữa hai khoang A và B. Từ đó bộ trợ lực kết thúc làm việc. * Khi nhả phanh: Khi người lái nhả bàn đạp phanh nhờ các lò xo hồi vị sẽ kéo má phanh tách ra khỏi trống phanh kết thúc quá trình phanh. Nhờ có áp suất và lò xo hồi vị thì piston trở lại vị trí ban đầu. Ngoài ra, trong hệ thống phanh trên còn trang bị một số thiết bị khác như bơm để tạo chân không (9) cung cấp cho bình chân không. Khi áp suất chân không trong bình (1) bị giảm công tắc chân không (13) đóng lại nên động cơ điện quay dẫn động bơm nạp chân không vào bình chứa để đảm bảo quá trình phanh được an toàn. + Hệ thống phanh dừng: Trên xe nâng hạ NISSAN FG60-7 phanh dừng sử dụng phần tử ma sát của cơ cấu phanh này là loại trống - guốc bố trí trên hệ thống truyền lực chính. Phanh dừng được đặt giữa trục các đăng và truyền lực chính. Sơ đồ dẫn động của phanh dừng được trình bày dưới đây:  Hình 2.4. Sơ đồ dẫn động phanh dừng xe FG60-7 1. Truyền lực chính; 2. Sác xi; 3. Tay phanh; 4. Dây cáp; 5. Cơ cấu phanh Khi xe đã dừng hẳn, để tránh hiện tượng xe tự chuyển động khi dừng ở mặt đường nghiêng hoặc khi chịu tải trọng không đều giữa phần đầu và đuôi xe. Khi xe dừng, người lái đẩy tay phanh (3) tới phía trước theo hướng chuyển động tới của xe, thông qua dây cáp (4) sẽ tác dụng vào cơ cấu ép của cơ cấu phanh (5), ép các má phanh vào trống phanh tạo ra mômen phanh giữ cho xe không bị tự chuyển động. Trong một số trường hợp phanh chính bị hỏng hoặc kém tác dụng cũng có thể kéo phanh dừng để hổ trợ việc phanh xe. 2.3 Hệ thống lái Xe nâng hạ FG60-7 có hai bánh xe dẫn hướng là hai bánh xe sau. Loại xe này cần có bán kính quay vòng nhỏ để có thể quay vòng trong các khoảng không hẹp như điều kiện làm việc tại các nhà xưởng. Hệ thống lái dùng áp lực dầu trong bình tích năng để điều khiển xilanh lái. Khi xoay vôlăng chính là thao tác đóng và mở van điều khiển dầu đến các khoang của xilanh lái. Đường kính ngoài của vôlăng: 420 [mm], đường kính xilanh lái: 45 [mm] Sơ đồ hệ thống lái:  Hình 2.5. Sơ đồ nguyên lý hệ thống lái xe FG60-7 1. Trụ lái; 2. Vôlăng; 3. Đường dầu từ bơm đến; 4. Van điều áp; 5. Tiết lưu; 6. Bơm dầu lái; 7. Động cơ; 8. Đường dầu điều khiển lái sang phải; 9 Xilanh lái.; 10. Đường dầu điều khiển lái sang trái;11. Thùng dầu; 12. Lọc thô; 13. Bộ tản nhiệt dầu; 14. Đường dầu về thùng; 15. Van phân phối Nguyên lý làm việc của hệ thống lái: Bơm dầu sẽ đẩy dầu các áp suất cao đến van phân phối (15) của hệ thống lái. Khi xe chuyển động thẳng dầu theo đường dầu (3) đến van phân phối (15) sẽ về lại thùng theo đường hồi (14). Khi người lái muốn quay vòng sang trái thì xoay vôlăng ngược chiều kim đồng hồ thì thông qua trụ lái (1) làm xoay van phân phối (15), mở đường thông cho dầu theo đường dầu (10) vào khoang A xilanh lái (9), đẩy piston của xilanh lái sang trái và dầu ở khoang B sẽ theo đường dầu (9) qua đường hồi (13) về thùng, như vậy xe sẽ quay vòng sang trái. Còn khi đánh vôlăng theo chiều kim đồng hồ thì van phân phối (14) sẽ mở đường thông cho dầu cao áp theo đường dầu (9) vào khoang B đẩy piston sang phải thực hiên quay vòng sang phải. Xi-lanh lái có kết cấu như sau:  Hình 2.6. Kết cấu xilanh lái 1. Khớp nối; 2. Bạc lót khớp nối; 3. Vòng chắn bụi; 4. Vòng chặn đầu xi lanh; 5. Đệm lót; 6. Thân xi lanh; 7. Piston; 8. Séc măng; 9. Vòng chặn; 10. Then vòng cố định piston (ở trên cần piston); 11. Đệm lót; 12. Vòng chắn bụi; 13. Vòng chặn; 14, 16. Đầu nối ống dẫn dầu; 15. Đầu xi lanh; 17. Phần thân nối với khung xe; 18. Cần piston Nguyên lý làm việc của xi lanh lái như sau: Cần piston (18) được gắn với cơ cấu đòn kéo dọc của hệ thống lái nhờ khớp nối dầu cần (1). Các đầu nối của ống dẫn dầu (14), (16) được nối vào các cửa của van điều khiển lái thông qua các đường ống dầu cao áp nhằm cấp dầu cho xi lanh lái. Khi muốn xe quay trái hoặc quay phải, người lái xe chỉ cần quay vô lăng lái sang bên trái hoặc bên phải một góc nhất định. Vô lăng quay làm cho trụ lái quay. Thông qua trụ lái làm van phân phối lái mở hoặc đóng các đường dầu thông với các rãnh thông, cho dầu cao áp đi vào các khoang của xi lanh lái. Dưới tác dụng của dầu cao áp, sẽ tạo áp lực đẩy piston (7), và do đó đẩy cần piston (18) sang bên trái hoặc bên phải. Thông qua các đòn kéo dọc, thanh quay ngang và các cơ cấu điều khiển, bánh xe sẽ quay sang trái hoặc sang phải, làm cho xe chuyển hướng theo. - Hệ thống thủy lực trên xe nâng hàng FG60-7 được trình bày dưới sơ đồ sau:  Hình 2.7. Sơ đồ hệ thống thủy lực trên xe FG60-7 1. Xi lanh điều chỉnh độ nghiêng; 2. Van phân phối lái; 3. Đường dầu; 4. Bộ tản nhiệt dầu; 5. Bộ lọc dầu; 6. Lưới lọc dầu; 7. Xi lanh lái; 8. Động cơ; 9. Bơm dầu; 10. Van điều áp; 11. Van điều khiển xi lanh điều chỉnh độ nghiêng; 12. Van điều khiển cho xi lanh nâng hạ bộ công tác; 13. Van tiết lưu cho hệ thống lái; 14. Van an toàn xi lanh điều chỉnh độ nghiêng; 15. Van điều áp xi lanh điều chỉnh độ nghiêng; 16. Xi lanh nâng hạ bộ công tác Nguyên lý làm việc của hệ thống thủy lực trên xe FG60-7 như sau: Khi động cơ làm việc kéo theo các bơm dầu hoạt động. Dầu sẽ được đẩy theo các đường: Đường dầu đi trong mạch thủy lực trợ lực lái. Mạch thủy lực này đã được phân tích trên phần hệ thống lái. Đường dầu đi theo mạch thủy lực để phục vụ cho hoạt động của bộ phận công tác, ở đây là các xi lanh nâng hạ bộ phận công tác (16) và xi lanh điều chỉnh độ nghiêng (1). Nguyên lý hoạt động của hệ thống này như sau: Khi động cơ hoạt động, trục của bơm dầu (9) hoạt động, dầu sẽ được hút từ dưới thùng chứa lên, tạo một áp lực trên đường ống dẫn dầu của hệ thống. Khi muốn đưa bộ phận công tác ra phía trước (lúc lấy hàng), hoặc đưa bộ phận công tác lên cao người lái xe gạt cần gạt điều khiển, dòng dầu cao áp sẽ đi qua van điều khiển, cung cấp cho xi lanh ngiêng và xi lanh nâng. Khi muốn thu bộ phận công tác vào hoặc hạ xuống, thì dầu sẽ cung cấp từ van điều khiển theo hướng ngược lại để đóng các xilanh lại. Các xilanh này hoạt động độc lập, do vậy bộ phận công tác có thể dịch chuyển theo hai bạc tự do trong không gian. Ngoài ra trong hệ thống thủy lực trên xe nâng hàng FG60-7 còn có một đường dầu đi theo mạch thủy lực điều khiển sự gài số trong hộp số của xe. Hệ thống này hoạt động riêng và được cung cấp năng lượng nhờ sự trích công suất từ trục của biến mô 2.4 Bộ phận công tác  Hình 2.8. Bộ phận công tác xe nâng FG60-7 1. Lưỡi nâng; 2. Khớp nối xi lanh điều chỉnh độ nghiêng; 3. Trụ nâng; 4. Khớp nối xilanh nâng; 5. Xích nâng; 6. Đai ốc thanh răng; 7. Thanh răng Nguyên lý làm việc của Bộ phận công tác xe nâng FG60-7 như sau: Lưỡi nâng được liên kết với nhau với thanh răng và được đặt trên bàn nâng. Bàn nâng có thể di trượt trên trụ nâng nhờ các Puly đặt trong trụ nâng (liên kết ngàm), và có thể dịch chuyển lên xuống trong trụ nâng nhờ xích kéo (5). Khi muốn đưa bàn nâng lên cao, người lái xe gạt cần điều khiển, dòng dầu ca

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docthuyetminh.doc
  • dwgbanve.dwg
  • pptlappp.ppt