Trong những năm gần đây nhu cầu giao thông đường sắt ngày càng phát triển mạnh mẽ trên Thế Giới cũng như ở Việt Nam. Trong khi Nhà nước chưa đủ vốn đầu tư đưa các tuyến đường sắt vào cấp chủ yếu thì việc đầu tư chiều sâu, đầu tư đổi mới công nghệ cho công tác bảo dưỡng, sửa chữa đường sắt là chủ trương, định hướng đúng đắn, hợp lý để chống xuống cấp của các tuyến đường. Nhằm ổn định trạng thái kết cấu tầng trên, nâng cao tiêu chuẩn kỹ thuật và mức độ ổn định kết cấu tầng trên đường sắt để đảm bảo an toàn chạy tàu, nâng cao tốc độ và rút ngắn hành trình chạy tàu, nâng cao năng lực vận tải của các tuyến đường và tăng sức cạnh tranh với các loại phương tiện vận tải khác góp phần quan trọng giảm số điểm xóc lắc trên các tuyến đường. Đồng thời, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động, giải phóng công tác bảo dưỡng, sửa chữa đường sắt bằng thủ công nặng nhọc năng suất thấp bằng cơ giới hoá năng suất cao; nâng cao sự hiểu biết và tiếp thu công nghệ mới; tạo ra một đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề có trình độ, tinh thông trong lĩnh vực công nghệ mới đem lại hiệu quả kinh tế cho toàn xã hội.
Máy chèn tà vẹt tự hành BRAD 4131J là một trong những phương tiện đáp ứng được nhu cầu nói trên. Máy do Cộng hòa Pháp sản xuất và đưa về Việt Nam từ năm 2009. Việc “Khảo sát máy chèn tà vẹt tự hành BRAD 4131J và tính toán kiểm tra hệ thống truyền lực công tác” không những giúp em bước đầu tìm hiểu được kết cấu, nguyên lý làm việc của máy mà còn tạo tiền đề cơ sở kỹ thuật để tìm hiểu các loại máy khác đang hoạt động trong cùng lĩnh vực. Từ đó, giúp em có thể biết được cách vận hành, bão dưỡng, sữa chữa, nhằm mục đích tăng tuổi thọ cũng như khả năng làm việc của các thiết bị trên máy. Có như vậy mới đem lại hiệu quả kinh tế cho đơn vị thi công và cho toàn xã hội.
81 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2953 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Khảo sát máy chèn tà vẹt tự hành BRAD 4131J và tính toán kiểm tra hệ thống truyền lực công tác, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay nhu cầu về giao thông đường sắt ngày càng phát triển mạnh mẽ trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Vì vậy, vấn đề nghiên cứu, đầu tư đổi mới công nghệ, tăng năng suất công việc, giải phóng sức lao động của con người đang được đặt lên hàng đầu.
Với nhiệm vụ đồ án được giao là “Khảo sát máy chèn tà vẹt tự hành BRAD 4131J và tính toán kiểm tra hệ thống truyền lực công tác” nhằm tìm hiểu kết cấu, nguyên lý làm việc của máy, củng cố lại các kiến thức đã học. Đồng thời tạo tiền đề cơ sở kỹ thuật để nghiên cứu các loại thiết bị khác trong cùng lĩnh vực, tiếp cận thực tế để chuẩn bị công việc cho tương lai.
Được sự giúp đỡ tận tình của thầy hướng dẫn, quí thầy cô trong khoa, các bạn đồng nghiệp với sự nỗ lực và cố gắng của bản thân, qua thời gian 3 tháng em đã hoàn thành đề tài tốt nghiệp của mình. Với thời gian có hạn, kiến thức còn nhiều hạn chế, đề tài mới, tài liệu tham khảo còn ít nên đồ án tốt nghiệp của em không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong các thầy cô giáo trong bộ môn chỉ bảo tận tình để đồ án của em được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo ThS. Nguyễn văn Đông, quí thầy cô trong khoa đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài này!
Đà Nẵng, ngày 10 tháng 06 năm 2010
Sinh viên thực hiện
Trần Viết Sơn
MỤC LỤC
1. TỔNG QUAN 04
1.1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài 04
1.2. Giới thiệu chung về máy chèn tà vẹt tự hành kiểu BRAD 4131J 05
1.2.1. Cấu tạo chung 06
1.2.2. Các thông số kỹ thuật cơ bản 07
2. CÁC HỆ THỐNG CHÍNH TRÊN MÁY CHÈN TÀ VẸT BRAD 4131J 10
2.1. Hệ thống động lực 10
2.2. Hệ thống di chuyển 11
2.2.1. Di chuyển bằng bánh sắt 11
2.2.2. Di chuyển bằng bánh lốp 12
2.3. Thiết bị chèn đường ray 14
2.4. Thiết bị gây rung 17
2.5. Hệ thống truyền động thủy lực 18
2.5.1. Truyền động khi di chuyển 18
2.5.2. Truyền động khi làm việc 20
2.5.3. Kết cấu các bộ phận 23
2.5.3.1. Bơm thủy lực 23
2.5.3.2. Van thủy lực 27
2.5.3.3. Xy lanh lực 30
2.5.3.4. Mô tơ gây rung 31
2.6. Hệ thống phanh 32
2.7. Hệ thống điện 33
2.8. Các hệ thống khác 35
2.8.1. Thiết bị an toàn 35
2.8.2. Buồng điều khiển 38
2.8.3. Thiết bị kéo xe 46
2.8.4. Thiết bị dự phòng 47
2.8.5. Nâng hạ và vận chuyển 51
3. TÍNH TOÁN, KIỂM TRA HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC CÔNG TÁC 52
3.1. Cơ sở lí thuyết 52
3.2. Tính toán lực chèn 52
3.3. Tính toán sức bền búa 54
4. AN TOÀN, SỬ DỤNG, BẢO DƯỠNG 56
4.1. Các quy tắc an toàn 56
4.1.1. Quy tắc an toàn chung 56
4.1.2. Quy tắc an toàn riêng 59
4.2. Hướng dẫn đưa máy vào sử dụng 61
4.2.1. Nâng hạ 61
4.2.2. Kiểm tra hoạt động trước khi sử dụng 62
4.2.3. Vận hành 66
4.2.3.1. Giới thiệu 66
4.2.3.2. Điều khiển nguồn điện 66
4.2.3.3. Điều khiển động cơ điêzen 67
4.2.3.4. Điều khiển hệ thống đi lên/ đi xuống đường ray 68
4.2.3.5. Chạy xe với tốc độ nhanh dọc theo đường ray 71
4.2.3.6. Chèn đường ray 75
4.2.3.7. Kiểm tra máy sau khi sử dụng 77
4.3. Bảo dưỡng 78
4.3.1. Biểu thời gian bảo dưỡng phòng ngừa 78
4.3.2. Các trang bảo dưỡng, kiểm tra 79
5. KẾT LUẬN 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
TỔNG QUAN
Mục đích, ý nghĩa của đề tài
Trong những năm gần đây nhu cầu giao thông đường sắt ngày càng phát triển mạnh mẽ trên Thế Giới cũng như ở Việt Nam. Trong khi Nhà nước chưa đủ vốn đầu tư đưa các tuyến đường sắt vào cấp chủ yếu thì việc đầu tư chiều sâu, đầu tư đổi mới công nghệ cho công tác bảo dưỡng, sửa chữa đường sắt là chủ trương, định hướng đúng đắn, hợp lý để chống xuống cấp của các tuyến đường. Nhằm ổn định trạng thái kết cấu tầng trên, nâng cao tiêu chuẩn kỹ thuật và mức độ ổn định kết cấu tầng trên đường sắt để đảm bảo an toàn chạy tàu, nâng cao tốc độ và rút ngắn hành trình chạy tàu, nâng cao năng lực vận tải của các tuyến đường và tăng sức cạnh tranh với các loại phương tiện vận tải khác góp phần quan trọng giảm số điểm xóc lắc trên các tuyến đường. Đồng thời, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động, giải phóng công tác bảo dưỡng, sửa chữa đường sắt bằng thủ công nặng nhọc năng suất thấp bằng cơ giới hoá năng suất cao; nâng cao sự hiểu biết và tiếp thu công nghệ mới; tạo ra một đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề có trình độ, tinh thông trong lĩnh vực công nghệ mới đem lại hiệu quả kinh tế cho toàn xã hội.
Máy chèn tà vẹt tự hành BRAD 4131J là một trong những phương tiện đáp ứng được nhu cầu nói trên. Máy do Cộng hòa Pháp sản xuất và đưa về Việt Nam từ năm 2009. Việc “Khảo sát máy chèn tà vẹt tự hành BRAD 4131J và tính toán kiểm tra hệ thống truyền lực công tác” không những giúp em bước đầu tìm hiểu được kết cấu, nguyên lý làm việc của máy mà còn tạo tiền đề cơ sở kỹ thuật để tìm hiểu các loại máy khác đang hoạt động trong cùng lĩnh vực. Từ đó, giúp em có thể biết được cách vận hành, bão dưỡng, sữa chữa, nhằm mục đích tăng tuổi thọ cũng như khả năng làm việc của các thiết bị trên máy. Có như vậy mới đem lại hiệu quả kinh tế cho đơn vị thi công và cho toàn xã hội.
Giới thiệu chung về máy chèn tà vẹt tự hành kiểu BRAD 4131J
Máy chèn tà vẹt tự hành BRAD 4131J được thiết kế bởi công ty Cơ khí FASSETTA – Cộng hòa Pháp được đưa về Việt Nam từ năm 2009, là loại máy tự hành trên đường sắt:
Máy dùng để chèn ép lớp đá dưới tà vẹt sao cho đạt độ đàn hồi cần thiết.
Nó là máy tự hành trang bị hai bộ chèn (đầu đầm).
Tất cả thao tác chèn do một người thực hiện từ trạm điều khiển trên buồng lái.
Máy được trang bị cơ cấu bánh xe di chuyển nên nó có thể vận hành trong quá trình thi công mà không làm ảnh hưởng đến tiến độ chạy tàu.
Hình 1.1. Hình dáng tổng thể máy chèn BRAD 4131J.
1- Động cơ; 2- Bộ chèn; 3- Bộ gây rung; 4- Tay chèn; 5- Bánh sắt; 6- Bánh lốp;
7- Thùng nhiên liệu; 8- Buồng điều khiển.
Cấu tạo chung của máy chèn
Hình 1.2. Cấu tạo chung máy chèn.
Máy chèn BRAD 4131J gồm các bộ phận chính sau:
Hai động cơ thủy lực điều khiển bộ công tác
Bốn động cơ thủy lực điều khiển bánh sắt
Bốn động cơ thủy lực điều khiển bánh lốp
Hai xilanh thủy lực dùng để nâng hạ bộ công tác
Bốn trụ dẫn hướng bộ công tác
Hai xilanh thủy lực dùng để co duỗi tay chèn
Một bơm thủy lực bằng tay (thường dùng khi có sự cố xảy ra)
Một bơm thủy lực xe moóc
Bộ gây rung
Động cơ diesel
Các van thủy lực, cơ cấu phân phối, cơ cấu an toàn, bộ lọc dầu…
Hệ khung có bánh sắt di chuyển trên ray và bánh lốp di chuyển lên xuống đường ray.
Các thông số kỹ thuật cơ bản
Bảng 1.1. Thông số hình học.
Chiều dài
4880 (mm)
Chiều rộng
2460 (mm)
Chiều cao (khi sử dụng bánh sắt)
2760 (mm)
Chiều cao (khi sử dụng bánh lốp)
3040 (mm)
Chiều dài cơ sở (bánh sắt)
2860 (mm)
Chiều dài cơ sở (bánh lốp)
3795 (mm)
Khoảng cách giữa hai bánh sắt
925 (mm)
Khoảng cách giữa hai bánh lốp
2820 (mm)
Trọng lượng toàn bộ
6.5 (tấn)
Khổ đường
1000 (mm)
Bảng 1.2. Thông số động học.
Tính năng
Tốc độ di chuyển theo ray (cả hai chiều)
Tốc độ nhanh
0÷25 km/h (15 mph)
Tốc độ làm việc
0÷8 km/h (5 mph)
Tốc độ di chuyển trên bánh lốp
0÷2.5 km/h (1.50 mph)
Độ ồn
Công suất âm thanh lớn nhất
119 LwA
Áp suất âm thanh lớn nhất
88.7 dB(A)
Công suất
58.1 kW tại 2800 rpm
Nguồn điện
AC: 24 volts - 65 W.
2 ắc-qui 12-volt
Tiêu thụ nhiên liệu
209 g/kW.h
Thùng nhiên liệu
Dung tích
180 lít (48 gallons)
Bộ chèn
Số bộ chèn
2
Số tay chèn
8 (4 tay một đầu)
Hành trình dọc với độ xuyên sâu nhất
660 mm
Tần số rung
≈ 46 Hz
Tốc độ quay không cân bằng
2850 v/ph
Hành trình tay chèn
Có hạn chế
mở
425 mm
đóng
297 mm
Không hạn chế
mở
779 mm
đóng
297 mm
Nguồn thuỷ lực
Bơm thuỷ lực "điều khiển di chuyển bánh sắt".
Thiết kế
Bơm biến đổi thể tích - mạch kín
Dung tích
41 cm3
Áp suất làm việc
250 bar max. (3625 PSI max)
Bơm thuỷ lực "Điều khiển di chuyển bánh lốp và dụng cụ".
Thiết kế
Bơm biến đổi lưu lượng - mạch hở
Dung tích
51 cm3
Áp suất làm việc
250 bar max. (3625 PSI max)
Bộ phân phối điện thuỷ lực tương ứng với bộ điều khiển bằng tay
Nguồn cấp
24 volts
Bơm tay thủy lực dự phòng
Dung tích
25 cm3
Bơm thuỷ lực xe moóc
Áp suất
1 Bar
Công suất
0.5 kW
Nguồn cấp
24 volts
Thùng dầu thuỷ lực
Dung tích
150 lít (40 gallons)
Động cơ thuỷ lực trên bánh sắt
Dung tích
172 cm3
Mô men xoắn lý thuyết
273 Nm ở 100 bar.
Công suất
12 kW (16 HP)
Động cơ bánh sau
Trang bị với tác động phanh dừng bởi giảm áp (phanh âm).
Bánh sắt
Đường kính
470 mm
Dạng
Standard UIC
Cỡ
1.000 mm
Bánh sắt cách điện
Hệ thống nâng lên và xuống đường ray
4 bánh truyền động có thể co lại
4 động cơ thuỷ lực bánh lốp
4 bánh lốp
Đường kính
780 mm
Áp suất
3.5 bar max.
Thiết bị buồng lái
1 ghế lái
Ghế điều chỉnh được
Quay với góc 180°
1 chỗ phụ
Cơ cấu điều khiển
Bảng thiết bị
2 cần gạt
2 bàn đạp thay đổi
Thiết bị an toàn
3 nút dừng khẩn cấp
1 còi báo
Cảm biến vị trí cơ cấu chuyển động (hiển thị thông tin trên bảng thiết bị)
Khoá vị trí trên
Bánh truyền động
Đầu đầm
Chiếu sáng
Đèn đường
Trước
2 đèn đỏ
21 watts
2 đèn trắng
55 watts
Sau
2 đèn đỏ
21 watts
2 đèn trắng
55 watts
Khu vực làm việc
2 đèn cạnh
70 watts
Kéo xe
Móc kéo phía trước và sau
Nâng
4 vòng nâng
Vận chuyển
4 vòng neo
CÁC HỆ THỐNG CHÍNH TRÊN MÁY CHÈN TÀ VẸT BRAD 4131J
Hệ thống động lực
Hình 2.1. Kết cấu động cơ BF4L.
Nắp dầu; 2- Đường nạp không khí; 3- Quạt gió; 4- Dây đai;
5- Dây curoa máy phát; 6- Vỏ máy; 7- Puly dây đai; 8- Cácte; 9- Cần khóa;
10- Cần điều chỉnh tốc độ; 11- Que thăm dầu; 12- Vỏ động cơ; 13- Điểm châm dầu trên các te; 14- Bơm nhiên liệu; 15- Bộ lọc nhiên liệu; 16- Thước thăm mức dầu động cơ; 17- Bộ phận tích nạp áp lực phụ thuộc hoàn toàn;
18- Bầu lọc dầu; 19- Nắp đậy bộ làm mát có thể di chuyển được;
20- Bơm cao áp; 21- Bộ làm mát dầu.
Mẫu động cơ: BF4L 2011
Nhiên liệu: diesel
Công suất động cơ: 58.1 (kW) tại 2800 (rpm) (~78 hp)
Số xilanh: 4
Thứ tự sắp xếp: Thẳng hàng
Thứ tự nổ: 1- 3 - 4 - 2
Đường kính xi lanh: 94 (mm)
Hành trình: 112 (mm)
Dung tích xy lanh: 3108 (cm3)
Tỉ số nén [ε]: 17.5
Hệ thống đốt: diesel 4 kỳ có tăng áp khí nạp và trun trực tiếp.
Hướng quay trục khuỷu: theo chiều kim đồng hồ
Tiêu thụ nhiên liệu: 209 g/kW.h
Trọng lượng không có máy khởi động: 257 (kg)
Bôi trơn: cưỡng bức
Nhiệt độ tối đa dầu trong máng dầu: 130 (0C)
Hệ thống di chuyển
2.2.1. Di chuyển bằng bánh sắt
Xe được di chuyển trên ray theo cả hai hướng (tiến và lùi) bằng bốn bánh sắt truyền động từ động cơ. Các bánh sắt có đường kính 470 (mm), cỡ đường phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam là 1000 (mm).
Hình 2.2. Hệ thống di chuyển bằng bánh sắt.
Xe trang bị hai cách di chuyển:
Chế độ “tốc độ nhanh”, chạy xe với tốc độ 25 (km/h), sử dụng để di chuyển xe dọc theo đường ray trên khoảng cách dài.
+ Chế độ này có 2 vị trí lái:
Hình 2.3. Vị trí lái cho chế độ “tốc độ nhanh”.
+ Chế độ này được lắp bộ điều chỉnh tốc độ, sử dụng để duy trì tốc độ khi chạy nhanh trên khoảng cách dài.
+ Lái xe định tốc độ mà mình muốn đi và hệ thống chuyển và duy trì tốc độ đã xác định.
Chế độ “tốc độ làm viêc” sử dụng để di chuyển ở tốc độ giới hạn trong khi đầm chèn.
+ Tốc độ giới hạn phụ thuộc vị trí bộ chèn: khi bộ chèn ở độ cao nhất, tốc độ giới hạn là 8 (km/h) và càng vị trí cao giới hạn tốc độ là 2,5 (km/h).
+ Các tốc độ di chuyển này được điều hành từ bảng điều khiển.
2.2.2. Di chuyển bằng bánh lốp
Xe được trang bị bốn bánh lốp để di chuyển lên/ xuống đường ray.
Hệ thống đi lên/ xuống đường ray gồm bốn tay đòn có thể co lại được trang bị các bánh lốp truyền động từ động cơ. Bốn bánh lốp có đường kính 780 (mm), với áp suất lốp là 3.5 (bar).
Được điều khiển từ buồng lái nhờ các động cơ thủy lực thông qua hoạt động của các xy lanh thủy lực và có các chuyển động bên có thể để quay xe.
Vị trí cao của bánh lốp truyền động được phát hiện bởi cảm biến và thông tin được truyền tới bảng điều khiển qua chỉ thị đèn.
Hình 2.4. Hệ thống di chuyển bằng bánh lốp.
Chốt khoá vận chuyển các tay đòn bánh lốp
+ Một chốt cơ khí chặn vị trí cao của 4 tay đòn bánh lốp.
+ Các chốt khoá này được điều khiển bằng tay.
Hình 2.5. Vị trí các chốt khóa vận chuyển tay đòn bánh lốp.
Thiết bị chèn đường ray
Hình 2.5. Kết cấu bộ chèn.
1- Búa chèn; 2- Xilanh co duỗi tay chèn; 3- Mô tơ gây rung;
4- Trụ dẫn hướng phóng búa; 5- Xi lanh phóng búa.
Hai bộ chèn tà vẹt đơn hoạt động độc lập được gắn vào hai cột dẫn hướng thẳng đứng ngay phía trước của trục sau. Các khung đỡ được treo lên hai cột ở hai bên. Hai cột này được gắn chặt vào cột chính. Các thiết bị chèn có thể di chuyển bằng hệ thống thủy lực theo cạnh bên của máy. Trong khi chèn đường ray thẳng các thiết bị chèn nằm ở giữa phía trên đường ray.
Mỗi bộ chèn được gắn với một xy lanh và hai ống đẫn hướng để thực hiện quá trình phóng búa. Tốc độ phóng búa và độ sâu phóng búa được người vận hành cài đặt trước. Ở mỗi bộ chèn được gắn bốn búa chèn, hai búa phía trước và hai búa phía sau.
Máy trang bị hai bộ chèn riêng biệt. Bộ chèn có thể làm việc đồng thời hoặc riêng biệt trên hai đường ray và từ các cạnh của đường ray, gồm cả chỗ mối nối ray.
+ Mỗi bộ chèn được sử dụng cho một đường ray lắp giữa hai trục.
Hình 2.6. Kết cấu liên kết giữa các bộ chèn.
1- Bộ chèn bên trái ; 2- Bộ chèn bên phải.
+ Các bộ chèn hoạt động theo nguyên lý rung ép với áp lực không đồng nhất, có tần số chèn tối ưu 46Hz. Tác động này được xảy ra do sự kết hợp giữa sự rung và đóng (hay mở) các tay chèn trên bộ chèn.
+ Đóng mở các dụng cụ chèn: chuyển động ép và mở dụng cụ chèn được thực hiện bằng các xy lanh thủy lực. Tất cả các xy lanh được nén bằng các mạch thủy lực không giống nhau, điều này đảm bảo được tác động không đồng bộ, và mỗi một dụng cụ cần áp lực khác nhau. Áp suất chèn có thể đặt phù hợp với các điều kiện đá balast khác nhau.
+ Nâng hạ thiết bị chèn: việc nâng hạ thiết bị chèn được thực hiện bằng các xi lanh thủy lực, độ sâu chèn bổ sung của các dụng cụ chèn do người điều khiển.
+ Dụng cụ chèn: mỗi bộ chèn được trang bị 4 tay chèn, mỗi tay chèn dài 470mm được chế tạo bằng thép đặc biệt.
+ Một cữ điều chỉnh độ xuyên sâu vào đá
Chốt khoá vận chuyển bộ chèn.
+ Một chốt cơ khí dẫn động bằng xi lanh thuỷ lực để khoá bộ chèn ở vị trí cao.
Hình 2.7. Vị trí chốt khóa vận chuyển bộ chèn.
+ Các chốt này được điều hành từ bàn điều khiển.
+ Trạng thái chốt chỉ bằng đèn chỉ thị.
+ Trong trường hợp bị hỏng, các khóa này mở bằng tay.
Nguyên lý hoạt động của thiết bị chèn
Khi làm việc, thông qua hệ thống thủy lực (1 xy lanh thủy lực và hai trụ dẫn hướng) các thiết bị chèn được hạ xuống dưới lớp đá của tà vẹt, xy lanh thủy lực (1 xy lanh cho 4 tay chèn, mỗi bên 1 xy lanh) làm cho hai bàn tay chèn ép vào kẹp đá, đồng thời dưới sự tác động của hệ thống gây rung (các bánh lệch tâm quay) sẽ truyền rung động tới bàn chèn làm quá trình chèn đá xảy ra nhanh hơn, bảo đảm chất lượng hơn. Quá trình chèn có thể thực hiện đồng thời cũng như hoạt động độc lập cho từng thiết bị chèn.
Nguyên tắc làm việc của bộ công tác máy chèn đá gồm các bước sau:
Bước 1: Hạ bàn tay chèn xuống lớp đá cần chèn.
Bước 2: Chèn đá theo phương pháp vừa ép vừa gây rung động. Khi này khoảng cách giữa hai bàn tay chèn giảm tới mức nhỏ nhất cho phép.
Bước 3: Kết thúc quá trình chèn, các bàn tay chèn được nhả ra đạt khoảng cách tối đa.
Bước 4: Toàn bộ thiết bị chèn được nhấc lên khỏi lớp đá, máy sẽ di chuyển toàn bộ thiết bị chèn sang tà vẹt kế tiếp để tiếp tục chèn lớp đá ở dưới bàn tay tay chèn.
Thiết bị gây rung
Hình 2.8. Kết cấu bộ gây rung.
1- Đường ống thủy lực; 2- Động cỏ thủy lực; 3- Nắp đậy; 4- Khớp nối;
5- Cử chặn; 6- Tấm chắn; 7- Ống nối đàn hồi; 8- Vít định vị; 9- Đệm; 10- Nút;
11- Bánh lệch tâm; 12- Ổ bi đũa; 13- Trục mô tơ; 14- Nắp đậy.
Sự rung của bộ phận chèn được dẫn động bằng mô tơ thủy lực gắn với trục trên có các bánh lệch tâm. Kết cấu bộ gây rung gồm mô tơ gây rung kiểu cánh gạt 2 và bánh lệch tâm 11. Bộ phận rung có nhiệm vụ tạo ra tần số rung 46 Hz khi bàn chèn phóng búa và cứ thế rung liên tục trong suốt quá trình chèn kể cả khi búa được nhất lên và phóng trở lại, tốc độ quay không cân bằng là 2850 vòng/phút, dao động tuyến tính có hướng.
Hệ thống truyền động thủy lực
Sử dụng hệ thống truyền động thủy lực cho các hoạt động của máy như: bộ di chuyển, bộ công tác và các thao tác khác.
Một bơm biến đổi lưu lượng, mạch hở (dung tích 51cm3, áp suất làm việc cực đại 250 bar), một bơm biến đổi thể tích, mạch kín (dung tích 41cm3, áp suất làm việc cực đại 250 bar), và một bơm bánh răng kép (mỗi bơm dung tích 22 cm3 ) cung cấp dầu cho các bộ phận hoạt động và truyền động của máy. Các van điều khiển đảm bảo cho sự chính xác của các hoạt động thủy lực. Bồn chứa dầu thủy lực có thể tích 150 lít được đặt ở vị trí cao hơn bơm và các bộ phận điều khiển trên thùng chứa có gắn động hồ nhiệt độ.
Dầu thủy lực được cung cấp đến các xy lanh điều khiển và các mô tơ thủy lực thực hiện quá trình di chuyển của xe và sự rung trong quá trình chèn.
Truyền động khi di chuyển
Hình 2.9. Sơ đồ mạch thủy lực khi máy di chuyển bằng bánh sắt.
1- Thùng thủy lực ; 2-Bơm biến lưu 42 R41 ; 3- Bơm dừng khẩn cấp ;
4- Khối cấp ; 5- Động cơ phanh thủy lực bánh sắt ; 6- Động cơ thủy lực bánh sắt ; 7- Mở nhánh đầm ; 8- Van bảo vệ.
Hình 2.10. Sơ đồ mạch thủy lực khi máy di chuyển bằng bánh lốp.
1- Bơm biến lưu; 2- Dừng khẩn cấp bơm tay; 3- Van nhả phanh; 4- Van khẩn cấp; 5- Lọc; 6- Khối điều chỉnh; 7- Bộ phân phối; 8- Khối nhả; 9- Giảm áp W2;
10- Giảm áp phanh W2; 11- Động cơ thủy lực; 12- Lọc; 13- Thùng chứa.
Hệ thống thủy lực điều khiển tất cả các hoạt động di chuyển của máy bằng bánh lốp cũng như bánh sắt. Trong khi làm việc, các bơm thủy lực cung cấp dầu cao áp truyền động cho các cơ cấu qua chu trình điều khiển gồm cơ cấu phân phối, khối cấp và các van bảo vệ nhằm đảm bảo an toàn cho hệ thống. Quá trình dầu hồi về thùng chứa đều được đưa qua bộ lọc.
Truyền động khi làm việc
Hình 2.11. Sơ đồ mạch thủy lực khi máy làm việc.
1- Bơm biến lưu; 2- Dừng khẩn cấp bơm tay; 3- Van nhả phanh;
4- Van khẩn cấp; 5- Lọc; 6- Khối điều chỉnh; 7- Bộ phân phối; 8- Kích nâng đầu đầm; 9- Van tinh chỉnh; 10- Bích kích bánh lốp; 11- Mở nhánh đầm;
12- Lọc; 13- Thùng chứa.
Khi người điều khiển thao tác thì động cơ (1) quay, qua bộ lọc (5) dầu được cung cấp đến khối điều chỉnh (6) (khối điều chỉnh có nhiệm vụ phân ra các chế độ làm việc khác nhau của máy chèn). Quá trình làm việc dầu từ cửa (P2) của bộ điều chỉnh được đưa đến bộ phân phối thủy lực (7). Bộ phân phối này bao gồm các van phân phối và van giảm áp điều khiển quá trình nâng hạ bộ chèn bên trái, bên phải; nâng hạ bánh lốp trước, bánh lốp sau và đóng mở bộ chèn bên trái, bên phải. Trước cửa vào của mỗi van phân phối có lắp van giảm áp có nhiệm vụ điều chỉnh áp suất của dầu thủy lực đến một giá trị phù hợp với điều kiện làm việc của mỗi bộ phận.
Tuỳ thuộc vào vị trí làm việc của các van trong cụm phân phối mà chất lỏng được đưa đến các xy lanh thuỷ lực hoặc đưa qua bộ lọc (12) về thùng chứa. Khi con trượt trong van phân phối ở vị trí trung gian thì bơm thuỷ lực sẽ đưa chất lỏng đến các van phân phối rồi theo đường nối chung hồi về buồng chứ