* Quy mô công trình:
- Công trình xây dựng là chung cư vận động viên, nằm trên đường Nguyễn Tất Thành, TP. Đà Nẵng
- Chủ đầu tư là Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch thành phố Đà Nẵng.
- Công trình là khối nhà 6 tầng và 1 tầng mái.
- Chiều cao mỗi tầng là 3.6m và chiều cao tầng mái là 4.3m.
- Chiều cao tổng thể là 27.1m.
- Diện tích đất xây dựng là: 19.5 x 15.2 + 10.6 x 46.72 = 791.632 m2.
* Đặc tính kĩ thuật:
- Phần móng có 14 kiểu móng băng, được đổ toàn khối bằng phương pháp đổ thủ công.
- Phần thân công trình có kích thước dầm 200x400 mm.
- Chiều dày sàn hs = 100 mm, có 3 loại cột với các kích thước 150x200, 150x250 và 200x250.
- Dầm sàn bê tông cốt thép đổ tại chổ.
2. Đặc điểm của khu đất xây dựng:
- Hướng Bắc :Giáp khối nhà 4 tầng với L = 3.8m.
- Hướng Tây Bắc :Giáp khối nhà 4 tầng với L = 2.8m
- Hướng Nam :Giáp đường Nguyễn Tất Thành, cách nhà bảo vệ với
L = 2.77m.
- Hướng Đông :Giáp hàng rào với L = 3.6m.
- Hướng Tây :Giáp sân thể thao với L = 3.4m.
62 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4169 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Kỹ thuật thi công và an toàn lao động, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN THỨ NHẤT
NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TRÌNH
GIỚI THIỆU CÔNG TRÌNH:
1. Đặc điểm công trình:
* Quy mô công trình:
Công trình xây dựng là chung cư vận động viên, nằm trên đường Nguyễn Tất Thành, TP. Đà Nẵng
Chủ đầu tư là Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch thành phố Đà Nẵng.
Công trình là khối nhà 6 tầng và 1 tầng mái.
Chiều cao mỗi tầng là 3.6m và chiều cao tầng mái là 4.3m.
Chiều cao tổng thể là 27.1m.
Diện tích đất xây dựng là: 19.5 x 15.2 + 10.6 x 46.72 = 791.632 m2.
* Đặc tính kĩ thuật:
Phần móng có 14 kiểu móng băng, được đổ toàn khối bằng phương pháp đổ thủ công.
Phần thân công trình có kích thước dầm 200x400 mm.
Chiều dày sàn hs = 100 mm, có 3 loại cột với các kích thước 150x200, 150x250 và 200x250.
Dầm sàn bê tông cốt thép đổ tại chổ.
2. Đặc điểm của khu đất xây dựng:
Hướng Bắc :Giáp khối nhà 4 tầng với L = 3.8m.
Hướng Tây Bắc :Giáp khối nhà 4 tầng với L = 2.8m
Hướng Nam :Giáp đường Nguyễn Tất Thành, cách nhà bảo vệ với
L = 2.77m.
Hướng Đông :Giáp hàng rào với L = 3.6m.
Hướng Tây :Giáp sân thể thao với L = 3.4m.
TÌNH HÌNH NƠI THI CÔNG:
1. Địa chất công trình:
Công trình nằm trên nền đất đắp.
2. Giao thông công trình:
Công trình nằm ở vị trí trung tâm khu đất có khoảng cách với 4 phía khá rộng nên thuận lợi cho công tác tập kết vật liệu và thi công
3. Vật tư Công trình:
- Công trình nằm trên mặt tiền của đường Nguyễn Tất Thành giao với 2 tuyến đường Nguyễn Lương Bằng và đường 3/2 nên việc cung cấp vật tư xây dựng cho công trình luôn được đảm bảo.
- Hệ thống cốp pha, giàn dáo được cung cấp bởi một số công ty trong thành phố Đà Nẵng.
- Vật liệu xây dựng được chuyển đến công trường tuỳ theo nhu cầu thi công và được chứa trong các kho bãi tại công trường.
4. Địa chất thủy văn, tình hình địa hình:
Địa chất thủy văn: Qua kết quả khảo sát địa chất, đây là khu vực có địa chất tương đối ổn định, thuận tiện cho việc xây dựng nhà cao tầng, mực nước ngầm thấp hơn đáy móng công trình thuận tiện cho việc thi công phần móng công trình.
Tình hình địa hình: Địa hình toàn bộ khu đất được xây dựng bằng phẳng, đã được làm xạch cỏ dại và san ủi các kết cấu cũ.
Khí tượng thủy văn:
Đà Nẵng nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít biến động. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt:
Mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12.
Mùa khô kéo dài từ tháng 1 đến tháng 7, thingr thoảng có những đợt rét mùa đông nhưng không đậm và không kéo dài.
Gió bão:
Hướng gió chính là hướng Đông Nam từ tháng 4 đến tháng 9.
Bão khu vực Đà Nẵng thường xuất hiện từ tháng 9 đến tháng 11.
Số cơn bão Đà Nẵng chiếm 24,4% tổng số cơn bão đổ bộ vào đất liền từ vĩ tuyến 17 trở vào
Lượng mưa trung bình năm là 2.504,57mm/năm
PHẦN THỨ HAI
THIẾT KẾ THI CÔNG HỐ MÓNG VÀ PHẦN THÂN
THIẾT KẾ BIỆN PHÁP THI CÔNG CÔNG TÁC ĐẤT
LƯU Ý KHI LỰA CHỌN BIỆN PHÁP THI CÔNG
Khi chọn biện pháp thi công cần lưu ý:
Sử dụng cơ giới hóa tối đa, nhất là các khâu nặng nhọc, kết hợp tốt giữa cơ giới và thủ công, giữa cơ giới bộ phận và cơ giới tổng hợp, giảm phát sinh ngừng việc, áp dụng phương thức tổ chức lao động tiên tiến.
Chọn biện pháp thi công sao cho số máy và loại máy phải huy động là ít nhất nhằm đơn giản bớt công tác quản lý máy và lao động
Kèm theo biện pháp thi công phải có biện pháp an toàn lao động.
Kèm biện pháp thi công phải có biện pháp an toàn lao động.
Toàn bộ hoạt động thi công phải được thực hiện sao cho không có gây trở ngại, hư hỏng, tổn thất cho các công trình kỹ thuật hạ tầng ở các khu vực xây dựng, mọi sự cố gây ra đơn vị thi công sẽ tự xử lý để không ảnh hưởng đến tiến độ thi công.
THIẾT KẾ GIẢI PHÁP THI CÔNG HỐ MÓNG
*Công tác thi công hố móng bao gồm các bước:
Đào hố móng đến cos thiết kế và vận chuyển đất
Thi công ván khuôn móng
Đổ bê tông móng
Dưỡng hộ bê tông và đắp đất nền móng công trình
Công trình được xây dựng trên nền đất đắp bằng phẳng nên chúng ta không cần phải thi công công tác san nền mà tiến hành thi công đào hố móng.Để chuẩn bị cho công tác thi công đào hố móng, trước hết phải thi công dọn dẹp mặt bằng, chặt phá cấy cối trong phạm vi công trình xây dựng.
Tiến hành làm hệ thống tiêu nước bề mặt cho công trường, đào các rãnh xung quanh hố móng với độ dốc nhất định sao cho nước tập trung về các hố thu rồi đặt máy bơm để tiêu nước
2.1 CÔNG TÁC ĐÀO ĐẤT HỐ MÓNG
Kiểm tra giải pháp đảm bảo an toàn cho công trình lân cận :
- Điều kiện địa chất: đất đắp.
Chiều sâu hố móng H = 1.7 + 0.1=1.8 m
Chiều sâu hố móng đào đất bằng cơ giới là: Hcg = 1.8-0.2 = 1.6m
Chiều sâu hố móng đào đất bằng thủ công là là: Htc = 0.2m.
Vì công trình được thi công trên nên đất đắp – là nền đất nhân tạo đã được xủ lý nên có hệ số rỗng nhỏ, sức chịu tải của nền đất cao, tính nén lún nhỏ, mođun biên dạng và cường độ chống cắt cao
Dựa vào điều kiện địa chất công trình đã nêu ở trên và độ sâu hố móng đào, ta tiến hành tra bảng nội suy được giá trị hệ số mái dốc m = 0.68m.
Theo bảng tra Hệ số mái dốc(Trang 6 – Giáo trình KTTC-ATLĐ - Khoa QLDA).
=> Bề rộng mái dốc tính theo chiều sâu hố móng là:
B = m.H = 0.68 x 1.8 = 1.224 (m )
Với:
Bề rộng mái dốc khi đào cơ giới là : Bcg = m.Hcg = 0.68x1.6 = 1.088m
Bề rộng mái dốc khi đào thủ công là : Btc = .m.Htc = 0.68x0.2= 0.136m
Chọn bề rộng thi công của công nhân dưới hố móng là btc = 0,5 m.
Giả sử ta tiến hành đào hố móng theo mái dốc, do đó cần kiểm tra khoảng cách từ đỉnh hố móng đến các công trình lân cận.
Phía Bắc giáp với khối nhà 4 tầng với L1 = 3.8m
=> S1 = L1 − ( B + btc ) = 3.8 – ( 1.224 + 0,5 ) = 2.076> 0,5 ( m ) => Có thể đào hố móng theo mái dốc.
Phía Tây Bắc giáp với khối nhà 4 tầng với L2 =2.8m
=> S1 = L1 − ( B + btc ) = 2.8 – ( 1.224 + 0,5 ) = 1.076 > 0,5 ( m ) => Có thể đào hố móng theo mái dốc.
Phía Nam giáp với nhà bảo vệ với L3 = 2.77m
=> S1 = L1 − ( B + btc ) = 2.77 – ( 1224 + 0,5 ) = 0.976 > 0,5 ( m ) => Có thể đào hố móng theo mái dốc.
Lựa chọn phương án đào đất hố móng :
Dựa vào tính chất cơ lý của đất nền tại vị trí xây dựng công trình để thi công công tác đất, có hai phương án sau :
+- Phương án 1: Phương án thi công đất bằng cách đào theo mái dốc, độ dốc của mái đất phụ thuộc vào loại đất nền, vào tải trọng thi công trên bề mặt….
+ Phương án 2: Phương án đào đất có dùng ván cừ để gia cố thành vách đất và hạn chế ảnh hưởng có hại đến các công trình lân cận.
+ Vì công trình thi công là móng băng, nên phương án đào đất hố móng công trình có thể đào thành từng rãnh móng chạy dài hay đào toàn bộ mặt bằng công trình.
+ Nhưng với công trình được thi công trên nền đất đắp có tính chất cơ lý rất tốt, khi đào đất không cần cừ gia cố thành vách. Mặt khác, công trình thi công bằng móng băng giao thoa, ta nên lựa chọn phương án đào toàn bộvới mái dốc đã tính toán, để dễ tiến hành thi công bằng máy, tiết kiệm được thời gian di chuyển và quay đầu máy đào nhiều lần qua các rãnh hố móng, tiết kiệm chi phí nhân công, chi phí vật liệu lắp đặt đường công tác cho máy đào và xe vận chuyển.
Kết luận chung:
Ta tiến hành đào toàn bộ nền đất theo 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Dùng máy đào đến độ sâu nhỏ hơn thiết kế 200 mm để tránh phá hoại kết cấu dưới đáy móng, với độ sâu đào cơ giới là Hcg = 1600 mm.
Giai đoạn 2: Đào thủ công đất còn lại với Htc = 200 mm và tiến hành sửa chữa hố móng, chuẩn bị cho việc thi công bê tông móng.
Tính khối lượng đào đất hố móng:
Khối lượng đất đào móng được tính theo công thức:
V = Vcg + Vtc
Với:
Vcg : Thể tích khối đất đào bằng cơ giới.
Vtc : Thể tích khối đất đào bằng thủ công.
Thể tích từng phương án đào được tính theo công thức sau:
V = [ a.b + (a + c ).( b + d ) + c.d ]
Trong đó :
a,b : Chiều dài chiều rộng của đáy hố đào
c,d :Chiều dài, chiều rộng mặt trên hố đào.
H : Chiều sâu đào móng.
B : Bề rộng mái dốc
Khối lượng đào đất cơ giới:
- Để thuận lợi cho việc tính toán khối lượng đào đất bằng máy, chia hố móng thành 2 khoang đào.
- Sau khi tính toán cụ thế kích thước các khoang, ta có bảng kết quả khối lượng đào máy như sau:
BẢNG TÍNH TOÁN KHỐI LƯỢNG ĐÀO ĐẤT BẰNG CƠ GIỚI
STT
Tên khoang đào
Kích thước khoang đào
V (m3)
a(mm)
b(mm)
c(mm)
d(mm)
B(mm)
Hcg(mm)
1
Khoang 1
19652
24552
22100
27000
1088
1600
871.77
2
Khoang 2
25322
9352
27770
11800
1088
1600
457.94
TỔNG KHỐI LƯỢNG ĐÀO ĐẤT BẰNG CƠ GIỚI
Vcg
1329.71
Dựa vào bảng tính toán, ta có thể tích đào đất cơ giới là: Vcg= 1329.71 (m3).
Khối lượng đào đất thủ công:
Đối với việc đào thủ công, nhà thầu sẽ cho công nhân xuống khoang đào đào thêm một lớp đất dày 20 cm vừa đúng đến cos thiết kế -2.3m. Ta tiến hành lập bảng tính toán:
BẢNG TÍNH TOÁN KHỐI LƯỢNG ĐÀO ĐẤT BẰNG THỦ CÔNG
STT
Tên khoang đào
Kích thước khoang đào
V (m^3)
a(mm)
b(mm)
c(mm)
d(mm)
B(mm)
Htc(mm)
1
Khoang 1
21828
26728
22100
27000
136
200
118.01
2
Khoang 2
27498
11528
27770
11800
136
200
64.47
TỔNG KHỐI LƯỢNG ĐÀO ĐẤT BẰNG THỦ CÔNG
Vtc
182.48
Căn cứ vào bảng tính toán ta có thể tích đào đất thủ công là: Vtc= 182.48 (m3).
Khối lượng đào đất:
Thể tích đào đất hố móng là:
Vđào = Vcg + Vtc = 1329.71 + 182.48 = 1512.19 ( m3).
Xác định khối lượng đất dư sau khi thi công xong phần ngầm:
Tổng cộng thể tích kết cấu ngầm: VKCngầm
Thể tích kết cấu ngầm chính bằng thể tích đất đổ đi.
Þ Khối lượng đất để lại lấp móng là:
Vlấp móng = Vđào - VKCngầm
*Thể tích các kết cấu ngầm chiếm chỗ: bao gồm tổng thể tích bê tông lót hố móng và tổng thể tích móng băng giao thoa.
VKCngầm = i=117 VDi + Vcột ngầm - Vgiao thoa
Với:
VDi : là thể tích của móng băng thứ i (1,17) (hình 2)
Vgiao thoa : là phần thể tích của 2 móng băng cắt nhau tại vị trí giao thoa (hình 3)
Vcột ngầm : là thể tích phần cột trên cổ móng
(hình 2)
Þ VDi = V1 + V2 + V3 + V4 = ((500.400)+h22.(ai+bi) + (bi.h1) + 100.(200+bi)).Li.10-9 (m3)
(Li : chiều dài của móng băng thứ i)
(hình 3)
Vì phần giao nhau giữa 2 móng băng có hình khối rất phức tạp, nên ta quy về mặt cắt của 3 khối hình chữ nhật có kích thước trung bình lần lượt là:
atb = i=117 ai 17
btb = i=117 bi 17
h3 = 2.h1.btbatb + btb
h = h2 + h3
Þ Vgiaothoa = Vcổ móng giao thoa + V3 + V4
= (400.500.400.10-9) + (atb+btb 2.h+ 100.(200+btb)).btb.10-9 (m3)
Ta tiến hành lập bảng tính toán khối lượng thể tích phần kết cấu ngầm theo công thức đã nêu:
BẢNG 1: THỂ TÍCH MÓNG BĂNG
STT
Tên móng
KÍCH THƯỚC MÓNG
Slớp bê tông lót
(mm2)
Scổ móng
(mm2)
L
(mm)
Số khối
V
(m3)
a (mm)
b
(mm)
h1
(mm)
h2
(mm)
1
D1
400
1800
250
250
200000
200000
22100
1
24.86
2
D2
400
1800
250
250
200000
200000
22100
2
49.73
3
D3
400
1800
250
250
200000
200000
22100
1
24.86
4
D3A
400
1800
250
250
200000
200000
49820
1
56.05
5
D4
400
1800
250
250
200000
200000
14650
1
16.48
6
D5
(trục 1-4)
400
1800
250
250
200000
200000
13100
1
14.74
7
D5
(trục 4-6)
400
2600
250
250
280000
200000
14650
1
22.05
8
D6
400
1500
250
250
160000
200000
14650
1
14.25
9
D7
(trục 1)
400
2800
250
250
300000
200000
27000
1
43.20
10
D7
(trục 3)
400
2300
250
250
250000
200000
27000
1
36.79
11
D7
(trục 4)
400
2600
250
250
280000
200000
27000
1
40.64
12
D8
400
2200
250
250
240000
200000
13500
1
17.75
13
D9
400
1800
250
250
200000
200000
2400
3
8.10
14
D10
400
1800
250
250
200000
200000
11800
5
66.38
15
D10a
400
1600
250
250
170000
200000
11800
2
24.07
16
D12
(trục A-B')
400
2200
250
250
240000
200000
4800
2
12.62
17
D12
(trục C'-D)
400
2200
250
250
240000
200000
4800
2
12.62
18
D12
(trục B'-C')
V = (Scổ móng + Slớp bê tông lót+ b.h1).L
= (400.500+100.3900 + 3900.250).2050.10-9
2
6.41
19
D13
400
2600
250
250
280000
200000
11800
1
15.40
20
D14
400
2400
250
250
260000
200000
28650
1
34.67
21
D15
400
2600
250
250
280000
200000
20650
1
26.95
22
D16
400
1500
250
250
1600
200000
28650
1
17.59
23
D17
400
1800
250
250
200000
200000
11850
1
10.96
Tổng
atb
btb
Vmóng
400
2059.09
597.16
Ghi chú: Móng D11 giống kích thước móng D12 nên gộp chung thành 2 khối để tính.
Bảng 2: Thể tích phần giao thoa giữa 2 móng
KÍCH THƯỚC CẤU KIỆN GIAO THOA
SBT lót (mm2)
Vcổ móng
(mm3)
V1 khối
(m3)
SL
khối
Vgiao thoa
(m3)
atb (mm)
btb (mm)
h1 (mm)
h2
(mm)
h3
(mm)
400.00
2059.09
250
250
418.67
225909.09
80000000
1.81
69
124.96
Bảng 3: Thể tích phần cột ngầm
STT
Tên móng
KÍCH THƯỚC CẤU KiỆN
Thể tích 1 khối (m3)
Số khối
Vcột ngầm
(m3)
a (mm)
b(mm)
h(mm)
1
D1
500
400
700
0.14
3
0.42
600
400
700
0.168
2
0.336
2
D2
500
400
700
0.14
2
0.28
600
400
700
0.168
2
0.336
3
D3
500
400
700
0.14
4
0.56
600
400
700
0.168
3
0.504
4
D4
500
400
700
0.14
2
0.28
600
400
700
0.168
2
0.336
5
D5
500
400
700
0.14
4
0.56
400
600
700
0.168
1
0.168
350
600
700
0.147
1
0.147
6
D6
500
400
700
0.14
3
0.42
400
400
700
0.112
2
0.224
350
400
700
0.098
1
0.098
7
D7
500
400
700
0.14
4
0.56
400
300
700
0.084
2
0.168
500
300
700
0.105
3
0.315
8
D8
500
400
700
0.14
3
0.42
400
400
700
0.112
1
0.112
9
D10
550
400
700
0.154
5
0.77
600
400
700
0.168
5
0.84
400
400
700
0.112
5
0.56
10
D10a
550
400
700
0.154
2
0.308
600
400
700
0.168
2
0.336
400
400
700
0.112
2
0.224
11
D11
500
400
700
0.14
3
0.42
400
400
700
0.112
1
0.112
12
D12
500
350
700
0.1225
2
0.245
500
400
700
0.14
2
0.28
13
D13
500
400
700
0.14
4
0.56
TỔNG THỂ TÍCH PHẦN CỘT NGẦM
10.899
Þ Tổng thể tích kết cấu ngầm:
VKCngầm = i=117 VDi +Vcột ngầm - Vgiao thoa
= 597.16 + 10.899 – 124.96
= 483.1 (m3)
Vậy, thể tích đất lấp móng là:
Vlấp móng = Vđào - VKCngầm
= 1512.19 – 483.1
= 1029.09 (m3)
Lựa chọn máy đào và số xe vận chuyển phục vụ cho công tác đào đất:
Phương án lựa chọn máy đào:
Với phương pháp đào đất bằng cơ giới, chúng ta có thể tạo ra năng suất làm việc cao hơn đồng thời góp phần tiết kiệm chi phí và hạ giá thành công trình.
Để tiến hành đào hố móng, ta có thể chọn một trong hai phương án sau:
Phương án 1: Dùng máy đào gầu thuận
- Ưu điểm:
+ Máy đào gầu thuận có tay cần ngắn và xúc thuận nên đào rất khoẻ có thể đào được những hố đào sâu và rộng với đất từ cấp I ÷ IV;
+ Máy đào gầu thuận thích hợp dùng để đổ đất lên xe chuyển đi. Kết hợp với xe chuyển đất nên bố trí quan hệ giữa dung tích gầu và dung tích thùng xe hợp lý sẽ cho năng suất cao, tránh rơi vãi lãng phí;
+ Nếu bố trí khoang đào thích hợp thì máy đào gầu thuận có năng suất cao nhất trong các loại máy đào một gầu.
- Nhược điểm:
+ Khi đào đất máy đào phải đứng dưới khoang đào để thao tác, vì vậy mà máy đào gầu thuận chỉ làm việc tốt ở những hố đào khô ráo không có nước ngầm;
+ Tốn công và chi phí làm đường cho máy đào và phương tiện vận chuyển lên xuống khoang đào;
Phương án 2: Dùng máy đào gầu nghịch
- Ưu điểm:
+ Máy đào gầu nghịch cũng có tay cần ngắn nên đào rất khoẻ, có thể đào được đất từ cấp I ÷ IV.
+ Cũng như máy đào gầu thuận, máy đào gầu nghịch thích hợp để đào và đổ đất lên xe chuyển đi hoặc đổ đống.
+ Máy có cơ cấu gọn nhẹ nên thích hợp để đào các hố đào ở những nơi chật hẹp, các hố đào có vách thẳng đứng, thích hợp để thi công đào hố móng các công trình dân dụng và công nghiệp.
+ Do đứng trên bờ hố đào để thi công nên máy có thể đào được các hố đào có nước và không phải tốn công làm đường lên xuống khoang đào cho máy và phương tiện vận chuyển.
- Nhược điểm:
+ Khi đào đất máy đào đứng trên bờ hố đào để thao tác, vì vậy cần quan tâm đến khoảng cách từ mép máy đến mép hố đào để đảm bảo ổn định cho máy.
+ Năng suất thấp hơn năng suất máy đào gầu thuận có cùng dung tích gầu.
+ Chỉ thi công có hiệu quả với những hố đào nông và hẹp, với các hố đào rộng và sâu thì không hiệu quả.
Chọn máy đào:
Căn cứ vào ưu nhược điểm kể trên của từng loại máy và đặc điểm của hố móng, nên nhà thầu sẽ chọn phương án thi công đào đất bằng máy chủ đạo là máy đào gầu nghịch, không những giải quyết được khối lượng đất cần thi công mà còn tiết kiệm được thời gian và chất lượng theo yêu cầu.
Với khối lượng đào đất bằng cơ giới là Vcg = 1329.71 m3 < 20000m3 thì dung tích gầu có thể chọn trong khoảng q = 0,4¸0,65 (m3).
( Bảng I.2 – Trang 8 – Sổ tay chọn máy thi công – Nhà xuất bản xây dựng – Tái bản 2008)
3.1 Chọn phương án di chuyển của máy chủ đạo:
Đường đi của máy đào có ảnh hưởng rất lớn trong việc chọn chọn máy thi công, do đó căn cứ vào mặt bằng thi công, ta đưa ra hai phương án:
Phương án 1: Máy đào gầu nghịch di chuyển theo phương cạnh ngắn của hố đào.
Phương án 2: Máy đào gầu nghịch di chuyển theo phương cạnh dài của hố đào.
Nhận xét:
Hố đào nơi thi công có kích thước hình chữ L đặc trưng, nên ta chia thành 2 hố đào.
Hố đào 1: kích thước phương cạnh ngắn là 11.8m, phương cạnh dài là 27.77m.
Hố đào 2: kích thước phương cạnh ngắn là 22.1m, phương cạnh dài là 27m.
Theo phương án 1, do kích thước cạnh dài của 2 hố đào tương đố lớn nên nếu đào theo phương án này sẽ chia làm nhiều khoang đào, máy đào sẽ di chuyển theo nhiều đường rất phức tạp; nếu muốn chia ít khoang đào thì phải dùng máy có bán kính đào rất lớn, huy động máy lớn như thế dẫn đến cồng kềnh, dễ gây ảnh hưởng cho các công tác chuẩn bị trên công trường, không phù hợp.
Theo phương án 2, thì:
Với hố đào 1 ta đào theo 1 khoang đào thì ta chọn máy đào với bán kính đào R1=5.9m
Với hố đào 2 thì ta chia làm 2 khoang đào với kích thước mỗi khoang là 11.05x27m thì chọn máy có R2 = 5,6m, đường di chuyển đơn giản, tay cần ngắn và máy gọn nhẹ hơn. Phù hợp với ý đồ bố trí khu vực đổ đất và khu vực vận chuyển , gia công ván khuôn, cốt thép.
Kết hợp phương án đào của hai hố đào, ta nên chọn máy đào có Rmax ≥ 5.9m
Kết luận: Với những nhận xét trên nên ta chọn phương án 2: Ta đào hố đào 1 trước, máy đào di chuyển phương cạnh dài của hố đào 1. Sau khi đào hết hố đào 1, máy chuyển vào khoang đào của hố đào thứ 2 và đào dọc theo phương của cạnh dài.Chọn máy đào gầu nghịch có Rmax 5,9m.
3.2 Chọn máy đào:
Như vậy với đất đắp, sử dụng máy đào gầu nghịch một gầu, chọn máy có gầu có
q = 0,4÷0,65 m3, theo phương án hướng di chuyển máy, chọn máy đào gầu nghịch có Rmax 5,9 m, ta có hai phương án máy:
Phương án 1: Chọn máy đào gầu nghịch EO3322-B1 của Liên Xô cũ với các thông số kỹ thuật như sau:
Dung tích gầu: 0,5 m3
Bán kính đào lớn nhất: Rmax = 7.5 m.
Chiều sâu đào lớn nhất. Hđào max = 4,2 m
Chiều cao đổ đất lớn nhất. Hđổ max = 4,8 m
Chu kỳ kỹ thuật tck = 17 giây.
(Trang 27 – Sổ tay chọn máy thi công – Nhà xuất bản xây dựng – Tái bản 2008)
Năng suất lý thuyết của máy đào:
NLT = 3600Tck.q.Ks.1ρo
Trong đó: Tck: Chu kì đào đất: Tck= tck.Kvt.Kquay
tck = 17s : Thời gian của một chu kì khi góc quay là 90o.
Kvt : Hệ số phụ thuộc vào điều kiện đổ đất của máy.Chọn Kvt=1,1
khi đổ đất lên thùng xe.
Kquay là hệ số phụ thuộc vào góc quay của cần với.Chọn Kquay=1.
=> Tck= tck.Kvt.Kquay = 17.1,1.1 = 18.7 (s ).
q: là dung tích gầu. ta có q= 0,5 m3.
Ks: là Hệ số vơi đầy đất đào.Chọn Ks=1,1.
ρo : Hệ số tơi xốp ban đầu của đất.Chọn ρo = 1,2.
=> Năng suất lý thuyết:
NLT = 3600Tck.q.Ks.1ρo = 360018,7.0,5.1,1.11,2 = 88.24 ( m3/h )
=> Năng suất thực tế của máy đào:
NTT = NLT.Z.Ktg
Với : Z: Số giờ làm việc trong 1 ca.Chọn Z =7 h.
Ktg: Hệ số sử dụng thời gian.Ktg =0,7.
=> NTT = NLT.Z.Ktg=88,24.7.0,7 = 432,38 ( m3/ca )
Þ Số ca cần đào liên tục : n = 1329,71/432.38 = 3,08(ca). Chọn n = 4 ca.
Chọn ôtô vận chuyển phục vụ công tác đào đất:
Bố trí xe vận chuyển đất dư đến vị trí cách công trình đang thi công 2.5 km
Chọn ôtô vận chuyển xe tải tự đỗ Kamaz 5501 với các thông số kỹ thuật:
Công suất tải : 9T.
Trọng lượng : 6T.
Vận tốc di chuyển : 80 km/h.
(Trang 94 – Sổ tay chọn máy thi công – Nhà xuất bản xây dựng – Tái bản 2008)
-Năng suất vận chuyển của ôtô:
Wôtô= 760.Q.Ktg.Kttγ.Tck
Trong đó:
Q là tải trọng ôtô Q = 9T.
Ktg: Hệ số sử dụng thời gian ôtô, chọn Ktg = 0,7.
Ktt: Hệ số sử dụng trọng tải của xe,chọn Ktt=1.
Tck: Thời gian một