Đồ án Lập dự án đầu tư nâng cấp, cải tạo tuyến đường 23B (Hà Nội - Nghĩa trang Thanh Tước)

Trong công cuộc xây dựng đất nước, giao thông vận tải đóng một vai trò quan trọng trong đời sống của nhân dân cũng như sự phát triển của đất nước. Giao thông nối liền các khu trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá trong nước, là đường giao lưu giữa nước đó với các nước trong khu vực và trên thế giới. Ngoài ra giao thông còn phục vụ cho an ninh quốc phòng.Việc phát triển giao thông vận tải, đặc biệt là giao thông đường bộ đang là một yêu cầu cấp bách hiện nay. Nhận thức được tầm quan trọng của GTVT đối với sự phát triển của đất nước mà Đảng và Nhà nước ta đã đầu tư và tạo ra môi trường đầu tư hết sức thuận lợi để các tổ chức, cá nhân có thể đầu tư vào lĩnh vực này. Chính vì thế hiện nay và trong tương lai có rất nhiều các dự án đầu tư vào lĩnh vực GTVT, trong đó khâu lập dự án đầu tư có vai trò rất quan trọng đối với sự thành công của một dự án. Mục tiêu của việc lập dự án đầu tư cung cấp cho chủ đầu tư và các cơ quan thẩm định những tài liệu, số liệu, các giải pháp, tính toán cần thiết và hợp lý để họ có thể quyết định có nên đầu tư hay không, có nên cấp giấy phép hay không. Nếu quả thật việc đầu tư không có hiệu quả hoặc hiệu quả thấp thì nhà đầu tư cũng có đủ căn cứ để hủy bỏ ý định đầu tư, tránh phải tốn kém thêm hoặc nếu còn có thể được thì tiến hành điều chỉnh, sửa đổi lại dự án ban đầu. Trong đồ án tốt nghiệp này em đã nghiên cứu đề tài: “Lập dự án đầu tư nâng cấp, cải tạo tuyến đường 23B đoạn Hà Nội (giao của đường Bắc Thăng Long và đường Nam Hồng - Tiền Phong, Km3+800) đến nghĩa trang Thanh Tước (Km 15+29,0)”. Đồ án đi vào nghiên cứu những nội dung sau: 1. Sự cần thiết phải đầu tư. Một trong những định hướng phát triển kinh tế của Thành phố Hà Nội và Tỉnh Vĩnh Phúc là phối kết hợp phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội Hà Nội có khu đô thị Nam Thăng Long, cầu Thăng Long, đường cao tốc Bắc Thăng Long – Nội Bài liền kề với tỉnh Vĩnh Phúc. Hà Nội cũng tăng cường phát triển các khu đô thị phía Bắc tại Đông Anh, Sóc Sơn , xác lập quy mô dân số trong những đô thị này vào năm 2020 là 0,5 – 1,0 triệu người. Hiện nay tỉnh Vĩnh Phúc có tới 54% là các doanh nghiệp Hà Nội đầu tư vào, với hàng vạn lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp, các nhà máy liên doanh nằm ở khu vực giáp với Hà Nội. Ngoài ra còn thể kể đến rất nhiều công trình chứng minh sự hợp tác có hiệu quả giữa tỉnh Vĩnh Phúc và thành phố Hà Nội như các tuyến đường Nam Hồng - Tiền Phong, Hà Nội đã giúp Vĩnh Phúc xây dựng tuyến xe buýt chất lượng cao Hà Nội – Vĩnh Tường Do vậy việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng của mạng lưới đường bộ trong đó có tuyến đường 23B đã xuống cấp, nối giữa thành phố Hà Nội và tỉnh Vĩnh Phúc là một yêu cầu hết sức cần thiết do: - Trong thời gian tới đẩy mạnh sự hợp tác ở các lĩnh vực du lịch, đào tạo dậy nghề, xúc tiến xây dựng khu đô thị mới khoảng 10.000 ha nằm giữa địa phận hai tỉnh. - Quyết định sự phát triển lâu dài của cả hai địa phương, đồng thời có tác dụng thúc đẩy kinh tế khu vực, sớm mang lại hiệu quả đầu tư cho những dự án lớn khác có liên quan. - Nâng cấp các tuyến giao thông đối ngoại của Thủ đô Hà Nội với tỉnh Vĩnh Phúc. - Rút ngắn thời gian của các phương tiện tham gia từ Hà Nội đi Vĩnh Phúc nói riêng và các tỉnh phía Tây bắc giáp với Trung Quốc nói chung và ngược lại. Việc đầu tư dự án: Nâng cấp, cải tạo đường 23B đoạn Hà Nội – nghĩa trang Thanh Tước (Km3+800 – Km15+29,0) có mục đích gắn liền với việc phát triển kinh tế của cả Thủ đô Hà Nội và tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng cũng như mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của cả đất nước. Vì vậy đây là một dự án đầu tư hết sức cần thiết. 2. Đối tượng và pham vi nghiên cứu của đề tài.  Đối tượng nghiên cứu: Dự án đầu tư nâng cấp cải tạo đường 23B.  Pham vi nghiên cứu: - Đề tài đi nghiên cứu tuyến đường 23B đoạn Hà Nội (giao của đường Bắc Thăng Long với đường Nam Hồng - Tiền Phong, Km3+800) đến nghĩa trang Thanh Tước (Km15+29,0). - Trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu của Công ty cổ phần tư vấn và Đầu tư xây dựng CCIC Hà Nội được thực hiện năm 2008. Đề tài này sẽ tập chung nghiên cứu các vấn đề sau:  Điều kiện kinh tế xã hội và giao thông trong khu vực dự án (huyện Mê Linh).  Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong vùng.  Điều tra bổ xung và dự báo lưu lượng giao thông tuyến.  Đề xuất phương án xây dựng tuyến đường 23B (Hà Nội – nghĩa trang Thanh Tước)  Xác định tiêu chuẩn cấp hạng của tuyến đường và tổng mức đầu tư.  Đánh giá sơ bộ tác động của môi trường.  Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án.  Đề tài không đi vào nghiên cứu tổ chức các nút giao thông trên tuyến. 3. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu.  Mục đích nghiên cứu: Việc lập dự án đầu tư để cải tạo nâng cấp tuyến đường nhằm hoàn thiện hoàn thiện mang lưới đường khu vực, đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hoá và thu hút đầu tư, phục vụ giao thông cho nhân dân. Mở rộng giao lưu kinh tế - xã hội giữa thủ đô Hà Nội và tỉnh Vĩnh Phúc.  Mục tiêu nghiên cứu: - Nghiên cứu phương pháp luận lập dự án đầu tư. - Nghiên cứu các tiêu chuẩn kỹ thuật đường đô thị . - Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội và giao thông trong khu vực nghiên cứu. - Nghiên cứu đánh giá hiên trạng tuyến đường 23B (Hà Nội – Nghĩa trang Thanh Tước). - Điều tra bổ sung để tiến hành dự báo nhu cầu giao thông, từ đó đề xuất phương án tối ưu cho tuyến đường nghiên cứu. - Xác định tổng mức đầu tư và đánh giá hiệu quả KT-XH của dự án (về mặt định lượng). 4. Phương pháp nghiên cứu.  Thu thập dữ liệu sẵn có, điều tra bổ sung và tiến hành trình tự các bước lập dự án gồm: - Các tài liệu lý thuyết nói về đầu tư và dự án đầu tư, các chỉ tiêu, tiêu chuẩn về đường quốc lộ và đường đô thị. - Các văn bản quy định về quy hoạch giao thông, các văn bản pháp lý liên quan. - Các số liệu và các đề tài liên quan đến dự án cải tạo và nâng cấp tuyến đường.  Quá trình sử lý số liệu: Sử dụng kiến thức chuyên môn và phần mềm vi tính chuyên dụng để xử lý số liệu thu được. Cụ thể: - Sử dụng AUTOCAD để minh họa mặt cắt ngang đường. - Sử dụng phần mềm EXCEL để nhập và phân tích số liệu thu thập được. - Sử dụng MICROSOFT OFFICE để viết báo cáo nghiên cứu. - Dùng POWER POINT và bản vẽ để thuyết minh cho báo cáo. 5. Nội dung nghiên cứu bao gồm: Chương I. Cơ sở lý luận của lập dự án đầu tư nâng cấp cải tạo tuyến đường. Chương II. Sự cần thiết nâng cấp, cải tạo tuyến đường 23B đoạn Hà Nội – nghĩa trang Thanh Tước(Km3+800 – Km15+29,0). Chương III. Phương án nâng cấp, cải tạo tuyến đường 23B đoạn Hà Nội – nghĩa trang Thanh Tước(Km3+800 – Km15+29,0).

doc27 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2778 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Lập dự án đầu tư nâng cấp, cải tạo tuyến đường 23B (Hà Nội - Nghĩa trang Thanh Tước), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương II SỰ CẦN THIẾT NÂNG CẤP, CẢI TẠO TUYẾN ĐƯỜNG 23B ĐOẠN HÀ NỘI – NGHĨA TRANG THANH TƯỚC (Km3+800 – Km15+29,0) 2.1. Khái quát hiện trạng của Thủ đô Hà Nội. 2.1.1. Hiện trạng kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội. Vào thế kỷ 21, trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, Hà Nội có những thuận lợi cơ bản: sau 15 năm đổi mới, tiềm lực kinh tế và kết cấu hạ tầng đô thị được tăng cường đáng kể, những kinh nghiệm tích luỹ được trong quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN; sự quan tâm chỉ đạo, đầu tư của Đảng và Nhà nước cùng sự ủng hộ, phối hợp của các Bộ, ngành Trung ương, địa phương trên cả nước, các doanh nghiệp bước đầu đã tích luỹ tái sản xuất mở rộng, chủ động trong kinh doanh; thị trường có bước phát triển; trình độ đội ngũ cán bộ khoa học- công nghệ, quản lý, doanh nhân đã được tăng lên. Tuy nhiên Hà Nội đứng trước những khó khăn, thách thức khắc nghiệt: so với Thủ đô nhiều nước trong khu vực, Hà Nội vẫn là thủ đô nghèo; cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội còn thiếu đồng bộ và chất lượng thấp; công tác quản lý nhà nước còn nhiều mặt hạn chế; nhiều vấn đề xã hội bức xúc và một số tệ nạn chậm được khắc phục,…Bên cạnh đó, là sự tác động phức tạp của tình hình khu vực và thế giới, đặc biệt là sự chống phá của các thế lực thù địch mà Hà Nội là địa bàn trọng điểm, những thách thức của hội nhập kinh tế và khu vực cùng với việc thực hiện các cam kết của Việt Nam đối với các tổ chức quốc tế, các nước trong bối cảnh sức ép cạnh tranh kinh tế ngày càng gay gắt. Theo báo cáo kinh tế xã hội 2008 của Cục thống kê Hà Nội: - Hà Nội gồm 9 quận nội thành (Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Tây Hồ, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Long Biên ) với 125 phường, có diện tích 84,3 km² (chiếm 9% diện tích toàn thành phố) và 5 huyện ngoại thành (Sóc Sơn, Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì và Từ Liêm) với diện tích là 836,67 km² (chiếm 91% diện tích) với 99 xã và 5 thị trấn. Bắt đầu từ 01 tháng 8 năm 2008 Hà Nội được mở rộng bao gồm toàn bộ Thành phố Hà Nội cũ và sát nhập thêm toàn bộ tỉnh Hà tây, 4 xã của huyện Lương Sơn Hoà bình và huyện Mê linh của tỉnh Vĩnh Phúc có diện tích khoảng 32.000 km2. - Dự kiến năm 2008, dân số trung bình toàn thành phố Hà nội là 6.293,7 ngàn người, tăng 2,24% so năm 2007. - Tổng sản phẩm nội địa (GDP) tăng 10,58%, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 12,8%, tổng mức bán lẻ tăng 31,2%, kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn tăng 35,5%, tổng vốn đầu tư xã hội tăng 19,3%, các mặt văn hoá, xã hội, trật tự an toàn được duy trì ổn định. - Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn Thành phố tăng 12,8% so năm 2007, trong đó kinh tế nhà nước tăng 1,4% (kinh tế Nhà nước Trung ương tăng 2%, kinh tế Nhà nước địa phương giảm 0,5%), kinh tế ngoài Nhà nước tăng 18,2%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 16,5%. - Cả năm 2007, kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn Thành phố Hà Nội tăng 22% so cùng kỳ năm trước, kim ngạch xuất khẩu địa phương tăng 26,4% (chiếm khoảng 56% tổng kim ngạch xuất khẩu). - Tổng mức và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội ước tăng 28,2% so với năm 2007, trong đó tổng mức bán lẻ tăng 31,2%. Dự kiến cả năm 2008, kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn Hà Nội tăng 35,5% so với năm 2007, trong đó xuất khẩu địa phương tăng 25,2%. Kim ngạch nhập khẩu trên địa bàn Hà Nội dự kiến cả năm 2008 tăng 26,8% so với năm 2007, trong đó nhập khẩu địa phương tăng 23,1%, máy móc thiết bị phụ tùng tăng 20,6%, vật tư nguyên liệu tăng 29,3%. - 12 tháng năm 2008, khách Quốc tế đến Hà Nội là 1255 ngàn lượt khách, giảm 2,8% so cùng kỳ; khách nội địa là 6595 ngàn lượt khách, tăng 14,1%; doanh thu du lịch đạt 10 135 tỷ đồng tăng 28,5% so với năm 2007. - So với năm 2007, năm 2008 giá trị sản xuất nông lâm thuỷ sản tăng 6,68%, trong đó: trồng trọt tăng 3,48%, chăn nuôi tăng 13.85%, dịch vụ nông nghiệp giảm 2,84%, thuỷ sản giảm 14,01% và lâm nghiệp giảm 5,04%. Sản lượng thóc đạt 1.177.440 tấn (tăng 6,21% so năm 2007), ngô đạt 108.271 tấn (tăng 13,79%), rau các loại đạt 489.617 tấn (tăng 2.39%), đỗ tương đạt 43.799 tấn (giảm 19,35%), lạc đạt 15.442 tấn (tăng 6,16%) trên diện tích: lúa 206.088 ha (giảm 1,28%), ngô 25.493 ha (tăng 5,63%), rau các loại 28.433 ha (giảm 0,21%), đỗ tương 34.736 ha (giảm 2,19%), lạc 8.331 ha (tăng 0,3%). - Ngành giáo dục mầm non Hà Nội có 767 trường (công lập 300 trường), 11.174 lớp (2.943 lớp nhà trẻ và 8.231 lớp mẫu giáo), 282.813 cháu (62.460 cháu nhà trẻ, 233.990 cháu mẫu giáo). Giáo dục tiểu học có 674 trường (công lập 653 trường), 13.253 lớp và 411.548 học sinh với công tác phổ cập giáo dục đúng độ tuổi được duy trì với hiệu quả cao, huy động 99% trẻ trong độ tuổi vào lớp 1. Giáo dục trung học cơ sở có 584 trường (579 trường công lập), 9.362 lớp và 345.711 học sinh. Số học sinh tuyển mới vào lớp 6 năm học 2008-2009 là 82.086 học sinh. Giáo dục trung học phổ thông có 182 trường (104 trường công lập), 5.008 lớp và 226.502 học sinh, số học sinh tuyển mới vào lớp 10 năm học 2008-2009 là 75.676 học sinh. - Số đơn vị ngành y tế gồm 86 đơn vị với 45 đơn vị tuyến thành phố (26 bệnh viện, 17 trung tâm chuyên khoa, 1 trường cao đẳng y tế, 1 chi cục dân số – kế hoạch hoá gia đ́nh), 41 đơn vị tuyến quận huyện (29 trung tâm y tế dự pḥòng, 12 bệnh viện) và 577 đơn vị tuyến xã - phường - thị trấn (toàn thành phố có 2 xã chưa có trạm y tế là xã Phú La - Hà Đông và xã Chi Đông – Mê Linh). - Tình hình trật tự an toàn giao thông trên địa bàn trong thời gian gần đây diễn biến theo chiều hướng tốt: số vụ tai nạn giao thông xảy ra trong 11 tháng 2008 là 920 vụ (giảm 8% so cùng kỳ năm trước) làm chết 693 người (giảm 3%) và làm bị thương 492 người (giảm 36%). Tình hình tắc nghẽn giao thông trở nên ngày càng nghiêm trọng, bức xúc gây ảnh hưởng xấu đến mỹ quan, kinh tế Thủ đô. Trước những thuận lợi và khó khăn đó, Thành phố Hà Nội quyết tâm phát huy những mặt tích cực, khắc phục những khó khăn, hạn chế, đẩy mạnh công cuộc đổi mới, tiến hành CNH, HĐH, phát triển thủ đô toàn diện, vững chắc, góp phần cùng nhân dân cả nước xây dựng đất nước đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp. 2.1.2 Hiện trạng giao thông và vận tải đô thị Hà Nội. a. Hiện trạng mạng lưới giao thông thành phố Hà Nội: Mạng lưới giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội bao gồm: đường bộ, đường sắt, đường sông và hàng không có đặc điểm sau: - Hệ thống phân bố không đều, chất lượng phục vụ chưa đáp ứng hết yêu cầu giao thông (Quận Hoàn Kiếm có mật độ đường là 11,6 km/km2, trong khi đó Quận Đống Đa và Quận Hai Bà Trưng chỉ đạt 5,8 km/km2). - Phần lớn trục đường bộ hướng tâm và các tuyến vành đai chưa được nâng cấp, một số đoạn chưa được xây dựng hoàn chỉnh, quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật chưa phù hợp, các tuyến đường vành đai 1 và 2 do đô thị hoá quá nhanh đã mất dần tính chất là đường vành đai và đang mang chức năng là đường đô thị. - Đường phố ngắn, hẹp tại các khu phố cổ hoặc khu vực ngoại thành xe 4 bánh nhiều chỗ không thể vào được. - Đường phố các khu trung tâm thiếu bãi đỗ xe. Hệ thống giao thông tĩnh do không được đầu tư đã hoạt động nên hiệu quả gây ảnh hưởng lớn đến vận tải hành khách công cộng. - Đướng sắt nối các ga phía Bắc với các tuyến phía Nam còn chạy qua thành phố giao cắt cùng mức, cùng cao độ với nhiều tuyến đường bộ gây cản trở đến giao thông đô thị. - Sân bay Quốc tế đã được tu sửa song năng lực khai thác vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tăng nhanh lượng hành khách quốc tế và khách nội địa. - Vận tải đường sông chủ yếu là vận tải hàng hóa và vật liệu, do chưa có sự kết hợp khai thác đồng bộ đường sông và đường bộ nên giao thông đường sông chưa phát huy được hết tác dụng. Nhận xét: Đường nội đô Hà Nội có chiều dài 343km, diện tích mặt đường hơn 5,25 km2. Mật độ bình quân ở nội thành là rất thấp: 4,08km đường/km2 và 0,19km đường/ 1000 dân, đường nội đô phân bố không đều. Mạng lưới đường ngoại thành có tổng chiều dài 304km với tổng diện tích 0,88km2, tỉ lệ so với diện tích địa bàn đạt thấp 0,38km/km2; mật độ đường không thích hợp và phân bố không đều. Hệ thống phục vụ giao thông (giao thông tĩnh) chưa dáng kể so với tỉ lệ cần thiết là 5 – 7% diện tích. + Các trục đường bộ hướng tâm và vành đai chưa hoàn chỉnh, chưa đồng bộ và không đảm bảo theo tiêu chuẩn kỹ thuật cần thiết. Mật độ đường phân bố không đều, chưa có tổ chức giao cắt khác mức hoặc ưu tiên cho những nút giao thông trọng điểm nên ùn tắc vào các giờ cao điểm thường xuyên xảy ra. Vấn đề ùn tắc giao thông tuy đã được giải quyết một phần (xây dựng hệ thống điều khiển giao thông cưỡng bức bằng đèn tín hiệu. Tài các nút giao thông bố trí các dải phân cách mềm để phân bố lại các làn giao thông…) Tuy nhiên nếu không có biện pháp thực sự hữu hiệu về tổ chức quy hoạch phân luồng giao thông thì sự ùn tắc vẫn xẩy ra nhất là khi có những yếu tố tác động bất thường. b. Hiện trạng mạng lưới vận tải công cộng Hà Nội: - Hiệu trạng vận tải công cộng do Nhà Nước quản lý đang có xu hướng tăng (do được khích lệ và tạo điều kiện đầu tư tối đa cho ngành này) ngoài vận tải tư nhân và cá nhân có xu hướng tăng nhanh, đồng thời với việc xây dựng và phát triển xây dựng trong từng khu vực. - Hiện nay Tổng công ty vận tải hành khách công cộng Hà Nội có trên 60 tuyến xe buýt hoạt động với hơn 800 đầu xe.Tuy nhiên mới đáp ứng được khoảng 7-10% nhu cầu đi lại, còn lại do tư nhân hoặc cá nhân tự đảm nhiệm.. - Nguyên nhân chủ yếu của việc không phát triển lực lượng vận tải công cộng và thường xuyên ùn tắc giao thông như sau: + Đường phố Hà Nội hẹp, mật độ xe thô sơ quá đông nên các phương tiện cản trở việc vận hành lẫn nhau, giảm số lượng các tuyến xe buýt có thể hoạt động. + Cơ sở vật chất còn thiếu thốn, các điểm đỗ xe chưa đủ và chưa phù hơp với điều kiện đi lại của hành khách do đó kích thích sự phát triển phương tiện đi lại cá nhân, càng làm tăng nhanh mật độ phương tiện đi lại trên đường phố. + Mạng lưới giao thông không đồng đều giữa các khu vực, các luồng giao thông hình thành tập trung quá lớn vào một số tuyến hướng trung tâm thành phố. + Hệ thồng cơ sở hạ tầng của Thành phố tập trung ở khu vực nôi thành, tuy khu vực ngoại thành có nhiều quỹ đất cho phát triển Thành phố nhưng hạ tầng đô thị và cơ sở dịch vụ kém, không thu hút được dân cư, hạn chế đến chiến lược điều chỉnh dân cư tư nội thành ra ngoại thành, hình thành những dòng giao thông lưu lượng lớn vận chuyển từ ngoại thành vào nội thành. + Trình độ hiểu biết về luật lệ giao thông của người dân cũng như người điều khiển các phương tiện giao thông còn thấp dẫn đến tình trạng đi lại tuỳ tiện theo ý thức cá nhân. + Việc phát triển phương thức vận tải chưa hài hoà, thiếu sự kết hợp chặt chẽ giữa các cá nhân trong qua trình phát triển. Xe chở khách của tư nhân không có sự quản lý chặt chẽ cần thiết nên chạy lộn xộn không có định hướng tuyến khai thác cụ thể. Nhận xét: Với thực trạng giao thông vận tải công cộng nói trên cho thấy nếu không nhanh chóng hoàn chỉnh và đổi mới cả về hệ thống giao thông, hệ thống tuyến, phương tiện và phương thức phục vụ thì không những không phát triển được ngành vận tải nói riêng mà giao thông đô thị ngày càng bị ách tắc. Vấn đề này thực sự là một thách thức lớn đối với Hà Nội hiện nay và đặc biệt là trong những năm tới, nó đòi hỏi chiến lược phát triển và kế hoạch cụ thể cho phù hợp với tình hình mới. 2.1.3. Định hướng phát triển thủ đô Hà Nội trong tương lai. a. Kinh tế - xã hội: Phát triển Hà Nội phải có tầm nhìn xa, hướng tới văn minh hiện đại. Phải giữ vị trí tiên phong trong sự nghiệp công nghiệp hoá và đô thị hoá đối với cả nước nói chung và vùng Đông Bắc Bộ nói riêng cụ thể: + Tăng tỷ trọng GDP của Hà Nội trong tổng GDP của cả nước từ 7.3% năm 2000 lên khoảng 9.8% năm 2010(nguồn: thuyết minh quy hoạch- quy hoạch GTVT năm 2020). + Nâng tỷ lệ GDP/người so với mức trung bình của cả nước từ 2.07 lần năm 2000 lên.(nguồn: thuyết minh quy hoạch- quy hoạch GTVT năm 2020). + Phát triển Hà Nội phải đặt trong mối quan hệ hợp tác và cạnh tranh quốc tế nhất là đối với các nước trong khu vực + Phát triển kinh tế song song với phát triển xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái lấy hiệu quả kinh tế kết hợp với đảm bảo an ninh chính trị trật tự xã hội làm tiêu chuẩn cao nhất. b. Giao thông vận tải: Đường bộ: - Xây dựng các tuyến đường vành đai để giải toả lưu lượng các phương tiện giao thông quá cảnh qua Hà Nội. - Xây dựng mới tuyến đường vành đai (vành đai IV) cao tốc vùng Thủ đô Hà Nội, bán kính phân bố trung bình từ 20 - 40 km, phục vụ giải toả lưu lượng các phương tiện giao thông, đặc biệt xe tải và ô tô quá cảnh trên các tuyến đường cao tốc và quốc lộ hướng tâm vào thành phố hạt nhân. - Cải tạo và xây dựng mới các tuyến đường quốc gia kết nối liên thông các đô thị đối trọng xung quanh Hà Nội, bán kính phân bố trung bình 40 - 60 km (vành đai V), phục vụ mối giao lưu trực tiếp giữa các đô thị, đồng thời góp phần giải toả lưu lượng ô tô quá cảnh trên các tuyến đường cao tốc và quốc lộ hướng tâm. - Xây dựng mới các tuyến đường mới dọc các hành lang kinh tế quan trọng giữa vành đai IV và vành đai V và các tuyến hướng tâm từ cảng hàng không quốc tế và các đô thị vệ tinh, đô thị đối trọng kết nối trực tiếp với Thủ đô Hà Nội nhằm đáp ứng nhu cầu giao thông con lắc giữa thành phố hạt nhân với các thành phố trong vùng. - Trục đường cao tốc phía Bắc song song với quốc lộ 2 và quốc lộ 18 nối vùng Vân Nam - Trung Quốc và vùng Tây Bắc với cảng nước sâu Cái Lân - Quảng Ninh. - Trục đường cao tốc phía Nam song song quốc lộ 6 và quốc lộ 5, liên hệ vùng Tây Bắc với cụm cảng Hải Phòng - Cái Lân. - Trục đường cao tốc Bắc Nam phía Tây là tuyến đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 21 nối với quốc lộ 2. - Trục đường cao tốc Bắc Nam phía Đông song song với quốc lộ 1A, đây là tuyến đường ô tô quan trọng, huyết mạch của quốc gia và quốc tế. - Tập trung cải tạo nâng cấp mở rộng các tuyến quốc lộ hướng tâm đạt tiêu chuẩn đường cấp I đồng bằng quy mô 4 - 6 làn xe. - Cải tạo nâng cấp kết hợp xây dựng mới hệ thống đường tỉnh kết nối liên thông với mạng lưới đường quốc gia. - Tổ chức các tuyến đường nội vùng nối liền hệ thống các điểm dân cư tập trung với các trục đường chính tạo thành mạng lưới đường bộ liên hoàn đáp ứng nhu cầu đi lại, giao lưu nội ngoại vùng. Đường sắt: - Đường sắt quốc gia: + Cải tạo nâng cấp 5 tuyến đường sắt quốc gia tập trung vào đầu mối Hà Nội thành các tuyến đường sắt đôi điện khí hoá. + Cải tạo xây dựng hoàn chỉnh tuyến vành đai đường sắt tiếp cận khu vực Hà Nội, nhằm giải toả lưu lượng tàu quá cảnh chạy qua khu vực nội thành. - Xây dựng mới các tuyến đường sắt quốc gia đáp ứng nhu cầu vận tải của các hướng: + Tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam. + Tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Quảng Ninh. + Tuyến đường sắt cao tốc Hà Nội - Hải Phòng. - Đường sắt nội vùng: cải tạo kết hợp xây dựng các tuyến đường sắt nội vùng: từ Hà Nội đi Thái Nguyên, Việt Trì, Bắc Giang, Hải Dương, Ninh Bình, Hòa Bình và Sơn Tây. + Nối kết hệ thống đường sắt nội vùng với hệ thống tuyến đường sắt đô thị. Nghiên cứu xây dựng mới một số tuyến đường sắt nhẹ kết nối các đô thị với các vùng du lịch nghỉ ngơi giải trí lớn trong vùng như: Ba Vì, Sơn Tây, Hoà Bình, Hưng Yên, Chùa Hương (Hà Tây). - Hệ thống đường sắt đô thị cần được nghiên cứu, đầu tư xây dựng thành mạng lưới đường sắt giao thông công cộng hoàn chỉnh đáp ứng nhu cầu đi lại. - Hệ thống các công trình phục vụ đường sắt: + Xây dựng các đầu mối kết nối liên thông giữa các tuyến đường sắt, đặc biệt giữa các tuyến đường sắt hướng tâm với tuyến đường sắt vành đai. + Xây dựng cầu, các công trình và trang thiết bị an toàn chạy tàu. + Xây dựng hệ thống các nhà ga đầu mối hàng hoá (Ngọc Hồi, Cổ Bi, Yên Viên, Bắc Ninh, Bắc Hồng...) nhằm đảm bảo mối liên kết thống nhất giữa các tuyến của hệ thống đường sắt quốc gia qua khu vực đầu mối Hà Nội. + Xây dựng hệ thống các nhà ga đầu mối hành khách đảm bảo mối liên kết thống nhất giữa hệ thống đường sắt nội đô với hệ thống đường sắt vùng và quốc gia. Hàng không: - Xây dựng, cải tạo nâng cấp cảng hàng không, sân bay quốc tế Nội Bài thành cảng hàng không lớn, hiện đại khu vực phía Bắc: năm 2020 đạt 15,2 triệu hành khách/năm, tương lai đến năm 2030 và sau 2030 có thể tiếp nhận 25 triệu và 50 triệu hành khách/năm. Tiếp tục nghiên cứu vị trí, quy mô của sân bay quốc tế thứ 2 trong vùng khi sân bay Nội Bài đã có dấu hiệu mãn tải và dự trữ phát triển lâu dài. - Cải tạo nâng cấp cảng hàng không, sân bay quốc tế Cát Bi - Hải Phòng nhằm phục vụ hành khách nội địa kết hợp quốc tế. - Sân bay Gia Lâm phục vụ du lịch nội địa tầm ngắn. Đường thuỷ: - Cải tạo nâng cấp các tuyến đường thuỷ kết nối trực tiếp với cụm cảng biển Hải Phòng và Quảng Ninh. - Đầu tư và khai thác hợp lý tuyến đường thủy sông Hồng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và du lịch đường sông. - Cải tạo xây dựng hệ thống các cảng sông trong vùng (cụm cảng Hà Nội, Sơn Tây, Vĩnh Phúc, Hoà Bình, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam). Kết hợp với hệ thống đường sắt, đường bộ tạo thành các đầu mối giao thông trung chuyển quan trọng của vùng. 2.2. Các quy hoạch có liên quan tới dự án. 2.2.1. Quy hoạch phát triển tổng thể thủ đô đến năm 2020. Không gian chung của Thủ đô Hà Nội được phân ra 3 khu vực trọng điểm: - Khu vực thành phố trung tâm thành phố Hà Nội là khu vực nội thị hiện tại và khu vực phát triển đô thị tương lai của thành phố theo sơ đồ quy hoạch phát triển không gian đến năm 2020 đã được thủ tướng chính phủ phê duyệt theo quyết định số 108/1998/QĐ – TTg ngày 20/6/1998 - Khu vực tổ chức không gian lãnh thổ vùng ngoại vi thành phố chủ yếu là khu vực sản xuất nông nghiệp và hệ thống dân cư nông thôn ngoại thành với việc khai thác đất đai vùng ngoại thành theo địa giới hành chính hiện tại và dự kiến mở rộng trong tương lai - Khu vực phát triển không gian hệ thống các đô thị trong vùng Hà Nội gồm các đô thị mang tính chất đối trọng của đô thị trung tâm và toàn bộ hệ thống các đô thị xung quanh Hà Nội trong vòng bán kính từ 30 – 50Km. Xây dựng Hà Nội theo hướng mở, vươn rộng ra phạm vi ngoài một hệ thống các khu công nghiệp mới và các đô thị hiện tại, không gian thoáng để phát triển mà vẫn bảo tốn được vẻ đẹp và cảnh quan thiên nhiên vốn có của thành phố Hình 2.1: Định hướng phát triển không gian đến năm 2020.  “Nguồn: Hanoi.gov.vn” 2.2.2. Quy hoạch phát triển giao thông. - Theo quy hoạch phát triển giao thông Thủ đô đến năm 2020 trong khu vực sẽ có một mạng lưới giao thông tương đối hoàn chỉnh với các công trình kết cấu hạ tầng chủ yếu: Đường bộ: Có 142,5km đường hướng tâm, trong đó có 75km đường quốc lộ và 67,5km đường cao tốc; 264,1km đường vành đai, trong đó có 41km đường vành đai đô thị (vành đai II); 75km đường vành đai đô thị và cao tốc (vành đai III); 148km vành đai giao thông đối ngoại; 290,3km đường trục chính đô thị có mặt cắt ngang rộng 50-80m và 464km đường phố trong khu vực nội thành. Tổng chiều dài của mạng lưới đường bộ là 1.160,9km và các đường cấp huyện, xã, khu vực là 1.676km. Dự kiến quỹ đất dành cho giao thông đường bộ là 11.550 ha. - Đất xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, bao gồm cả hệ thống giao thông động và hệ thống giao thông tĩnh phải đạt tỷ lệ bình quân 25% đất đô thị. - Vành đai III có chiều dài khoảng 65km. Trong đó, đoạn Nội Bài - Mai Dịch - Thanh Xuân - Pháp Vân - Thanh Trì - Sài Đồng - Ninh Hiệp có hướng tuyến theo dự án nghiên cứu tiền khả thi đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đoạn tuyến phía Bắc, từ Ninh Hiệp đến đường Bắc Thăng Long - Nội Bài, nay được điều chỉnh đi qua các điểm khống chế Việt Hùng - Đông Anh - Tiên Dương - Nam Hồng (nằm phía Nam của đường sắt vành đai Bắc, tránh khu di tích Cổ Loa). - Định hướng quy hoạch của tuyến đường 23: Tại công văn số 185/ UB-XDĐT ngày 17/1/2003 của UBND Thành phố Hà Nội đã đề nghị bổ sung hai tuyến quốc lộ hướng tâm mới nối trực tiếp Hà Nội với các đô thị trong vùng, trong đó có tuyến đường nối thẳng từ Phúc Yên về Bắc Thăng Long trên cơ sở hướng đường 23 hiện nay. Hình 2.2: Sơ đồ tuyến đường 23B đoạn Hà Nội – Nghĩa trang Thanh Tước. 

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBan 3.doc
  • docBản 1.doc
  • docBan 2.doc
  • docBan 4.doc
Luận văn liên quan