Thành phố và giao thông thành phố có quan hệ hữu cơ với nhau và không thể tách rời nhau. Mạng lưới giao thông thành phố được ví như “ những mạch máu trong cơ thể sống”, nếu nó ngừng hoạt động thì thành phố sẽ bị tê liệt.
Giao thông thành phố có nhiệm vụ phục vụ nhu cầu sản xuất, lưu thông hàng hoá, nhu cầu đi lại của nhân dân thành phố và khách du lịch cũng như việc giao lưu của thành phố với các vùng phụ cận và các vùng khác của đất nước.
Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước GTVT cũng có những bước phát triển mạnh mẽ.Nhiều công trình giao thông được nhà nước và các doanh nghiệp đầu tư nhằm tăng cường giao lưu kinh tế giữa các khu vực với nhau, giảm khoảng cách giữa miền ngược với miền xuôi, hội nhập giao lưu kinh tế - xã hội với các nước. Hiện nay và trongtương lai có rất nhiều các dự án đầu tư vào lĩnh vực GTVT, trong đó khâu lập dự án đầu tư có vai trò rất quan trọng đối với sự thành công của một dự án. Mục tiêu của việc lập dự án đầu tư để làm rõ về sự cần thiết phải đầu tư và hiệu quả đầu tư xây dựng công trinh. Cung cấp cho chủ đầu tư và các cơ quan thẩm định những tài liệu, số liệu, các giải pháp, tính toán cần thiết và hợp lý để họ có thể quyết định có nên đầu tư hay không, có nên cấp giấy phép hay không. Nếu quả thật việc đầu tư không có hiệu quả hoặc hiệu quả thấp thì nhà đầu tư cũng có đủ căn cứ để hủy bỏ ý định đầu tư, tránh phải tốn kém thêm hoặc nếu còn có thể được thì tiến hành điều chỉnh, sửa đổi lại dự án ban đầu.
Trong đồ án tốt nghiệp này em đã tiến hành nghiên cứu đề tài : “ Lập dự án đầu tư tỉnh lộ 490 đoạn từ cầu Đò Quan đến tuyến S2 (km 0+00 – km 3+200) - tỉnh Nam Định”. Đồ án đi nghiên cứu những nội dung sau:
1. Sự cần thiết phải đầu tư:
Thành phố Nam Định là một trong ba thành phố trung tâm của đồng bằng Bắc bộ, có mối quan hệ với các đô thị trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc mà trọng tâm của ba trung tâm kinh tế lớn Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh qua các quốc lộ lớn quốc lộ 1A và quốc lộ 21.Tỉnh lộ 490 đoạn từ cầu Đò Quan đến tuyến S2 nằm trên địa bàn thành phố Nam Định, nối giữa quốc lộ 21 với S2 (nối dài quốc lộ 10) tạo thành tuyến vành đai phía Tây Nam thành phố Nam Định. Nó nối liền giữa thành phố Nam Định với 2 huyện Nam Trực, Nghĩa Hưng và một số xã của hai huyện Trực Ninh, Hải Hậu. Những huyện này có ngành công nghiệp nhẹ rất phát triển (dệt may, ngành thủ công, chế tác 1 số sản phẩm cơ khí phục vụ ngành sản xuất xe máy, ); đặc biệt ở hai huyện Nghĩa Hưng và Hải Hậu có ngành du lịch biển khá phát triển ( biển Hải Thịnh), hàng năm thu hút 1 lượng khách khá lớn từ Hà Nội và các tỉnh xung quanh (Ninh Bình, Thái Bình, Thanh
Hoá ). Dọc hai bên quốc lộ 10 chạy qua địa phận Nam Định có các nhà máy công nghiệp, dịch vụ phục vụ nhu cầu sản xuất rất lớn của nhân dân trong tỉnh và cuả thành phố với các khu vực khác. Bên cạnh đấy, đây là tuyến đường có mật độ người và phương tiện qua lại rất đông đúc. Do đó, tuyến đường được xây dựng sẽ từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng của thành phố, tạo điều kiện cho khu vực phía Nam thành phố Nam Định phát triển, giảm chênh lệch giữa nông thôn và thành thị, thu hút các nhà đầu tư vào khu vực.
Ngoài ra, xây dựng tỉnh lộ 490 đoạn từ cầu Đò Quan đến tuyến S2 không những có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, văn hoá mà nó còn có ý nghĩa sâu sắc về mặt chính trị, thể hiện sự quyết tâm của Đảng bộ và nhân dân thành phố Nam Định xây dựng thành phố Nam Định trở thành trọng điểm kinh tế của vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
Hơn nữa thực trạng tuyến đường này rất xấu, nhỏ, xe tải và xe khách liên tỉnh đi lại rất nhiều (trên tuyến có 1 bến xe khách Đò Quan) không đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân giao lưu kinh tế, văn hoá, chính trị giữa các vùng trong tỉnh và với các tỉnh bạn ngày càng gia tăng.
Vì vậy việc “lập dự án đầu tư cải tạo đường tỉnh lộ 490 đoạn từ cầu Đò Quan đến tuyến S2 ( km 0+00 –km 3+200)” là rất cần thiết.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Là dự án đầu tư cải tạo đường tỉnh lộ 490.
- Phạm vi nghiên cứu đề tài:
+ Đề tài sẽ nghiên cứu tuyến đường tỉnh lộ 490 từ chân dốc cầu Đò Quan (Km 0+00) đến nút giao vớii S2 (km3+200) (mép thảm bê tông nhựa đường S2).
+ Trên cơ sở kế thừa những kết quả nghiên cứu của Công ty cổ phần NADECO được thực hiện năm 2007, đề tài này sẽ tập trung nghiên cứu điều kiện KT- XH và giao thông trong khu vực dự án (thuộc phường Cửa Nam- TP. Nam Định), xác định tiêu chuẩn cấp hạng kỹ thuật của tuyến, đánh giá hiện trạng tuyến, tiến hành điều tra bổ sung để dự báo lưu lượng giao thông trong tương lai từ đó đề xuất phương án tuyến đến năm 2020, xác định tổng mức đầu tư, đồng thời đánh giá hiệu quả KT-XH của dự án (về mặt định lượng).
3. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu:
a) Mục đích:
- Lập dự án đầu tư cải tạo tỉnh lộ 490 để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân trong khu vực nghiên cứu, nhằm tăng cường giao lưu kinh tế giữa các vùng trong tỉnh và với các tỉnh thành khác
b) Mục tiêu nghiên cứu:
- Nghiên cứu phương pháp luận lập dự án.
- Nghiên cứu các tiêu chuẩn đường đô thị .
- Nghiên cứu đánh giá hiên trạng tuyến đường tỉnh lộ cần nghiên cứu trên.
- Điều tra bổ sung để tiến hành dự báo nhu cầu giao thông, từ đó đề xuất phương án tuyến cần nghiên cứu.
- Xác định tổng mức đầu tư và đánh giá hiệu quả KT-XH của dự án (về mặt định lượng).
4. Nội dung nghiên cứu bao gồm:
Chương 1: Tổng quan về lập dự án đầu tư xây dựng đường đô thị.
Chương 2: Sự cần thiết đầu tư cải tạo tỉnh lộ 490 đoạn từ cầu Đò Quan đến tuyến S2 ( km 0+00 –km 3+200) - tỉnh Nam Định.
Chương 3: Phương án đầu tư cải tạo tỉnh lộ 490 đoạn từ cầu Đò Quan đến tuyến S2 ( km 0+00 – kmk 3+200) - tỉnh Nam Định.
115 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2546 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Lập dự án đầu tư tỉnh lộ 490 đoạn từ cầu Đò Quan đến tuyến S2 (km 0+00 - Km 3+200) tỉnh Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục Lục
Mục Lục i
Lời mở đầu 1
Chương 1: Tổng quan về lập dự án đầu tư xây dựng đường đô thị 4
Tổng quan về đầu tư và dự án đầu tư 4
Khái niệm, phân loại, vai trò và mục tiêu của đầu tư 4
Khái niệm, phân loại,vai trò và yêu cầu của dự án:ư 6
Đặc điểm của dự án giao thông vận tải: 10
Chu trình dự án đầu tư và nội dung của dự án đầu tư 11
1.1.5. Thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư 15
1.1.6 Các hình thức quản lý dự án: 19
Tổng quan về đường đô thị 20
Hệ thống giao thông vận tải đô thị 20
Khái niệm, chức năng, phân loại và phân cấp đường đô thị 22
Các chỉ tiêu nghiên cứu cơ bản của đường đô thị 27
Các yếu tố của đường đô thị 30
Chương 2: Sự cần thiết đầu tư cải tạo tỉnh lộ 490 đoạn từ cầu Đò Quan đến tuyến S2(km 0+00 - km3+200) - tỉnh Nam Định……………………………………………………………...34
Điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế - xã hội khu vực tuyến đường: 34
Điều kiện tự nhiên: 34
Hiện trạng kinh tế - xã hội: 36
Các quy hoạch, định hướng có liên quan đến dự án 38
Các quy hoạch liên quan đến dự án: 38
Một số định hướng, chính sách của tỉnh liên quan đến tuyến đường cần nghiên cứu:. 41
Hiện trạng giao thông thành phố Nam Định và khu vực tuyến nghiên cứu: 42
Hiện trạng giao thông thành phố Nam Định: 42
Hiện trạng giao thông khu vực nghiên cứu: 43
Hiện trạng về tuyến đường: 44
Hiện trạng phương tiện lưu thông trên tuyến đường này: 44
Hiện trạng công tác tổ chức điều hành giao thông trên tuyến 44
Hiện trạng cơ sở hạ tầng trên tuyến: 45
Dự báo nhu cầu đi lại trên tuyến: 51
Sự cần thiết phải lập dự án: 58
Chương 3: Phương án đầu tư cải tạo tỉnh lộ 490 đoạn từ cầu Đò Quan đến tuyến S2 (km0+00 - km3+200)- tỉnh Nam Định………………………………………………………….59
Các căn cứ pháp lý 59
Những căn cứ lập dự án đầu tư 59
Quy trình quy phạm áp dụng cho các phương án thiết kế cơ sở 59
Giải pháp thiết kế tuyến: 60
Cấp hạng đường: 60
Giải pháp thiết kế tuyến: 62
Giải pháp giải phóng đền bù: 68
Đối với phương án 1: Khối lượng giải phóng mặt bằng bao gồm 68
Đối với phương án 2: 69
Phương án khai thác: 69
Lựa chọn phương án: 70
Căn cứ vào mục đích và sự cần thiết cải tạo tuyến đường: 70
Ưu, nhược điểm từng phương án: 70
Tổng mức đầu tư 71
Các căn cứ lập tổng mức đầu tư 71
Cấu thành tổng mức đầu tư 71
Phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án: 73
Xác định chi phí kinh tế của dự án: 73
Lợi ích của dự án: 76
Xác định các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của dự án: 82
Phân tích độ nhạy của dự án: ( được trình bày ở phụ lục kèm theo) 84
Kết luận và kiến nghị 85
Tài liệu tham khảo 87
Danh mục viết tắt
GTVT: Giao thông vận tải. PCU/h: xe con quy đổi/ giờ. BXD: Bộ xây dựng. UBND: Uỷ ban nhân dân. KT-XH: Kinh tế - xã hội. QL: Quốc lộ.
GPMB: Giải phóng mặt bằng.
VHKT: Vận hành khai thác.
Bảng biểu
Bảng 1.1. Chu trình của một dự án đầu tư 11
Bảng 1.2. Phân loại đường phố trong đô thị 23
Bảng 1.3. Lựa chọn cấp kỹ thuật theo loại đường, loại đô thị, 26
Bảng 2.1 : Nhiệt độ trung bình tháng, năm (0 C). 35
Bảng 2.2 : Độ ẩm không khí trung bình tháng, năm (mb) 35
Bảng 2.3: Lượng mưa ngày ứng với tần suất thiết kế 36
Bảng2.4 : Tốc độ gió trung bình tháng, năm (mb) 36
Bảng 2.5: Tổng hợp các khu đô thị thành phố Nam Định 40
Bảng 2.6: Hệ thống cống thoát nước ngang tuyến: 48
Bảng 2.7: Lưu ượng giao thông giờ cao điểm sáng (7 – 8h). 53
Bảng 2.8: Lưu lượng giao thông giờ cao điểm sáng (7 – 8h). 54
Bảng 2.9: Tổng hợp lưu lượng giao thông cả 2 hướng vào giờ cao điểm sáng (7 – 8 h). 54
Bảng 2.10:Lưu lượng xe trong một ngày đêm năm 2008 (đơn vị: xe/ngày đêm) 55
Bảng 2.11: Bảng hệ số quy đổi cho từng loại phương tiện 55
Bảng 2.12: Số lượng phương tiện quy đổi trong giờ cao điểm sáng (PCU/giờ) 56
Bảng 2.13:Kết quả dự báo lưu lượng giao thông trên tuyến năm tương lai(PCU/ giờ) 56
Bảng 2.15: Bảng xác định mức độ phục vụ của đường 57
Bảng 3.1: Quy đổi lưu lượng xe theo cấp hạng đường (PCU/h) 60
Bảng 3.2: Dự báo lưu lượng xe theo cấp hạng đường (PCU/h) 61
Bảng 3.3: Xác định số làn xe cần thiết theo cấp hạng đường 61
Bảng 3.4: Tiêu chuẩn kỹ thuật chính của đường 62
Bảng 3.5: Dự tính chi phí GPMB 68
Bảng 3.6:Dự tính chi phí GPMB 69
Bảng 3.7: Phân bổ chi phí cho dự án 73
Bảng 3.8:Chi phí đầu tư theo giá kinh tế (đồng ). 74
Bảng 3.9: Phân bổ chi phí cho dự án theo giá kinh tế 75
Bảng 3.10: Bảng tính dòng chi của dự án ( triệu đồng) 75
Bảng 3.11: Bảng kết quả chi phi phí khai thác đơn vị các loại phương tiện ứng với các tốc
độ khác nhau 78
Bảng 3.12: Bảng chi phí tiết kiệm của từng loại phương tiện (đồng/ km) 79
Bảng 3.13: Số liệu dự báo GDP/ người qua từng giai đoạn 81
Bảng 3.14: Giá trị thời gian của hành khách 81
Bảng 3.15: Thời gian tiết kiệm của hành khách ( phút ) 82
Bảng 3.16: Lượng hành khách trung bình trên 1 xe: 82
Danh mục hình vẽ, sơ đồ
Hình 1.1. Sơ đồ nguyên tắc nối liên hệ mạng lưới đường theo chức năng. 25
Hình 2.3: Hiện trạng đoạn 1 (Từ km0+0,0 đến km 0+416,99) 45
Hình 2.4: Hiện trạng đoạn 2(Từ Km 0+416,99 – km 0+ 880,25 (cống Bản).) 46
Hình 2.5: Hiện trạng đoạn 3 (Từ Km0+880,25 đến Km 1+293,97) 47
Hình2.6: Đoạn 4: Từ Km 1+293,97 đến Km 3+542,42 (Giao với tuyến S2) 47
Hình 2.7: Nút giao của tuyến 50
Sơ đồ 1: Sơ đồ hướng tuyến 53
Hình 3.1 Mặt cắt ngang của đường theo phương án 1: 66
Hình 3.2: Mặt cắt ngang của phương án 2: 68
Lời mở đầu
Thành phố và giao thông thành phố có quan hệ hữu cơ với nhau và không thể tách rời nhau. Mạng lưới giao thông thành phố được ví như “ những mạch máu trong cơ thể sống”, nếu nó ngừng hoạt động thì thành phố sẽ bị tê liệt.
Giao thông thành phố có nhiệm vụ phục vụ nhu cầu sản xuất, lưu thông hàng hoá, nhu cầu đi lại của nhân dân thành phố và khách du lịch cũng như việc giao lưu của thành phố với các vùng phụ cận và các vùng khác của đất nước.
Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước GTVT cũng có những bước phát triển mạnh mẽ.Nhiều công trình giao thông được nhà nước và các doanh nghiệp đầu tư nhằm tăng cường giao lưu kinh tế giữa các khu vực với nhau, giảm khoảng cách giữa miền ngược với miền xuôi, hội nhập giao lưu kinh tế - xã hội với các nước. Hiện nay và trongtương lai có rất nhiều các dự án đầu tư vào lĩnh vực GTVT, trong đó khâu lập dự án đầu tư có vai trò rất quan trọng đối với sự thành công của một dự án. Mục tiêu của việc lập dự án đầu tư để làm rõ về sự cần thiết phải đầu tư và hiệu quả đầu tư xây dựng công trinh. Cung cấp cho chủ đầu tư và các cơ quan thẩm định những tài liệu, số liệu, các giải pháp, tính toán cần thiết và hợp lý để họ có thể quyết định có nên đầu tư hay không, có nên cấp giấy phép hay không. Nếu quả thật việc đầu tư không có hiệu quả hoặc hiệu quả thấp thì nhà đầu tư cũng có đủ căn cứ để hủy bỏ ý định đầu tư, tránh phải tốn kém thêm hoặc nếu còn có thể được thì tiến hành điều chỉnh, sửa đổi lại dự án ban đầu.
Trong đồ án tốt nghiệp này em đã tiến hành nghiên cứu đề tài : “ Lập dự án đầu tư tỉnh lộ 490 đoạn từ cầu Đò Quan đến tuyến S2 (km 0+00 – km 3+200) - tỉnh Nam Định”. Đồ án đi nghiên cứu những nội dung sau:
Sự cần thiết phải đầu tư:
Thành phố Nam Định là một trong ba thành phố trung tâm của đồng bằng Bắc bộ, có mối quan hệ với các đô thị trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc mà trọng tâm của ba trung tâm kinh tế lớn Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh qua các quốc lộ lớn quốc lộ 1A và quốc lộ 21.Tỉnh lộ 490 đoạn từ cầu Đò Quan đến tuyến S2 nằm trên địa bàn thành phố Nam Định, nối giữa quốc lộ 21 với S2 (nối dài quốc lộ 10) tạo thành tuyến vành đai phía Tây Nam thành phố Nam Định. Nó nối liền giữa thành phố Nam Định với 2 huyện Nam Trực, Nghĩa Hưng và một số xã của hai huyện Trực Ninh, Hải Hậu. Những huyện này có ngành công nghiệp nhẹ rất phát triển (dệt may, ngành thủ công, chế tác 1 số sản phẩm cơ khí phục vụ ngành sản xuất xe máy,…); đặc biệt ở hai huyện Nghĩa Hưng và Hải Hậu có ngành du lịch biển khá phát triển ( biển Hải Thịnh), hàng năm thu hút 1 lượng khách khá lớn từ Hà Nội và các tỉnh xung quanh (Ninh Bình, Thái Bình, Thanh
Hoá…). Dọc hai bên quốc lộ 10 chạy qua địa phận Nam Định có các nhà máy công nghiệp, dịch vụ… phục vụ nhu cầu sản xuất rất lớn của nhân dân trong tỉnh và cuả thành phố với các khu vực khác. Bên cạnh đấy, đây là tuyến đường có mật độ người và phương tiện qua lại rất đông đúc. Do đó, tuyến đường được xây dựng sẽ từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng của thành phố, tạo điều kiện cho khu vực phía Nam thành phố Nam Định phát triển, giảm chênh lệch giữa nông thôn và thành thị, thu hút các nhà đầu tư vào khu vực.
Ngoài ra, xây dựng tỉnh lộ 490 đoạn từ cầu Đò Quan đến tuyến S2 không những có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, văn hoá mà nó còn có ý nghĩa sâu sắc về mặt chính trị, thể hiện sự quyết tâm của Đảng bộ và nhân dân thành phố Nam Định xây dựng thành phố Nam Định trở thành trọng điểm kinh tế của vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
Hơn nữa thực trạng tuyến đường này rất xấu, nhỏ, xe tải và xe khách liên tỉnh đi lại rất nhiều (trên tuyến có 1 bến xe khách Đò Quan) không đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân giao lưu kinh tế, văn hoá, chính trị giữa các vùng trong tỉnh và với các tỉnh bạn ngày càng gia tăng.
Vì vậy việc “lập dự án đầu tư cải tạo đường tỉnh lộ 490 đoạn từ cầu Đò Quan đến tuyến S2 ( km 0+00 –km 3+200)” là rất cần thiết.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: Là dự án đầu tư cải tạo đường tỉnh lộ 490.
Phạm vi nghiên cứu đề tài:
+ Đề tài sẽ nghiên cứu tuyến đường tỉnh lộ 490 từ chân dốc cầu Đò Quan (Km 0+00) đến nút giao vớii S2 (km3+200) (mép thảm bê tông nhựa đường S2).
+ Trên cơ sở kế thừa những kết quả nghiên cứu của Công ty cổ phần NADECO được thực hiện năm 2007, đề tài này sẽ tập trung nghiên cứu điều kiện KT- XH và giao thông trong khu vực dự án (thuộc phường Cửa Nam- TP. Nam Định), xác định tiêu chuẩn cấp hạng kỹ thuật của tuyến, đánh giá hiện trạng tuyến, tiến hành điều tra bổ sung để dự báo lưu lượng giao thông trong tương lai từ đó đề xuất phương án tuyến đến năm 2020, xác định tổng mức đầu tư, đồng thời đánh giá hiệu quả KT-XH của dự án (về mặt định lượng).
Mục đích và mục tiêu nghiên cứu:
Mục đích:
Lập dự án đầu tư cải tạo tỉnh lộ 490 để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân trong khu vực nghiên cứu, nhằm tăng cường giao lưu kinh tế giữa các vùng trong tỉnh và với các tỉnh thành khác
Mục tiêu nghiên cứu:
Nghiên cứu phương pháp luận lập dự án.
Nghiên cứu các tiêu chuẩn đường đô thị .
Nghiên cứu đánh giá hiên trạng tuyến đường tỉnh lộ cần nghiên cứu trên.
Điều tra bổ sung để tiến hành dự báo nhu cầu giao thông, từ đó đề xuất phương án tuyến cần nghiên cứu.
Xác định tổng mức đầu tư và đánh giá hiệu quả KT-XH của dự án (về mặt định lượng).
Nội dung nghiên cứu bao gồm:
Chương 1: Tổng quan về lập dự án đầu tư xây dựng đường đô thị.
Chương 2: Sự cần thiết đầu tư cải tạo tỉnh lộ 490 đoạn từ cầu Đò Quan đến tuyến S2 ( km 0+00 –km 3+200) - tỉnh Nam Định.
Chương 3: Phương án đầu tư cải tạo tỉnh lộ 490 đoạn từ cầu Đò Quan đến tuyến S2 ( km 0+00 – kmk 3+200) - tỉnh Nam Định.
Trong quá trình làm đồ án dưới sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong Viện Quy hoạch và Quản lý GTVT và việc chỉ bảo tận tình của cô Trần Thị Thảo và thầy Vũ Anh Tuấn đã giúp em hoàn thành đồ án tốt của mình. Tuy nhiên do chưa có kinh nghiệm thực tế, do kiến thức còn hạn chế, số liệu thu thập chưa được đầy đủ nên đồ án còn nhiều thiếu xót, em mong các thầy cô góp ý để đồ án được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 16 tháng 05 năm 2008.
Sinh viên
Hoàng Thị Minh Chinh
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐƯỜNG ĐÔ THỊ
Tổng quan về đầu tư và dự án đầu tư:
Khái niệm, phân loại, vai trò và mục tiêu của đầu tư:
Khái niệm về đầu tư:
Có nhiều khái niệm khác nhau về đầu tư. Sau đây là một số khái niệm thông dụng:
- Đầu tư là hoạt động kinh tế gắn với việc sử dụng vốn để tạo nên tài sản dưới một hình thức nào đó ( cầu đường, nhà xưởng, máy móc,…) hoặc tạo nên vốn mới dưới dạng cổ phần, cho vay,… để tiến hành khai thác, sử dụng tài sản đó nhằm đạt được những mục tiêu nhất định hoặc tạo ra lợi nhuận cho người bỏ vốn.
Theo quan điểm của doanh nghiệp thì : “ Đầu tư là loại hoạt động bỏ vốn kinh doanh để
thu được số vốn lớn hơn so với số vốn đã bỏ ra thông qua lợi nhuận”.
Theo quan điểm của xã hội(Quốc gia): “Đầu tư là hoạt động có hướng, có mục đích của con người trên cơ sở chi tiêu nguồn hiện tại vào một đối tượng hay lĩnh vực nào đó để thu được lợi ích trong tương lai.”
Trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh đầu tư là một sự chi tiêu nhưng không phải là tiêu dùng thông thường mà là chi tiêu vào các hoạt động xác định nhằm mục đích sinh lợi.
Tóm lại ta có thể hiểu như sau: “Đầu tư là hoạt động có hướng, có mục đích của con người trên cơ sở chi tiêu nguồn hiện tại vào một đối tượng hay một lĩnh vực nào đó để thu lại lợi ích trong tương lai”.
Để được gọi là hoạt động đầu tư cần phải có những điều kiện sau: Lượng vốn bỏ ra phải đủ lớn; thời gian khai thác kết quả đầu tư phải tương đối dài( lớn hơn một năm); hoạt động đầu tư phải hướng tới mục đích của chủ đầu tư.
Mọi hoạt động đầu tư đều liên quan đến vốn, tức liên quan đến vấn đề tài chính. Chủ đầu tư là người sở hữu vốn, người vay vốn hoặc người được giao trách nhiệm trực tiếp quản lý và sử dụng vốn để thực hiện đầu tư theo quy định của pháp luật. Vốn đầu tư bỏ vào kinh doanh bao gồm các dạng sau: Tiền tệ các loại; hiện vật hữu hình: tư liệu sản xuất, mặt nước, mặt biển,…; hàng hoá vô hình: sức lao động, công nghệ,bí quyết công nghệ, bằng phát minh,..; các phương tiện đặc biệt khác: cổ phiếu, hối phiếu, vàng bạc,..
Mọi hoạt động đầu tư đều phải tuân thủ theo một trình tự nhất định gọi là chu trình đầu tư. Chu trình đầu tư là quá trình gồm nhiều giai đoạn, bao gồm từ: nghiên cứu tìm cơ hội, lập dự án, đánh giá, ra quyết định bỏ vốn đầu tư, tạo ra năng lực mới, huy động từng phần và toàn bộ vào sản xuất kinh doanh, đầu tư duy trì năng lực mới, đổi mới kỹ thuật, nâng cao chất lượng,.. đến thanh lý và ngừng hoạt động.
Phân loại đầu tư:
Có nhiều cách phân loại, tuỳ theo mục đích nghiên cứu mà phân thành theo các tiêu thức khác nhau. Sau đây là một số cách thức phân loại đầu tư thông dụng:
Theo mục tiêu đầu tư:
+ Đầu tư mới: Là hình thức đầu tư đưa toàn bộ vốn đầu tư xây dựng một đơn vị sản xuất kinh doanh mới.
+ Đầu tư mở rộng: Là đầu tư nhằm mở rộng công trình cũ hoặc tăng thêm mặt hàng, tăng thêm mặt hàng, tăng thêm khả năng phục vụ cho nhiều loại đối tượng so với nhiệm vụ ban đầu. Đầu tư này gắn với việc mua sắm thiết bị mới, xây dựng các phân xưởng mới hoặc mở rộng các phân xưởng chính hiệu có, xây dựng thêm các công trình phụ trợ và phục vụ mới.
+ Đầu tư cải tạo công trình đang hoạt động: Đầu tư này gắn với việc trang bị lại và tổ chức lại toàn bộ hay một bộ phận doanh nghiệp đang hoạt động, không bao gồm việc mở rộng các công trình phụ trợ. Đây là hình thức đầu tư nhằm duy trì chất lượng và hiệu quả hoạt động của các công trình và trang thiết bị hiện có
- Theo chủ đầu tư
+ Đầu tư Nhà Nước: Chủ đầu tư là Nhà Nước, nguồn vốn đầu tư chủ yếu lấy từ ngân sách Nhà Nước, vốn tín dụng đầu tư của Nhà Nước, vốn tự bổ sung của doanh nghiệp Nhà Nước, tài sản hiện có do Nhà Nước quản lý.
+ Đầu tư tập thể : Đây là hình thức mà chủ đầu tư là tập thể, có thể là doanh nghiệp ( nhà nước và ngoài nước, độc lập và liên doanh,..) đối tượng đầu tư là sở hữu của một tập thể.
+ Đầu tư tư nhân: Đây là hình thức mà chủ đầu tư là các cá thể riêng lẻ.
- Theo thời gian đầu tư và khai thác sử dụng:
+ Đầu tư ngắn hạn: dưới một năm
+ Đầu tư trung hạn: trên một năm và dưới 5 năm.
+ Đầu tư dài hạn: trên 5 năm.
Theo lĩnh vực hoạt động:
+ Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng: Là loại hoạt động đầu tư nhằm phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật (giao thông vận tải, thông tin liên lạc, điện nước,..) và cơ sở hạ tầng xã hội( trường học, bệnh viện,…)
+ Đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp: Là hoạt động đầu tư nhằm xây dựng các công trình công nghiệp.
+ Đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp: Là hoạt động đầu tư nhằm xây dựng các công trình nông nghiệp.
+ Đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ: Là hoạt động đầu tư nhằm xây dựng các công trình dịch vụ ( thương mại, khách sạn – du lịch, dịch vụ khác,…)
Vai trò của của đầu tư:
Trong quá trình phát triển của xã hội đòi hỏi phải mở rộng quy mô của sản xuất nhằm thoả mãn nhu cầu không ngừng tăng lên về vật chất và tinh thần. Để đáp ứng nhu cầu đó thì cơ sở vật chất kỹ thuật của các ngành kinh tế luôn luôn cần sự bù đắp và hoàn thiện mở rộng thông qua hoạt động đầu tư .
Hoạt động đầu tư có vai trò rất quan trọng, đặc biệt là hoạt động đầu tư tiến hành xây dựng tài sản cố định, nó có ý nghĩa quyết định đến quy mô xây dựng và tốc độ phát triển cơ sở vật chất, kỹ thuật của toàn bộ nền kinh tế quốc dân và từng ngành kinh tế.
Mục tiêu của đầu tư:
Ở mỗi khía cạnh khác nhau thì hiệu quả lại không giống nhau. Đối với Nhà Nước thì mục tiêu đầu tư là nhằm tăng trưởng kinh tế và thu nhập quốc dân, mục tiêu phát triển và cải thiện phân phối thu nhập quốc dân (mục tiêu công bằng xã hội) còn đối với doanh nghiệp thì mục tiêu đầu tư thì hiệu quả kinh tế là tối đa hoá lợi nhuận.
Khái niệm, phân loại,vai trò và yêu cầu của dự án:ư
Khái niệm:
- Hiện nay có rất nhiều định nghĩa về dự án đầu tư khác nhau:
+ Theo ngân hàng thế giới (WB) Dự án là tổng thể những chính sách hoạt động và chi phí liên quan với nhau được thiết kế nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể nhất định trong một thời gian xác định.
+ Theo nhà kinh tế học LuySquire : Dự án là tổng thể giải pháp nhằm sử dụng các nguồn hữu hạn vốn có ( tài nguyên thiên nhiên, đất đai, lao động, tài chính,…) nhằm đem lại lợi ích tối đa cho xã hội.
+ Theo nghị định 52/1999/NĐ- CP của chính phủ ban hành ngày 8 tháng năm 1999 V/v ban hành “ Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng” : Dự án đầu tư là một tập hợp các đề xuất có liên quan tới việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng hoặc duy trì, cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ trong khoảng thời gian xác định( chỉ bao gồm hoạt động đầu tư trực tiếp).
Tóm lại, một cách tổng quát thì dự án đầu tư là hệ thống các văn kiện phản ánh một cách trung thực kết quả cụ thể toàn bộ các vấn đề: tự nhiên, kinh tế, kỹ thuật, xã hội,..có ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình đầu tư, sự vận hành khai thác và khả năng sinh lời của các công cuộc đầu tư.
Qua đó có thể hiểu một cách thống nhất về dự án đầu tư như sau:
+ Về hình thức: dự àn đầu tư là tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết và hệ thống các hoạt động sẽ được thực hiện với các nguồn lực và chi phí, được bố trí theo một kế hoạch chặt chẽ nhằm đạt được những kết quả và thực hiện những mục tiêu nhất định trong tương lai.
+ Về mặt nội dung: Dự án đầu tư là tổng thể các hoạt động dự kiến với các nguồn lực và chi phí cần thiết, được bố trí theo một kế hoạch chặt chẽ với lịch thời gian và địa điểm xác định để tạo mới, mở rộng hay cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định trong tương lai.
Dư án đầu tư được đặc trưng bởi những yếu tố chính như sau:
+ Mục tiêu của dự án: Đó là kết quả và lợi ích mà dự án mang lại cho nhà đầu tư và
cho xã hội.
+ Các kết quả : đó là những kết quả cụ thể được tạo ra từ các hoạt động khác nhau
của dự án. Đây là điều kiện cần thiết để thực hiện các mục tiêu của dự án.
+ Các hoạt động : Là những nhiệm vụ hoặc hành động được thực hiện trong dự án để tạo ra các kết quả nhất định. Những nhiệm vụ và hành động này cùng với một lịch biểu và trách nhiệm cụ thể của các bộ phận sẽ tạo thành kế hoạch làm việc của dự án.
+ Các nguồn lực về( vật chất, tài chính và con người) cần thiết để tiến hành các hoạt
động của dự án. Giá trị hoặc chi phí của các nguồn lực này chính là vốn đầu tư cần cho dự án.
Phân loại dự án:
Dự án đầu tư xây dựng công trình được phân loạ