Xử lý các tín hiệu nhập váo các nút nhấn ,các công tác hành trình,tín hiệu. Hệ thống điều khiển thang máy là hệ thống cho phép hiệu cảm biến tia hồng ngoại ,từ đó xuất ra các tín hiệu để điều khiển các motor kéo thang máy lên xuống ,motor đóng cửa hay các van điện từ điều khiển hệ thống khí nén thay cho các motor.
123 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 6570 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Lý thuyết điều khiển thang máy sử dụng PLC lập chương trình điều khiển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT ĐIỀU KHIỂN THANG MÁY
1.1.GIỚI THIỆU HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN THANG MÁY.
Xử lý các tín hiệu nhập váo các nút nhấn ,các công tác hành trình,tín hiệu. Hệ thống điều khiển thang máy là hệ thống cho phép hiệu cảm biến tia hồng ngoại ,từ đó xuất ra các tín hiệu để điều khiển các motor kéo thang máy lên xuống ,motor đóng cửa hay các van điện từ điều khiển hệ thống khí nén thay cho các motor.
vsơ đồ kết cấu của hệ thống điều khiển thang máy bao gồm :
Thiết bị tạo ra tín hiệu điều khiển :giao tiếp với người sử dụng .
Thiết bị xử lý tín hiệu điều khiển :nhận tín hiệu điều khiển và xử lý theo trình tự lôgic được lập trình sẵn .
Thiết bị thừa hành lệnh điều khiển.
Thiết bị thừa hành
Thiết bị xử lý
Thiết bị phát lệnh
điều khiển
vNhiệm vụ cơ bản của hệ thống điều khiển thang máy:
Nhận tín hiệu lệnh điều khiển .
Xử lý tín hiệu điều khiển.
Phát tín hiệu điều khiển đến thiết bị thừa hành.
1.1.1.Một số vấn đề trong điều khiển thang máy:
Điều khiển thang máy thường gặp một số khó khăn trong việc xử lý tín hiệu. Đó là do các tín hiệu điều khiển thường không tuân theo một quy tắc nào, vì vậy việc xử lý cần đảo bảo rằng đã nhận được đầy đủ các tín hiệu điều khiển. Thứ hai là do bộ phận phát tín hiệu để điều khiển bộ phận thừa hành có công suất rất thấp, trong khi bộ phận thừa hành thì đó công suất cao. Do đó cần thiết kế được mạch khuếch đại tín hiệu điều khiển
1.1.2. Về kết cấu hệ thống
Một số thang máy hoạt động tốt cần đảo bảo các yêu cầu sau:
Tốc độ đọc bàn phím nhấn nhanh
Thiết bị phải an toàn tin cậy
Kết cấu phải đơn giản
1.2. SƠ LƯỢC VỀ CẤU TẠO CỦA THANG MÁY
Thang máy là loại máy nâng, dùng để chuyên chở người hay hàng hoá. Thang máy thường được sử dụng ở các toà nhà cao tầng, thường từ 4 tầng trở lên. Đặc điểm của nó là làm việc theo chu kì gián đoạn với những tải trọng khác nhau tuỳ theo yêu cầu sử dụng.
Chuyển động của thang máy là phương thẳng đứng hoặc nghiêng 150 so với phương thẳng đứng nhờ dây dẫn hướng trong nhà hoặc các tầng hầm được xây kính xung quanh. Ở mỗi tầng có bố trí công tắc gọi tầng và cử ra vào.
Yều cầu làm việc của thang máy là phải an toàn, chế độ làm việc ổn định, độ tin cậy cao, tiện lợi cho người sử dụng, thuận lợi cho việ lắp đặt, sửa chữa, bảo trì…
1.2.1Phân loại thang máy:
Có nhiều cách để phân loại thang máy: Tuỳ theo mục đích sử dụng, theo kết cấu truyền động, tốc độ làm việc, theo tải trọng…Chúng ta có thể phân loại như sau:
1.2.1.1.Phân loại theo công dụng :
Thang máy hành khách: dùng để vận chuyển người lên xuống các tầng trong các toà nhà cao tầng. Tải trọng khoảng 70kg-150kg tương ứng với hành khách từ 1-20 người. Loại thang máy này cũng được dùng để vận chuyển hàng hoá nếu tải trọng không vượt quá giá trị cho phép
Thang máy chở hàng: chủ yếu dùng để vận chuyển hàng hoá, thiết bị ngoài ra loại thang máy này cũng có thể dùng để chở người…
Thang máy chuyên dùng: đây là loại thang máy phục vụ cho công việc riêng biệt như:bệnh viện , cứu hoả, cấp cứu,…
Động cơ: Thang máy có thể sử dụng động cơ ba pha hay một pha để làm việc
Hệ thống treo cabin: chạy dọc suốt chiều cao công trình và được che chắn bởi kết cấu chịu lực (gạch, bê tông, kết cấu thép hoặc lưới che). Là nơi để gắn động cơ,dẫn hướng cho cabin và đối trọng
Cơ cấu dẫn động: hướng dẫn cho cáp đi
1.2.1.2.Phân loại theo tốc độ chuyển động
Thang máy chạy chậm : V=0.5-0,75m/s
Thang máy có vận tốc trung bình: V=0,75-1,5m/s
Thang máy có vận tốc nhanh: V= 1,5-3m/s
Thang máy có vận tốc cao: V= 3-5m/s
1.2.1.3.Phân loại theo tải trọng
- Thang máy loại nhỏ: Q<160kg
Thang máy trung bình: Q= 500kg đ ến 2000kg
Thang máy loại lớn : Q>2000kg
Để đảm bảo an toàn cho người và tránh những cảm giác khó chịu về độ giật và độ hẩng quá mạnh, điều kiện an toàn cũng như tốc độ di chuyển của buồng thang máy không được vượt quá 5m/s. Khi thiết kế các hệ thống điều khiển thang máy chúng ta cần chú ý đến những yêu cầu trên
1.3. CẤU TẠO CHUNG CỦA THANG MÁY:
1.3.1.Các thành phần chính của thang máy:
Thang máy cho dù có nhiều kiểu, nhiều dạng khác nhau nhưng nhìn chung chúng điều có các bộ phận sau:
Cabin: Là thiết bị để vận chuyển người hay hàng hoá,vật tư..
Đối trọng: Là bộ phận giữ vai trò thăng bằng với cabin,di chuyển,truyền lực để cabin và đối trọng hoạt động.
Cáp nâng: Là thiết bị truyền lực từ động cơ đến cabin và đối trọng
Hệ thống thanh dẫn hướng: Là nơi cabin và đối trọng di chuyển dọc theo phương thẳng đứng.
Hệ thống phanh an toàn: Đây chính là thiết bị đảm bảo an toàn cho hanh khách hay hàng hoá trong quá trình xảy ra sự cố như đứt cáp, động cơ chạy quá tốc độ…
Mạch động lực,mạch điều khiển, mạch chiếu sáng :Có vai trò quan trọng trong hệ thống điều khiển thang máy.Chúng là trung tâm hệ thống,ngoài ra chúng còn cung cấp những tiện ích cho người sử dụng.
Mỗi bộ phận thiết bị điều có chức năng riêng biệt nhưng chúng có chung mối liên hệ mật thiết góp phần tạo nên một hệ thống hoàn chỉnh về tính năng cũng như tiêu chuẩn kĩ thuật.
Các thiết bị thang máy gồm:
1. động cơ điện;
2. Puli;
3. Cáp treo;
4. Bộ phận hạn chế tốc độ;
5. Buồng thang;
6. Thanh dẫn hướng;
7. Hệ thống đối trọng;
8. Trụ cố định;
9. Puli dẫn hướng;
10. Cáp liên động;
11. Cáp cấp điện;
12. Động cơ đóng, mở cửa buồng thang
Hình 1.1.Dáng tổng thể của thang máy
1.3.2.Các tín hiệu điều khiển và hiển thị:
1.3.2.1Các tín hiệu hiển thị:
-Dùng hệ thống led 7 đoạn để hiển thị vị trí cabin.Khi cabin ở tầng nào thì led sẽ hiển thị vị trí tương ứng của tầng đó.
1.3.2.2Các tín hiệu điều khiển:
-Thang máy được điều khiển ở hai cấp độ:tự động và bằng tay.
Ø ở chế độ tự động :
Ở mỗi tầng có một nút nhấn : yêu cầu gọi tầng.
Ở dưới bảng điều khiển có hai nút nhấn đóng, mở cửa cưỡng bức.
ØỞ chế độ bằng tay:
Ở bảng điều khiển chế độ bằng tay có:
- Năm nút nhấn điều khiển tương ứng với các yêu cầu gọi tầng:0,1,2,3,4
- Hai nhấn đóng mở cửa cưỡng bức.
1.3.3.Thông số cơ bản của thang máy:
Đây chính là thông số cần thiết đặc trưng cho mỗi loại thang máy ,chính những thông số này quyết định toàn bộ quá trình hoạt động của thang máy cũng như kết cấu chung.các thông số này còn là cơ sở để cho các nhà đầu tư lựa chọn thang máy phù hợp với yêu cầu và mục đích sử dụng.
Tải trọng nâng :Là loại tải trọng lớn nhất theo tính toán cho phép thang máy vận chuyển được , ở đây không kể trọng lượng của cabin.
khả năng chứa của cabin:chính là lượng người mà theo tính toán cabin chứa được.
Diện tích sàn cabin:Là diện tích sàn tính trong lòng cabin.Diện tích này tính theo tải trọng nâng và khả năng chứa của cabin.
Tốc độ danh nghĩa: Là tốc độ di chuyển của cabin theo tính toán và ghi trong lý lịch máy
Tốc độ làm việc :Là tốc độ chuyển động thực tế của cabin.
Chiều cao của thang máy: Là khoảng cách theo phương thăng đứng của thang máy.Giữa tầng dưới cùng và tầng trên cùng của toà nhà.
Độ dừng chính xác : Là khoảng cách theo phương thẳng đứng giữa mặt sàn của cabin và mặt sàn tầng nhà khi dừng thang máy.
1.3.4.Tính chọn công suất truyền động thang máy:
Để chọn công suất truyền động thang máy cần có điều kiện và các thông số sau:
vsơ đồ động học của thang máy.
v Tốc độ và gia tốc cực đại cho phép
v Tải trọng.
v Trọng lượng buồng thang.
Công suất của động cơ khi nâng tải không dùng đối trọng được tính theo công suất sau:
Pc = [(Gbuồng thang) + G).v.kg.10-3 ]/η(Kw).
Trong đó:
Gbuồng thang : Khối lượng buồng thang
G : khối lựng hàng .
V : Vận tốc nâng.
g :Gia tốc trọng trường.
η :hiệu suất của cơ cấu nâng.
- Khi có đối trọng công suất tĩnh của động cơ lúc nâng tải được tính theo công thức sau:
Pc = [(Gbuồng thang +G)/ η - Gđối trọng . η ].v.k.g.10-3 (K w)
Khi hạ tải:
Pch = [(Gbuồng thang + G)/η + Gđối trọng .η].v.k.g.10-3(Kw)
Trong đó:
Pn:Công suất của động cơ khi nâng có dùng đối trọng.
Pch:Công suất tĩnh của động cơ khi hạ có dùng đối trọng.
Gđối trọng: khối lượng của đối trọng.
k = (1.5-1.3):Hệ số ma sát giữa thanh dẫn hướng và đối trọng.
Khối lượng đối trọng được tính theo công suất sau:
Gđối trọng = Gbuồng thang + . G(Kg)
Với :hệ số cân bằng (0.3 – 0.6).
Phần lớn các thang máy chở khách chỉ vận hành đầy tải trong những giờ cao điểm,
thời gian còn lại luôn làm việc non tải.Cho nên đối với thang máy chở khách nên chọn
=0.35 - 0.4
Đối với thang máy chở hàng , khi nâng thường là đầy tải ,khi hạ thường là không tải nên thường chọn =0.5.
Phương pháp tính chọn công suất truyền động , động cơ thang máy được tiến hành theo các bức sau:
Ø Tính lực kéo đặt lên puli quấn cáp kéo buồng thang ở tầng dưới cùng và các lần dừng tiếp theo:
F = (Gbuồng thang +G – k*. G1 - Gđối trọng ).g(N)
Với k*:số lần dừng buồng thang.
G1:khối lượng tải thay đổi sau mỗi lần dừng.
g: gia tốc trọng trường (m/s2)
Ø Tính Moment tương ứng với lực kéo .
M = F.R/I.η (N.m),nếu F >0.
M =F.R.η/I (N.m),nếu F<0.
Trong đó:
R:Là bán kính của puli quấn cáp.
I :Là tỉ số truyền của cơ cấu.
η:Là hiệu suất của cơ cấu.
Ø Tính tổng thời gian hành trình nâng và hạ của buồng thang bao gồm : Thời gian buồng thang di chuyển với tốc độ ổn định , thời gian mở máy và hãm máy và tổng thời gian còn lại (thời gian đóng -mở cửa cabin , Thời gian ra vào của hành khách)
Ø Dựa vào kết quả của các bứơc trên , tính Moment đẳng trị và tính chọn công suất động cơ.
1.3.5.Ảnh hưởng của tốc độ ,gia tốc và độ giật với hệ truyền động thang máy:
Một trong những yêu cầu cơ bản trong hệ truyền động thang máy là phải đảm bảo cho buồng thang di chuyển êm, nó phụ thuộc vào gia tốc khi mở máy và khi mở máy. Các thông số chính đặc trưng cho quá trình hoạt động của thang máy là: Tốc độ di chuyển v (m/s), gia tốc a (m/s²) và độ giật (m/s3)
Tốc độ di chuyển của buồng thang quyết định năng suất của thang máy là có ý nghĩa rất quan trọng, nhất là đối với nhà cao tầng .
Đối với các toà nhà chọc trời, tối ưu nhất là dùng thang máy cao tốc (v=3.5m/s), giảm thời gian quá độ và tốc độ di chuyển trung bình cuả buồng thang đạt gần bằng tốc độ định mức, nhưng việc tăng tốc độ dẫn đến việc tăng giá thành của thang máy. Nếu tăng tốc độ của thang máy từ v= o,75m/s đến v= 3,5m/s thì giá thành tăng từ 4- 5 lần. Bởi vậy tùy theo độ cao của toà nhà mà chọn thang máy có tốc độ phù hợp với tốc độ tối ưu
Tốc độ di chuyển trung bình cuả thang máy có thể nhanh bằng cách giảm thời gian mở máy và hãm máy, có nghĩa là tăng gia tốc. Nhưng khi gia tốc lớn sẽ gây cảm giác khó chịu cho hành khách (như chóng mặt, nghẹt thở, sợ hãi,…). Bởi vậy gia tốc ưu là a= 2m/s²
Gia tốc tối ưu để đảm bảo năng suất cao, không gây cảm giác khó chịu cho hành khách, được cho trong bảng sau:
Tham số
Hệ truyền động
Xoay chiều
Một chiều
Tốc độ thang máy(m/s)
Gia tốc cực đại(m/s)
0.5
1
0.75
1
1
1.5
1.5
1.5
2.5
2
3.5
2
Một đại lượng quyết định sự di chuyển êm của buồng thang là tốc độ tăng của gia tốc khi mở máy và tốc độ giảm khi hãm máy .Nói một cách khác là độ giật (đạo hàm bậc nhấc của gia tốc p = d2 v/dt2).
Khi gia tốc a = 2m/s2 thì độ giật không được quá 20m/s3.Hoạt động của động cơ đối với thang máy có tốc độ trung bình và cao có thể thể được chia thành 4 giai đoạn sau:
Ø Mở máy (1)
Ø Chế độ ổn định (2)
Ø Hãm xuống tốc độ thấp (3)
Ø Buồng thang đến tầng và dừng (4)
-Đối với thang máy chạy chậm thì được chia thành 3 giai đoạn sau:
Ø Mở máy (1)
Ø Chế độ ổn định (2)
Ø Hãm và dừng (3)
V
1 3 2 x
1.3.6.Dừng chính xác buồng thang :
- Buồng thang của thang máy cần phải dừng chính xác so với mặt bằng của tầng cần dừng sau khi ấn nút dừng .Nếu buồng thang dừng không chính xác sẽ gây ra các hiện tượng sau:
Ø Đối với thang máy chở hành khách ,làm cho khách ra vào khó khăn ,tăng thời gian ra vào của hành khách dẫn đến giảm năng suất.
Ø Đối với thang máy chở hàng ,gây khó khăn cho việc sắp xếp và bốc dở hàng .Trong một số trường hợp có thẻ không thực hiện được việc sắp xếp và bốc dở hàng.
Ø Để khắc phục hậu quả đó,có thẻ ấn nút bấm để có thể đạt độ chính xác khi dừng nhưng sẽ dẫn đến vấn đề không mong muốn.
Ø Hỏng thiết bị điều khiển
ØGây tổn thất năng lượng.
Ø Gây hỏng hóc các thiết bị cơ khí.
ØTăng thời gian từ lúc hãm đến khi dừng.
Để dừng chính xác bùong thang cần tính đến một nửa hiệu số của hai quãng đường trượt khi buồng thang đầy tải và buồng thang không tải theo một hướng di cuyển .Các yếu tố ảnh hưởng đến dừng chính xác buồng thang bao gồm:
Ø Môment của cơ cấu phanh.
Ø Môment quán tính của bồng thang.
Ø Tốc độ khi bắt đầu hãm .
Quá trình hãm buồng thang xảy ra như sau:khi buồng thang đến gần sàn tầng,công tác chuyển đổitầng các lệnh lên hệ thống điều khiển động cơ để dừng buồng thang.Trong khoảng thời gian tác động của thiết bị điều khiển ,buồng thang đi dược quãng đường là:
S’ =Vo .∆t [m]
Trong đó:
Vo:vận tốc bắt đầu hãm[m/s].
Khi cơ cấu phanh tác động là quá trình hãm buồng thang.Trong thời gian này ,buồng thang đi dược quãng đường s’’
S’’ =m.Vo2(FphFc). [m].
Trong đó:
m:khối lượng các phần chuyển động của buồng thang [kg].
Fph:lực phanh [N].
Fc:lụec cản tĩnh [N].
Dấu cộng hay dấu trừ trong biểu thức phụ thuộc vào chiều tác dụng của lực.khi buồng thang di lên lấy dấu (+) và khi buồng thang đi xuống lấy dấu (-) . S’’ cũng có thể viết dưới dạng sau:
S’’ =(J.Wo.D/2)/2.I.(Mph Mc) [m].
Trong đó:
J:Moment quán tính hệ quy đổi về chuyển động của buồng thang [kgm2].
Mph:Moment ma sát [N]
Mc:Moment cản tĩnh [N]
Wo:tốc độ quay của động cơ lúc bắt đầu phanh [rad/s].
D: Đường kính puli kéo cáp [m].
I:Tỉ số truyền.
Quãng đường buồng thang đi được từ khi công tác chuyển đổi tầng cho lệnh dừng đến khi buồng thang dừng tại sàn tầng là ;
S=S’+S’’ =Vo.∆t +(Jwo2.D/2)/2.I(Mph Mc) [m].
- Công tác chuyển đổi tầng đặt cách sàn tầng một khoảng nào đó làm sao buồng thang nằm ở dữa hiệu hai quãng đường trượt khi phanh đầy tải và không tải.
- Sai số lớn nhất (độ dừng không chính xác lớn nhất )là:
∆S = ( S2 + S1) /2
Trong đó:
S1:Quãng đường trượt nhỏ nhỏ nhất của buồng thang khi phanh.
S2:Quãng đường trượt lớn nhất của buồng thang khi phanh.
Bảng sau đưa ra tham số của hệ truyền động với độ không chính xác khi dừng ∆S:
Hệ truyền động
Phạm vi điều
chỉnh tốc độ
Tốc độ di chuyển
(m/s)
Gia tốc (m/s2)
Tốc độ chính xác
Khi dừng(mm)
+Động cơ KĐB roto lồng sóc 1 cấp tốc độ.
+Động cơ KĐB roto lồng sóc 2 cấp tốc độ.
+Hệ chuyền động 1 chiều ma máy – phát động cơ.
+Hệ chuyền động một chiều máy phát động cơ có khuyếch đại trung gian.
1:1
1:4
1:30
1:100
0.8
0.5
2.0
2.5
1.5
1.5
2.0
2.0
∆s
S’’ S1 ∆S
S’ S2
Hình 1.2: Dừng chính xác buồng thang.
Khi thiết kế hệ trang bị điện -điện tử cho thang máy việc lựa chọn một hệ truyền động ,chọn loại động cơ phải dựa trên các yêu cầu sau:
• Độ chính xác khi dừng .
• Tốc độ di chuyển buồng thang.
• Gia tồc lớn nhất cho phép.
• phạm vi điều chỉnh tốc độ.
Hệ truyền động xoay chiều dùng động cơ không đồng bộ roto lồng sóc được dùng khá phổ biến trong trang bị điện-điện tử thang máy.Hệ truyền động động cơ không đồng bộ roto lồng sócthường được dùng cho thang máytốc độ chậm .Hệ truyền động động cơ không đồng bộ roto dây quấn dùng cho máy nâng có tải trọng lớnnhằm khởi động để không ảnh hưởng đến nguồn điện cung cấp.
Hệ truyền động xoay chiều dùng động cơ không đồng bộ nhiều cấp tốc độ thường dùng cho các thang máy chở khách có tốc độ trung bình .
Hệ truyền động một chiều máy phát – máy phát động cơ có khuyếch đại trung gian thường dừng cho thang máy cao tốc.Hệ này đảm bảo biểu đồ chuỷen động hợp lý, nâng cao độ chính xác khi dừng tới
Nhược điểm của hệ này là công suất đạt lớn gấp 3 -4 lần so với hệ xoay chiều, phước tạp trong vận hành và sửa chữa.
1.3.7 Thiết bị an toàn cơ khí :
- Để đảm bảo an toàn cho người sử dụng ,hàng hoá và các thiết bị trong mạch điều khiển thang máy.Người ta cho bố trí các thiết bị bảo vệ liên động ,các thiết bị hành trình để đảm bảo cho thang máy dừng chính xác không vượt ra khỏi phạm vi giới hạn .Bên cạnh buồng thang cần phải trang bị bộ phận phanh bảo hiểm để giữ buồng thang tại chỗ khi gặp những sự cố như: Đức cáp,mất điện động cơ quá tốc độ cho phép ….Phanh bảo hiểm thường được chế tạo theo kiểu sau:
• Phanh bảo hiểm kiểu nêm.
• Phanh bảo hiểm kiểu lệch tâm.
•Phanh bảo hiểm kiểu kìm.
Trong các loại phanh bảo hiểm kiềm được sử dụng rộng rãi hơn cả,vì nó đảm bảo cho buồng thang dừng tốt hơn.Việc chế tạo và lắp ráp các loại phanh bảo hiểm phải theo đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật .có như thế thì việc vận hành thang máy mới được đảm bảo .
người ta điều khiển thang máy có thể là riêng lẻ, điều khiển đôi hay điều khiển theo nhóm. Điều khiển thang máy có thể thực hiện theo những ưu tiên sau:
+Ưu tiên theo chiều.
+Ưu tien gọi trước thì phục vụ trước .
+Ưu tiên khoảng cách.
Kết hợp các loại ưu tiên trên thì việc khai thác năng suất của thang máy mới đạt hiệu quả cao ,cũng như tiết kiệm thời gian phục vụ.
1.4.PHỤC VỤ VÀ YÊU CẦU TRONG THANG MÁY
1.4.1.Phục vụ trong thang máy:
Bức đầu tiên trong bài toán nâng chuyển là hoạch định số hành khách có thể có . Điều đó có nghĩa phải tìm xem có bao nhiêu người có nhu cầu sử dụng ,thời gian cao điểm ,việc lưu thông diễn ra như thế nào ,chỉ lưu thông lên hay lưu thông xuống , đồng thời hay riêng lẻ.
ØNgười ta dựa vào 3 thông số chính
.Chiều cao nâng của cabin : chính là số tầng phục vụ.
•Sức nâng danh nghĩa (kg):Trọng lượng tối đa khi đầy tải,tính băng đại lượng trung bình của một người số hành khách tối đa.
•Tốc độ danh nghĩa :là tốc độ ở chế độ bình ổn.
- Khi số hành khách đã được ước đoán thì bước tiết theo là phải xeo xét yếu tố thời gian sao cho tối ưu.
- Bài toán nâng chuyển đòi hỏi phải xét đến yếu tố thời gian và sừ di chuyển diễn ra suất khi vần hành .Các yếu tố thời gian này phải liên quan đến thời gian tổng mà đạt yêu cầu đối với vấn đề phục vụ , đồng thời dựa vào những yêu cầu thực tế hay những giá trị ước lượng được.Bài toán nâng chuyển đòi hỏi đến mức tối thiểu các yếu tố thời gian nhằm làm cực đại công việc phục vụ.
- Các yếu tố này đòi hỏi xem xét dưới nhiều khía cạnhkhác nhau chẳng hạn :Buồng thang máy rộng hay hẹp ,vị trí bố trí thang máy thang trống hay chứa đầy ,mật độ hành khách hay tải khác còn lại trên buồng thang và hướng chuyển đổi là vào hay ra.
- Các yếu tố thời gian khác nhau thường khó xác định cụ thể bằng công thức tính toán mà thường dựa trên kinh nghiệm vận hành và phương pháp thóng kê.
- Thời gian đóng cửa và mở cửa cũng như thời điểm diễn ra đóng và mở cũng cần phải xét đến , để có phương án tối ưu.
Các yếu tố thời gian khi xem xét phải quan tâm đến thời gian phục vụ của thang máy trong giờ cao điểm .
- Diện tích mặt sàn buồng thang : Đáy buồng thang phải đủ lớn để tạo cho hành khách cảm giác thoải mái ,không bị quá tải ,cho phép hành khách ra vào dễ dàng.
- Một hành khách trung bình đòi hỏi 0.28m2 diện tích mặt sàn .Tuy nhiên khi hành kách đông có thể giảm diện tích xuống còn 0.19m2 cho một người trung bình .Nếu trong một toà nhà hành khách quen biết nhau ,diện tích sử dụng còn có thể 0.14m2 cho một người.khả năng của thang (được diễn tả là số kg và được chuyển sang m2 để thang không vượt quá định mức ) phải được bố trí theo kích thước tốt nhất để tạo ra sự phù hợp cho vóc dáng một người .Sự sắp xếp thành dãy và ô tốt nhất.
-Sự sắp xếp hợp lý sẽ giảm thời gian đáng kể và làm tăng năng suất nâng chuyển .
1.4.2.Yêu cầu kỹ thuật đối với thang máy chở người :
Để thang máy hoạt động ổn định, phục vụ cho người sử dụng ,nó phải đáp ứng các yêu cầu sau:
• Tiện nghi
• An toàn
• Độ tin cậy cao
• Độ dừng chính xác của cabin
• Giới hạn trị số tăng tốc và hãm máy.
• Đáp ứng nhanh nhu cầu của hành khách
• Hạn chế tiếng ồn
Dưới đây là phần cung cấp các yêu cầu trên:
1.4.2.1Tiện nghi:
Đối với thang máy hiện đại ,các trang thiết bị giúp hành khách được thoải mái như chiếu sáng ,quạt thông gió ,máy lạnh …. Và diện tích sử dụng mỗi người trong cabin cũng là yếu tố cần thiết
• A3:
Một kiểu cửa hiệu quả nhất là đóng và mở trong thời gian ngắn nhất và cho phép 2 người vào cùng lúc .Kiểu cửa cũng phai hợp lý về mặt kinh tế và cũng có thể chấp nhận với kích thước đáy buồng thang hiệu quả .
Ở các thang nâ