Ngày nay, khi mà cả thế giới như đang nóng lên vì sự vận động, phát triển về mọi mặt như kinh tế, chính trị, khoa học kỹ thuật .v v.Trong đó, những ứng dụng của khoa học kỹ thuật tiên tiến đã và đang làm cho thế giới ngày càng thay đổi, văn minh hơn và hiện đại hơn. Sự phát triển của Kỹ thuật điện tử đã tạo ra hàng lọat những thiết bị với các đặc điểm nổi bật như sự chính xác cao, tốc độ nhanh, gọn nhẹ là những yếu tố rất cần thiết góp phần cho họat động của con người đạt hiệu quả cao.
Là một trong những sinh viên theo học ngành điện tử, bản thân cũng có những mong ước được góp một phần công sức cho xã hội bằng những việc làm có ý nghĩa thực tế. Từ những kiến thức đã được truyền đạt sau ba năm theo học tại trường Đại Học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, hoà mình vào xu hướng chung của thời đại, cùng sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, đề tài tốt nghiệp: “Hệ thống báo trộm qua đường dây điện thoại” ra đời.
Đề tài là sự kết hợp giữa kiến thức và nhận thức công nghệ trong việc tạo ra một sản phẩm có giá trị thực tiễn nên có rất nhiều yêu cầu được đặt ra cho sự hoàn thiện. Trong suốt thời gian thực hiện đề tài là một quá trình làm việc nghiêm túc và nỗ lực của bản thân người thực hiện, cùng sự chỉ dẫn nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn; song chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Người thực hiện đề tài rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu cùng những phê bình,
chỉ dẫn của Thầy Cô và các bạn sinh viên.
114 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3434 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Mạch báo trộm qua đừong dây điện thoại di động, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ MÔN: ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG
Trường Đại Học Công Nghiệp Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Thành Phố Hồ Chí Minh Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
---o0o--- ---o0o---
KHOA ĐIỆN TỬ
NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
1- Tên đề tài:
2- Cơ sở ban đầu:
3- Nội dung các phần thuyết minh tính toán:
5- Ngày giao nhiệm vụ:
6- Ngày hoàn thành nhiệm vụ:
Thông qua bộ môn
Ngày . . . . tháng . . . . năm 2007
Giáo viên hướng dẫn Chủ nhiệm bộ môn
( ( (
Tp.HCM ngày…... tháng…... năm 2007
Giáo viên hướng dẫn
( ( (
Tp.HCM ngày….. tháng…... năm 2007
Giáo viên phản biện
Ngày nay, khi mà cả thế giới như đang nóng lên vì sự vận động, phát triển về mọi mặt như kinh tế, chính trị, khoa học kỹ thuật….v…v..Trong đó, những ứng dụng của khoa học kỹ thuật tiên tiến đã và đang làm cho thế giới ngày càng thay đổi, văn minh hơn và hiện đại hơn. Sự phát triển của Kỹ thuật điện tử đã tạo ra hàng lọat những thiết bị với các đặc điểm nổi bật như sự chính xác cao, tốc độ nhanh, gọn nhẹ là những yếu tố rất cần thiết góp phần cho họat động của con người đạt hiệu quả cao.
Là một trong những sinh viên theo học ngành điện tử, bản thân cũng có những mong ước được góp một phần công sức cho xã hội bằng những việc làm có ý nghĩa thực tế. Từ những kiến thức đã được truyền đạt sau ba năm theo học tại trường Đại Học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, hoà mình vào xu hướng chung của thời đại, cùng sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, đề tài tốt nghiệp: “Hệ thống báo trộm qua đường dây điện thoại” ra đời.
Đề tài là sự kết hợp giữa kiến thức và nhận thức công nghệ trong việc tạo ra một sản phẩm có giá trị thực tiễn nên có rất nhiều yêu cầu được đặt ra cho sự hoàn thiện. Trong suốt thời gian thực hiện đề tài là một quá trình làm việc nghiêm túc và nỗ lực của bản thân người thực hiện, cùng sự chỉ dẫn nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn; song chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Người thực hiện đề tài rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu cùng những phê bình,
chỉ dẫn của Thầy Cô và các bạn sinh viên.
MỤC LỤC
(((
----- oOo -----
PHẦN A: GIỚI THIỆU
NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP i
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ii
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN iii
LỜI MỞ ĐẦU iv
LỜI CẢM ƠN v
PHẦN B: NỘI DUNG
Chương 1: DẪN NHẬP
1.1 Đặt vấn đề: Trang 1
1.2 Tầm quan trọng của đề tài: Trang 1
1.3 Giới hạn đề tài: Trang 2
1.4 Mục đích nghiên cứu: Trang 3
Chương 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN
2.1 Đối tượng nghiên cứu: Trang 4
2.2 DÀN Ý, PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN Trang 4
2.2.1 Dàn ý : Trang 4
2.2.2 Phương tiện và phương án thực hiện: Trang 5
2.4. Lập kế hoạch nghiên cứu: Trang5
CHƯƠNG 3:
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ MẠNG ĐIỆN THOẠI
3.1. Giới thiệu tổng quan về tổng đài điện thoại: Trang 7
3.1.1. Định nghĩa về tổng đài: Trang 7
3.1.2. Chức năng của tổng đài: Trang 7
3.1.3. Phân loại tổng đài: Trang 8
3.1.4 Các loại tổng đài điện tư hiện có Trang 10
3.1.5. GIỚI THIỆU VỀ TỔNG ĐÀI ĐIỆN TỬ NỘI BỘ CƠ QUAN PABX
(PRIVATE AUTOMATIC BRANCH EXCHANGE) TC-2000, SERIAL 308A CỦA CÔNG TY IKE Trang 11
3.1.5.1 Các tính năng của tổng đài nội bộ TC-308A Trang 11
3.1.6. Các âm hiệu: Trang 12
3.1.7. Phương thức chuyển mạch của tổng đài điện tử: Trang 15
3.1.8. Trung kế: Trang 16
3.2. Giới thiệu tổng quan về máy điện thoại: Trang 17
3.2.1. Giới thiệu: Trang 17
3.2.2. Chức năng của máy điện thoại: Trang 18
3.2.3. Các thông số liên quan: Trang 19
3.2.4. Nguyên lý thông tín điện thoại: Trang 20
3.2.5 Quay số: Trang 20
3.2.6. Kết nối thuê bao: Trang 21
3.3. Phương thức hoạt động giữa tổng đài và máy điện thoại: Trang 22
3.3.1. Nguyên tắc hoạt động: Trang 22
3.3.2. Qui trình vận hành của hệ mạch điện thoại để bàn: Trang 24
3.4. Lý thuyết về mạch khuếch đại: Trang 26
3.4.1. Mạch khuếch đại không đảo: Trang 27
3.4.2. Mạch khuếch đại đảo: Trang 28
3.4.3. Mạch khuếch đại đệm: Trang 29
CHƯƠNG 4: GIỚI THIỆU CÁC IC CÓ LIÊN QUAN
4.1.VI ĐIỀU KHIỂN 89C51: Trang 30
4.1.1. Giới thiệu cấu trúc phần cứng IC 89C51: Trang 30
4.1.1.1. Sơ lược về các chân của 89C51: Trang 31
4.1.2. Chức năng các chân của 89C51: Trang 31
4.1.2.1. Port 0: Trang 31
4.1.2.2. Port 1: Trang 32
4.1.2.3. Port 2: Trang 32
4.1.2.4. Port3: Trang 32
4.1.2.5. Ngõ tín hiệu PSEN\ (Progam store enable): Trang 33
4.1.2.6. Ngõ tín hiệu điều khiển ALE (Address latch enable): Trang 33
4.1.2.7 Ngõ tín hiệu EA\ (External Access: truy xuất dữ liệu
bên ngoài) Trang33
4.1.2.8. Ngõ tín hiệu RST (Reset): Trang 33
4.1.2.9. Ngõ vào bộ dao động X1, X2: Trang 33
4.1.3. Tổ chức bộ nhớ: Trang 33
4.1.4. Các Thanh Ghi Trang 34
4.1.4.1. Thanh ghi từ trạng thái chương trình PSW Trang 34
4.1.4.2. Thanh ghi B: Trang 35
4.1.4.3. Thanh ghi con trỏ SP: Trang 35
4.1.4.4. Thanh ghi con trỏ dữ liệu DPTR: Trang 35
4.1.4.5. Các thanh ghi port xuất nhập: Trang 35
4.1.4.6. Thanh ghi TMOD: Trang 36
4.1.4.7 Thanh ghi TCON: Trang 36
4.1.4.8. Thanh ghi THx,TLx: Trang 37
4.1.4.9. Thanh ghi ngắt IE: Trang 37
4.1.5. Liên hệ các họ vi điều khiển: Trang 37
4.2. KHẢO SÁT IC THU PHÁT TONE MT8888: Trang 38
4.2.1. Sơ đồ chân: Trang 38
4.2.2. Mô tả chức năng: Trang 39
4.2.3. Cấu hình ngõ vào: Trang 40
4.2.4. Bộ thu: Trang 41
4.2.5. Mạch STEERING: Trang 42
4.2.6. Bộ lọc thoại: Trang 43
4.2.7. Bộ phát DTMF: Trang 43
4.2.8. Burst Mode Trang 44
4.2.9. Tạo Tone đơn (Single Tone): Trang 44
4.2.10. Mạch Clock DTMF: Trang 44
4.2.11. Bộ giao tiếp với vi xử lý: Trang 45
4.3. IC Phát Tiếng Nói ISD1420 Trang 49
4.3.1. Giới Thiệu IC ISD1420 Trang 49
4.3.2. ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT Trang 50
4.3.3. Mô tả Trang 50
4.3.4. Nguyên Lý Hoạt Động Trang 51
4.4. IC TL082: Trang 56
4.4.1. Sơ đồ chân: Trang 56
4.4.2. Chức năng các chân: Trang 56
4.4.3. Thông số: Trang 57
4.5. IC 74LS47 Trang 57
4.6. OPTO 4N35. Trang 58
4.6.1. Sơ đồ chân: Trang 58
4.6.2. Thông số: Trang 58
CHƯƠNG 5: SƠ ĐỒ KHỐI HỆ THỐNG
5.1. SƠ ĐỒ KHỐI HỆ THỐNG: Trang 60
5.2. CHỨC NĂNG CỦA TỪNG KHỐI: Trang 60
5.2.1. Khối cảm biến báo trộm: Trang 60
5.2.2. Khối vi xử lý trung tâm: Trang 60
5.2.3. Khối giải mã thu phát DTMF: Trang 61
5.2.4. Khối tạo tải giả Trang 61
5.2.5 . Khối phát hiện nhấc máy: Trang 61
5.2.6. Khối phát thông báo: Trang 61
5.2.7. Khối nguồn: Trang 61
5.2.8. Khối điều khiển Relay. Trang 10
5.2.9. Khối khuếch đại tín hiệu. Trang 10
5.2.10. Khối giải mã và hiển thị. Trang 10
CHƯƠNG 6: THIẾT KẾ PHẦN CỨNG
6.1. Khối cảm biến báo trộm: Trang 63
a. Sơ đồ nguyên lý: Trang 63
b. Nguyên lý hoạt động: Trang 63
6.2. Khối vi xử lý trung tâm: Trang 64
a. Sơ đồ nguyên lý: Trang 64
b. Nguyên lý hoạt động: Trang 64
6.3. Khối thu phát DTMF: Trang 65
a. Sơ đồ nguyên lý: Trang 65
b. Nguyên lý hoạt động : Trang 65
c. Thiết kế và tính toán mạch nhận và giải mã DTMF: Trang 67
6.4. Khối giải mã và hiển thị: Trang 68
a. Sơ đồ nguyên lý: Trang 68
b. Nguyên lý hoạt động: Trang 68
c. Thiết kế và tính toán: Trang 68
6.5.Mạch khuếch đại Tone ra: Trang 69
a.Sơ đồ nguyên lý: Trang 69
b.Nguyên lý hoạt động: Trang 69
c.Thiết kế và tính toán: Trang 69
6.6. Mạch khuếch đại Tone vào: Trang 69
a.Sơ đồ nguyên lý: Trang 70
b.Nguyên lý hoạt động: Trang 70
c.Thiết kế và tính toán: Trang 70
6.7. Khối kết nối thuê bao: Trang71
a.Sơ đồ nguyên lý: Trang 71
b.Nguyên lý hoạt động: Trang 71
6.7.1. Thiết kế và tính toán: Trang 71
a. Thiết kế mạch đóng ngắt Relay Trang 73
b. Thiết kế mạch tạo tải giả Trang 74
6.8. Mạch chống quá áp: Trang 74
a.Sơ đồ nguyên lý: Trang 75
b.Thiết kế và tính toán: Trang 75
6.10. Khối nguồn: Trang 75
a.Sơ đồ nguyên lý: Trang 75
6.11. Khối phát thông báo:
a.Sơ đồ nguyên lý: Trang 77
b.nguyên lý hoạt động: Trang 77
6.12. Khối cảm biến nhấc máy: Trang 78
a.Sơ đồ nguyên lý: Trang 78
b.nguyên lý hoạt động: Trang 78
c.Thiết kế: Trang 78
6.13. Sơ đồ khối toàn mạch: Trang 80
CHƯƠNG VII
LƯU ĐỒ GIÀI THUẬT VÀ CHƯƠNG TRÌNH
I.LƯU ĐỒ GIẢI THUẬT Trang 81
1. CHƯƠNG TRÌNH CHÍNH : Trang 81
1.1 Lưu đồ giải thuật: Trang 81
1.2. Giải thích: Trang 82
2. CHƯƠNG TRÌNH CON RESET-MT8888 : Trang 83
2.1. Lưu đồ giải thuật : Trang 83
2.2. Giải thích : Trang 83
3. Chương trình con điều khiển MT8888: Trang 84
3.1. Lưu đồ: Trang 84
3.2. Giải thích : Trang 84
4. Chương trình con phát DTMF: Trang 85
4.1. Lưu đồ giải thuật: Trang 85
4.2. Giải thích: Trang 85
5. CHƯƠNG TRÌNH CON QUAY SỐ ĐIỆN THOẠI: Trang 86
5.1. Lưu đồ giải thuật: Trang 86
5.2.Giải thích : Trang 86
II. MÃ NGUỒN CHƯƠNG TRÌNH Trang 87
CHƯƠNG VIII: TÓM TẮT VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI
I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI Trang 92
II. HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI Trang 93
PHẦN C: PHỤ LỤC VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO
LIỆT KÊ CÁC HÌNH
Hình 3 -1: Dạng sóng tín hiệu chuông Trang 13
Hình 3 – 2: Dạng sóng tín hiệu mời quay số Trang 13
Hình 3 – 3: Dạng sóng tín hiệu báo bận Trang 14
Hình 3 – 4: Dạng sóng tín hiệu hồi tiếp Trang 15
Hình 3 – 5: Dạng sóng tín hiệu đảo cực Trang 15
Hình 3 – 6: Trung kế Trang 16
Hình 3 – 7: Trung kế CO – Line Trang 16
Hình 3 – 8: Trung kế hai chiều Trang 16
Hình 3 – 9: Sơ đồ qui trình vận hành điện thoại bàn Trang 24
Hình 3 – 10: Bộ khuếch đại thuật toán (BKĐTT) Trang 26
Hình 3 - 11 : Mạch khuếch đại không đảo Trang 28
Hình 3 - 12 : Mạch khuếch đại đảo Trang 28
Hình 3 - 13 : Mạch khuếch đại đệm Trang 29
Hình 4 – 1: Sơ đồ chân 89C51 Trang 31
Hình 4 – 2: Sơ đồ khối bên trong IC MT8888 Trang 38
Hình 4 – 3: Sơ đồ các chân của IC MT8888 Trang 39
Hình 4 – 4: Cấu hình ngõ vào của MT8888 Trang 41
Hình 4 – 5: Mạch Steering Trang 43
Hình 4 – 6: Mạch Clock DTMF Trang 45
Hình 4 – 7: Sơ đồ chân IC 4N35 Trang 58
Hình 4 – 8: Sơ đồ chân IC TL082 Trang 56
Hình 4 – 9: Sơ đồ chân IC 74LS47 Trang 58
Hình 6 – 1: Mạch cảm biến báo trộm Trang 63
Hình 6 – 2: Mạch xử lý trung tâm Trang 64
Hình 6 – 3: Khối giải mã thu phát DTMF Trang 65
Hình 6 – 4: Mạch giải mã và hiển thị Trang 68
Hình 6 – 5: Mạch khuếch đại Tone ngõ ra Trang 69
Hình 6 – 6: Mạch khuếch đại tone ngõ vào Trang 70
Hình 6 – 7: Mạch kết nối thuê bao Trang 71
Hình 6 – 8: Mạch chống quá áp Trang 75
Hình 6 – 9: Mạch nguồn Trang 76
Hình 6 – 10: Mạch phát thông báo Trang 77
Hình 6 – 11: Mạch phát hiện đảo cực Trang 78
Hình 6 – 12: Sơ đồ khối toàn mạch Trang 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO Trang 94
Chương 1: DẪN NHẬP
1.1 Đặt vấn đề:
Như chúng ta đã thấy, trong thực tế hiện nay kỹ thuật Điện tử đang trở thành một ngành khoa học đa nhiệm vụ. Điện tử đã đáp ứng được những đòi hỏi không ngừng từ các lĩnh vực trong các ngành hàng không vũ trụ, thông tin liên lạc, tự động điều khiển...đặc biệt trong các thiết bị điện tử tự động đòi hỏi sự chính xác cao đã hỗ trợ con người rất nhiều trong cuộc sống. Những thành tựu khoa học kỹ thuật đã mang đến cho con người một cuộc sống tiện nghi văn minh và hiện đại.
Một trong những ứng dụng rất quan trọng của công nghệ điện tử là kỹ thuật báo động điện tử. Các thiết bị báo động điện tử như: hệ thống báo cháy, hệ thống báo nước đầy, hệ thống báo quá tải trong thang máy, hệ thống báo trộm bằng chuông. …Các thiết bị này đã góp phần rất lớn trong việc bảo vệ an toàn cho các dụng cụ và tài sản của người sử dụng. Nhưng một khuyết điểm nỗi bật trong các phương pháp báo động nói trên là không thể truyền xa được.
Xuất phát từ những nhu cầu thực tế trong cuộc sống đi cùng với cơ sở vật chất hiện có, một phương pháp báo động từ xa ra đời có thể khắc phục được khuyết điểm về khoảng cách và thể hiện được vai trò này chính là phương pháp báo động từ xa qua mạng điện thoại. Phương pháp này giúp người sử dụng hệ thống có thể linh hoạt hơn trong việc kiểm tra cũng như có những phương pháp giải quyết hợp lý từ một khoảng cách không giới hạn tuỳ thuộc vào khả năng phủ kín của mạng lưới điện thoại có sẵn
Từ những ý tưởng trên và nhìn thấy được nhu cầu thực tế, nhóm thực hiện đề tài đã mạnh dạn thực thi ý tưởng thiết kế và thi công “hệ thống báo trộm từ xa qua mạng điện thoại”.
1.2 Tầm quan trọng của đề tài:
Hình thành ý tưởng từ nhu cầu thực tế xã hội, nhưng để tạo ra được một sản phẩm có giá trị ứng dụng cao thì đây chính là một điều kiện tốt nhất để người thực hiện đề tài có thể tự kiểm chứng lại năng lực của mình trong suốt 6 học kì tích luỹ từ sự tự lực của bản thân và từ trường lớp. Đòi hỏi người thực hiện đề tài phải nỗ lực trong vấn đề hệ thống hoá lại toàn bộ các kiến thức liên quan và ứng dụng nó một cách hiệu quả trong khi thực hiện đề tài.
Đề tài “ Hệ thống báo trộm từ xa qua mạng điện thoại” hoàn thành sẽ góp phần vào việc ổn định an ninh xã hội, giảm thiểu thời gian và chi phí cho việc bảo vệ các tài sản cá nhân, tập thể, các cơ quan, xí nghiệp…. Đồng thời đây là một giải pháp phù hợp với sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại ngày nay, khi mà một người từ một vị trí bất kì nơi đâu đều có thể gián tiếp bảo vệ tài sản của mình thông qua mạng điện thoại.
1.3 Giới hạn đề tài:
Trong giới hạn thời gian cho phép để hoàn thành đề tài này kết hợp
với những kiến thức tích luỹ được trong suốt khoá học không cho phép người
thực hiện đề tài thực hiện được hoàn chỉnh toàn bộ các yêu cầu tạo ra một
sản phẩm ưu việt. Do đó người thực hiện đề tài chỉ tập trung đi sâu nghiên
cứu về :
(Dùng họ vi điều khiển 89C51 để điều khiển quá trình thu phát
(Dùng MT8888 chuyên dụng thu phát DTMF giao tiếp với vi điều khiển 89C51
(Dùng ISD1420 phát tín hiệu báo trộm lên Line điện thoại
(Dùng 2 led thu phát hồng ngoại để cảm biến có trộm đưa vào vi xử lí điều khiển
Do điều kiện về vật chất , trình độ và thời gian còn thiếu nhiều nên đề
tài vẫn còn tồn tại một số vấn đề chưa giải quyết được, đó là:
(Trong quá trình thi công khó khăn trong việc thuê Line điện thoại của bưu điện để thử nghiệm nên người thực hiện đề tài đã sử dụng tổng đài nội bộ 3 số có sẵn để thực hiện đề tài này. Do có vài sự khác biệt giữa tổng đài nội bộ với tổng đài bưu điện, nên nếu ứng dụng hệ thống này sử dụng ở tổng đài bưu điện sẽ phải thay đổi một số thông số về linh kiện cũng như phần mềm điều khiển.
(Khi sử dụng hệ thống chỉ có một chiều phát tín hiệu báo trộm mà chưa có thể điều khiển ngược lại các thiết bị. Các ứng dụng đi kèm chưa được khai thác như: hệ thống báo cháy, báo mất nguồn …
(Và một phần cũng hết sức quan trong để hoàn thiện đề tài này đó là: bàn phím nhập số tự động từ bên ngoài để thay đổi số điện thoại mà không cần phải thay đổi chương trình.
1.4 Mục đích nghiên cứu:
Mục đích của người thực hiện đề tài đã tiến hành nghiên cứu là: Trước tiên với bản thân người thực hiện đề tài, đây chính là một cơ hội tốt để có thể tự kiểm tra lại kiến thức của mình, đồng thời có cơ hội để nỗ lực vận động tìm hiểu, tiếp cận nghiên cứu được với những vấn đề mình chưa biết, chưa hiểu rõ nhằm trang bị cho bản thân nhiều kiến thức bổ ích sau này có thể ứng dụng vào thực tế cuộc sống.
Sau khi tạo ra được sản phẩm của đề tài có thể ứng dụng báo động cho những nơi như: hệ thống các phòng ban trong cơ quan xí nghiệp, các khách sạn, nhà nghỉ, hoặc các hộ gia đình có nhu cầu sử dụng…
Chương 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN
2.1 Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài hướng tới một phương thức báo động từ xa có sự kết hợp của nhiều lĩnh vực liên quan như: tổng đài điện thoại, vi mạch điện tử …Do đo, để tạo ra được một sản phẩm hoàn thiện theo mục đích đặt ra của đề tài thì người thực hiện cần phải tập trung nghiên cứu chủ yếu đến đối tượng: Vi mạch điện tư: là một đối tượng giữ vai trò trung tâm trong việc liên kết và xử lý tín hiệu từ các đối tượng khác. Trong đề tài có 1 board mạch chính là: mạch giao tiếp giữa tín hiệu đầu vào với đường dây điện thoại.Board này được thiết kế và thi công từ các linh kiện điện tử đã có sẵn ngoài thị trường như: điện trở, tụ điện, các IC số,…v…v… với sự điều khiển trung tâm của IC vi điều khiển lập trình AT89C51. Board này khi nhận tín hiệu báo trộm từ 2 led hồng ngoại sẽ điều khiển quá trình phát DTMF. Khi nhận được tín hiệu đảo cực (tức có trạng thái nhấc máy) của thuê bao nhận, vi xử lí sẽ điều khiển phát câu thông báo báo trộm đươc ghi sẵn trong ISD1420
Tổng đài điện thoại giữ vai trò quyết định đường truyền tín hiệu, mọi tín hiệu sẽ được truyền trên đường dây điện thoại theo phương thức truyền quy ước của tổng đài và sự cho phép của tổng đài. Do điều kiện thực tế khó khăn trong việc thuê tổng đài bưu điện khi thi công, người thực hiện đã chọn tổng đài nội bộ để đáp ứng cho việc truyền các tín hiệu điều khiển này.
2.2 DÀN Ý, PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN
2.2.1 Dàn ý :
Từ những lập luận trên, nhóm thực hiện tiến hành xây dựng đồ án với những nội dung dàn ý như sau:
( Phần viết báo cáo gồm các nội dung chính:
( Mô hình, sơ đồ khối và phương án thiết kế.
( Lý thuyết thiết kế.
( Thiết kế phần cứng.
( Thiết kế phần mềm.
( Tóm tắt – Kết luận – Đề nghị và hướng phát triển đề tài.
( Tài liệu tham khảo – Phụ lục (lưu đồ và chương trình phần mềm).
( Phần thi công mô hình và mạch điện gồm:
( Thi công tất cả các mạch điện trong đồ án ( mạch cảm biến tín hiệu đảo cực, mạch cảm biến có trộm, mạch thu phát tín hiệu âm thanh, mạch phát DTMF…)
2.2.2 Phương tiện và phương án thực hiện:
Nhóm thực hiện xây dựng phương án tiến hành công việc dựa trên những phương tiện vật chất sẵn có (máy vi tính, các dụng cụ làm mạch điện) như sau:
( Giai đoạn 1
Tìm hiểu về các hệ thống báo trộm, đưa ra mô hình dự kiến về thiết bị báo trộm qua đường dây điện thoại, từ đó lựa chọn ra kiểu mẫu phù hợp nhất với khả năng để thực hiện. Sau đó, trình lên cô hướng dẫn duyệt.
( Giai đoạn 2
Sau khi đưa ra được mô hình dự kiến, được cô hướng dẫn đồng ý, nhóm tiến hành thực hiện từng phần của mô hình đó là :
1. Thiết kế, thi công mạch điện.
2. Viết chương trình và cho chạy thử nghiệm.
( Giai đoạn 3
Thử nghiệm lại chương trình và viết báo cáo
( Giai đoạn 4
Kiểm tra lại toàn bộ những gì đã làm được và báo cáo với cô hướng dẫn về những kết quả của đề tài.
2.4. Lập kế hoạch nghiên cứu:
Ngày nhận đề tài: 24/04/2007
Ngày nộp đề tài: -/-/2007
Để hoàn thành đề tài đúng tiến độ, người thực hiện đề tài định sẵn kế
hoạch thực hiện theo từng giai đoạn trong toàn quỹ thời gian như sau:
( Tham khảo tài liệu: từ 25/04/2007 đến 02/05/2007.
( Thi công phần cứng: từ 03/05/2007 đến 17/05/2007
( Thi công phần mềm: từ 18/05/2007 đến 25/05/2007
( Chạy thử nghiêm và khắc phục sai xót: từ 26/05/2007 đến 17/06/2007
( Làm báo cáo lý thuyết: từ 18/06/2007 đến 25/06/2007
CHƯƠNG 3:
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ MẠNG ĐIỆN THOẠI
3.1. Giới thiệu tổng quan về tổng đài điện thoại:
3.1.1. Định nghĩa về tổng đài:
Tổng đài là một hệ thống chuyển mạch, nó có nhiệm vụ kết nối các cuôc liên lạc từ thiết bị đầu cuối chủ gọi (Calling Side) đến thiết bị đầu cuối bị gọi (Called Side).
Hay nói cách khác: tổng đài là một hệ thống chuyển mạch có hệ thống kết nối các cuộc liên lạc giữa các thuê bao với nhau, với số lượng thuê bao lớn hay nhỏ tùy thuộc vào từng loại tổng đài, từng khu vực.
3.1.2. Chức năng của tổng đài:
Tổng đài điện thoại có các chức năng sau:
Nhận biết được khi thuê bao nào có nhu cầu xuất phát cuộc gọi.
Thông báo cho thuê bao biết minh sẵn sàng tiếp nhận các yêu cầu của thuê bao.
Nhận dạng thuê bao gọi: xác định khi thuê bao nhấc ống nghe và sau đó được nối với mạch điều khiển.
Tiếp nhận số được quay: khi đã nối với mạch điều khiển, thuê bao chủ bắt đầu nghe thấy tín hiệu mời quay số và sau đó chuyển số điện thoại của thuê bao bị gọi.
Kết nối cuộc gọi: khi các số quay được ghi lại, thuê bao bị gọi đã được xác định, tổng đài sẽ chọn một bộ các đường trung kế đến tổng đài thuê bao bị gọi và sau đó chọn một đường rỗi trong số đó. Khi thuê bao bị gọi nằm trong tổng đài nội hạt thì một đường gọi nội hạt được sử dụng.
Chuyển mạch thông tin điều khiển: khi được nối với tổng đài của thuê bao bị gọi hay tổng đài trung chuyển, cả hai tổng đài trao đổi vối nhau các thông tin cần thiết như số thuê bao bị gọi
Kết nối trung chuyển: trong trường hợp tổng đài đượ