Hiện nay nguồn xung rất phổ biến trong các thiết bị điện tử. Nhưng để hiểu về nguồn xung thì rất khó khăn vì : thiếu các thiết bị để đo đạc, thiếu tài liệu (hầu hết chỉ có tài liệu tiếng anh mà không có tài liệu tiếng việt nào nói về nguồn xung 1 cách chi tiết, cụ thể). Chính vì thế mà càng gây khó khăn cho sinh viên tiếp cận, học hỏi.
Với việc thiết kế 1 nguồn xung đòi hỏi sự hiểu biết, người thiết kế phải có những kỹ năng điện tử vững thì mới có thể thiết kế được. Khó khăn lớn nhất cho những người thiết kế là về mặt biến áp xung, vì biến áp xung đòi hỏi độ chính xác cao, với các thông số mà khó có thể đưa ra 1 công thức chung, chỉ có máy đo thì mới chính xác được.
Về mặt ứng dụng của biến áp xung thì rất nhiều, trong đó tiêu biểu nhất là trong nguồn xung, bộ Invector, bộ UPS
37 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 7790 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Mạch nguồn xung UC3842, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay nguồn xung rất phổ biến trong các thiết bị điện tử. Nhưng để hiểu về nguồn xung thì rất khó khăn vì : thiếu các thiết bị để đo đạc, thiếu tài liệu (hầu hết chỉ có tài liệu tiếng anh mà không có tài liệu tiếng việt nào nói về nguồn xung 1 cách chi tiết, cụ thể). Chính vì thế mà càng gây khó khăn cho sinh viên tiếp cận, học hỏi.
Với việc thiết kế 1 nguồn xung đòi hỏi sự hiểu biết, người thiết kế phải có những kỹ năng điện tử vững thì mới có thể thiết kế được. Khó khăn lớn nhất cho những người thiết kế là về mặt biến áp xung, vì biến áp xung đòi hỏi độ chính xác cao, với các thông số mà khó có thể đưa ra 1 công thức chung, chỉ có máy đo thì mới chính xác được.
Về mặt ứng dụng của biến áp xung thì rất nhiều, trong đó tiêu biểu nhất là trong nguồn xung, bộ Invector, bộ UPS …
I.CÁCH HOẠT ĐỘNG VÀ Ý NGHĨA CỦA UC3842 VÀ TL 431
UC3842 hay KA3842 là một
Sơ đồ khối bên trong IC - KA3842
* IC UC3842 có 8 chân và nhiệm vụ của các chân như sau :- Chân 1: ( COMP ) đây là chân nhận điện áp so sánh, điện áp chân số 1 tỷ lệ thuận với điện áp ra, thông thường trong mạch nguồn, chân 1 không nhận áp hồi tiếp mà chỉ đấu qua một R sang chân số 2 .- Chân 2: ( VFB ) đây là chân nhận điện áp hồi tiếp, có thể hồi tiếp so quang hoặc hồi tiếp trực tiếp từ cuộn hồi tiếp sau khi đi qua cầu phân áp, điện áp hồi tiếp về chân 2 tỷ lệ nghịch với điện áp ra, nếu một lý do nào đó làm điện áp đưa về chân 2 tăng lên thì điện áp ra sẽ giảm thấp hoặc bị ngắt .- Chân 3: ( CURRENT SENSE ) chân cảm biến dòng, chân này theo dõi điện áp ở chân S của đèn Mosfet, nếu dòng qua Mosfet tăng => điện áp chân S sẽ tăng => điện áp chân 3 sẽ tăng, nếu áp chân 3 tăng đến ngưỡng khoảng 0,6V thì dao động ra sẽ bị ngắt, điện trở chân S xuống mass khoảng 0,22 ohm , nếu điện trở này tăng trị số hoặc bị thay trị số lớn hơn thì khi chạy có tải là nguồn bị ngắt .- Chân 4: ( Rt / Ct ) chân nối với R-C tạo dao động , tần số dao động phụ thuộc vào trị số R và C ở chân 4, người ta thường đưa xung dòng hồi tiếp về chân 4 để đồng pha giữa tần số dòng với tần số dao động nguồn, điều đó đảm bảo khi sò dòng hoạt động tiêu thụ nguồn thì Mosfet nguồn cũng mở để kịp thời cung cấp, điều đó làm cho điện áp ra không bị sụt áp khi cao áp chạy .- Chân 5: là Mass- Chân 6: là chân dao động ra, dao động ra là dạng xung vuông có độ rộng có thể thay đổi để điều chỉnh thời gian ngắt mở của Mosfet, thời gian ngắt mở của Mosfet thay đổi thì điện áp ra thay đổi- Chân 7: là chân Vcc, điện áp cung cấp cho chân 7 từ 12V đến 14V, nếu điện áp giảmnếu mạch ngắt dao động .
IC UC3842
II.TÍNH TOÁN CHO CÁC LINH KIỆN TRONG MẠCH:
1.Khối nguồn:
Khối nguồn có chức năng cung cấp các mức điện áp một chiều cho các bộ phận của máy, bao gồm các điện áp- 12V cung cấp cho mạch INVERTER (Mạch cao áp)- 5V cung cấp cho Vi xử lý- 3,3V cung cấp cho mạch xử lý hình ảnh- Điện áp đầu vào là nguồn 220V AC
2.Các thành phần trong khối nguồn:
a.Mạch lọc nhiễu
- Có chức năng lọc bỏ nhiễu cao tần bám theo đường dây điện không để chúng lọt vào trong máy làm hỏng linh kiện và gây nhiễu trên màn hình
b.Mạch chỉnh lưu
- Có chức năng đổi điện áp AC 220V thành điện áp DC 300V cung cấp cho nguồn xung hoạt động
c.Mạch dao động
- Có chức năng tạo ra xung dao động cao tần để điều khiển đèn Mosfet ngắt mở tạo ra dòng biến thiên chạy qua cuộn biến áp xung.
d.Đèn công suất
- Ngắt mở dưới sự điều khiển của xung dao động để tạo ra dòng điện sơ cấp chạy qua biến áp xung
e.Mạch hồi tiếp
-Lấy mẫu điện áp đầu ra rồi tạo ra điện áp sai lệch hồi tiếp về mạch dao động để tự động điều khiển đèn công suất hoạt động sao cho điện ápra được ổn định khi điện áp vào hoặc dòng tiêu thụ thay đổi.
f.Biến áp xung
-Ghép giữa cuộn sơ cấp, hồi tiếp và thứ cấp đẻ thực hiện điều khiển điện áp đồng thời lấy ra nhiều mức điện áp khác nhau theo ý muốn
3.Tính toán cho khối nguồn:
a.Khối nguồn:
Băng điện áp vào: ,
Tần số ngõ vào: fL
Công suất ngõ ra lớn nhất : Po
Ước lượng hiệu suất: Eff thường chọn trong khoảng 0.7-0.85.
Tính công suất ngõ vào lớn nhất, bởi công thức:
Nếu có nhiều ngõ ra thì ta tính hệ số ngõ ra sau:
Nếu chỉ có 1 ngõ ra thì =1
Nguồn chia làm hai phần là sơ cấp và thứ cấp, hai phần này có điện áp chênh lệch khoảng 300V, bên sơ cấp thường có cảnh báo “Nguy hiểm” sờ vào sẽ bị giật, còn bên thứ cấp được nối với mass của máy.
Như sơ đồ bộ nguồn ở dưới đây, bên sơ cấp có mầu hồng và bên thứ cấp có mầu xanh.
Phần nguồn bên sơ cấp: Phần nguồn bên thứ cấp
Phần nguồn bên thứ cấp
Mạch bảo vệ đầu vào:
- Để bảo vệ mạch nguồn không bị hỏng khi điện áp đầu vào quá cao, người ta đấu một đi ốt bảo vệ ở ngay đầu vào (VRT601), đi ốt này chịu được tối đa là 300V, nếu điện áp đầu vào vượt quá 300V thì đi ốt này sẽ chập và nổ cầu chì, không cho điện vào trong bộ nguồn.
- Ở ngay đầu vào người ta gắn một cầu chì, cầu chì này có tác dụng ngắt điện áp khi dòng đi qua nó vượt ngưỡng cho phép.
b.Tính toán giá trị cho tụ lọc nguồn và chọn dải điện áp cho ngõ vào
Có 2 dải điện áp thường được sử dụng là:
- Dải thông dụng có băng điện áp ngõ vào trong khoảng 85-265 Vrms.
- Dải European có băng điện áp ngõ vào trong khoảng 195-265 Vrms
Từ đó ta có công thức tính :
- Điện áp Vcc nhỏ nhất:
Trong đó : hệ số chu kỳ tụ nạp, thường chọn =0.2.
- Điện áp Vcc lớn nhất :
Chọn trị số cho tụ ngõ ra:
Dòng của tụ ngõ ra thứ n Co(n), hay độ nhấp nhô của dòng ra
I(D) dòng của Diode, được tính ớ phần IX
Điện áp trên tụ của ngõ thứ n
R(C) là điện trở có ích của tụ ngõ ra
Đôi khi có nhưng hệ số đặc biết với kiểu 1 ngõ ra, mà ta không có được trở như mong muốn, ta có thể thay thế băng lọc LC với tần số khoảng bằng 1/10 hoặc 1/5 của tần số mạch, không được quá thấp.
Cuộn L dung loại bead với dòng ra 1A
Chọn Diode chỉnh lưu cho cuộn thứ cấp dựa trên dòng và áp
Điện áp lớn nhất và dòng RMS của Diode ngõ ra :
Điện áp và dòng cho Diode chỉnh lưu được lấy :
V(RRM) áp lớn nhất, I(F) dòng trung bình của Diode.
Việc chọn Diode được cho bởi bảng 2 với t(rr) là thời gian phục hồi lớn nhất:
c.Tính toán cho Mosfet :
Ta có hệ số tự cảm Lm (hay điện cảm của cuộn) được cho bởi công thức :
fs : tần số đóng ngắt của mạch
KRF : hệ só gợn sóng
+ Đối với chế độ dẫn điện không liên tục (discontinuous con-duction mode : DCM) thì =1.
+ Đối với chế độ dẫn điện liên tục (continuous con-duction mode : CCM) thì <1. Thường chọn =0.3-0.5 cho băng ngõ vào phổ biến (85 V-265 Vrms), =0.4-0.8 cho băng ngõ vào (195 V – 265 Vrms)
Lm được chọn sao cho dòng trên Mosfet là lớn nhất:
: dòng đỉnh cực đại trên Mosfet.
: dòng hiệu dụng trên Mosfet.
Ta có công thức tính Vdc lớn nhất khi chế độ CCM có tải:
Chọn công suất vào và dòng Ids cho Mosfet
Với dòng Ids max được cho ở mục IV thì ta chọn Mosfet với dòng quá tải của Mosfet I over lớn hơn Ids (peak). Với sai số cho I over là 12%, đồng thời cũng quan tâm đến công suất của Mosfet sao cho phù hợp.
d.Tính toán giá trị cho mạch Snubber
Khi Mosfet tắt thì có 1 điện áp khá cao của dòng tự cảm đặt lên chân drain của Mos, và có thể làm Mos bị chết, vì vậy cần có mạch snuuber để bảo vệ Mos.
Diode để dẫn dòng rò đi lên, tụ là để dòng rò nạp vào đó.
Đầu tiên thiết kế mạch snubber với điện áp trên tụ snubber tại thời điểm áp vào nhỏ nhất và điều kiện có tải. chọn Vsn, công suất của mạch snubber khi áp vào nhỏ nhất và khi có tải :
Vsn điện áp trên tụ snubber , nến lấy lớn hơn VR0, Vsn = 2~2.5VR0. Nếu Vsn quá nhỏ sẽ dẫn đến mạch snuuber vô tác dụng.
Điện trở snubber phù hợp với công suất định mức dựa trên công suất thất thoát. Độ biến thiến áp nhỏ nhất của tụ snubber :
fs tần số của mạch switching, thông thường là 5-10%.
Với mạch thiết kế theo CCM, dòng drain và áp trên tụ snubber giảm thì áp ngõ vào tăng. Nên tụ snubber được tính
Với CCM thì
Với DCM thì
Từ Vsn2,Điện áp lớn nhất trên Mos
Còn diode thì thường chọn Ultra fast diode với dòng là 1A
e.Tính toán cho cuộn biến áp xung :
Điện áp rơi trên cuộn sơ cấp:
- Trong mạch Fly-back có 2 chế độ làm việc là: chế độ dẫn liên tục (continuous conduction mode-CCM) và không liên tục (discontinuous conduction mode – DCM). Mỗi loại đều có những ưu nhược điểm riêng của nó.
- DCM : cung cấp điều kiện chuyển mạch cho Diode chỉnh lưu tốt hơn, kích thước biến áp nhỏ hơn nên sự tích trữ năng lượng sẽ ít hơn CCM. Tuy nhiên bản thân DCM cho dòng RMS cao hơn. DCM thường được dùng cho những mạch có ngõ ra điện áp cao, dòng thấp. Trong khi đó CCM dùng cho áp thấp, dòng cao. Điện áp từ ngõ vào đến ngõ ra CCM thì phụ thuộc vào chu trình làm việc, còn DCM không chỉ phụ thuộc vào chu trình làm việc mà còn phụ thuộc vào tải.
Ta có công thức sau :
: điện áp cuộn sơ cấp
Ta chọn Dmax sao cho lớn nhất có thể, thường thì đề chọn Dmax ta dựa vào , ta lấy 65-70% điện áp đỉnh của Mosfet. Trong trường hợp điện áp Mosfet là 650V, thì Dmax lấy khoảng 0.45 ~ 0.5, nên đặt Dmax nhỏ hơn 0.5 đối với chế độ CCM.
Một số hình dạng biến áp xung :
- kiểu 1 :
Kiểu 2 :
Các kiểu lõi Ferrite :
Tính toán số vòng dây:
Trong Việc chọn lõi, thì số vòng nhỏ nhất cho cuộn sơ cấp (cuộn chính - Primary) để tránh hiện tượng bão hòa của lõi được cho bởi công thức :
Với Iover là dòng đỉnh xung cao nhất. Qua công thức ta thấy nếu Iover mà lớn thì sẽ làm cho kích thước biến áp lớn. Thường chọn sao cho
I ds = 70%-80% Iover
Sơ đồ rút gọn của Biến Áp
Trong đó ta xem ngõ ra Vo1 là gốc để điều chỉnh các ngõ ra khác
Tính số vòng dây cho các ngõ ra:
Hệ số vòng dây:
N P , Ns1 : số vòng cuộn sơ cấp, thứ cấp.
Vo1 :điện áp ngõ ra.
VF 1 : điện áp rơi trên Diode
Ns1 sẽ được làm tròn sao cho NP lớn hơn NPMin
Số vòng cho ngõ ra thứ n :
Số vòng dây cho cuộn Vcc :
Chiều dài của lõi cho bởi công thức:
Vcc* là điện áp danh định cung cấp cho mạch, V(Fa) điện áp rơi trên Diode Da
Thường chọn 1V cho Fast diode, 0,7V cho untraFast diode, 0,5V cho Schottky diode
Xem Vcc* như là điên áp bắt đầu của Vcc cần tránh việc quá tải.
Với số vòng của cuộn sơ cấp thì ta có công thức tính độ dài của khe
(mm)
A(L) là giá trị AL khi không có khe ( nH/vòng ^ 2), là hệ số điện cảm cho mỗi vòng dây quấn, cái này thường tự chọn, do ta không biết là dây đồng như thế nào, nếu tốt thì nên có máy để đo.
Tính toán đường kính cho dây cuốn và dòng RMS cho mỗi ngõ ra:
Dòng RMS cho ngõ ra thứ n được xác định bởi :
VF(n) áp rơi trên Diode DR(n)
Dòng mật độ thong thường là 5A/mm^2 khi dây cuốn >1m, khi dây quấn với số vòng nhỏ thì là 6-10 A/mm^2 cũng có thể chấp nhận được. Tránh sử dụng với đường kính nhỏ hơn 1mm để tránh mất dòng xoáy mạnh cái mà sẽ làm cho cuộn dây dễ dàng làm việc. Với ngõ ra có dòng cao tốt nhất cuốn song song với nhiều dây bện quấn mỏng để tranh hiệu ứng bề mặt.
Kiểm tra xem cửa sổ dùng để quấn dây Aw có đủ để quấn dây hay không :
Ac là vùng dây dẫn thực tế, K(F) là hệ số lấp đầy thường chọn trong khoảng 0.2-0.25 nếu chỉ có 1 ngõ ra, và chọn 0.15-0.2 cho nhiều ngõ ra
Nếu Awr mà lớn hơn Aw thì ta chọn lõi lớn hơn. Đôi khi không thể thay đổi cho phù hợp giá cả và kích thước ràng buộc.
Trong kỹ thuật CCM thì thiếu sót Aw là không đáng kể, ta giảm Lm bằng cách tăng K(RF)
Và số vòng của cuộn sơ cấp Np(min) sẽ giảm khi đó Awr sẽ giảm.
Đường kính dây được tính dựa vào dòng hiệu dụng qua dây. Mật độ dòng
thông dụng là 5 A / mm2 , khi dây dài hơn 1m. Khi dây ngắn và số vòng ít thì có thể lấy 6-10A/mm2. Lưu ý, không nên dung đường kính dây lớn hơn 1mm, để tránh dòng Faulcol
Tiết diện lõi :
kiểu lõi và kích thước lõi được chọn dựa vào thông số sau : Ae : diện tích mặt cắt ngang (diện tích hình trụ ở giữa) (mm2)
Aw : vùng quấn dây (mm2)
Bsat : mật độ từ thẩm bão hòa ( Tesla) . Thường chọn 0.3 ~ 0.35 T
Ae và Aw được thể hiện bằng hình màu vàng :
1 hệ số quan trong cần lưu ý đó là Lm (primary side inductance), được xác định :
f.Mạch hồi tiếp so quang:
Nếu như không có mạch hồi tiếp thì khi điện áp đầu vào tăng hoặc dòng tiêu thụ giảm thì điện áp đầu ra sẽ tăng theo. Khi điệnáp đầu vào giảm hoặc dòng tiêu thụ tăng thì điện áp ra sẽ giảm xuống, vì vậy điện áp ra sẽ không ổn định.
Mạch hồi tiếp so quang có chức năng giữ cho điện áp ra ổn định trong mọi trường hợp, mạch được thiết kế như sau:- Từ điện áp 5V đầu ra, người ta lấy ra một điện áp lấy mẫu thông qua cầu phân áp R711 và R712, điện áp lấy mẫu này sẽ tăng giảm tỷ lệ thuận với điện áp ra.- Điện áp lấy mẫu được đưa vào chân R của IC khuếch đại áp lấy mẫu TL431 hoặc KA431- Dòng điện đi qua đi ốt so quang sẽ được IC - KA431 điều khiển.- Dòng điện qua đi ốt phát quang sẽ làm đi ốt phát sáng chiếu sang đèn thu quang => đèn thu quang dẫn, dòng điện đi qua đi ốt phát quang tỷ lệ thuận với dòng điện đi qua đèn thu quang trong IC so quang, dòng điện anỳ sẽ được đưa về chân hồi tiếp âm (chân 2) của IC.
Nguyên lý ổn áp:- Giả sử khi điện áp đầu vào tăng, ngay tức thời thì điện áp đầu ra cũng tăng lên => điện áp lấy mẫu tăng => điện áp chân R của TL431 tăng => dòng điện đi qua TL431 tăng => dòng điện đi qua đi ốt trong IC so quang tăng => dòng điện qua đèn thu quang trong IC so quang tăng => điện áp đưa về chân 2 của IC tăng => biên độ dao động ra giảm xuống => đèn công suất hoạt động giảm và điện áp ra giảm xuống, nó có xu hướng giảm trở về vị trí ban đầu.- Nếu điện áp đầu vào giảm thì quá trình diễn ra theo xu hướng ngược lại, và kết quả là khi điện áp đầu vào thay đổi lớn nhưng điện áp đầu ra thay đổi không đáng kể, vòng hồi tiếp này có tốc độ điều chỉnh rất nhanh, chỉ mất vài phần ngàn giây vì vậy nó hoàn toàn có thể điều chỉnh kịp thời với các thay đổi đột ngột của điện áp đầu vào
Khi điện áp vào thay đổi lớn (50%) nhưng nhờ có mạch hồi tiếp màđiện áp ra thay đổi không đáng kể (khoảng 1%)
g.Mạch lọc nhiễu cao tần:
Mạch lọc nhiễu có tác dụng triệt tiêu toàn bộ nhiễu cao tần bám theo đường dây điện không để chúng lọt vào trong bộ nguồn gây can nhiễu cho máy và làm hỏng linh kiện, các can nhiễu đó bao gồm:- Nhiễu từ sấm sét- Nhiễu công nghiệp- Nhiễu từ các thiết bị phát ra xung điện v v…
h.Mạch chỉnh lưu và lọc điện áp AC 220V thành DC 300V:
- Mạch chỉnh lưu sử dụng đi ốt mắc theo hình cầu để chỉnh lưu điện áp AC thành DC
- Tụ lọc nguồn chính sẽ lọc cho điện áp DC bằng phẳng
i.Điện trở mồi và mạch cấp nguồn cho IC
Khi có điện áp 300V DC, điện áp đi qua R603 và R609 vào định thiên cho đèn Q602 dẫn, đưa dòng điện đi qua R602 (Rmồi) đi qua đèn cấp nguồn vào chân số 7 của IC- Tụ C617 có tác dụng làm cho điện áp đi vào chân 7 tăng từ từ (mạch khởi động mềm)- Khi điện áp chân 7 tăng đến khoảng 10V thì IC sẽ hoạt động và điều khiển cho khối nguồn hoạt động.- Khi nguồn hoạt động, điện áp lấy ra từ cuộn hồi tiếp 9 - 10 được chỉnh lưu qua D602 rồi đưa về chân 7, đây sẽ là nguồn chính để duy trì cho IC hoạt động.- Đồng thời khi nguồn hoạt động, điện áp Vref ra từ chân 8 sẽ đi qua R610 làm cho đèn Q603 dẫn, tụ điện C618 sẽ làm cho đèn Q618 dẫn chậm lại, khi đèn Q618 dẫn thì đèn Q602 sẽ tắt, vì vậy dòng điện đi qua Rmồi (R602) chỉ được sử dụng trong vài giây lúc đầu
j.Mạch bảo vệ quá dòng:
Để bảo vệ đèn công suất không bị hỏng khi nguồn bị chập tải hay có sự cố nào đó khiến dòng tiêu thụ tăng cao, người ta thiết kế mạch bảo vệ quá dòng như sau:
- Từ chân S đèn công suất ta đấu thêm điện trở Rs (R615) xuống mass để tạo ra sụt áp, điện áp này được đưa về chân 3 của IC.
- Khi dòng tiêu thụ tăng cao, đèn công suất hoạt động mạnh, sụt áp trên Rs tăng lên, nếu điện áp tăng > 0,5V thì IC sẽ ngắt dao động ra, đèn công suất được bảo vệ.
- Khi mạch bảo vệ hoạt động và ngắt đèn công suất, dòng qua đèn không còn, nguồn hoạt động trở lại và trở thành tự kích, điện áp ra thấp và dao động.
k.Mạch bảo vệ quá áp:
Khi có các sự cố như mất hồi tiếp về chân 2, khi đó điện áp ra sẽ tăng cao gây nguy hiểm cho các mạch của máy, để bảo vệ máy không bị hỏng khi có sự cố trên, người ta thiết kế mạch bảo vệ quá áp, mạch được thiết kế như sau:
- Người ta mắc một đi ốt Zener 24V từ điện áp VCC đến chân G của đi ốt có điều khiển Thristor, chân A của Thiristor đấu với chân 1 của IC, chân K đấu với mass
- Khi điện áp của nguồn ra tăng cao, điện áp VCC tăng theo, nếu điện áp VCC > 24V thì có dòng điện đi qua đi ốt Zener vào chân G làm Thiristor dẫn, điện áp chân 1 của IC bị thoát xuống mass, biên độ dao động ra giảm bằng 0, đèn công suất tắt, điện áp ra mất.
- Khi mạch bảo vệ hoạt động và ngắt đèn công suất, điện áp ra mất, không có dòng đi qua đi ốt zener, IC lại cho dao động ra và quá trình lặp đi lặp lại
III.Hình ảnh khối nguồn trên một số máy thực tế
Hình 1.1
Khối nguồn và các khối khác trên Monitor LCD ACER
Hình 1.2
Các bộ phận chính trên khối nguồn Monitor LCD ACER
Hình 1.3
Khối nguồn và khối cao áp trên Monitor LCD AOC
IV. Hướng dẫn và chú ý khi thi công.
Schematic.
Chú ý :
Các giá trị của tụ điện phải có điện áp phù hợp.
Các điện trở phải đúng công suất, điện trở nào chỉ ghi giá trị tức là điện trở thường, điện trở nào ghi 1% tức là điện trở 5 vòng màu.
Cuộn dây L2 như hình sau:
Chú ý mắc cho đúng chân. Đây là cuộn lọc AC, thường thấy trong board màn hình máy tính. Ta có thể mua những cuộn cũ, miễn sao cuộn không bị đứt là xài được.
Tương tự với cuộn L1, ta cũng mua loại cũ, như hình dưới thì nó là cuộn màu đen. Với mạch này thì mua cuộn to khoảng gần bằng ngón tay út thì mới đam bảo về dòng điện.
Biến áp xung.
Về kích thước biến áp xung thì giống như hình khoanh vòng bên trái, hoặc có thể to hơn 1 chút.
a.Vật liệu.
Để quấn biến áp xung thì cần những vật liệu sau:
Lõi Ferrite (người ta con gọi là lõi than)
Khuôn tương ứng với lõi đó.
Dây đồng.
Băng cách điện (loại băng này có màu vàng)
Keo (để khi quấn xong mỗi lớp mình sẽ quét lớp keo này lên).
Tất cả vật liệu trên mua tại tiệm Tâm Tiên, trên lầu sạp C1, cao ốc A Nguyễn Kim,p7,Q10 (chợ Nhật Tảo).
Cuộn L cũ có thể mua những tiệm kế bên, cũng ở trên lầu luôn. Hoặc cũng có thể mua mới tại tiệm này.
Dây đồng thì mua tại tiệm dây đồng : cuộn sơ cấp (45T : 45 vòng) và cuộn Bias (6T) dùng loại dây 0.3mm, cuộn thứ cấp (3T) dùng loại 0.5mm.
Về phần dây đồng và biến áp này nên mua chung bởi vì họ không bán lẻ, và sẽ rẻ hơn rất nhiều, cử 1 người đại diện mua cho tất cả, dây đồng thường người ta bán ít nhất là 2 hoặc 3 lạng.
b.Cách làm.
Nhìn trong schematic ta thấy trong biến áp có ký hiệu các số chân, và điều quan trọng là dấu chấm đen. Điểm bắt đầu quấn là dấu chấm đen này, và kết thúc tại chân kia.
Quấn các cuộn theo 1 chiều nhất định.
Quấn sao cho thật đều, đẹp và gọn gang từng lớp.
Quấn xong 1 lớp thì quét keo, rồi mới quấn tiếp lớp 2.
Khi quấn xong các cuộn thì phải quấn băng cách điện, ít nhất 3 vòng.
Cuộn sơ cấp nằm trong cùng, kế tiếp là cuộn thứ cấp, và ngoài cùng là cuộn Bias.
Trước khi quấn cuộn sơ cấp thì cần quấn 1 lớp băng cách điện, khoảng 3 vòng.
Phía trên cùng và phía dưới cùng sẽ không quấn dây ở đây, mà sẽ quấn băng cách điện như hình bên trái, lớp băng cách điện này có độ dày bằng lớp dây đồng, chiều rộng khoảng 1mm. với hình trên là 3mm.
Khi quấn sẽ quấn từ dưới lên, từ trái qua phải. Khi đã quấn đến điểm trên cùng thì sẽ từ trên xuống. Nếu đang quấn đến lưng chừng mà xong thì phải quấn 1 lớp băng cách điện, rồi mới kéo dây xuống để hàn vào chân.
Để cho tốt thì nên mua 1 vài cục biến áp xung cũ, tháo ra xem cách người ta quấn dây, cách ra dây như thế nào, phủ lớp băng cách điện ra sao, những điểm nào quan trọng thì ghi chú lại.
Quấn cho chắt để tránh tình trạng khi cấp nguồn làm cho biến áp kêu, rung, rít hoặc nóng
c.Test mạch.
Khi lắp ráp đúng như sơ đồ thì cần kiểm tra lại. Tại đầu ra có thể mắc đèn led để xem mạch hoạt động, rồi cắm nguồn chạy thử.