Ngày nay trong các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp, gạch men ceramic được sử dụng rộng rãi và ngày càng phổ biến. Trong đó gạch men ngoài tác dụng chống thấm nước, còn làm tăng tuổi thọ của công trình và tính thẩm mỹ.
Đất nước ta đang trong thời kỳ xây dựng và phát triển mạnh mẽ, tốc độ xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển nhanh, vì vậy yêu cầu sử dụng gạch men cho công trình xây dựng ngày càng cao, số lượng lớn, chất lượng phải đảm bảo, mẫu mã thay đổi phong phú sao cho phù hợp với yêu cầu người tiêu dùng.
Để đáp ứng nhanh chóng gạch men cho các cong trình xây dựng trong cả nước nói chung, hiện nay có hiều địa phương đã và đang xây dựng và sản xuất gạch men ceramic nhằm đáp ứng cho địa phương mình và khu vực lân cận. Riêng ở khu vực miền trung, ngoài nhữnh sản phẩm nhập từ Hoa Kỳ, Italia , Trung Quốc .các sản phẩm gạch men còn được sản xuất ở đà nẵng, huế , quảng nam, quy nhơn .được đánh giá có chất lượng tốt, đã và đang chiếm lĩnh thị trường.
Để sản xuất ra một viên gạch men phải qua nhiều công đoạn sản xuất bắt đầu từ nguyên liệu thô gồm có : đất sét, tràng thạch và các chất phụ gia 3TPP, Acumer.
Trong quy trình công nghệ, nghiền là khâu chuẩn bị nguyên liệu cho sản phẩm gạch men ceramic, nó đóng vai trò quang trọng và khâu quyết định đến chất lượng của sản phẩm, bột liệu yêu cầu phải có độ mịn cao, đúng kích thước quy định. Vì vậy để độ mịn theo yêu cầu ta phải chọn phương án nghiền như thế nào để đáp ứng đầy đủ những yêu cầu kỹ thuật và chất lượng sản phẩm làm ra.
20 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 8102 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đồ án Máy nghiền bi ướt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Với chủ trương đổi mới nền kinh tế nhằm công nghiệp hoá và hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa của đảng và nhà nước, đã có những ưu tiên nhất định cho sự phát triển một số ngành công nghiệp mũi nhọn, trong đó gạch men có vai trò quan trọng trong việc cung cấp sản phẩm của mình cho các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng.
Ơ việt nam hầu hết các nhà máy sản suất gạch men đều áp dụng phương pháp nghiền hỗm hợp theo kiểu nghiền bi ướt trong thùng quay. Ưu điểm lớn nhất của phương pháp này là cho năng suất cao, đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm và có cấu tạo tương đối đơn giản.
Đề tài máy nghiền bi ướt, tuy không mới nhưng là một quá trình đúc kết lại những gì đã học sau 5 năm qua. Cùng với sự giúp đỡ của anh,chi em trong công ty gạch men COSEVCO, các thầy trong trường đặc biệt là thầy hướng dẫn PGS.TS. Lê Viết Ngưu đã giúp em hoàn thành đề tài này.
Trong quá trình làm đồ án giúp em hiểu rộng hơn, nhìn nhận vấn đề thực tế hơn để đánh giá thực lực của bản thân và vận dụng kiến thức đã biết của mình và một số tài liệu có liên qua cho việc thiết kế. Tuy nhiên do trình độ có hạn, đồ án của em khó tránh khỏi sai sót rất mong các thầy cô góp ý kiến để đồ án được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn đề tài, các thầy cô bộ môn chế tạo máy, các anh chị em cán bộ kỹ thuật, công ty gạch men COSEVCO đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành đồ án này.
Xin chân thành cám ơn và lời cầu chúc sức khoẻ.
Đà nẵng, ngày23 tháng4 năm 2003
Sinh viên thiết kế:
Trần Hoàng Vũ.
CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU SẢN PHẨM VÀ QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT
1.1 KHÁI NIỆM VỀ QUÁ TRÌNH NGHIỀN
Nghiền là quá trình giảm kích thước của hạt từ kích thước ban đầu đến kích thước sử dụng theo yêu cầu công nghê, hạt vật liệu phải qua nhiều công đoạn để đạt được chất lượng sản phẩm đồng điều mà không tốn nhiều công sức và năng suất cao.
1.2. GIỚI THIỆU SẢN PHẨM
Ngày nay trong các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp, gạch men ceramic được sử dụng rộng rãi và ngày càng phổ biến. Trong đó gạch men ngoài tác dụng chống thấm nước, còn làm tăng tuổi thọ của công trình và tính thẩm mỹ.
Đất nước ta đang trong thời kỳ xây dựng và phát triển mạnh mẽ, tốc độ xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển nhanh, vì vậy yêu cầu sử dụng gạch men cho công trình xây dựng ngày càng cao, số lượng lớn, chất lượng phải đảm bảo, mẫu mã thay đổi phong phú sao cho phù hợp với yêu cầu người tiêu dùng.
Để đáp ứng nhanh chóng gạch men cho các cong trình xây dựng trong cả nước nói chung, hiện nay có hiều địa phương đã và đang xây dựng và sản xuất gạch men ceramic nhằm đáp ứng cho địa phương mình và khu vực lân cận. Riêng ở khu vực miền trung, ngoài nhữnh sản phẩm nhập từ Hoa Kỳ, Italia , Trung Quốc ...các sản phẩm gạch men còn được sản xuất ở đà nẵng, huế , quảng nam, quy nhơn ...được đánh giá có chất lượng tốt, đã và đang chiếm lĩnh thị trường.
Để sản xuất ra một viên gạch men phải qua nhiều công đoạn sản xuất bắt đầu từ nguyên liệu thô gồm có : đất sét, tràng thạch và các chất phụ gia 3TPP, Acumer.
Trong quy trình công nghệ, nghiền là khâu chuẩn bị nguyên liệu cho sản phẩm gạch men ceramic, nó đóng vai trò quang trọng và khâu quyết định đến chất lượng của sản phẩm, bột liệu yêu cầu phải có độ mịn cao, đúng kích thước quy định. Vì vậy để độ mịn theo yêu cầu ta phải chọn phương án nghiền như thế nào để đáp ứng đầy đủ những yêu cầu kỹ thuật và chất lượng sản phẩm làm ra.
QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GẠCH MEN CERAMIC
1.3. LÝ THUYẾT VỀ QUÁ TRÌNH NGHIỀN
Nghiền là quá trình phân chia các vật thể rắn thàmh nhiều phần nhỏ. Để làm cho kích thước của nguyên liệu cần thực hiện công và khử lực hút giữa các phần tử của nó và tạo ra diện tích mới của vật liệu.
Độ nghiền là tỷ số cuả đường kính D trước khi nghiên và đường kính d sau khi nghiền.
Ta có : I=; trong đó I là độ nghiền.
Dựa vào độ nghiêngta phân làm nhiều loại nghiền khác nhau: nghiền thô, nghiền trung bình, nghiền nhỏ, nghiền mịn, nghiền keo như sau:
Dạng `nghiền
D (mm)
d (mm)
I
Thô
1500(1250
250(25
3(6
Trung bình
150(25
25(5
4(10
Nhỏ
25(5
5(1
5(25
Mịn
5(1
1(0.05
Đến 100
Keo
0.2(0.1
Đến 10
Đến 1000
1.4. CÁC TÍNH CHẤT CỦA VẬT LIỆU
1.4.1. Đặc điểm của vật liệu đưa vào nghiền
-Vật liệu đưa vào nghiền gồm :
+ Đất sét.
+ Tràng thạch.
+ Nguyên liệu gầy.
+ Các chất phụ gia : 3TPP, Acumer.
+ Nước.
-các loại vật liệu này điều chứa độ ẩm tương đối.
-vật liệu đưa vào máy nghiền được cung cấp bởi một hệ thống băng tải, được định lượng sẵn về khối lượng và hàm lượng.
1.4.2. Tính chất vật lý của vật liệu nghiền
Các nhân tố vật lý ảnh hưởng đến quá trình nghiền:
-Tràng thạch khi nạp vào máy nghiền, đã có đường kính khá nhỏ từ 1(3mm, không có tính dẻo.
-Hình dạng vật liệu có thể là hình cầu, khối vuông, đôi khi hình dạng của nó cũng không đều và phức tạp hơn.
CHƯƠNG II
CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ
2.1. CÁC PHƯƠNG ÁN NGHIỀN VÀ VẬT THỂ NGHIỀN
2.1.1 Máy nghiền nón
Sơ đồ động và nguyên lý làm việc:
1-Xà đở
2-Nón di động
3-Trục nón
4-Bạc lệch tâm
Hình 2-1.
Sơ đồ động và nguyên lý làm việc máy nghiền nón thô.
Buồng nghiền trong máy nghiền đá được tạo nên bởi hai mặt nón, trong đó mặt nón di động, còn mặt nón kia cố định. Nón di động (2) gắn với trục nón (3) mà đầu dưới của nó được lồng vào bạc lệch tâm của trục nón, trục này lệch một góc nào đó so với đường tâm của máy nghiền.
Khi máy nghiền làm việc, đường tâm của trục nón di động vạch thành một mặt nón có đỉnh là điểm không, khi đó các đường sinh của mặt nón di động lần lượt tiến sát vào mặt nón cố định rồi lại tách xa chúng, cứ như là mặt nón di động lăn trên mặt nón cố định trên lớp đá nghiền trong buông nghiền. Do đó việc nghiền đá được thực hiện liên tục.
2.1.2. Máy nghiền bi
Hình 2-2
Cửa nạp liệu
Cửa tháo sản phẩm
Thân máy
Lớp lót silic
5- Bi nghiền
6- Hỗn hợp nghiền
( Máy nghiền bi có các loại sau:
-Máy nghiền bi gián đoạn.
-Máy nghiền bi liên tục nạp liệu và tháo sản phẩm qua ngõng trục rỗng. -Máy nghiền bi tháo sản phẩm liên tục qua lưới ghi.
-Máy nghiền bi liên tục tháo sản phẩm nghiền qua xung quanh thành máy.
-Máy nghiền bi liên tục hình nón.
-Máy nghiền bi hình ống.
Các kiểu máy nghiền bi này điều thực hiên quá trình nghiền trên một cơ sở chung giống nhau, do đó ở đây ta xét kểu máy nghiền bi điển hình đó là : máy nghiền bi giai đoạn.
Nguyên liệu, nước, bi được đưa vào lổ nạp liệu(1)thùng máy nghiền (2) được dẫn động nhờ động cơ thông qua các bộ truyền, được nghiền trong một thời gian nhất định, với một tốc độ nhất định phù hợp với công nghệ, với tốc độ thích hợp này bi được nâng lên một chiều cao nào đó rồi đổ xuống theo quỹ đạo đường barabol, chúng va chạm vào nhau, nguyên liệu hoà lẫn trong nước tạo nên dạng hồ.
Đặc điểm: quá trình nghiền bi (nghiền ướt) ngoài ưu điểm cho kích thước nhỏ còn vài (m còn cho phép hoà tan, đồng nhất hoàn toàn các phần khác nhau của vật liệu nghiền. Xu hướng hiện đại là tạo xương sứ gốm nhiều thành phần được thêm vào hỗn hợp nhằm làm phù hợp với đặc tính của đất sét và tiến hành nhiều giải pháp kỹ thuật hiện đại để đạt được sản phẩm gốm sứ cần thiết.
Kết cấu máy nghiền đơn giản, nhỏ gọn, làm việc với năng suất cao. Có thể khắc phục được nhược điểm nghiền không liên tục bằng các phương pháp nạp liệu và tháo liệu khác nhau. Máy nghiền bi được ứng dụng rộng rãi nhất hiện nay, nhất là trong công nghệ gốm sư, gạch ốp lác.
2.1.3. Máy nghiền trục
Sơ đồ nguyên lý:
Hình 2-3
Hai trục (1) và (2) quay ngược chiều nhau, trục có thể chế tạo nhẵn hay có gân tuỳ theo sản phẩm nghiền. Vật liệu nghiền được kẹp giữa hai trục bị cuốn vào khe của máng (4). Lò so (5) để bảo vệ máy chóng quá tảikhi gặp các vật liệu quá cứng hoặc vật lạ ( thỏi, thép vun, sắt vụn...) lẫn trong vật liệu thì trục (1)được đẩy ra xa, và khe hở giữa hai trục (1) và (2) sẽ tăng lên, vật lạ sẽ rơi xuống máng (4) sau đó lò xo (5) đẫy trục (1) trở về vị trí ban đầu. Thường thì trục cố định (1) được truyền chuyển động từ động cơ nhờ bánh răng. Trục hai là trục bị động quay ngược chiều với trục (1) và truyền chuyển động nhờ trục (1) qua bánh răng. Cặp bánh răng này phải chế tạo sau và răng lớn để khi lò xo nén lại trục (1)và (2)tách xa nhau thì cặp bánh răng (1)và (2) không rời nhau mà vẫn ăn khớp với nhau. Xiếc hoặc nới ecu bắt lò xo với thân máy, có thể điều chỉnh khe hở giẳ hai trục.
Năng suất có thể đạt từ 5(15 tấn/h, độ nghiền I từ 3(15 khi yêu cầu đạt độ nghiền cao ta có thể dùng hai hoặc nhiều trục nối tiếp, liên tiếp với nhau.
Ưu điểm: cấu tạo đơn giản, gọn, trọng lượng bé, làm việc êm , chắc chắn, giá thành không cao.
Nhược điểm: trục nghiền chóng mòn.đối với máy nghiền trục nhẵn thì cần có đường kính trụclớn để đảm bảo độ masát cần thiết.
Với những đặc điểm về nguyên lý và khả năng làm việc như máy nghiền trục được ứng dụng để nghiền các loại vật liệu dòn, có độ bền thấp. Được ứng dụng rộng rãi trong ngành chế biến lương thực, thực phẩm nghiền các loại hạt, củ phơi khô.
2.1.4. Máy nghiền đĩa
Sơ đồ nguyên lý:
Hình 2-4
1-Đĩa cố định
2 -Đĩa chuyển động
3-Võ máy
4-Trục
5-Đá nghiền
6-Cữa tháo sản phẩm
Đĩa (1) lắp cố định với võ máy, đĩa (2) quay nhờ trục dẫn động(4), vật liệu nghiền được đưa vào cữa cấp liệu (7) và đi vào vùng nghiền là khe hở giữa hai đĩa nghiền nhờ lực chà xát. Để dễ thay thế khi đĩa mòn người ta chế tạo các đĩa nghiền thành hai phần và ghép lại với nhau.
Phần thân (1) và (2) được làm bằng gang, còn phần nghiền được làm bằng đá nhân tạo, thép đúc hoặc gang. Bề mặt của đá có rãnh để tăng khả năng nghiền và chuyển dần vật liệu ra khỏi buồn nghiền. Vật liệu sau khi nghiền song được đưa ra bộ phận tháo sản phẩm(6).
Máy nghiền đĩa được sử dụng trong ngành chế biến lương thực, thực phẩm, ngành chế biến tinh bột. Tuy nhiên công suất nghiền rất thấp, năng lượng tiêu hao lớn so với các loại máy nghiền khác nên khả năng và phạm vi ứng dụng ngày càng hạng chế. Chỉ sử dụng nghiền các loai vật liệu khô.
2.1.5. Máy nghiền búa
Sơ đồ nguyên lý:
1-Búa nghiền
2-Đĩa treo búa
3-Lưới sàng
4-Võ máy
5-Cữa nạp liệu
6-Cửa tháo liệu
Bộ phận công tác của máy là các búa nghiền (1) ttreo trên đĩa búa (2) bằng các chốt búa (6).
Đĩa treo búa được hàng cứng với mayơ và quay cùng chiều với trục máy.
Cụm chi tiết gồm trục mayơ, đĩa treo búa, chốt búa và nghiền được gọi chung là rôto. Võ máy có lưới sàng lót đứng yên gọi là stato. Vật liệu nghiền được đưa vào máy qua cửa nạp liệu (5), và rơi vào thùng nghiền là khe hở giữa roto và stato. Khi rôt quay, do lực quán tính ly tâm, các búa (1) dạng thẳng va đập vào vật liệu nghiền, khi va đập một phần động năng của búa trở thành công đập phá vỡ vật liệu nghiền. Ngoài sự va đập vật liệu còn bị phá vở do chà xát của búa nghiền và stato. Để tăng thêm hiệu quả chà xác, người ta làm gân bên trong võ máy. Vật liệu sau khi nghiền nhờ sức gió của cánh búa nghiền tạo ra và lực ly tâm trong quá trình chuyển động của vật liệu đưa các vật liệu lọt qua các lổ lưới của lổ sàng (3) và được đưa đến bộ phận tháo sản phẩm. Các vật liệu còn to chưa lọt qua lưới nghiền thì tiếp tục nghiền.
Để có thể nghiền được vật liệu thì động năng khi búa khi quay phải lớn hơn công cần thiết để phá vở vật liệu.
Khi nghiền thô (d>20mm) ta dùng máy nghiền có số lượng búa ít, trọng lượng búa lớn (G=200(700N). roto quay chậm với vận tốc V=15(20m/s. khi nghiền nhỏ, cở sản phẩm đạt 1(5mm thì dùng máy có số lượng khá lớn, trọng lượng của cở trung bình (G=30(50N), vận tốc vòng của búa V=25(60m/s. khi nghiền mịn cở sản phẩm (d<1mm), cần số lượng búa nhiều, trọng lượng búa nhỏ(G=5(10N), vận tốc vòng lớn (đến 100m/s).
Để nghiền vật liệu với độ hạt của sản phẩm khác nhau, ta thay thế lưới sáng (3) bằng lưới sàng có đường kính lổ thích hợp.
Ưu điểm của máy nghiền búa là cấu tạo đơn giản, năng lượng tiêu hao thấp.
Nhược điểm: các búa chóng mòn, lưới sàng nhanh bị hỏng, khi có vật liệu cứng, sắt thép rơi vào máy dễ bị hỏng. Máy nghiền búa quay với tốc độ rất lớn nên phải cân bằng động, cho roto để khỏi làm tăng lực quán tính và tải trọng động phá ổ trục.
Máy được ứng dụng trong sản xuất lương thực, thực phẩm, nghiền hạt, củ đã phơi khô, độ ẩm không quá 17%.
2.1.6. Máy nghiền kiểu đập hàm chuyển động đơn giản
Sơ đồ nguyên lý:
Hình: 2-6
Máy gồm giá (1) lắp má tĩnh (2). Trục treo (4), treo má động (3). Trên má động và má tĩnh đều bắt các tấm lót. Khi trục lệch tâm (5) quay, nó sẽ làm cho tay biên (6) chuyển động lên trên, các cánh tay đòn (7) và (8) sẽ đẩy má động quanh trục (4) ép vật liệu vào má tĩnh, lúc này vật liệu bị đập. Khi biên (6) chuyển động xuống, tâm chống không tác dụng vào má động. Trục căng (10) nhờ lò xo (11) kéo má động (3) về vị trí cũ. Khi đó vật liệu đã bị đập rơi khỏi hai má của máy.
Phía sau máy còn có bộ phận chêm (9) để điều chỉnh góc kẹp (khe hở giữa hai má của máy).
Trong quá trình làm việc như vậy, vật liệu bị ép theo chu kỳ (nữa vòng của trục lệch tâm). Vì vậy có sự quá tải tức thời của động cơ ép vật liệu, sự quá tải này được triệt tiêu bởi vô lăng vượt tải bắt vào trục (5). Vô lăng tích luỹ năng lượng khi má động chuyển động không tải và trả lại năng lượng đó khi ép vật liệu, nhờ đó máy làm việc cân bằng.
Quỹ đạo chuyển động của từng điểm trên má động là một cung tròn, tập hợp lại cả máy sẽ chuyển động đơn giản.
Ưu điêm của máy đập hàm: có kết cấu đơn giản, có thể đập nghiền được các vật liệu có độ cứng cao.
Nhược điểm: đường kính hạt sau đập nghiền thường lớn. Mặt dú sử dụng vô lăng tích luỹ năng lượng lớn để cân bằng động cho máy, nhưng cũng không khử hết được các rung động mạnh khi máy làm việc. Năng suất đập nghiền không cao, năng lượng tiêu hao lớn.
Máy được ứng dụng trong sản xuất vật liệu xây dựng như nghiền đá, sỏi ...
2.1.7. Máy nghiền xa luân dùng để nghiền ướt
Sơ đồ nguyên lý :
Hình : 2-7
Loại này làm việc liên tục, đĩa cố định, truyền động dưới dùng để nghiền đất sét cố độ ẩm lớn hơn 15(16% và trộn đồng nhất hoá chúng.
Cấu tạo máy gồm: giá máy (10) gắn chặt với đĩa (3), phía dưới có dầm (8) để đở ổ chặn (9), trong có trục đứng (5), bánh răng (4) gắn liền với trục đứng (5), mặt trên của bánh răng này có thể chế tạo ở dạng đĩa hứng sản phẩm nghiền . bánh răng (4) ăn khớp với bánh răng hình nón (6) lắp trên trục (7) truyền bởi động cơ qua hộp giảm tốc. Phần trên của trục (5) có các ổ trục khuyêủ (2). Bánh xe (1) treo vào ổ trục này, vì vậy chúng có thể nâng lên hay hạ xuống khi bề dày lớp vật liệu nghiền thay đổi hoặc khi gặp dị vật cứng rơi vào. Kiểu liên kết đó chống được sự hư hại của chi tiết máy, đảm bảo trục được an toàn không bị uốn.
Máy còn có bốn cánh gạt: hai cánh gạt (11) để gạt vật liệu nghiền vào đường lăn của bánh xe và tháo liệu ra ngoài. Cánh gạt (11) có thể nâng , hạ và quay được. Cánh gạt (12) để làm sạch thành đĩa, một cánh gạt nữa để làm sạch phần lồi giữa đĩa để tránh đất sẽ bám dính vào những chổ này. Vật liệu nghiền xong lọt qua lổ thủng của tấm lót đĩa rơi xuống hứng (14) và được cánh gạt (13), gạt xuống máng tháo.
Các bánh xe (1) thường được bố trí trên những khoảng cách khác nhau và , kể từ trục đứng đẻ có thể nghiền một diện tích lớn hơn trên mặt đĩa. Bánh xe quay từ 10(20(vòng /phút).
Ưu điểm : làm việc tin tưởng, thay thế các chi tiết bị hỏng nhanh.
Có thể nghiền vật liệu có kích thước lớn.
Mức độ đập nghiền lớn, dễ điều chỉnh độ nghiền trong koảng tương đối rộng.
Có thể nghiền được vật liệu dẻo, ẩm và đồng thời cải thiện tính chất của cháng khi nghiền trộn.
Nhược điểm: rất khó thực hiện cân bằng động cho máy, do khoảng cách giữa hai bánh xe nghiền đến tâm máy khác nhau.
Cấu tạo máy phức tạp.
Sữa chữa khó khăn.
Năng lượng tiêu hao lớn, năng suất thấp so với trọng lượng máy và giá thành.
2.2. TÍNH CHẤT CỦA VẬT LIỆU SẢN XUẤT GẠCH ỐP LÁT VÀ SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ NGHIỀN THÍCH HỢP
+ Từ các kiểu máy nghiền được giới thiệu ở trên ta thấy các kiểu máy nghiền trên đều có thể theo các cở hạt thô sơ, trung bình, nhỏ mịn và keo.
+ Các phương pháp nghiền trên đều là đập, chà sát nhưng yêu cầu công nghệ so với các máy nghiền trên thì máy nghiền bi theo kiểu nghiền ướt có nhiều ưu điểm hơn về chất lương sản phẩm , cũng như năng xuất so với các kiểu nghiền khác.
+ Xét theo vật liệu nghiền thi máy nghiền bi ướt không quan tâm nhiều đến độ ẩm hay không đòi hỏi một độ ẩm khống chế nhất định của vật liệu. Do đó nghiền ướt thích hợp hơn.
+ Kết cấu máy nghiền bi ướt khá đơn giản, dễ thay thế, dễ sửa chữa các bộ phận, bi nghiền dễ thay thế, giá thành rẽ.
Phương pháp nạp liệu:
Tuỳ theo các dạng máy nghiền mà ta có các phương pháp nạp liệu khác nhau: tiếp tuyến, chiều trục, hướng kính. Do yêu cầu công nghệ thuộc dạng nghiền ướt, liêu nạp vào ngoài vật liệu rắn còn có nước, sàn thao tác được thiết kế trên máy nên ta chọn phương pháp nạp liệu hướng kính.
Phương pháp tháo sản phẩm nghiền :
Đối với các máy nghiền yêu cầu sản phẩm nghiền có độ ẩm thấp, nghiền khô, khi nghiền sản phẩm được tháo qua lưới sàn.
Ơ đây máy nghiền bi kiểu nghiền ướt thì sản phẩm sau khi nghiền ở dạng hồ, hơn nữa ta tận dụng trọng lượng của sản phẩm nghiền ta chọn kiểu tháo sản phẩm nghiền theo phương hướng kính để đưa xuống bể chứa.
Qua các phân tích trên ta chọn máy nghiền bi ướt nạp liệu và tháo liệu không liên tục theo phương hướng kính dùng cho dây chuyền sản xuất gạch ốp lát.
Sơ đồ nguyên lý:
Hình: 1-6
Cửa nạp liệu
Cửa tháo sản phẩm
Thân máy
Lớp lót silic
Bi nghiền
Hỗn hợp nghiền
CHƯƠNG III
THIẾT KẾ ĐỘNG HỌC MÁY NGHIỀN
Các số liệu ban đầu:
Lương nguyên vật liệu nạp vào:
Đất sét : 61%.
Tràng thạch :39%.
Công suất của máy : 13530 m3/năm.
-Chất phụ gia : 3TPP, Acumer.
3.1. XÁC ĐỊNH TÍNH NĂNG KỸ THUẬT CỦA MÁY
Công suất của máy : 13530 m3/năm.
Đường kính hạt nghiền cần đạt <100 (m.
Độ đồng nhất vật liệu cao.
Kết cấu máy gọn, đơn giản.
3.2. THIẾT KẾ ĐỘNG HỌC CHO MÁY NGHIỀN BI
3.2.1.Tính năng suất máy nghiền
Một ngày máy làm việc 24h (2máy thay phiên), một năm làm việc 360 ngày.
Lượng bột mất mát qua ép la : 0.2%.
Lượng bột mất mát qua sấy là : 0,5 %.
Lượng bột mất mát do bể,vỡ, phế phẩm là: 0.4%.
Năng suất bột khô yêu cầu la :
Q== kg/h.
=1,7 kg/dm3. khối lượng riêng.
Lượng bột này do hai máy nghiền cung cấp, do đó năng suất yêu cầu của một máy nghiền là :
kg/h.
Để đảm bảo an toàn cung cấp đủ bột liên tục cho dây chuyền sản xuất gạch khi hư hỏng máy ta tăng 40% lượng bột. Do đó :
kg/h.
Thành phần phần trăm của lượng khô và lượng nước trong hồ là :
Lượng khô : 66%.
Lượng nước : 34%.
Năng suất nghiền thực tế là :
kg/h.
khối lượng cần thiết cho một lần nghiền là :
M=.12(giờ)=2966,6.12=35599 kg.
Thể tích lượng hồ :
V=.
.
Chọn thể tích nghiền thực tế của trống nghiền là 45% :
Thể tích của trống nghiền là :
V= lít.
Hay V=46,5346.
Mà V=
Tỷ lệ đối với máy nghiền bi là : =1,56.
L=1,56D.
.
L=3,36.1,56=5,25 m.
3.2.2. Tính số vòng quay cho máy nghiền
Để việc tính toán được đơn giản ta có thể bỏ qua một số ảnh hưởng không đáng kể .
Xem thành máy bên trong là nhẵn.
Các viên bi nghiền được xem là giống nhau.
Coi viên bi kích thước không đáng kể so với đường kính máy.
Khi trống nghiền quay, bi chịu tác động của lực :
+Lực ly tâm có phương hướng kính và có chiều luôn luôn có tác dụng kéo bi sát vào thành trống nghiền.
+Lực ma sát giữa thành máy và bi
Hình :3-1
- Trọng lượng G được phân ra hai thành phần như hình vẽ :
G.cos( : thành phần hướng tâm.
G.sin( : thành phần lực tiếp tuyến.
( : là góc tạo bởi phương thẳng đứng và bán kính quay đi qua điểm A. ( : gọi là góc rơi.
Điểm A nằm trên quỹ đạo chuyển động của bi đạn tai đó bi nghiền rơi khỏi thành máy và được gọi là điểm rơi.
Bi nghiền rời khỏi thành máy khi thành phần lực hướng tâm G.cos(, vượt quá giá trị thành phần lực ly tâm .
Hay : G.cos(.
G.cos(.
R : bán kính trong của trống nghiền.
m : Khối lượng của một viên bi
G : trọng lượng của một viên bi.
g : gia