Hiện nay công nghệ thông tin đang phát triển rất mạnh mẽ, điều đó đã mang lại rất nhiều lợi ích cho cuộc sống con người. Xong, việc khai thác các ứng dụng và hiệu quả của nó thì chưa có nhiều người biết đến. Cụ thể là việc sử dụng một CPU có thể kết nối với nhiều màn hình để tiết kiệm chi phí, hay phục vụ các ứng dụng khác như học tập giảng dạy, các hoạt động đồ họa, kiểm soát dữ liệu hiện nay chưa được ứng dụng rộng rãi.
Sau khi học xong bộ môn cấu trúc máy tính, với những kiến thức quý báu đã được giảng viên hướng dẫn, chúng em thực hiện làm đề tài thực tế về Multi - monitor – Đa màn hình. Cụ thể hơn là dùng một CPU để điều khiển hoạt động chức năng trên nhiều màn hình với các ứng dụng khác nhau.
Việc sử dụng multi - monitor làm cho việc các thao tác tính toán được thực hiện dễ dàng hơn, cho phép người dùng có nhiều cửa sổ hiển thị hơn Điều đó sẽ có lợi rất nhiều cho công việc của chúng ta.
29 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2263 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Môn học cấu trúc máy tính – Multi - Monitor, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIỚI THIỆU CHUNG
Hiện nay công nghệ thông tin đang phát triển rất mạnh mẽ, điều đó đã mang lại rất nhiều lợi ích cho cuộc sống con người. Xong, việc khai thác các ứng dụng và hiệu quả của nó thì chưa có nhiều người biết đến. Cụ thể là việc sử dụng một CPU có thể kết nối với nhiều màn hình để tiết kiệm chi phí, hay phục vụ các ứng dụng khác như học tập giảng dạy, các hoạt động đồ họa, kiểm soát dữ liệu…hiện nay chưa được ứng dụng rộng rãi.
Sau khi học xong bộ môn cấu trúc máy tính, với những kiến thức quý báu đã được giảng viên hướng dẫn, chúng em thực hiện làm đề tài thực tế về Multi - monitor – Đa màn hình. Cụ thể hơn là dùng một CPU để điều khiển hoạt động chức năng trên nhiều màn hình với các ứng dụng khác nhau.
Việc sử dụng multi - monitor làm cho việc các thao tác tính toán được thực hiện dễ dàng hơn, cho phép người dùng có nhiều cửa sổ hiển thị hơn… Điều đó sẽ có lợi rất nhiều cho công việc của chúng ta.
Đồ án này của chúng em gồm có hai phần:
- Phần một - Cơ sở lý thuyết: Bao gồm 4 chương (1-4)
Tìm hiểu những kiến thức căn bản tổng quan về phần cứng (Hardware) và Multi - monitor.
- Phần hai - Phần thực hành: Bao gồm toàn bộ Chương 5.
- Hướng dẫn cách thức để cài đặt một hệ thống Multi - monitor dùng phần cứng 03 card video có tổng cộng 4 ngõ ra ( 3-VGA, 1-DVI) và phần mềm Ultramon.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG VÀ CÁC PHẦN CỨNG
Giới thiệu chương:
Để làm một đồ án cấu trúc máy tính, trước tiên chúng em cần phải tìm hiểu về phần cứng cấu thành một máy tính. Chương này sẽ giúp chúng em tìm hiểu các phần cứng liên quan như màn hình, mainboard, CPU, Ram, VGA card ...Đây là những thiết bị kết nối với nhau để cấu thành một máy tính nói chung cũng như hoạt động chia sẻ màn hình nói riêng.
1.1. Phần cứng – Hardware:
Là những thiết bị (linh kiện) vật lý được gắn (hoặc kết nối) vào máy tính, những linh kiện mà chúng ta nhìn thấy và sờ được. Các linh thiết bị này kết nối với nhau để tạo nên một máy vi tính và có thể làm các ứng dụng khác nhau.
1.2. Tổng quan các thành phần :
1.2.1. Mainboard - bo mạch chủ:
- Là bo mạch lớn nhất bên trong thùng máy tính (Case). Nó chính là nơi để chúng ta có thể cắm (Plug) một số linh kiện khác như: Bộ vi xử lý (CPU), Bộ nhớ chính, bo mạch màn hình (VGA card), bo mạch âm thanh (Sound card), ...
- Chính vì đây là nơi cắm nhiều linh kiện khác, nên khi lựa chọn Mainboard (hoặc các linh kiện gắn trên nó), ta cần chú ý đến sự đồng bộ.
- Ngoài ra, ta cần chú ý thêm các cổng (Ports) đi kèm trên Mainboard, đây là nơi giao tiếp với các thiết bị ngoại vi khác như chuột, bàn phím,
- Ta thường lựa chọn Mainboard khi đã lựa chọn xong những linh kiện khác như: CPU, RAM…
1.2.2. CPU - Central Processing Unit - Bộ xử lý trung tâm:
- Bộ vi xử lý là bộ phận rất quan trọng của máy tính. Mọi lệnh được đưa ra bởi các ứng dụng hoặc hệ điều hành đều được thực hiện bởi bộ vi xử lý. Đôi khi chúng ta cũng gọi bộ vi xử lý là đơn vị xử lý trung tâm (Central Processing Unit - CPU). Đây là mạch có độ tích hợp cao, cấu trúc phức tạp, thực hiện đến hàng tỉ phép tính trong một giây.
- Cần chú ý lựa chọn đúng loại CPU (đúng các thông số kỹ thuật) để nó có thể hoạt động đồng bộ với các linh kiện khác ( Mainboard, RAM, ...)
- Thông số kỹ thuật cần chú ý của CPU là tốc độ (tính bằng MegaHertz - MHZ, GigaHertz - GHZ) và loại (Pentium MMX, Pentium II, Celeron, Athlon, ...). Ngoài ra ta còn phải chú ý đến hãng sản xuất (Intel, IBM, hoặc AMD).
1.2.3. RAM - Random Access Memory - Bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên:
- Bộ nhớ máy tính thường được gọi là RAM (Random Access Memory). Khi chúng ta khởi động máy tính, hệ điều hành đưa các lệnh của nó vào RAM. Hơn nữa, các ứng dụng cũng dùng RAM để đưa các lệnh vào. Nói chung, dữ liệu ta đang làm việc hiện thời được đưa vào RAM. Khi người dùng thoát một chương trình, bộ nhớ này được giải phóng để dành khoảng trống cho các chương trình khác.
- Thông số kỹ thuật cần chú ý của RAM là dung lượng nhớ (tính bằng MB).
1.2.4. VGA card - bo mạch màn hình:
- Việc hiển thị trong máy tính được xác định bởi hai thành phần, card video và màn hình. Card video tức là mạch sinh các tín hiệu điện sau đó gửi qua cable tới màn hình. Chọn được đúng card video và màn hình rất quan trọng vì nó quyết định chất lượng text, hình ảnh, hoạt hình, và video.
- Thông số kỹ thuật cần chú ý của VGA card là:
Dung lượng bộ nhớ (tính bằng MB). Độ phân giải (Resolusion - một tập các điểm ảnh ngang và một tập các điểm ảnh dọc). Độ sâu màu (color depth - số lượng màu hiển thị, tính bằng bit); 3 thông số này phụ thuộc vào dung lượng bộ nhớ tích hợp trên card. Và một thông số nữa là độ làm tươi (refresh – tính bằng Hz).
1.2.5. Ổ đĩa cứng - Hard Disk Drive – HDD:
- Ổ đĩa cứng trong máy tính giống như bộ nhớ dài hạn của máy, vẫn còn lưu thông tin lâu dài ngay cả khi đã tắt máy. Đây là nơi chương trình và dữ liệu của chúng ta được lưu ở đó.
- Các thông số kỹ thuật cần chú ý là dung lượng nhớ (tính bằng MB, GB,..), dung lượng cache (tính bằng KB), tốc độ quay (vòng/phút – rpm).
1.2.6. Sound card - bo mạch âm thanh:
- Là linh kiện làm nhiệm vụ điều khiển những hoạt động về âm thanh trên máy tính.
- Thông số kỹ thuật cần chú ý của sound card là các thông số hỗ trợ những kỹ thuật âm thanh hiện đại (3D, Dolby Surround 4.1, ...).
1.2.7. Case:
- Là thùng máy chứa linh kiện máy tính bên trong (CPU, RAM, VGA card, Sound card, …), tuy nhiên khi lựa chọn case ta nên để ý tới nguồn, vì cần phải có sự tương thích với các linh kiện khác, chẳng hạn như mainboard.
1.2.8. Nguồn – Power Supply:
- Là bộ phận cung cấp nguồn nuôi cho toàn bộ các hoạt động của máy tính. Nó cũng cấp nguồn DC cho board mạch chủ, cho các ổ đĩa và các thiết bị phụ trợ khác. Bộ nguồn cũng cung cấp điện AC cho màn hình. Khi chọn mua, chũng ta cần chú ý đến công xuất của bộ nguồn cũng như sự tương thích về các hãng sản xuất.
1.2.9. Màn hình - Monitor:
- Màn hình hiển thị các tín hiệu mà card video gửi tới. Những đặc tính của màn hình có liên quan chặt chẽ với card video. Chúng ta cần một màn hình phù hợp với khả năng của card video và ngược lại. Có 02 loại màn hình chính là: CRT (Cathode-Ray Tube) và LCD (Liquid-Crystal Display).
- Có các thông số cần quan tâm là kích thước vật lý (inch) và độ phân giải của màn hình.
1.2.10. Card mạng -Network Interface Card – NIC:
- Các máy tính muốn kết nối vào mạng nội bộ cần một mạch để giao tiếp với mạng. Mạch như vậy được gọi là card giao diện mạng (Network Interface Card - NIC). Bởi vì kết nối mạng là yêu cầu bắt buộc nên card giao diện mạng là một thành phần bắt buộc phải có cho các máy tính không kết nối qua modem.
- Thông số kỹ thuật cần chú ý là chuẩn cắm cáp (UTP hay BNC) và tốc độ truyền dữ liệu (tính bằng Mbps).
1.2.11. Các thiết bị (linh kiện) khác:
Ngoài những loại kể trên, tùy theo nhu cầu sử dụng, chúng ta có thể thêm một số thiết bị (linh kiện) khác như: Bàn phím, chuột, máy in (printer), loa (speakers), modem (dùng kết nối Internet), máy scanner (máy quét), ổ cứng USB, ...
1.3. Đặc tính hệ thống:
Các thiết bị trên được kết nối với nhau để tại nên một hoạt động của một máy tính. Khi chúng ta nhập một dữ liệu và từ thiết bị nhập như bàn phím, máy scan… thì CPU sẽ xử lý tín hiệu và sẽ cho xuất kết quả hiển thị lên màn hình hoặc máy in.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Trong chương này chúng em đã tìm hiểu các vấn đề cơ bản về phần cứng để cấu thành một máy tính. Nó có vai trò giúp cho chúng em hiểu được các phần cứng liên quan đến đề tài mình đang làm, sự cần thiết của các thiết bị đó đối với hoạt động của một máy tính nói chung và hoạt động chia sẻ nhiều màn hình nói riêng.
**********************************************CHƯƠNG 2
GIỚI THIỆU CHƯƠNG
Đồ án của chúng em là Multimonitor do đó việc tìm hiểu về màn hình và card là rất cần thiết. Vì thế nên chương này sẽ dành để tìm hiểu kỹ về nguyên lý hoạt động của màn hình và card màn hình cũng như các thông số liên quan như kích thước, độ phân giải, chủng loại …Mục đích để các thành viên trong nhóm có thể nắm vững được các nguyên lý cơ bản của 2 thành phần cơ bản nói trên.
2.1. Card màn hình:
2.1.1. Dành cho máy 386:
Card màn hình của 386 cũng có các đặc điểm gíống như 486, nó chỉ khác là chạy 16Bit nên tốc độ chậm hơn và cũng có card tăng tốc 16Bit. 2.1.2. Dành cho máy 486:
Tối thiểu chúng ta nên trang bị card màn hình 32Bit (VL Bus) thường với 1Mb ram, tối ưu là card màn hình tăng tốc 32Bit (VL Bus Accelerator) với 1Mb ram. Card tăng tốc khác card thường ở chỗ nó có thêm 1 con CPU chuyên dùng để tính toán việc cập nhật màn hình Ðộ phân giải cuả card .
32Bit thường với 1Mb ram như sau: - 640x480 tối đa 16 triệu màu (24 bit màu). - 800x600 tối đa 65.536 màu (16 bit màu). - 1024x768 tối đa 256 màu (8 bit màu).
Ðộ phân giải cuả card 32Bit tăng tốc với 1Mb ram như sau: - 640x480 tối đa 16,7 triệu màu (24 bit màu). - 1024x768 tối đa 256 màu (8 bit màu). - 1280x1024 tối đa 16 màu (4 bit màu).
2.1.3. Dành cho máy 586 trở đi:
Card màn hình hiện nay có giao tiếp PCI, Ram trên card thường từ 1 Mb đến 4Mb. Tăng tốc đồ hoạ và hổ trợ MPEG.
Hình 2.1 – Một số loại card màn hình thông dụng
Trong đồ án này chúng em dùng 2 card màn hình rời và 01 card on board như hình ảnh nêu trên.
2.2. Monitor:
Ða số monitor đang được bán là loại Super VGA, các monitor VGA không còn thấy bán nữa, do đó chúng em chỉ đề cập đến loại Super VGA 14, 17 inches thông dụng và màn hình LCD.
- Ðộ phân giải tối đa: 1024x768.
- Chế độ hoạt động: có 2 loại Interlaced và Non Interlaced.
- Tần số quét ngang/dọc: có 2 loại chất lượng thấp và chất lượng cao, cả 2 loại đều là quét tự động (Multi Scan).
Hình 2.2 – Màn hình CRT và LCD phổ biến hiện nay
2.2.1.Ðộ phân giải:
Ðộ phân giải tức là số điểm trên màn hình theo chiều ngang và chiều cao. Thí dụ: 640x480 tức là ngang có 640 điểm và cao có 480 điểm. Ðộ phân giải càng cao hình có thể hiển thị càng nhiều và càng nhỏ vì số điểm tăng trong khi diện tích không thay đổi, thời gian cập nhật màn hình càng lâu.
2.2.2. Tần số quét:
- Quét dọc (vertical):
Là tần số cập nhật màn hình/giây. Thí dụ: 70Hz có nghĩa trong một giây cập nhật màn hình 70 lần. Tần số này tối thiểu phải là 50Hz cho độ phân giải thấp và 60-70Hz cho độ phân giải cao.
- Quét ngang (horizontal):
Tần số này có thể hiểu đơn giản là nó lệ thuộc vào tốc độ cập nhật màn hình x độ phân giải, có nghĩa nếu tốc độ cập nhật càng cao hay độ phân giải càng cao thì tần số quét ngang càng cao. Về mặt kỹ thuật tần số càng cao, thiết kế và sản xuất càng khó khăn nên tiêu chuẩn quét ngang là quan trọng nhất đối với monitor của máy tính .
- Ðối với màn hình interlaced, tần số này tối đa là: 31KHz cho loại chất lượng thấp và 36KHz cho loại chất lượng cao.
- Ðối với màn hình non interlaced, tần số này tối thiểu là: 48KHz và tối đa có thể lên tới 100KHz trên các màn hình lớn.
2.2.3. Tỷ lệ và độ phân giải màn hình.
Trước đây, hầu hết màn hình laptop đều chỉ có hai loại “vuông” hoặc “rộng”. Trong thực tế, tỷ lệ màn hình không đơn giản chỉ là “vuông” hay “rộng” mà còn được chia làm nhiều mức khác nhau, tùy vào độ phân giải.
Bảng 2.1 – Thông số của một số loại màn hình thông dụng
Ví dụ, màn hình 15-inch “vuông” thông thường sẽ có mức phân giải 1024x768 pixel, hoặc 1400x1050 pixel, tương đương tỷ lệ 4:3. Đây là tỷ lệ thông dụng đối với màn hình từ trước tới nay (đặc biệt là với loại màn hình CRT hoặc TV). Màn hình có tỷ lệ độ phân giải 4:3 thường không có ký hiệu W và gồm một số loại thông dụng sau:
Màn hình thường
Màn hình rộng
XGA / 1024x768 / 4:3
WXGA / 1280x768 / 5:3
SXGA / 1280x1024 / 5:4*
WXGA / 1280x800 / (16:10)
SXGA+ / 1400x1050 / 4:3
WXGA+ / 1440x900 / (16:10)
UXGA / 1600x1200 / 4:3
WSXGA+ / 1680x1050 / (16:10)
WUXGA / 1920x1200 / (16:10)
2.2.4. Kích thước màn hình.
Nhà sản xuất liệt kê kích thước màn hình theo đường chéo và bằng đơn vị inch. Sau đây là danh sách các loại màn hình thông dụng thường thấy trên laptop:
Tỉ lệ 4:3 thông thường:
• 14" - XGA
• 15" - XGA, SXGA+
Màn hình rộng thông dụng hiện nay:
• 10.6" - WXGA (1280x768)
• 12.1" - WXGA (1280x800)
• 13.3" - WXGA (1280x800)
• 14.1" - WXGA (1280x800)
• 15.4" - WXGA (1280x800), WXGA+, WSXGA+
• 17" - WXGA, WXGA+, WSXGA+, WUXGA
Trong số này, loại màn hình có kích thước tương đương 14.1-inch được ưa chuộng nhất, do sự cân đối giữa tính di động và sự thoải mái khi làm việc. Kích thước 15.4-inch phù hợp với loại laptop được sử dụng cho mục đích thay thế máy để bàn, còn 17-inch hầu như giới hạn người dùng sử dụng ở một số lãnh vực nhất định (thiết kế đồ họa, biên tập phim, chơi game...). Kích thước từ 13.3-inch trở xuống lại rất lý tưởng cho việc di chuyển do rất gọn và mỏng.
2.2.5. Những kiểu kết nối.
Để hiển thị thông tin trên màn hình , máy tính gửi tới Monitor tín hiệu . Tín hiệu này có thể có định dạng là Tương tự (Analog) hoặc Số (Digital).
- Kết nối Analog (VGA):
Bởi vì hầu hết những màn hình CRT yêu cầu thông tin ở dạng tương tự (những tín hiệu điện hoặc sóng điện liên tục ) .Đối với những máy tính làm việc với thế giới số . Máy tính và Card màn hình chuyển đổi dữ liệu Số thành định dạng Tương tự . Card màn hình và loại Card mở rộng hoặc những linh kiện cung cấp khả năng chuyển đổi thông tin dạng Số thành tín hiệu để gửi chúng tới Monitor .
Trước kia thông tin hiển thị là dạng Tương tự , nó được gửi tới Monitor thông qua Cable VGA . Cable nối tới sau lưng máy tính thông qua đầu nối Tương tự ( hay còn gọi là đầu nối D-Sub ) có15 chân được sắp xếp theo 03 hàng.
Hình 2.3 – Đầu nối cáp màn hình
Chúng ta có thể thấy rằng đầu nối VGA có 03 đường tín hiệu màu riêng biệt : Red , Green , Blue và 02 đường tín hiệu đồng bộ : Mành và Dòng .
- Kết nối Digital (DVI):
DVI dữ liệu ở dạng tín hiệu Số từ máy tính tới Monitor. Không cần phải chuyển đổi dữ liệu từ thông tin Số thành thông tin Tương tự. Những Monitor LCD làm việc với kiểu tín hiệu số và hỗ trợ định dạng DVI. ( Mặc dù một số màn hình LCD vẫn chấp nhận tín hiệu thông tin Tương tự VGA như cũ ) . Tín hiệu hình ảnh dạng Số vẫn có chất lượng tín hiệu hình cao hơn so với công nghệ tương tự . Tuy nhiên công nghệ xử lí tín hiệu tương tự cũng đã được cải tiến qua nhiều năm vì thế sự khác nhau về chất lượng là rất nhỏ.
Cable DVI có thể là Cable Single-Link ( một đường liên kết ) mà dùng một bộ phát TMDS hoặc Dual-Link ( hai đường liên kết ) với 02 bộ phận phát . Cable DVI Single-Link và kết nối hỗ trợ hình ảnh có độ phân giải 1920 x 1080 , và Cable kết nối Dual-Link hỗ trợ tới hình ảnh có độ phân giải 2048 x 1536.
- Có 02 kiểu kết nối DVI chính:
* DVI-D ( DVI- Digital ) chỉ dùng định dạng Số . Nó yêu cầu Card màn hình hỗ trợ đầu nối DVI-D và Monitor phải có đầu vào DVI-D . Đầu nối này gồm 24 chân chứa 03 hàng với 8 chân cắm hỗ trợ cho Dual-Link . Để hỗ trợ Single-Link đầu nối chỉ cần 18 chân.
* DVI-I ( DVI-Integrated ) hỗ trợ cả truyền tín hiệu Tương tự và Tín hiệu Số . Nó cho phép người dùng lựa chọn đầu nối Monitor chấp nhận cả tín hiệu Số với Tương tự . Đầu nối này hỗ trợ cả kiểu DVI-D , nó có thêm 04 chân cắm để mang tín hiệu Tương tự.
Hình 2.4 – Một số kiểu đầu kết nối cáp màn hình
2.2.6. Các chế độ điều chỉnh.
Các Monitor đời cũ chỉnh theo kiểu Analog và có các nút điều chỉnh sau:Ðộ sáng. Ðộ tương phản. Kích thước ngang. Kích thước dọc. Di chuyển ngang. Di chuyển dọc. Chỉnh méo gối.
Các Monitor đời mới chỉnh theo kiểu Digital tức là dùng nút bấm thay cho nút vặn. Ngoài các chức năng điều chỉnh như Analog, chúng có thể có thêm nút điều chỉnh độ nghiêng của màn hình.
Tóm tắt chương: Trong chương 2 này chúng em đã tìm hiểu nguyên lý của một số card màn hình thông dụng, các kiểu truyền tín hiệu của chúng bên cạnh đó là các loại cổng kết nối cũng như một số loại màn hình từ cổ điển như CRT đến hiện đại như LCD. Việc tìm hiểu này có vai trò giúp chúng em hiểu hơn về cấu trúc của màn hình, mối liên kết chặt chẽ giữa card màn hình và sự hiển thị của hình ảnh.
***************************************
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU CHƯƠNG
Trong chương này sẽ giới thiệu về tổng quan của Multimonitor (Đa màn hình). Mô hình hoạt động cũng như các ứng dụng của chúng đối với thực tiễn. Nội dung cũng đề cập đến cách chia sẻ dữ liệu từ một CPU đến nhiều màn hình khác nhau. Bên cạnh đó là một số mô hình kết nối và sự chia sẻ giữa các màn hình với nhau. Trong đồ án này chũng em dùng một CPU kết nối 4 màn hình.
Hình 3.1 – Mô hình một CPU kết nối 4 màn hình
3.1. Kết nối một PC nhiều màn hình.
Cài đặt nhiều màn hình trên một PC có thể là cách giảm chi phí trong khi nhu cầu sử dụng PC ngày một tăng. Nó sẽ làm tăng khoảng không gian hiển thị, mặc dù vẫn còn hạn chế bởi kích thước, độ phân giải và số màn hình. Những màn hình sử dụng trong hệ thống nhiều màn hình có thể là LCD hoặc CRT và có thể có kích cỡ khác nhau. Hệ điều hành sẽ sắp xếp những độ phân giải màn hình trong hệ thống một cách độc lập.
3.1.1. Cách thức làm việc.
Tín hiệu ngõ ra trong PC được tạo ra bởi card video và được phiên dịch và hiển thị bởi sự đa dạng của thiết bị. Video card là điển hình cho việc kết nối đến màn hình PC (của cả CRT hay LCD), tuy nhiên chúng cũng được ứng dụng trong khả năng kết nối đến máy chiếu hay TV. Theo khuynh hướng này, những nhà sản xuất tạo ra các loại card màn hình mà chúng có thể kết nối nhiều thiết bị hiển thị với nhau, sử dụng các giao diện tương đồng nhau.
Một card Video có 2 ngõ ra (cho 2 cáp màn hình) được quy như là đầu ra kênh đôi. Hai card màn hình tách biệt nhau là phải tương thích nhau, và được sử dụng như khe cắm video thứ 2 trên bo mạch chủ hệ thống.
Khi sử dụng nhiều màn hình chúng ta có thể tạo ra một khoảng không gian rộng lớn để làm việc. Người dùng có thể vẽ Autocad dễ dàng, cũng có thể theo sát tình hình giá cổ phiếu của nhiều hãng cùng một lúc mà không cần phải kéo thanh trượt lên xuống nhiều. Khi công việc cần được kiểm soát trên nhiều màn hình, người dùng có thể kết nối nhiều monitor vào một case duy nhất.
3.1.2. Yêu cầu về phần cứng.
Yêu cầu về phần cứng là Có từ hai màn hình trở lên và có phương tiện để kết nối các màn hình này vào một máy tính.
Khi cần cắm 2 màn hình, cách dễ dàng nhất là nối dây màn hình vào máy thông qua bộ điều hợp video hai đầu, ví dụ như card GeForce 6600 PCIe của nVidia. Cổng kết nối của card này cho phép một đầu vào kỹ thuật số, một analog hoặc 2 analog (kèm với bộ điều hợp) để dùng qua khe cắm PCI Express x16 duy nhất. Cũng có loại card 2 đầu dành cho khe AGP và PCI. Vấn đề chỉ là chọn card đúng kiểu với khe cắm trên bo mạch chủ trong máy tính.
Hình 3.2 - Card video một đầu ra chuẩn VGA, một đầu ra chẩn DVI, một đầu ra S-VIDEO
Một số card khác còn cho 2 kết nối DVI hoặc 2 kết nối VGA. Cổng VGA là loại có 15 chân cắm, thường là màu xanh, có thể gắn với case máy tính hàng năm trời bằng 2 đinh ốc vặn chặn. Cổng DVI thường có màu trắng và rộng hơn cổng VGA.
Hình 3.3 - Card video có hai đầu ra chuẩn DVI, một đầu ra S-VIDEO
Chúng ta sẽ thực hiện gắn kết dùng khe PCI hoặc AGP cho card video, nhưng cũng có thể dùng loại khe cắm khác nhau cho mỗi màn hình.
Nếu PC không có card video, người dùng không thể nối thêm màn hình thứ 2. Nên mua các màn hình cùng kiểu, cùng độ lớn để tránh "vướng mắt" khi đang nhìn màn hình nhỏ phải quay sang xem màn hình lớn.
3.1.3. Cài đặt các thuộc tính trong hệ điều hành.
Sau khi cài đặt về thiết bị chúng ta phải cài đặt các thuộc tính trong hệ điều hành.
Windows XP/2000/ME/98 hay Linux đều có hỗ trợ kết nối nhiều màn hình trên một máy tính. Ở đây sẽ trình bày các thao tác trong Windows. Sản phẩm của Microsoft có thể hỗ trợ tối đa 10 màn hình cắm vào 1 máy tính.
Nhấn chuột vào menu Start > Control Panel > Display, chọn thẻ Settings. Khi các thiết bị được cắm đúng, trên cửa sổ này sẽ nhìn thấy số lượng màn hình hiển thị trên đó.
Khi ta chọn Extend my Windows desktop onto this monitor, con trỏ rời màn hình chính và di chuyển trên màn hình thứ 2. Lúc này, người dùng có thể thao tác với các chương trình, biểu tượng, thanh công cụ... như bình thường.
Tóm tắt chương: Trong chương 3, chúng em đã nêu ra mô hình Multimonitor (Đa màn hình), các ứng dụng thú vị của nó trong cuộc sống hiện nay, khả năng kết nối và cách thức hoạt động của hệ thống. Qua chư