Lý thuyết phương trình trong không gian có thứ tự được phát triển
mạnh mẽ từ giữa thế kỷ XX và được hoàn thiện, bổ sung cho đến hôm
nay. Việc áp dụng quan hệ thứ tự vào nghiên cứu các phương trình toán
tử tổng quát một mặt cho phép nghiên cứu sâu hơn các tính chất định
tính của nghiệm như tính dương, tính lồi, tính đơn điệu,. . . , Mặt khác,
nó cho phép giảm nhẹ điều kiện liên tục của các ánh xạ hoặc kiện lồi
của các tập được xét. Do đó, lý thuyết của phương trình trong không
gian có thứ tự được ứng dụng rộng rãi để nghiên cứu các phương trình
xuất phát từ Vật lý, Hoá học, Sinh học, . . . Thế nhưng, việc ứng dụng
lý thuyết này vào các bài toán biến phân lại rất hạn chế và mới chỉ mới
bắt đầu trong những năm gần đây. Do đó, việc nghiên cứu ứng dụng
quan hệ thứ tự vào bài toán biến phân là cần thiết và hứa hẹn nhiều
kết quả mới thú vị
47 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1220 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Một số định lý biến phân trong không gian có thứ tự, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số định lý biến phân trong không
gian có thứ tự
Trần Văn Toàn
Chuyên ngành toán giải tích
Trường ĐHSP Tp. HCM, 2006
1Lời nói đầu
Lý thuyết phương trình trong không gian có thứ tự được phát triển
mạnh mẽ từ giữa thế kỷ XX và được hoàn thiện, bổ sung cho đến hôm
nay. Việc áp dụng quan hệ thứ tự vào nghiên cứu các phương trình toán
tử tổng quát một mặt cho phép nghiên cứu sâu hơn các tính chất định
tính của nghiệm như tính dương, tính lồi, tính đơn điệu,. . . , Mặt khác,
nó cho phép giảm nhẹ điều kiện liên tục của các ánh xạ hoặc kiện lồi
của các tập được xét. Do đó, lý thuyết của phương trình trong không
gian có thứ tự được ứng dụng rộng rãi để nghiên cứu các phương trình
xuất phát từ Vật lý, Hoá học, Sinh học, . . . Thế nhưng, việc ứng dụng
lý thuyết này vào các bài toán biến phân lại rất hạn chế và mới chỉ mới
bắt đầu trong những năm gần đây. Do đó, việc nghiên cứu ứng dụng
quan hệ thứ tự vào bài toán biến phân là cần thiết và hứa hẹn nhiều
kết quả mới thú vị.
Mục đích của luận văn này là giới thiệu các dạng trong không gian
có thứ tự của một số định lý cơ bản được dùng trong phương pháp biến
phân. Đó là các định lý Knaster - Kuratowski - Mazurkiewicz, bất đẳng
thức Ky Fan, định lý điểm cân bằng Nash. Đây là các kết quả được công
bố trên các bài báo chuyên khảo gần đây. Qua các kết quả này, ta cũng
thấy rằng, việc sử dụng quan hệ thứ tự đã cho phép làm giảm nhẹ điều
kiện liên tục của ánh xạ và điều kiện lồi của các tập hợp.
Luận văn được chia thành bốn chương:
Chương 1. Định lý Knaster - Kuratowski - Mazurkiewicz
trong không gian có thứ tự. Định lý KKM là một định lý rất cơ
bản. Đã có nhiều kết quả quan trọng được chứng minh dựa trên định
lý này, chẳng hạn bổ đề Sperner, định lý điểm bất động Brouwer, bất
đẳng thức Ky Fan,. . . Kể từ khi Knaster, Kuratowski, Mazurkiewicz
2chứng minh định lý, đã có nhiều sự tổng quát cho định lý KKM. Trong
chương này, từ Định lý 2 trong [3], chúng ta chứng minh được định lý
KKM trong không gian có thứ tự dựa trên khái niệm ánh xạ transfer
closed valued.
Chương 2. Bất đẳng thức Ky Fan, định lý điểm bất động
Fan - Browder, điểm cân bằng Nash trong không gian có thứ
tự. Từ Định lý KKM ở Chương 1, chúng ta chứng minh được bất đẳng
thức Ky Fan, định lý điểm bất động Fan - Browder và định lý về sự tồn
tại điểm cân bằng Nash trong không gian có thứ tự.
Chương 3. Lát cắt liên tục của ánh xạ đa trị và phần tử tối
đại trong không gian có thứ tự. Ở phần đầu của chương này, chúng
tôi giới thiệu định lý về sự tồn tại lát cắt liên tục của ánh xạ đa trị.
Tiếp theo là các định lý về sự tồn tại phần tử lớn nhất trong một quan
hệ ưu tiên yếu và sự tồn tại phần tử tối đại trong một quan hệ ưu tiên
ngặt.
Chương 4. Ánh xạ đơn điệu tăng và bài toán cực trị. Trong
chương này, chúng ta sẽ xem xét sự tồn tại của các điểm bất động bội
bằng cách sử dụng các tập bất biến theo quỹ đạo giảm.
Xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Bích Huy
về sự hướng dẫn tận tâm của thầy.
Cám ơn anh Nguyễn Thanh Vinh (Phòng Sau đại học, trường ĐHSP
thành phố Hồ Chí Minh) đã giúp đỡ để tôi có được phần mềm soạn thảo
cho luận văn. Cám ơn anh Phan Đào Việt Long (
org) đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong việc định dạng luận văn này.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2006,
Trần Văn Toàn.
3Mục lục
Lời nói đầu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 1
Mục lục . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 2
Chương 1.Định lý Knaster - Kuratowski-Mazurkiewicz trong
không gian có thứ tự 5
1.1 Nửa dàn. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5
1.2 Transfer closed valued. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 11
Chương 2. Bất đẳng thức Ky Fan, định lý điểm bất động
Fan - Browder, điểm cân bằng Nash trong không gian
có thứ tự 17
2.1 Bất đẳng thức Ky Fan trong không gian có thứ tự. . . . 17
2.2 Định lý điểm bất động Fan - Browder trong không gian
có thứ tự . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 19
2.3 Điểm cân bằng Nash trong không gian có thứ tự. . . . . 20
Chương 3. Lát cắt liên tục của ánh xạ đa trị và phần tử tối
đại trong không gian Banach có thứ tự 23
3.1 Các định nghĩa. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 23
3.2 Lát cắt liên tục và phần tử tối đại. . . . . . . . . . . . . 24
3.3 Ứng dụng. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 25
Chương 4. Ánh xạ tựa đơn điệu tăng và bài toán cực trị 32
44.1 Các khái niệm. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 32
4.2 Tập bất biến theo quỹ đạo giảm (Decreasing flow invari-
ant set). . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 33
4.3 Điểm bất động của các toán tử tựa đơn điệu tăng. . . . . 40
Tài liệu tham khảo 46
5Chương 1
Định lý Knaster - Kuratowski-Mazurkiewicz
trong không gian có thứ tự
1.1 Nửa dàn.
Định nghĩa 1.1.1 Một nửa dàn là một tập có thứ tự một phần X, với
thứ tự ký hiệu bởi ≤, mà trong đó mọi cặp (x, x′) của các phần tử có
một cận trên nhỏ nhất, ký hiệu x ∨ x′.
Ta thấy rằng mọi tập con A hữu hạn, khác rỗng của X đều có một cận
trên nhỏ nhất, ký hiệu là supA. Trong một tập hợp có thứ tự (X,≤),
hai phần tử bất kỳ x và x′ không phải lúc nào cũng có thể so sánh với
nhau được, nhưng trong trường hợp mà x ≤ x′, thì tập
[x, x′] = {y ∈ X : x ≤ y ≤ x′}
được gọi là khoảng có thứ tự.
Bây giờ ta giả sử rằng (X,≤) là một nửa dàn và A ⊆ X là một tập
con hữu hạn, khác rỗng của X. Khi đó ∆(A) =
⋃
a∈A [a, supA] được
định nghĩa tốt (vì A hữu hạn, khác rỗng, nên tồn tại supA và hiển
nhiên a ≤ supA). Hơn nữa, ∆(A) có các tính chất sau:
(a) A ⊆ ∆(A),
(b) Nếu A ⊆ A′, thì ∆(A) ⊆ ∆(A′).
6Tính chất (a) hiển nhiên đúng. Tính chất (b) có được với chú ý⋃
a∈A
[a, supA] ⊆
⋃
a∈A′
[a, supA′].
Định nghĩa 1.1.2 Một nửa dàn tôpô, hoặc, chính xác hơn, một sup -
nửa dàn tôpô là một không gian tôpô có thứ tự X sao cho nó là một
nửa dàn với toán tử sup (tức là hàm X ×X → X, (x, x′) 7→ x ∨ x′) liên
tục.
Định nghĩa 1.1.3 Ta nói rằng tập con E ⊆ X là tập ∆−lồi, nếu với
mọi tập con hữu hạn, khác rỗng A ⊆ E, ta có ∆(A) ⊆ E.
Với mọi tập D ⊂ X, ta ký hiệu F (D) để chỉ họ các tập con hữu hạn
của D, ta có ∆(D) =
⋃
A∈F (D)∆(A).
Ví dụ 1.1.1 Cho
X = {(x, 1) : 0 ≤ x < 1} ∪ {(x, y) : 0 ≤ y ≤ 1, x ≥ 1, y ≥ x− 1} ⊂ R2.
Thứ tự trong R2 được định nghĩa như sau: với (a, b), (c, d) ∈ R2,
(a, b) ≤ (c, d) ⇔
c− a ≥ 0,
d− b ≥ 0,
d− b ≤ c− a.
Khi đó, X là ∆−lồi.
Định lý 1.1.1 (Brown, 1965) Nếu S là một nửa nhóm tôpô luỹ đẳng
liên thông đường với phần tử zero, thì S là một đồng luân tầm thường.
Phần tử x0 ∈ S được gọi là phần tử zero nếu x.x0 = x0 với mọi x ∈ S.
Một nửa dàn tôpô có thể xem như là nửa nhóm tôpô luỹ đẳng, giao
hoán có thứ tự với phép toán (x, x) 7→ x ∨ x′.
Bổ đề 1.1.1 Cho X là nửa dàn tôpô liên thông đường với phần tử x ∈ X
sao cho x ≤ x với mỗi x ∈ X. Khi đó, với mọi n ∈ N và mọi hàm liên
tục g : ∂∆n −→ X, tồn tại một hàm liên tục f : ∆n −→ X mà thu hẹp
của f trên ∂∆n là g.
7Ở đây ∆n =
{
(t0, t1, . . . , tn) ∈ Rn+1+ :
∑n
i=0 ti = 1
}
là đơn hình n chiều
và ∂∆n = {(t0, . . . , tn) ∈ ∆n :
∏n
i=0 ti = 0} là biên của nó.
Chứng minh. Ta chứng minh rằng, nếu Sn là mặt cầu trong không
gian Euclide n−chiều và g : Sn −→ X là một hàm liên tục, thì g có một
sự mở rộng liên tục f : Dn+1 −→ X, với Dn+1 là quả cầu đơn vị đóng
trong Rn+1.
Tất cả các đồng luân nhóm của X là tầm thường (xem Định lý 1.1.1).
Điều này có nghĩa là nếu µ0 ∈ Sn và x0 ∈ X, và nếu g : Sn −→ X liên
tục thoả g(µ0) = x0, thì tồn tại một hàm liên tục H : S
n × [0, 1] −→ X
thoả:
• H(µ, 1) = g(µ),∀µ ∈ Sn,
• H(µ, 0) = x0,∀µ ∈ Sn,
• H(µ0, t) = x0,∀t ∈ [0, 1].
Để ý rằng H(µ, t) = tg(µ) + (1− t)x0.
Giả sử g : Sn −→ X liên tục thoả g(µ0) = x0.
Đặt f : Dn+1 −→ X xác định bởi
f(q) =
x0, nếu q = 0;H ( q‖q‖ , ‖q‖
)
, nếu q 6= 0.
Ta sẽ chứng minh f|Sn = g, tức f(q) = g(q),∀q ∈ Sn.
Nếu q = 0, thì f(0) = x0 = g(0) (vì 0 ∈ Sn).
Nếu q 6= 0, ta có
f(q) = H
(
q
‖q‖ , ‖q‖
)
= ‖q‖ g
(
q
‖q‖
)
+ (1− ‖q‖)x0
= ‖q‖x0 + x0 − ‖q‖x0
(
vì
∥∥∥∥ q‖q‖
∥∥∥∥ = 1)
= x0
= g(q),∀q ∈ Sn.
8Vậy f liên tục và f|Sn = g.
Lý luận này không phụ thuộc vào việc chọn µ0 ∈ Sn và x0 ∈ X, cũng
như việc chọn g(µ0) = x0, vì X là liên thông đường.
Định lý 1.1.2 Cho X là một nửa dàn tôpô với các khoảng liên thông
đường và {Ri : i = 0, . . . , n} là một họ các tập con đóng của X. Giả sử
tồn tại các điểm x0, . . . , xn của X sao cho với mọi họ {i0, . . . , ik} của
các chỉ số thì ta có ∆({xi0, . . . , xik}) ⊂
k⋃
j=0
Rij . Khi đó
n⋂
i=0
Ri 6= ∅.
Chứng minh. Trước hết, ta có xi ∈ Ri,∀i.
Đặt
∆J =
{
t ∈ ∆n :
k∑
j=0
tij = 1
}
, J = {i0, . . . , ik}.
Ta có
∆({xi0, . . . , xik}) =
k⋃
j=0
[xij , x], với x = sup
j=0,k
xij
là một nửa dàn tôpô liên thông đường với phần tử lớn nhất là x. (vì
x ∈ ⋂ k⋃
j=0
[xij , x])
Với mỗi cặp chỉ số {i0, i1}, ta có ánh xạ ∆{i0} ∪∆{i1} → ∆({xi0, xi1})
đặt tương ứng cho đỉnh thứ ij của ∆n đối với xij .
Ta có
∆{i0} ∪∆{i1} = ∂∆{i0,i1}.
Thật vậy, theo định nghĩa của ∆J , ta có
∆{i0} = {t ∈ ∆n : ti0 = 1}
và
∆{i1} = {t ∈ ∆n : ti1 = 1} .
Do đó
∆{i0}∪{i1} =
{
t ∈ ∆n : ti0 = 1 hoặc ti1 = 1
}
.
9Mặt khác
∂∆{i0,i1} = {t ∈ ∆n : ti0 + ti1 = 1, ti0ti1 = 0}
=
{
t ∈ ∆n :
{
ti0 = 1
ti1 = 0
hoặc
{
ti0 = 0
ti1 = 1
}
Từ đó, ta có
∆{i0} ∪∆{i1} = ∂∆{i0,i1}.
Do đó, theo Bổ đề 1.1.1, tồn tại một hàm liên tục
f{i0,i1} : ∆{i0,i1} → ∆({xi0, xi1}) .
Hàm này biến đỉnh ik của ∆n thành xk.
Đặt |J | là lực lượng của tập J . Hàm f 1 : ⋃
|J |=2
∆J → X thu được bằng
cách đặt f 1|J = fJ là liên tục và thoả
f 1 (∆J) ⊆ ∆({xj : j ∈ J}) , với 1 ≤ |J | ≤ 2.
(ở trường hợp trên J = {i0, i1}), ta có
f 1(∆J) = f{i0,i1} ({i0, i1}) ⊆ ∆({xi0, xi1}) , (f 1 liên tục).
Giả sử ta có hàm liên tục fk−1 :
⋃
|J |=k
∆J −→ X thoả
fk−1 (∆J) ⊆ ∆({xj : j ∈ J}) , 1 ≤ |J | ≤ k.
Đặt Ĵ = {i0, i1, . . . , ik} là tập hợp gồm k + 1 chỉ số. Khi đó
∂∆Ĵ =
⋃
|J |=k
J⊆Ĵ
∆J
và
fk−1
(
∂∆Ĵ
) ⊆ ⋃
|J |=k
J⊆Ĵ
∆({xj : j ∈ J}) ⊆ ∆
({
xj : j ∈ Ĵ
})
.
Theo Bổ đề 1.1.1, hàm
fk−1 : ∂∆Ĵ → ∆
({
xj : j ∈ Ĵ
})
10
có thể được thác triển thành một hàm liên tục
fk−1
Ĵ
: ∆Ĵ → ∆
({
xj : j ∈ Ĵ
})
.
Nếu Ĵ1, Ĵ2 là các tập con gồm k+1 chỉ số sao cho ∆Ĵ1∩∆Ĵ2 6= ∅, thì tồn
tại một tập hợp J có lực lượng tối đa k phần tử sao cho ∆Ĵ1∩∆Ĵ2 ⊆ ∆J
và vì vậy
fk−1
Ĵ |Ĵ1∩Ĵ2 = f
k−1
|Ĵ1∩Ĵ2 = f
k−1
Ĵ2|Ĵ1∩Ĵ2.
Bằng cách chọn fk|Ĵ = f
k−1
Ĵ
, ta có một hàm liên tục
fk :
⋃
|J |≤k+1∆J −→ X
sao cho
fk(∆J) ⊆ ∆({xj : j ∈ J}) , với 1 ≤ |J | ≤ k + 1.
Sau một số hữu hạn bước, ta được hàm liên tục f : ∆n −→ X thoả
f(∆J) ⊆ ∆({xj : j ∈ J}) ,∀J ⊆ {0, . . . , n} .
Đặt Fi = f
−1(Ri), i = 0, . . . , n. Đây là những tập con đóng của ∆n (do
Ri đóng và f liên tục) thoả ∆J ⊆
⋃
j∈J Fj với mỗi tập chỉ số J .
Do đó, theo bổ đề KKM, tồn tại một điểm µ ∈ ⋂ni=0 Fi. Khi đó
f(µ) ∈ ⋂ni=0Ri.
Bằng cách chứng minh tương tự như Định lý 1.1.2, ta có Định lý sau
Định lý 1.1.3 Cho X là nửa dàn tôpô với các khoảng liên thông đường
và {Ui : i = 0, . . . , n} là một họ các tập con mở của X. Giả sử tồn tại
các điểm x0, . . . , xn của X sao cho với mọi họ {i0, . . . , ik} của các chỉ
số thì ta có ∆({xi0, ..., xik}) ⊂
k⋃
j=0
Uij , khi đó
⋂n
i=0 Ui 6= ∅.
Định lý 1.1.4 Cho X là một nửa dàn tôpô với các khoảng liên thông
đường, X0 ⊆ X là một tập con khác rỗng của X, và R ⊆ X0×X là một
quan hệ hai ngôi thoả
(i) Với mỗi x ∈ X0, tập R(x) = {y ∈ X : (x, y) ∈ R} khác rỗng và là
tập đóng trong R(X0);
11
(ii) Tồn tại x0 ∈ X0 sao cho tập R(x0) là compắc;
(iii) Với mọi tập con hữu hạn khác rỗng A ⊆ X0 thì ta có⋃
x∈A
[x; supA] ⊆
⋃
x∈A
R(x).
Khi đó tập
⋂
x∈X0 R(x) khác rỗng.
Chứng minh. Gọi A là tập con hữu hạn của X. Theo Định lý 1.1.2
thì
⋂
x∈AR(x) 6= ∅ (hàm f xây dựng trong Định lý 1.1.2 nhận các giá
trị trong
⋃
x∈A [x; supA], và do đó trong R(X0),∀x ∈ A, tập f−1(R(x))
là một tập con đóng của đơn hình).
Họ {R(x) : x ∈ X0} có tính giao hữu hạn, mỗi tập của họ là một tập
đóng và R(x0) là compắc, vì vậy
⋂
x∈X0 R(x) 6= ∅.
1.2 Transfer closed valued.
Cho X là một tập hợp khác rỗng và Y là một không gian tôpô. Đặt 2Y
là họ tất cả các tập con của Y .
Định nghĩa 1.2.1 Ánh xạ G : X −→ 2Y được gọi là transfer closed
valued (viết tắt là t.c.v.), nếu với mỗi x ∈ X và y /∈ G(x), thì tồn tại
x′ ∈ X và một lân cận mở N(y) của y trong Y sao cho y′ /∈ G(x′),∀y′ ∈
N(y).
Dễ thấy, nếu ánh xạ G : X −→ 2Y là transfer closed valued, thì với
mỗi x ∈ X và y /∈ G(x) suy ra tồn tại x′ ∈ X sao cho y /∈ G (x′).
Mệnh đề 1.2.1 Cho X, Y là hai không gian tôpô, ánh xạ G : X −→ 2Y
là transfer closed valued khi và chỉ khi
⋂
x∈X
G(x) =
⋂
x∈X
G(x).
Chứng minh.
Điều kiện cần. Ta cần chứng minh
⋂
x∈X
G(x) =
⋂
x∈X
G(x), nếu G là
transfer closed valued.
12
Hiển nhiên ta có
⋂
x∈X
G(x) ⊃ ⋂
x∈X
G(x).
Vì vậy ta chỉ cần chứng minh
⋂
x∈X
G(x) ⊂ ⋂
x∈X
G(x).
Giả sử trái lại, tồn tại y ∈ ⋂
x∈X
G(x) nhưng y /∈ ⋂
x∈X
G(x).
Khi đó y /∈ G(z) với mọi z ∈ X. Vì G là t.c.v. nên tồn tại z′ ∈ X sao
cho y /∈ G(z′), và do đó y /∈ ⋂
x∈X
G(x). Điều này mâu thuẫn.
Điều kiện đủ
Giả sử
⋂
x∈X
G(x) =
⋂
x∈X
G(x). Ta cần chứng minh G là transfer closed
valued.
Nếu y /∈ G(x), thì y /∈ ⋂
x∈X
G(x) =
⋂
x∈X
G(x), nên tồn tại x′ ∈ X
sao cho y /∈ G(x′). Do đó, tồn tại lân cận mở N(y) của y sao cho
N(y)∩G(x′) = ∅ hay ∀y′ ∈ N(y) thì y′ /∈ G(x′). Vậy G là t.c.v. trên X.
Định nghĩa 1.2.2 Cho X, Y là hai không gian tôpô, ánh xạ T : X −→
2Y được gọi là có tính giao địa phương, nếu với mỗi x ∈ X, T (x) 6= ∅,
tồn tại một lân cận mở N(x) của x trong X sao cho
⋂
z∈N(x)
T (z) 6= ∅.
Mệnh đề 1.2.2 T : X −→ 2Y có tính giao địa phương khi và chỉ khi
X\T−1 là t.c.v., tức là⋃
y∈Y
T−1y =
⋃
y∈Y
int
(
T−1y
)
.
Chứng minh. Giả sử T có tính giao địa phương, ta cần chứng minh⋃
y∈Y
T−1y =
⋃
y∈Y
int
(
T−1y
)
.
Hiển nhiên ta có ⋃
y∈Y
int
(
T−1y
) ⊂ ⋃
y∈Y
(
T−1y
)
.
13
Vì vậy ta chỉ cần chứng minh⋃
y∈Y
(
T−1y
) ⊂ ⋃
y∈Y
int
(
T−1y
)
.
Lấy x tuỳ ý thuộc
⋃
y∈Y
(
T−1y
)
, khi đó x ∈ T−1y (với một y nào đó của
Y ). Do vậy y ∈ T (x) hay T (x) 6= ∅. Do T có tính giao địa phương, nên
tồn tại một lân cận N(x) của x trong X sao cho
⋂
z∈N(x)
T (z) 6= ∅.
Do đó, tồn tại y ∈ T (z),∀z ∈ N(x).
Hay z ∈ T−1(y),∀z ∈ N(x). Nên N(x) ⊂ T−1y
Suy ra
x ∈ intT−1 (y) ⊂
⋃
y∈Y
intT−1 (y) .
Như vậy ta có ⋃
y∈Y
(
T−1y
) ⊂ ⋃
y∈Y
int
(
T−1y
)
.
Điều kiện cần của Định lý được chứng minh.
Điều kiện đủ. Lấy tuỳ ý x ∈ X, T (x) 6= ∅, ta có
x ∈ ⋃
y∈Y
T−1y =
⋃
y∈Y
int
(
T−1y
)
⇒ ∃y0 ∈ Y sao cho x ∈ int
(
T−1y0
)
⇒ ∃N(x) ⊂ T−1y0.
⇒ y0 ∈
⋂
x0∈N(x)
T (x0)
⇒ ⋂
x0∈N(x)
T (x0) 6= ∅.
Vậy T có tính giao địa phương.
Định lý 1.2.1 Cho X là một nửa dàn tôpô với các khoảng liên thông
đường, X0 ⊂ X là một tập con khác rỗng của X, và R ⊂ X0×X là một
quan hệ hai ngôi sao cho
(i) G : X0 −→ 2X là t.c.v., ở đây G(x) = {y ∈ X : (x, y) ∈ R} với
mọi x ∈ X0;
14
(ii) Tồn tại x0 ∈ X0 sao cho G(x0) là compắc;
(iii) Với mọi tập con hữu hạn khác rỗng A ⊆ X0,⋃
x∈A [x, supA] ⊆
⋃
x∈A
G(x).
Khi đó
⋂
x∈X0 G(x) 6= ∅.
Chứng minh. Từ các giả thiết (i) và (ii) của Định lý ta suy ra G(x)
đóng trong R(X0) và G(x) khác rỗng. Từ (iii), ta có⋃
x∈A
[x, supA] ⊆
⋃
x∈A
G(x) ⊆
⋃
x∈A
G(x).
Tập G(x) thoả tất cả các điều kiện của Định lý 1.1.4, nên
⋂
x∈X0
G(x) 6= ∅.
Mà
⋂
x∈X0 G(x) =
⋂
x∈X0 G(x). Do đó
⋂
x∈X0 G(x) 6= ∅.
Định lý 1.2.1 được chứng minh.
Định nghĩa 1.2.3 ChoX là một nửa dàn tôpô hoặc là một tập con∆−
lồi của một nửa dàn tôpô. Hàm số f : X −→ (−∞,+∞) gọi là ∆− tựa
lõm, nếu với mọi tập con hữu hạn khác rỗng A = {x1, x2, . . . , xn} ⊆ X,
∀y ∈ ∆(A), thì f(y) ≥ min {f (x1) , f (x2) , . . . , f (xn)} .
Từ định nghĩa trên ta suy ra f : X −→ (−∞,+∞) là ∆−tựa lõm nếu
và chỉ nếu tập {y ∈ X : f(y) > λ} hoặc {y ∈ X : f(y) ≥ λ} là tập
∆−lồi, ∀λ ∈ (−∞,+∞).
Ví dụ 1.2.1 Cho
X = {(x, 1) : 0 ≤ x ≤ 1} ∪ {(1, y) : 0 ≤ y ≤ 1} ⊂ R2.
Thứ tự trên R2 được xác định như sau:
(a, b), (c, d) ∈ R2, (a, b) ≤ (c, d) ⇔
{
a ≤ c,
b ≤ d.
Gọi f là hàm số xác định trên X bởi
f(z) = f(x, y) = x2 − y2,∀z = (x, y) ∈ X.
Khi đó, f là ∆−tựa lõm.
15
Chứng minh. Trong mặt phẳng toạ độOxy, gọiM(1, 0), N(1, 1), P (0, 1).
Khi đó, tập X chính là chính là đường gấp khúc MNP .
∀(a, b) ∈ X thì (a, b) ≤ (1, 1). Do đó supX = (1, 1).
Giả sử A = {z1, z2, . . . , zn} là tập con hữu hạn, khác rỗng của X
(mỗi phần tử zi, (i = 1, n) của A là một điểm nằm trên đường gấp khúc
MNP ). Toạ độ zi có dạng zi = (1, y) : 0 ≤ y ≤ 1 hoặc zi = (x, 1) : 0 ≤
x ≤ 1.
Trường hợp 1) zi = (1, yi),∀i = 1, n. Khi đó supA = (1, a), a = sup yi.
Nếu z = (x, y) ∈ ∆(A), thì tồn tại j thoả (1, yj) ≤ z ≤ (1, a), nên
f(z) = 1− y2 ≥ 1− a2 = f(zi0), với i0 là chỉ số mà a = yi0.
Trường hợp 2) Tồn tại i1 sao cho zi1 = (xi1, 1).
Nếu z = (x, y) ∈ ∆(A), thì tồn tại i sao cho z ≥ zi. Ta có[
z ≥ zi = (xi, 1)
z ≥ zi = (1, yi) ⇒
[
f(z) = x2 − 1 ≥ f(zi)
f(z) = 1− y2 ≥ x2i1 − 1 = f(zi)
Vậy f là ∆−tựa lõm.
Định nghĩa 1.2.4 Cho X, Y là hai không gian tôpô, ϕ (x, y) : X×Y →
(−∞,+∞) được gọi là strongly path transfer lower semicontinuous (viết
tắt SPT l.s.c.) đối với x, nếu với mỗi (x, y) ∈ X × Y và với mọi > 0,
thì tồn tại một lân cận mở N(x) của x trong X và tồn tại y0 ∈ Y sao
cho với mọi x′ ∈ N(x), ta có ϕ (x, y) ≤ ϕ (x′, y0)+ .
Định nghĩa trên tương đương định nghĩa sau:
Cho X, Y là hai không gian tôpô, ϕ (x, y) : X × Y → (−∞,+∞)
được gọi là strongly path transfer lower semicontinuous đối với x, nếu
∀(x, y) ∈ X × Y , tồn tại lân cận N(x) của x trong X và tồn tại y0 ∈ Y
sao cho với mọi x′ ∈ N(x), thì ϕ (x, y) ≤ lim
x′→x
inf ϕ
(
x, y0
)
.
Như vậy, nếu ϕ là nửa liên tục dưới, thì ϕ là strongly path transfer
lower semicontinuous. Điều ngược lại không đúng.
Ví dụ 1.2.2 Cho X = [0, 1], Y = [0, 1] và ϕ (x, y) xác định trên X × Y
16
bởi
ϕ (x, y) =
1
2
, nếu x = y;
1, nếu y = 0, x 6= 0;
0, các trường hợp còn lại.
Khi đó ϕ (x, y) không là l.s.c. trên X × Y nhưng là SPT l.s.c. đối với x.
Thật vậy ∀(x, y) ∈ X × Y thì 0 ≤ ϕ (x, y) ≤ 1.
• ∀(x, y) ∈ X × Y, x 6= 0, x 6= 1,∀ > 0 tồn tại lân cận N(x) =
(x− δ, x+ δ) của x trong X, chọn y0 = 0, vì ϕ(x′, y0) = 1, nên
ϕ(x, y) < ϕ(x′, y0) + , ∀x′ ∈ N(x).
• Với điểm (0, y), xét lân cận N(0) = [0, δ) và chọn y0 = 0 thì với mọi
x′ ∈ N(0), ta có
ϕ(0, y) =
{ 1
2
, nếu y = 0;
0, nếu y 6= 0,
ϕ(x′, 0) =
{ 1
2
, nếu x′ = 0;
1, nếu x′ 6= 0.
nên ϕ(0, y) < ϕ(x′, y0) + ε.
• Với điểm (1, y), xét lân cận N(1) = (1 − δ, 1], chọn y0 = 0 thì
∀x′ ∈ N(1), ta có
ϕ(1, y) =
{ 1
2
, nếu y = 1;
0, nếu 0 ≤ y < 1.
ϕ(x′, y0) = ϕ(x′, 0) = 1,
nên ϕ(1, y) < ϕ(x′, y0) + ε.
• ϕ không là l.s.c vì{
(x, y) ∈ X × Y : ϕ (x, y) > 1
2
}
= {(x, y) : y = 0, x 6= 0}
không là tập mở trong X × Y .
17
Chương 2
Bất đẳng thức Ky Fan, định lý điểm bất động
Fan - Browder, điểm cân bằng Nash trong
không gian có thứ tự
2.1 Bất đẳng thức Ky Fan trong không gian có thứ tự.
Từ Định lý 1.2.1, ta thu được bất đẳng thức Ky Fan tổng quát sau:
Định lý 2.1.1 Cho X là một nửa dàn tôpô với các khoảng liên thông
đường, f : X ×X −→ (−∞,+∞) thoả:
(i) Với mọi x ∈ X, f(x, x) ≤ 0;
(ii) f(x, y) là SPT l.s.c. đối với y;
(iii) Tồn tại x0 ∈ X sao cho {y ∈ X : f(x0, y) ≤ 0} là tập compắc;
(iv) Với mọi y ∈ X, x 7→ f(x, y) là ∆−tựa lõm.
Khi đó, ∃ y∗ ∈ X sao cho f(x, y∗) ≤ 0,∀x ∈ X.
Chứng minh. Đặt
W (x) = {y ∈ X : f(x, y) ≤ 0},W = {(x, y) ∈ X ×X : f(x, y) ≤ 0}.
Xét tuỳ ý x ∈ X, y0 /∈ W (x), tức là f(x, y0) > 0, 0 < < f(x, y0).
18
Do f(x, y) là SPT l.s.c. đối với y, nên với mọi (được chọn ở trên),
tồn tại một lân cận N(y0) của y0 trong X, tồn tại x
′ ∈ X sao cho
f(x, y0) < f(x
′, y′) + , ∀y′ ∈ N(y0).
hay
f(x′, y′) > f(x, y0)− , ∀y′ /∈ W (x′).
Như vậy,
∀x ∈ X, y′ /∈ W (x) ta suy được ∃x′ ∈ X, y′ /∈ W (x′).
Vậy W (x) là t.c.v.
Bây giờ, ta chứng minh mọi tập con hữu hạn của A của X,
A = {x1, x2, . . . , xn} thì ∆(A) ⊂
⋃
x∈A
W (x) .
Giả sử trái lại ∆(A) 6⊂ ⋃
x∈A
W (x) . Khi đó ∃ y0 ∈ ∆(A) =
⋃
x∈A
[x, supA]
sao c