Đồ án Nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân trên địa bàn huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh

Khiếu nại, tố cáo là quyền cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp, là công cụ pháp lý để công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi bị xâm phạm, là biểu hiện của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Khiếu nại, tố cáo là một kênh thông tin khách quan phản ánh việc thực thi quyền lực của bộ máy Nhà nước, phản ánh tình hình thực hiện công vụ của cán bộ, công chức. Do đó, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo không những có vai trò quan trọng trong quản lý Nhà nước, mà còn thể hiện mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo nhằm phát huy quyền dân chủ của nhân dân, gắn với việc xây dựng bộ máy nhà nước ngày càng trong sạch, vững mạnh đáp ứng yêu cầu của thời kỳ CNH-HĐH và hội nhập quốc tế. Những năm gần đây cùng với quá trình CNH thì quá trình đô thị hóa đang diễn ra rất nhanh chóng, từ đó nảy sinh những vấn đề bức xúc trong đời sống nhân dân ở nông thôn đòi hỏi phải giải quyết. Trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa và hội nhập quốc tế, nông dân bị thu hồi đất để chuyển giao cho doanh nghiệp do phát triển công nghiệp, du lịch và đô thị mà không kiếm được kế sinh nhai, dẫn đến tình trạng thiếu việc làm của nông dân. Môi trường tự nhiên ở nông thôn bị ô nhiễm nghiêm trọng, các giá trị của văn hóa truyền thống văn hóa cộng đồng ngày càng bị mai một thay vào đó là vấn đề tai tệ nạn xã hội ở nông thôn ngày càng gia tăng. Tất cả những vấn đề trên chính là nguyên nhân dẫn đến một thực trạng đó là tình hình khiếu nại, tố cáo của người dân ngày càng nhiều, có xu hướng phức tạp và bức xúc ở nông thôn. Thuận Thành là huyện thuộc tỉnh Bắc Ninh, nằm ở phía Nam sông Đuống, cách không xa các trung tâm đô thị lớn đặc biệt là sát với thủ đô Hà Nội. Trong những năm qua, hòa chung với sự vận động phát triển của đất nước, quá trình đô thị hóa trên địa bàn huyện Thuận Thành diễn ra khá mạnh mẽ, đời sống của nhân dân từng bước được cải thiện, nâng lên cả về vật chất lẫn tinh thần, bộ mặt nông thôn dần dần được đổi mới, những tiến bộ khoa học, kỹ thuật giúp cho người nông dân đỡ vất vả trong sản xuất nông nghiệp. Một số đơn vị cơ sở đã triển khai và tập trung vào công cuộc xây dựng nông thôn mới. Nhiều công ty, nhà máy, xí nghiệp đã ra đời giúp cho người dân trong và ngoài huyện có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm, nâng cao thu nhập ; Tuy nhiên, do nhận thức chưa đầy đủ và sâu sắc, nên việc triển khai thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn còn chậm, thiếu đồng bộ và chưa thât sự quyết liệt, dẫn đến hiệu quả thấp, chưa bền vững. Tình hình an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội có lúc, có nơi còn diễn biến rất phức tạp. Đặc biệt là những bất cập, yếu kém trong công tác quản lý đất đai, tài chính ngân sách, đầu tư xây dựng cơ bản ở cơ sở Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu phát sinh tình hình và gia tăng về khiếu nại, tố cáo. Bên cạnh đó, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập, hiệu quả chưa cao. Nhiều nơi số lượng đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân gia tăng, thậm chí có nơi tình hình khiếu kiện diễn biến hết sức phức tạp, bức xúc làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự nông thôn. Trong những năm gần đây, có rất nhiều vụ việc khiếu nại liên quan đến đất đai. Nhiều trường hợp khiếu nại, tố cáo có liên quan đến việc Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội, như đòi được bồi thường đất ở, nâng giá bồi thường, tăng tiền hỗ trợ, bố trí nơi tái định cư, giải quyết việc làm khi bị thu hồi đất; đòi lại và đòi phân chia quyền sử dụng đất, tranh chấp đất đai, nhà ở. Ngoài ra, có một số vụ khiếu nại liên quan đến việc thực hiện chính sách xã hội, xử lý thi hành kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức. Trước thực tiễn đó, nhận thức được tầm quan trọng của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân góp phần vào ổn định an ninh, chính trị và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương huyện Thuận Thành, tôi mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu: “Nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân trên địa bàn huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh”

doc118 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2128 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân trên địa bàn huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Tình hình dân số và lao động của huyện Thuận Thành năm 2011 44 Bảng 3.2: Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Thuận Thành 45 Bảng 4.1: Tình hình tiếp công dân khiếu nại, tố cáo, đề nghị, kiến nghị, 2008-2012 51 Bảng 4.2: Số lượng đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, đề nghị, 2008-2012 52 Bảng 4.3: Số lượng đơn thư khiếu nại, tố cáo, đề nghị, kiến nghị theo lĩnh vực, 2008-2012 54 Bảng 4.4: Tình hình khiếu nại, tố cáo, đề nghị, kiến nghị ở cấp xã được giải quyết theo lĩnh vực, 2008-2012 57 Bảng 4.5: Tổng hợp vụ việc khiếu nại, tố cáo được UBND cấp xã giải quyết, 2008-2012 60 Bảng 4.6: Số vụ việc khiếu nại, tố cáo đã được UBND xã, thị trấn giải quyết nhưng công dân vẫn tái tố, tái khiếu 62 Bảng 4.7: Số vụ việc khiếu nại, tố cáo đã được UBND xã, thị trấn giải quyết không đảm bảo trình tự, thủ tục 64 Bảng 4.8: Trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo của các xã, thị trấn trong huyện năm 2012 66 Bảng 4.9: Trình độ lý luận chính trị của cán bộ, công chức giải quyết khiếu nại, tố cáo của các xã, thị trấn trong huyện năm 2012 67 Bảng 4.10: Số lượng công dân khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, đề nghị, 2008-2012 71 Bảng 4.11: Tình hình đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, đề nghị, 2008-2012 72 Bảng 4.12: Đơn thư khiếu nại, tố cáo, đề nghị, kiến nghị phân theo từng lĩnh vực, 2008-2012 75 Bảng 4.13: Số vụ việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, đề nghị được UBND huyện giải quyết 79 Bảng 4.14: Tổng hợp vụ việc khiếu nại, tố cáo được UBND huyện giải quyết 82 Bảng 4.15: Kết quả thực hiện xử lý và thu hồi diện tích đất theo quy định của pháp luật về đất đai phát sinh theo từng năm phải thực hiện trong toàn huyện 84 Bảng 4.16: Kết quả thực hiện thu hồi tiền xuất toán đối với các khoản thu, chi tài chính trái pháp luật và giảm trừ giá trị quyết toán XDCB phát sinh theo từng năm phải thực hiện trong toàn huyện 85 Bảng 4.17: Vụ việc đã được UBND huyện và các cơ quan chức năng của huyện giải quyết nhưng công dân vẫn thực hiện việc tái tố, tái khiếu 86 Bảng 4.18: Trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức làm công tác tiếp nhận, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo của cấp huyện 87 Bảng 4.19: Trình độ lý luận chính trị của cán bộ, công chức làm công tác tiếp nhận, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo ở cấp huyện 88 Bảng 4.20: Tổng hợp về trình độ của người khiếu nại, tố cáo trên địa bàn huyện Thuận Thành 92 Bảng 4.21: Đánh giá tính kịp thời trong công tác giải quyết khiếu nại của công dân trên địa bàn huyện Thuận Thành 93 Bảng 4.22: Đánh giá sự hài lòng của người dân đối với công tác giải quyết khiếu nại của công dân trên địa bàn huyện Thuận Thành 93 Bảng 4.23: Đánh giá tính kịp thời trong công tác giải quyết tố cáo của công dân trên địa bàn huyện Thuận Thành 95 Bảng 4.24: Đánh giá sự hài lòng của người dân đối với công tác giải quyết tố cáo của công dân trên địa bàn huyện Thuận Thành 96 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1: Số lượng đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, đề nghị 53 Biểu đồ 2: Số lượng đơn thư khiếu nại, tố cáo phân loại theo lĩnh vực 55 Biểu đồ 3: Số vụ việc khiếu nại, tố cáo đã được UBND cấp xã giải quyết 61 Biểu đồ 4: Số vụ việc khiếu nại, tố cáo đã được UBND xã, thị trấn giải quyết không đảm bảo trình tự, thủ tục 65 Biểu đồ 5: Trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức các xã, thị trấn trong huyện năm 2012 67 Biểu đồ 6: Trình độ lý luận chính trị của cán bộ công chức các xã, thị trấn trong huyện năm 2012 68 Biểu đồ 7: Tình hình đơn thư khiếu nại, tố cáo, đề nghị, kiến nghị 74 Biểu đồ 8: Đơn thư khiếu nại, tố cáo, đề nghị, kiến nghị phân theo từng lĩnh vực 76 Biểu đồ 9: Tổng hợp vụ việc khiếu nại, tố cáo được UBND huyện giải quyết 83 Biểu đồ 10: Trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức làm công tác tiếp nhận, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo của cấp huyện 87 Biểu đồ 11: Trình độ lý luận chính trị của cán bộ, công chức làm công tác tiếp nhận, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo ở cấp huyện 88 PHẦN I: MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Khiếu nại, tố cáo là quyền cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp, là công cụ pháp lý để công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi bị xâm phạm, là biểu hiện của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Khiếu nại, tố cáo là một kênh thông tin khách quan phản ánh việc thực thi quyền lực của bộ máy Nhà nước, phản ánh tình hình thực hiện công vụ của cán bộ, công chức. Do đó, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo không những có vai trò quan trọng trong quản lý Nhà nước, mà còn thể hiện mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo nhằm phát huy quyền dân chủ của nhân dân, gắn với việc xây dựng bộ máy nhà nước ngày càng trong sạch, vững mạnh đáp ứng yêu cầu của thời kỳ CNH-HĐH và hội nhập quốc tế. Những năm gần đây cùng với quá trình CNH thì quá trình đô thị hóa đang diễn ra rất nhanh chóng, từ đó nảy sinh những vấn đề bức xúc trong đời sống nhân dân ở nông thôn đòi hỏi phải giải quyết. Trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa và hội nhập quốc tế, nông dân bị thu hồi đất để chuyển giao cho doanh nghiệp do phát triển công nghiệp, du lịch và đô thị mà không kiếm được kế sinh nhai, dẫn đến tình trạng thiếu việc làm của nông dân. Môi trường tự nhiên ở nông thôn bị ô nhiễm nghiêm trọng, các giá trị của văn hóa truyền thống văn hóa cộng đồng ngày càng bị mai một… thay vào đó là vấn đề tai tệ nạn xã hội ở nông thôn ngày càng gia tăng. Tất cả những vấn đề trên chính là nguyên nhân dẫn đến một thực trạng đó là tình hình khiếu nại, tố cáo của người dân ngày càng nhiều, có xu hướng phức tạp và bức xúc ở nông thôn. Thuận Thành là huyện thuộc tỉnh Bắc Ninh, nằm ở phía Nam sông Đuống, cách không xa các trung tâm đô thị lớn đặc biệt là sát với thủ đô Hà Nội. Trong những năm qua, hòa chung với sự vận động phát triển của đất nước, quá trình đô thị hóa trên địa bàn huyện Thuận Thành diễn ra khá mạnh mẽ, đời sống của nhân dân từng bước được cải thiện, nâng lên cả về vật chất lẫn tinh thần, bộ mặt nông thôn dần dần được đổi mới, những tiến bộ khoa học, kỹ thuật giúp cho người nông dân đỡ vất vả trong sản xuất nông nghiệp. Một số đơn vị cơ sở đã triển khai và tập trung vào công cuộc xây dựng nông thôn mới. Nhiều công ty, nhà máy, xí nghiệp đã ra đời giúp cho người dân trong và ngoài huyện có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm, nâng cao thu nhập…; Tuy nhiên, do nhận thức chưa đầy đủ và sâu sắc, nên việc triển khai thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn còn chậm, thiếu đồng bộ và chưa thât sự quyết liệt, dẫn đến hiệu quả thấp, chưa bền vững. Tình hình an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội có lúc, có nơi còn diễn biến rất phức tạp. Đặc biệt là những bất cập, yếu kém trong công tác quản lý đất đai, tài chính ngân sách, đầu tư xây dựng cơ bản ở cơ sở… Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu phát sinh tình hình và gia tăng về khiếu nại, tố cáo. Bên cạnh đó, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập, hiệu quả chưa cao. Nhiều nơi số lượng đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân gia tăng, thậm chí có nơi tình hình khiếu kiện diễn biến hết sức phức tạp, bức xúc làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự nông thôn. Trong những năm gần đây, có rất nhiều vụ việc khiếu nại liên quan đến đất đai. Nhiều trường hợp khiếu nại, tố cáo có liên quan đến việc Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội, như đòi được bồi thường đất ở, nâng giá bồi thường, tăng tiền hỗ trợ, bố trí nơi tái định cư, giải quyết việc làm khi bị thu hồi đất; đòi lại và đòi phân chia quyền sử dụng đất, tranh chấp đất đai, nhà ở. Ngoài ra, có một số vụ khiếu nại liên quan đến việc thực hiện chính sách xã hội, xử lý thi hành kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức. Trước thực tiễn đó, nhận thức được tầm quan trọng của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân góp phần vào ổn định an ninh, chính trị và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương huyện Thuận Thành, tôi mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu: “Nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân trên địa bàn huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh” 1.2. Mục tiêu 1.2.1. Mục tiêu chung Từ nghiên cứu tình hình thực tiễn, kết hợp với những lý luận Luận văn đưa ra các biện pháp khắc phục tồn tại, hạn chế để nâng cao hiệu quả trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân trên địa bàn huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Làm sáng tỏ những vấn đề về lý luận và thực tiễn về hiệu quả đối với công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; - Đánh giá thực trạng hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân trên địa bàn huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh trong những năm vừa qua; - Đưa ra các biện pháp nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân trên địa bàn huyện trong thời gian tới. . 1.3. Đối tượng nghiên cứu - Nghiên cứu cụ thể tình hình và hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân ở UBND các xã, thị trấn, UBND huyện và một số cơ quan hành chính Nhà nước trên địa bàn huyện Thuận Thành; - Nghiên cứu về tâm tư, nguyên vọng của người dân khi thực hiện việc khiếu nại, tố cáo thông qua phiếu điều tra. 1.4. Phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Nội dung - Nội dung của đề tài tập trung chủ yếu vào nghiên cứu thực trạng quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân trên địa bàn huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết trong thời gian tới. - Căn cứ cơ sở là những báo cáo kết quả giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo từ năm 2008-2012, vận dụng những văn bản mới, tìm hiểu nguyên nhân, để từ đó đưa ra phương pháp thực hiện hợp lý. 1.4.2. Không gian Chủ yếu tập trung nghiên cứu và phân tích thực trạng, kết quả giải quyết trên địa bàn huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. 1.4.3. Thời gian Các số liệu thu thập và phân tích trong nghiên cứu tập trung trong khoảng thời gian từ năm 2008 đến 2012. PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Một số khái niệm cơ bản Tiếp công dân Cụm từ “tiếp dân” hiện nay đang ngày càng trở nên quen thuộc và cần thiết trong sinh hoạt đời sống xã hội. Có thể nói, đây là cầu nối để lãnh đạo chính quyền, cán bộ nhà nước gần và sát dân hơn. Thông qua các buổi tiếp dân, cán bộ lãnh đạo sẽ có cơ hội nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng và những băn khoăn, trăn trở của người dân, từ đó có biện pháp giải quyết hợp tình hợp lý, tạo được niềm tin trong nhân dân, góp phần nâng cao trách nhiệm của chính quyền các cấp. Đây cũng là thể hiện bản chất của Nhà nước chúng ta, một Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Đồng thời, công tác tiếp công dân cũng nhằm hướng dẫn người dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo đúng pháp luật. Khiếu nại Nhà nước là công cụ của giai cấp thống trị. Nhà nước thực hiện quyền quản lý nhà nước, quản lý xã hội bằng pháp luật. Trong quá trình tiền hành các hoạt động quản lý, các cơ quan nhà nước ban hành các quyết định quản lý theo thẩm quyền để thực hiện quyền lực nhà nước, buộc mọi người phải tuân theo. Các văn bản, quyết định có tác động đến một người hay một nhóm ngườu nhất định. Tuy vậy, văn bản hay quyết định đó có sai sót hoặc do cán bộ, công chức thi hành công vụ có hành vi vi phạm của công dân, cơ quan, tổ chức nên khiếu nại phát sinh. Khiếu nại là một trong những quyền cơ bản của công dân đã được ghi nhận tại Điều 74, Hiến pháp năm 1992. Đó là hiện tượng phát sinh trong đời sống xã hội như là một phản ứng của con người trước một quyết định, một hành vi nào đó mà người khiếu nại cho rằng quyết định hay hành vi đó là không phù hợp với các quy tắc, chuẩn mực trong đời sống cộng đồng, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Dưới góc độ pháp lý, khiếu nại được hiểu là: “Việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật Khiếu nại quy định đề nghị với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình” (Khoản 1, Điều 2, Luật Khiếu nại).[1] Người bị khiếu nại Người bị khiếu nại là cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước có quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại; cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có quyết định kỷ luật cán bộ, công chức bị khiếu nại. (Khoản 5, Điều 2, Luật Khiếu nại).[1] Người giải quyết khiếu nại Người giải quyết khiếu nại là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại. (Khoản 6, Điều 2, Luật Khiếu nại).[1] Giải quyết khiếu nại Giải quyết khiếu nại là việc thụ lý, xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết khiếu nại. (Khoản 11, Điều 2, Luật Khiếu nại).[1] Thẩm quyền giải quyết khiếu nại - Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã), thủ trưởng cơ quan thuộc Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp. (Điều 19, Luật Khiếu nại, tố cáo).[3] - Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện) có thẩm quyền: Giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình. (Khoản 1, Điều 20, Luật Khiếu nại, tố cáo).[3] Giải quyết khiếu nại mà Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, thủ trưởng cơ quan thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện đã giải quyết nhưng còn có khiếu nại. (Khoản 2, Điều 20, Luật Khiếu nại, tố cáo).[3] Thời hạn giải quyết khiếu nại Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết. (Điều 52, Luật Khiếu nại, tố cáo).[3] Trách nhiệm của người giải quyết khiếu nại Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần đầu người giải quyết khiếu nại phải trực tiếp gặp gỡ, đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có lợi ích liên quan để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và hướng giải quyết khiếu nại; việc gặp gỡ, đối thoại phải tiến hành công khai, dân chủ; nếu thấy cần thiết có thể mời đại diện tổ chức chính trị - xã hội tham dự. (Điều 9, Nghị định số: 136/2006/NĐ-CP).[5] Tố cáo Đối tượng của tố cáo là hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của công dân cơ quan, tổ chức. Như vậy, những việc làm trái pháp luật không phải chỉ cán bộ, công chức nhà nước mà còn cả cơ quan, tổ chức, những hành vi trái pháp luật thường bị công dân phát hiện và báo cáo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ngăn chặn, phòng ngừa hành vi vi phạm pháp luật và xử lý người vi phạm. Mục đích của người tố cáo nhằm bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tập thể và công dân. Quyền tố cáo của công dân đã được ghi nhận trong Hiến pháp, Luật Tố cáo và nhiều văn bản pháp luật khác. Ở góc độ pháp lý, tố cáo được hiểu: “Là việc công dân theo thủ tục do Luật Tố cáo quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức”. (Khoản 1, Điều 2, Luật Tố cáo).[2] Người bị tố cáo Người bị tố cáo là cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi bị tố cáo. (Khoản 5, Điều 2, Luật Tố cáo).[2] Người giải quyết tố cáo Người giải quyết tố cáo là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo. (Khoản 6, Điều 2, Luật Tố cáo).[2] Giải quyết tố cáo Giải quyết tố cáo là việc tiếp nhận, xác minh, kết luận về nội dung tố cáo và việc xử lý tố cáo của người giải quyết tố cáo. (Khoản 7, Điều 2, Luật Tố cáo).[2] Thẩm quyền giải quyết tố cáo Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật mà người bị tố cáo thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức nào thì cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm giải quyết. Tố cáo hành vi vi phạm quy định về nhiệm vụ, công vụ của người thuộc cơ quan, tổ chức nào thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm giải quyết. Tố cáo hành vi vi phạm quy định về nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu cơ quan, tổ chức nào thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm giải quyết. (Điều 59, Luật Khiếu nại, tố cáo).[3] Thời hạn giải quyết tố cáo - Thời hạn giải quyết tố cáo không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 90 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết. (Điều 67, Luật Khiếu nại, tố cáo).[3] - Thời hạn giải quyết tố cáo là 60 ngày, kể từ ngày thụ lý giải quyết tố cáo; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết là 90 ngày, kể từ ngày thụ lý giải quyết tố cáo. Trường hợp cần thiết, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo có thể gia hạn giải quyết một lần nhưng không quá 30 ngày; đối với vụ việc phức tạp thì không quá 60 ngày. (Điều 21, Luật Tố cáo).[2] Hiệu quả và hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo “Hiệu quả” được định nghĩa là đạt được một kết quả giống nhau nhưng sử dụng ít thời gian, công sức và nguồn lực nhất. “Hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo”: Là hiệu quả thể hiện tổng quát những kết quả khả quan về hoạt động trong lĩnh vực giải quyết khiếu nại, tố cáo; bao gồm cả về năng lực làm việc của cán bộ, công chức, sự hợp tác của người dân khiếu nại, tố cáo; tiết kiệm chi phí, tiền của, thời gian đi lại của cán bộ Nhà nước, công dân, và hệ thống pháp luật được hoàn thiện... Như vậy, nâng cao hiệu quả trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo phải đảm bảo được những tiêu chí cơ bản dưới đây: - Giải quyết kịp thời, chính xác, khách quan, đảm bảo đúng pháp luật; - Giải quyết xong trước hoặc đảm bảo thời gian so với quy định của Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo; - Tiết kiệm tài lực, nhân lực của cơ quan giải quyết và chi phí, tiền của, thời gian đi lại của người khiếu nại, tố cáo; - Để cho người khiếu nại, tố cáo sự hài lòng về kết quả đã giải quyết; hạn chế việc tái tố, khiếu nại lần 2; hạn chế việc khiếu nại, tố cáo vượt cấp góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội và phát triển kinh tế, văn hóa...; - Thông qua việc giải quyết khiếu nại, tố cáo kiến nghị với Đảng và Nhà nước hoàn hiện cơ chế, chính sách đáp ứng nhu cầu phát triển xã hội. 2.1.2. Vai trò của công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo 2.1.2.1. Vai trò của công tác tiếp công dân - Tiếp công dân là giai đoạn đầu của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, đóng vai trò quan trọng như là một khâu then chốt góp phần giải quyết có hiệu quả trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, qua đó bảo vệ lợi ích của tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. - Tiếp công dân là một biện pháp quan trọng và thiết thực để củng cố mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước.  Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Giữ chặt mối liên hệ với dân chúng và lắng tai nghe ý kiến của dân chúng, đó là nền tảng lực lượng của Đảng và nhờ đó mà Đảng thắng lợi”. Làm tốt công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo là một hình thức biểu hiện trực tiếp của mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước.  Cơ quan Nhà nước phải tiếp công dân tốt thì nhân dân mới thấy rõ Đảng và Nhà nước luôn giữ chặt mối liên hệ với nhân dân, luôn lắng nghe ý kiến của nhân dân, quan tâm lo lắng đến quyền lợi của họ, do đó mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng càng được củng cố hơn.  Do đó việc quan tâm làm tốt công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo là thể hiện bản chất dân chủ, là biện pháp củng cố mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước.  - Tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo là một kênh thông tin quan trọng để kiểm tra, giám sát, đánh giá cán bộ, công chức và cơ quan của Đảng, Nhà nước.  Khiếu nại, tố cáo là một trong những phương thức giám sát của nhân dân đối với Nhà nước và cán b
Luận văn liên quan