Đồ án Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sự sinh trưởng, phát triển cây hoa cúc vụ Xuân Hè

Thiên nhiên đã ban tặng cho con người chúng ta, từ rất lâu rồi, các loài hoa với đủ hương thơm màu sắc, tạo nên cuộc sống muôn màu và đầy hấp dẫn. Nét đẹp của các loài hoa hẳn không ai trong chúng ta có thể phủ nhận, về màu sắc, kết cấu hoa, hương thơm, độ bền.và cái hồn của hoa. Cái đẹp của hoa hấp dẫn tâm hồn người chơi hoa và cái giá trị kinh tế của hoa đã thu hút những người trồng hoa phải say mê đến nó. Và trồng hoa đã trở thành một lĩnh vực trong nông nghiệp cho hiệu quả kinh tế cao, bởi khi cuộc sống vật chất được thoả mãn thì nhu cầu về hoa lại càng cao hơn bao giờ hết. Trên thế giới thì thị trường tiêu thụ hoa hết sức rộng lớn nhưng tập trung chủ yếu ở những nước công nghiệp phát triển như: Anh, Pháp, Hà Lan, Đức, Thụy Điển, Ý, Nhật. Ở Việt Nam với sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ mô hình trồng lúa sang trồng hoa đã đem lại hiệu quả kinh tế cao. Trong những năm gần đây, ngành trồng hoa mới thực khởi sắc, dành được sự quan tâm đầu tư của nhiều công ty lớn trong cũng như ngoài nước. Ngành sản xuất và kinh doanh hoa được đặc biệt quan tâm, hoa không chỉ dùng vào các dịp lễ, Tết. mà còn thường xuyên có mặt trong đời sống hàng ngày của mỗi người dân đặc biệt là ở các thành phố lớn.

doc92 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 6118 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sự sinh trưởng, phát triển cây hoa cúc vụ Xuân Hè, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGÀNH: KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP Sinh viên : Vũ Thị Tâm Người hướng dẫn: Ths Khuất Thị Ngọc HẢI PHÒNG – 2009 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA CÂY HOA CÚC VỤ XUÂN HÈ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY NGÀNH: KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP Sinh viên : Vũ Thị Tâm Người hướng dẫn: Ths Khuất Thị Ngọc HẢI PHÒNG – 2009 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP Sinh viên: Vũ Thị Tâm Mã số: 090608 Lớp: KN901 Ngành: Kỹ thuật nông nghiệp Tên đề tài: Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sự sinh trưởng, phát triển cây hoa cúc vụ Xuân Hè . NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI 1. Nội dung và các yêu cầu cần giải quyết trong nhiệm vụ đề tài tốt nghiệp (về ký luận, thực tiễn, các số liệu cần tính toán và các bản vẽ). 2. Các số liệu cần thiết để thiết kế, tính toán. 3. Địa điểm thưc tập. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP Người hướng dẫn thứ nhất: Họ và tên: Khuất Thị Ngọc Học hàm, học vị: Thạc sĩ Cơ quan công tác: Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng. Nội dung hướng dẫn: Người hướng dẫn thứ hai: Họ và tên: Học hàm, học vị; Cơ quan công tác: Nội dung hướng dẫn: Đề tài tốt nghiệp được giao ngày 11 tháng 4 năm 2009 Yêu cầu phải hoàn thành xong trước ngày 10 tháng 7 năm 2009 Đã nhận nhiệm vụ ĐTTN Đã giao nhiệm vụ ĐTTN Sinh viên Người hướng dẫn Vũ Thị Tâm Ths Khuất Thị Ngọc Hải Phòng, ngày 11 tháng 4 năm 2009 HIỆU TRƯỞNG GS.TS.NGƯT Trần Hữu Nghị PHẦN NHẬN XÉT TÓM TẮT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN 1. Tinh thần thái độ của sinh viên trong quá trình làm đề tài tốt nghiệp: 2. Đánh giá chất lượng của khoá luận (so với nội dung yêu cầu đã đề ra trong nhiệm vụ Đ.T.T.N trên các mặt lý luận, thực tiễn, tính toán số liệu…): 3. Cho điểm của cán bộ hướng dẫn (ghi cả số và chữ): Hải Phòng, ngày … tháng … năm 2009 Cán bộ hướng dẫn (họ tên và chữ ký) NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA NGƯỜI CHẤM PHẢN BIỆN ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP Họ và tên sinh viên: Vũ Thị Tâm 2. Tên đề tài tốt nghiệp: “Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sự sinh trưởng, phát triển cây hoa cúc vụ Xuân Hè ”. 3. Đánh giá chất lượng đề tài tốt nghiệp về các mặt: phương pháp nghiên cứu, thu thập và phân tích số liệu, cơ sở lý luận, nội dung của đề tài, giá trị lý luận và thực tiễn đề tài, kết cấu của đố án… 4. Cho điểm của người chấm phản biện (điểm ghi bằng số và chữ) Ngày … tháng … năm 2009 Người chấm phản biện Lời Cảm Ơn! Đề hoàn thành tốt đồ án tốt nghiệp này, em đã nhận được sự chỉ bảo, hướng dẫn tận tình của thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của gia đình, bạn bè. Và ở trang đầu tiên của đồ án tốt nghiệp này, em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng tới thầy cô giáo trường ĐHDL Hải Phòng, tới các thầy cô giáo khoa Kỹ thuật nông nghiệp, và xin gửi lời cảm ơn tới giảng viên hướng dẫn thực hiện đề tài - Thạc sĩ Khuất Thị Ngọc. Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến gia đình, bạn bè đã giúp đỡ em rất nhiều trong thời gian qua. Hải Phòng, ngày....tháng....năm 2009 Sinh viên Vũ Thị Tâm Mục Lục PHẦN 1: MỞ ĐẦU 5 1.1 Đặt vấn đề 5 1.2 Mục đích và yêu cầu đề tài 6 PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 7 2.1 Nguồn gốc và vị trí phân loại hoa cúc 7 2.2 Đặc điểm thực vật học của cây hoa cúc 8 2.3 Giá trị kinh tế và giá trị sử dụng hoa cúc 10 2.4 Điều kiện sinh thái ảnh hưởng tới hoa cúc 11 2.5 Ảnh hưởng của dinh dưỡng tới hoa cúc 12 2.6 Tình hình sản xuất hoa cúc trên thế giới và ở Việt Nam 17 2.6.1 Tình hình sản xuất hoa cúc trên thế giới 17 2.6.2 Tình hình sản xuất hoa cúc ở Việt Nam 18 2.7 Tình hình nghiên cứu hoa cúc trên thế giới và ở Việt Nam 19 2.7.1 Tình hình nghiên cứu hoa cúc trên thế giới 19 2.7.2 Tình hình nghiên cứu hoa cúc ở Việt Nam 21 2.8 Sâu bệnh hại hoa cúc 26 2.9 Tình hình sử dụng phân bón trên thế giới và ở Việt Nam 17 2.9.1 Tình hình sử dụng phân bón trên thế giới 27 2.9.2 Tình hình sử dụng phân bón ở Việt Nam 30 PHẦN 3: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35 3.1 Vật liệu nghiên cứu 35 3.2 Nội dung nghiên cứu 36 3.3 Phương pháp nghiên cứu 37 3.3.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm 37 3.3.2 Xử lí số liệu 40 3.3.3 Địa điểm nghiên cứu 40 3.3.4 Thời gian thực hiện 40 PHẦN 4: KỀT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Điều kiện tự nhiên xã Quang Hưng 41 4.2 Ảnh hưởng phân bón Đầu trâu 502, K-Humat, Orgamin đến khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất và hiệu quả kinh tế của hoa cúc vàng hè CN01 42 4.2.1 Ảnh hưởng của phân bón Đầu trâu 502, K-Humat, Orgamin đến chiều cao cây của hoa cúc vàng hè CN01 43 4.2.2 Ảnh hưởng của phân bón Đầu trâu 502, K-Humat, Orgamin đến số lá trên cây của hoa cúc vàng hè CN01 45 4.2.3 Ảnh hưởng của phân bón Đầu trâu 502, K-Humat, Orgamin đến đường kính thân cây của hoa cúc vàng hè CN01 46 4.2.4 Ảnh hưởng của phân bón Đầu trâu 502, K-Humat, Orgamin đến thời gian xuất hiện nụ và ra hoa của cúc vàng hè CN01 47 4.2.5 Năng suất, chất lượng hoa của cúc vàng hè CN01 dưới tác dụng phân bón Đầu trâu 502, K-Humat, Orgamin 49 4.2.6 Hiệu quả kinh tế của việc phun phân bón Đầu trâu 502, K-Humat, Orgamin cho hoa cúc vàng hè CN01 52 4.3 Ảnh hưởng của thời gian phun phân bón Đầu trâu 502 đến khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất và hiệu quả kinh tế của hoa cúc vàng hè CN01 55 4.3.1 Ảnh hưởng của thời gian phun phân bón Đầu trâu 502 đến chiều cao cây của cúc vàng hè CN01 55 4.3.2 Ảnh hưởng của thời gian phun phân bón Đầu trâu 502 đến số lá trên cây của cúc vàng hè CN01 57 4.3.3 Ảnh hưởng của thời gian phun phân bón Đầu trâu 502 đến đường kính thân cây của cúc vàng hè CN01 57 4.3.4 Ảnh hưởng của thời gian phun phân bón Đầu trâu 502 đến thời gian xuất hiện nụ và ra hoa của cúc vàng hè CN01 58 4.3.5 Năng suất, chất lượng hoa của cúc vàng hè CN01 dưới tác dụng phân bón Đầu trâu 502 59 4.3.6 Hiệu quả kinh tế của việc phun phân bón Đầu trâu 502 cho hoa cúc vàng hè CN01 61 4.4 Ảnh hưởng của nồng độ phun phân bón Đầu trâu 502 đến khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất và hiệu quả kinh tế của hoa cúc vàng hè CN01 62 4.4.1 Ảnh hưởng của nồng độ phun phân bón Đầu trâu 502 đến chiều cao cây của cúc vàng hè CN01 62 4.4.2 Ảnh hưởng của nồng độ phun phân bón Đầu trâu 502 đến số lá trên cây của cúc vàng hè CN01 64 4.4.3 Ảnh hưởng của nồng độ phun phân bón Đầu trâu 502 đến đường kính thân cây của cúc vàng hè CN01. 65 4.4.4 Ảnh hưởng của nồng độ phun phân bón Đầu trâu 502 đến đến thời gian xuất hiện nụ và ra hoa của cúc vàng hè CN01 65 4.4.5 Năng suất, chất lượng hoa của cúc vàng hè CN01 dưới tác dụng phân bón Đầu trâu 502 66 4.4.6 Hiệu quả kinh tế của việc phun phân bón Đầu trâu 502 cho hoa cúc vàng hè CN01 67 PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 69 5.1 Kết kuận 69 5.2 Đề nghị 69 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CTTN: Công thức thí nghiệm CT: Công thức TB: Trung bình PHẦN I: MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề Thiên nhiên đã ban tặng cho con người chúng ta, từ rất lâu rồi, các loài hoa với đủ hương thơm màu sắc, tạo nên cuộc sống muôn màu và đầy hấp dẫn. Nét đẹp của các loài hoa hẳn không ai trong chúng ta có thể phủ nhận, về màu sắc, kết cấu hoa, hương thơm, độ bền...và cái hồn của hoa. Cái đẹp của hoa hấp dẫn tâm hồn người chơi hoa và cái giá trị kinh tế của hoa đã thu hút những người trồng hoa phải say mê đến nó. Và trồng hoa đã trở thành một lĩnh vực trong nông nghiệp cho hiệu quả kinh tế cao, bởi khi cuộc sống vật chất được thoả mãn thì nhu cầu về hoa lại càng cao hơn bao giờ hết. Trên thế giới thì thị trường tiêu thụ hoa hết sức rộng lớn nhưng tập trung chủ yếu ở những nước công nghiệp phát triển như: Anh, Pháp, Hà Lan, Đức, Thụy Điển, Ý, Nhật... Ở Việt Nam với sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ mô hình trồng lúa sang trồng hoa đã đem lại hiệu quả kinh tế cao. Trong những năm gần đây, ngành trồng hoa mới thực khởi sắc, dành được sự quan tâm đầu tư của nhiều công ty lớn trong cũng như ngoài nước. Ngành sản xuất và kinh doanh hoa được đặc biệt quan tâm, hoa không chỉ dùng vào các dịp lễ, Tết... mà còn thường xuyên có mặt trong đời sống hàng ngày của mỗi người dân đặc biệt là ở các thành phố lớn. Hiện nay, có nhiều loại hoa được trồng nhưng hoa cúc là một trong những loại hoa được nhiều người ưa chuộng và trồng phổ biến nhất ở Việt Nam. Cây hoa cúc không chỉ hấp dẫn người chơi về màu sắc phong phú mà bởi độ bền đẹp của hoa cúc. Đặc biệt, đối với người trồng thì hoa cúc dễ trồng, dễ nhân giống, dễ chăm sóc và trồng được nhiều vụ trong năm. Ngày nay, cùng với tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp, thì việc trồng cây nói chung và việc trồng hoa cúc nói riêng đã áp dụng nhiều giống mới, nhiều thiết bị kỹ thuật hiện đại như nhà lưới, nhà kính, kỹ thuật canh tác..., áp dụng các hoá chất bảo vệ thực vật, nhiều loại phân bón...Và trong đó, việc sử dụng các loại phân bón cho hoa cúc đúng thời gian, nồng độ, đúng loại phân... để đem lại năng suất, chất lượng tốt nhất, có hiệu quả kinh tế cao nhất là vấn đề mà mỗi người trồng cần quan tâm. Hiện nay, hoa đã rất đa dạng, phong phú, năng suất hoa ngày càng một cao, chất lượng hoa cũng được tăng hơn. Với mong muốn vẻ đẹp hoa về với quê hương cũng như đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của hoa cúc tại xã Quang Hưng - huyện An Lão – Hải Phòng dưới tác động phân bón lá, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: " Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sự sinh trưởng, phát triển cây hoa cúc vụ Xuân Hè ". 1.2 Mục đích và yêu cầu đề tài 1.2.1 Mục đích Nghiên cứu ảnh hưởng một số loại phân bón mới đến sự sinh trưởng và phát triển hoa cúc, nhằm xác định được loại phân bón phù hợp và lựa chọn nồng độ, thời gian bón phân thích hợp cho hoa cúc để đem lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất. 1.2.2 Yêu cầu - Để đạt được mục đích trên cần giải quyết được một số vấn đề sau: + Đánh giá được sự ảnh hưởng mỗi loại phân bón trong nghiên cứu tới sự sinh trưởng, phát triển hoa cúc. + Tìm ra nguyên nhân trong quá trình bón phân để hoa cúc đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. + Tìm nồng độ thích hợp nhất của phân bón lá thí nghiệm đối với cúc vàng hè CN01. PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Nguồn gốc và vị trí phân loại hoa cúc Hoa cúc có tên khoa học là Chrysanthemum sp, có nguồn gốc từ Trung Quốc, Nhật Bản và một số các nước Châu Âu [15]. Sự tăng lên về dân số và sự hội nhập về kinh tế, trao đổi mua bán đã làm hoa cúc được trồng ở hầu hết các nước trên thế giới: Thái Lan, Trung Quốc, Đức, Pháp, Hà Lan, Philippin, Malaysia, Australia, NewZealand...Và ở Việt Nam, hoa cúc được nhập nội và trồng từ lâu đời (cách đây khoảng 165 năm). Khi nói đến hoa, người Việt Nam không thể không nói đến hoa cúc - một trong bốn cây tượng trưng cho người quân tử: "Xuân Lan, Thu Cúc, Đông Đào Hạ chen hoa Lựu, Mai vào gió đông" trong bộ hoa "tứ quý": "Tùng, Cúc, Trúc, Mai" Trong nghiên cứu hệ thống phân loại thực vật: Hoa cúc được xếp vào lớp 2 lá mầm (Dicotyledonec), phân lớp cúc (Asterydae), bộ cúc (Asterales), họ cúc (Asteraceae), họ phụ (Atrvoideae), chi Chrysanthemum. Họ cúc là họ lớn nhất, phổ biến rộng rãi, gồm 1000 chi, hơn 20.000 loài, phân bố ở khắp nơi trên trái đất, và sống ở những môi trường sinh thái khác nhau. Ở nước ta có 125 chi, trên 350 loài. Theo Hoàng Ngọc Thuận (2002): Hoa cúc thuộc họ Asteracea, họ phụ Asteroideae, gồm 8 chi phổ biến: Chrysanthemum, Aster, Mangold, Dahlia, Zinna, Daisy, Cosmos, Tansy. Hoa cúc cho hiệu quả kinh tế cao là các giống cúc thuộc chi Chrysanthemum, có tổng số 20.000 giống khác nhau, ở Việt Nam có 36 giống. Theo Jiang Quing Hai (2002), cây hoa cúc thuộc thực vật họ cúc, có nguồn gốc nguyên bản từ phía nam Trung Quốc, có trên 3.000 loài, nhiều loài sử dụng làm cây cảnh, cây thuốc, rau ăn... Để phân loại có thể dựa vào: + Hình dáng hoa: hình cầu, dẹt, hoa sen, thược dược, móc câu, lá kim. + Đường kính hoa: Cúc lớn: đường kính hoa lớn hơn 6-10 cm Cúc nhỏ: đường kính hoa nhỏ hơn 6 cm Riêng chi Chrysanthemum có thể phân biệt theo 3 cách sau: - Dựa vào hình dạng hoa có hoa cúc đơn và hoa cúc kép: + Cúc đơn: hoa nhỏ, đường kính hoa 2-5 cm, có 1-3 hàng cánh ở vòng ngoài cùng, vòng trong là cánh hoa rất nhỏ như Chi Vàng, Chi Trắng Đà Lạt... + Cúc kép: hoa có đường kính lớn hơn 10 cm hoặc nhỏ hơn 5 cm, có nhiều cánh xếp sít nhau. Có loại cánh cong như Bạch Khổng Tước, Đại đoá. Có loại cánh ngắn, đều như CN93, CN98. - Dựa vào hình thức nhân giống: + Phương pháp vô tính: tỉa chồi, giâm cành + Phương pháp hữu tính: gieo hạt - Dựa vào thời vụ: Theo nghiên cứu của Nguyễn Xuân Linh về:" Trồng hoa cúc chất lượng cao, kỹ thuật trong nhà plastic 2003" chia làm 4 vụ: Xuân hè: trồng tháng 3-4-5, có hoa tháng 6-7-8 Hè thu: trồng tháng 5-6-7, có hoa tháng 9-10-11 Thu đông: trồng tháng 8-9, có hoa tháng 12-1 Đông xuân: trồng tháng 10-11, có hoa tháng 2-3 2.2 Đặc điểm thực vật học của cây hoa cúc 2.2.1 Rễ Theo Dowrich và Bayourni (1996), rễ cây hoa cúc thuộc loại rễ chùm, rễ ít ăn sâu mà phát triển theo chiều ngang. Khối lượng bộ rễ lớn, có nhiều rễ phụ và lông hút nên khả năng hút nước và dinh dưỡng mạnh. Những rễ này không phát sinh từ mầm rễ mà từ những rễ mọc ở mắt của thân cây, còn gọi là mắt ở những phần sát mặt đất. 2.2.2 Thân Hoa cúc thuộc cây thân thảo, có nhiều đốt giòn, dễ gãy, khả năng phân cành mạnh. Thường những giống cúc đơn thân thì mập, thẳng, còn cúc chùm thân nhỏ và cong. Thân đứng hay bò, cao hoặc thấp, đốt dài hay ngắn, sự phân cành mạnh hay yếu còn phụ thuộc vào từng giống. Thân cây cao từ 30-80 cm, hoặc đến 1,5-2m. 2.2.3 Lá Theo Cockshull (1995) mô tả: Lá cúc xẻ thuỳ có răng cưa, lá đơn mọc so le nhau, mặt dưới bao phủ một lớp lông tơ, mặt trên nhẵn, gân nhiều mạng lưới.Từ mỗi nách lá thường phát sinh một mầm nhánh. Phiến lá nhỏ, dày mỏng, xanh đậm hay nhạt tuỳ theo giống. Bởi vậy trong sản xuất để đạt hiệu quả kinh tế cao thường tỉa bỏ các cành nhánh phụ đối với giống cúc đơn, và để cây sinh trưởng phát triển tự nhiên với cúc chùm. Cúc có năng suất cao thường có bộ lá gọn, thân cứng mập và thẳng, khả năng chống đổ tốt. 2.2.4 Hoa Theo Cornish và Stevenson (1990) và Okada (1994) đã miêu tả hoa cúc là hoa lưỡng tính hoặc đơn tính với nhiều màu sắc khác nhau, đường kính hoa 1,5- 12 cm. Hoa có thể là hoa đơn hoặc kép, thường mọc nhiều hoa trên một cành, phát sinh từ các nách lá. Hoa cúc chính là gồm nhiều hoa nhỏ hợp lại trên một cuống hoa, hình thành hoa từ đầu trong mà thực chất một cánh là một bông hoa. Những cánh nằm phía ngoài thường có màu sắc đậm hơn và xếp thành nhiều tầng, việc xếp lỏng hay chặt còn tuỳ thuộc vào giống. Cánh có nhiều hình dạng khác nhau, cong hoặc thẳng, có loại cánh ngắn đều, có loại cánh dài, xoè ra ngoài hay cuốn vào trong. Cũng theo Cockshull (1995), hoa cúc có 4-5 nhị đực đính vào nhau bao xung quanh vòi nhụy. Vòi nhụy mảnh, hình chỉ chẻ đôi. Khi phấn chín, bao phấn nở tung phấn ra ngoài, nhưng lúc này nhụy còn chưa có khả năng tiếp nhận hạt phấn. Bởi vậy, cúc tuy là hoa lưỡng tính nhưng lại thường biết giao phấn, nghĩa là không thể thụ phấn trên cùng một hoa, nếu muốn lấy hạt hoa cúc phải thụ phấn nhân tạo. Do đó trong việc sản xuất cây con giống thường sử dụng chủ yếu bằng phương pháp nhân giống vô tính. 2.2.5 Quả Theo Anderson (1998) và Ishiwara, cây hoa cúc có quả dạng quả bế khô, hình trụ hơi dẹt chỉ chứa một hạt. Hạt có phôi thẳng và không có nội nhũ. 2.3 Giá trị kinh tế và giá trị sử dụng hoa cúc 2.3.1 Giá trị kinh tế Một số tài liệu cho thấy, trong thực tiễn sản xuất hiện nay, nếu trồng 1 sào (360 m2) hoa cúc thì tổng chi phí cho phân bón, chăm sóc, đầu tư giống, thuốc trừ sâu, công lao động hết khoảng 5-5,5 triệu đồng, tuỳ vào mức độ thâm canh. Sau khi thu hoạch trong vòng 3-4 tháng, trừ chi phí, thì người trồng có thể lãi từ 3-6 triệu đồng 1 sào. Trong khi cùng 1 sào trồng lúa năng suất cao chỉ đạt 200-250 kg /sào, thu nhập khoảng 400.000-500.000 đồng/sào, trong khoảng 5 tháng. 2.3.2 Giá trị sử dụng Trên mỗi bông hoa có loại có 1 màu duy nhất như trắng, vàng, đỏ, xanh..., có loại có đồng thời 2-3 màu riêng biệt, cũng có loại có nhiều thành phần màu pha trộn tạo nên một thế giới màu sắc vô cùng phong phú, đa dạng mà có lẽ chỉ hoa cúc mới có đặc tính đó. Với đặc điểm là bò lan hay mọc thẳng đứng, cho 1 hay nhiều hoa cùng một lúc trên cây, nên cây hoa cúc có thể sử dụng nhiều mục đích khác nhau: làm hoa trồng chậu, hoa cắm lọ để bàn, hoa cài trang trí, hoa đĩa thờ cúng... Mặt khác, vì sự đa dạng về chủng loại, màu sắc, đặc tính bền lâu nên hoa cúc là đối tượng được sử dụng làm hoa trồng thảm ở nhiều khu vực công cộng: công viên, vườn hoa đô thị, quảng trường...làm đẹp quang cảnh và bảo vệ môi trường. Với y học, hoa cúc là một loại dược liệu, một vị thuốc có tác dụng chữa bệnh cảm cúm, đau bụng, nhức đầu (Bạch cúc), hoặc pha trà, ngâm rượu (Cúc chi), làm rau xanh (Cúc Tần Ô). 2.4 Điều kiện sinh thái ảnh hưởng tới hoa cúc 2.4.1 Nhiệt độ Nhiệt độ là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sinh trưởng phát triển, nở hoa và chất lượng của hoa cúc. Hoa cúc có nguồn gốc ôn đới nên nó ưa khí hậu mát mẻ, hoặc chỉ nóng trung bình, nhiệt độ thích hợp 15-20oC, một số giống thì nhiệt độ thích hợp là 10-35oC. Thời kỳ cây con yêu cầu nhiệt độ cao hơn, thời kỳ ra hoa nếu nhiệt độ thích hợp thì hoa sẽ bền, đẹp. Nhiệt độ có ảnh hưởng tới sự hút khoáng, hút chất dinh dưỡng của rễ cây. Nhiệt độ còn ảnh hưởng tới sự hút khoáng chủ động, bị động của rễ cây, nhiệt độ càng thấp hay càng cao thì sự hút khoáng đó sẽ giảm. Chính vì thế, trong quá trình trồng cây hoa nói riêng cũng như trồng các cây trồng khác thì chúng ta cần tác động tạo điều kiện tốt nhất cho khả năng hấp thụ của cây, như tưới nước, xới xáo, chọn ngày râm mát để bón phân... Nhiệt độ, ánh sáng không tác động một cách riêng rẽ mà phối hợp một cách kìm hãm hay thúc đẩy đến sự sinh trưởng phát triển của cây hoa cúc. 2.4.2 Ánh sáng Hoa cúc là cây ngày ngắn. Ánh sáng ngày dài thuận lợi cho cây sinh trưởng, ánh sáng ngày ngắn thuận lợi cho cây ra hoa. Thời gian đầu khi mầm non mới ra rễ, cây cần ít ánh sáng bởi vì cây còn sử dụng chất dinh dưỡng dự trữ trong cây. Nhưng khi cây tiêu hao hết dinh dưỡng dự trữ, cây cần ánh sáng để chuyển sang giai đoạn sống tự dưỡng. Tuy nhiên, ánh sáng quá mạnh cũng làm cây chậm lớn. Do đó, trong điều kiện vụ xuân hè khi cường độ chiếu sáng ngày càng tăng và thời gian chiếu sáng ngày càng dài nên chúng ta cần sử dụng một số giống nhập nội điển hình CN01, CN93, CN98, tím hè, cúc vàng Đà Lạt sẽ cho hiệu quả kinh tế cao. 2.4.3 Ẩm độ Cúc là cây trồng cạn, có thể chịu hạn nhưng không chịu úng nên cần trồng ở những chân đất cao, thoát nước. Tưới nước đảm bảo đủ ẩm, không tưới quá nhiều nước. Cây cúc yêu cầu độ ẩm đất là 60-70%, ẩm độ không khí là 55-65%. Khi ẩm độ quá cao (>80%) sẽ là điều kiện tốt cho nấm bệnh phát triển gây hại thân lá và hoa bị lẫu hỏng. Lượng nước cần cho cây phụ thuộc vào điều kiện thời tiết. Nếu trời nhiều mây, lượng nước cần là 0,7ml/m2; trời quang mây là 2,53 ml/m2; trời khô ráo là 3,54 ml/m2. Khi thu hoạch cần tránh những ngày mưa lớn làm đọng nước trên hoa gây lẫu, thối hoa... 2.5 Ảnh hưởng của dinh dưỡng tới hoa cúc Việc bón phân cho cây cần dự trên nhu cầu dinh dưỡng của cây. Phân bón phải đảm bảo đủ dinh dưỡng, hàm lượng phải cân đối để cây sinh trưởng phát triển tốt. Nếu thiếu phân cây sẽ còi cọc, hoa nhỏ, dễ bị sâu bệnh hại... Nếu thừa phân thân cây sẽ vống cao, dễ đổ, khả năng chống chịu kém... Việc cung cấp cho cây thừa hay thiếu phân bón đều không mang lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất.
Luận văn liên quan