Đồ án Nghiên cứu bao bì chất dẻo và ứng dụng sản xuất bao bì chất dẻo của nhãn hiệu dầu ăn Marvela

Lớp mạ hóa học niken hóa học (electroless nickel- EN) rất được quan tâm trong kỹ thuật do hợp kim NiP thu được có nhiều tính chất đáng lưu ý như: độ cứng, độ bền cơ cao, hệ số ma sát thấp, khả năng chịu ăn mòn tốt. Lớp mạ này đã được ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp, đặc biệt trong những ngành công nghệ cao như cơ khí chính xác, điện tử, viễn thông, ôtô, hàng không [1-6] Trong khoảng hơn 10 năm trở lại đây, sự phát triển khoa học kỹ thuật đòi hỏi phải tạo ra các hệ vật liệu có các tính chất cơ tính, hóa tính, từ tính ưu việt hơn. Một trong những xu hướng được quan tâm nhiều là sử dụng các hệ vật liệu compozit của NiP để nâng cao tính năng, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật. Màng compozit NiP-hạt phân tán cũng là một trong những hệ vật liệu tiềm năng và được nghiên cứu rộng rãi tại các nước phát triển. Cho tới nay đã có rất nhiều hệ compozit khác nhau của NiP được nghiên cứu như NiP/hạt cứng (SiC, Al2O3, BN, WC ) nhằm tăng độ cứng, NiP-PTFE tăng độ ma sát, tăng khả năng chịu ăn mòn Cùng với các nghiên cứu ứng dụng trong công nghiệp, các vấn đề lý thuyết về cơ chế kết tủa màng compozit, tương tác giữa hạt phân tán và NiP cũng như ảnh hưởng của các yếu tố công nghệ cũng được quan tâm nghiên cứu nhằm đưa ra những thông tin tốt nhất phục vụ hoàn thiện công nghệ [1,2,7-12]. Mục tiêu của luận văn này là nghiên cứu lớp mạ niken hoá học compozit NiP-Al2O3 cụ thể là: Nghiên cứu ảnh hưởng hàm lượng và kích thước hạt Al2O3 trong dung dịch tới cấu trúc và tính chất lớp mạ hoá học compozit NiP-Al2O3. Các nội dung chính của luận văn bao gồm: - Nghiên cứu ảnh hưởng hàm lượng Al2O3 trong dung dịch tới cấu trúc và tính chất lớp mạ hoá học NiP- Al2O3 - Nghiên cứu ảnh hưởng kích thước hạt Al2O3 trong dung dịch tới cấu trúc và tính chất lớp mạ hoá học NiP-Al2O3. Từ kết quả thu được sẽ tìm ra các điều kiện công nghệ tối ưu chế tạo màng compozit, đồng thời làm sáng tỏ cơ chế ảnh hưởng của các thông số này tới cấu trúc và tính chất của màng.

doc34 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3879 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Nghiên cứu bao bì chất dẻo và ứng dụng sản xuất bao bì chất dẻo của nhãn hiệu dầu ăn Marvela, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở đầu Như ta đã biết, thực phẩm là một phần không thể tách rời của cuộc sống và nó có ý nghĩa quyết định đế cuộc sống của con người. Cuộc sống của con người sẽ bị đảo lộn nếu như nguồn thực phẩm thiếu, nên việc cất giữ thực phẩm là điều tất yếu. Thực phẩm không chỉ mang lại cho con người nguồn dinh dưỡng, năng lượng để tồn tại, phát triển và làm việc mà còn mang nhiều giá trị quan trọng khác như mang giá cảm quan, giá trị kinh tế, giá trị văn hóa đặc trưng cho từng vùng miền, đất nước, và từ đó phát huy thế mạnh… Bởi thế một yêu cầu đặt ra là làm sao để cất giữ nguồn thực phẩm được lâu dài mà không làm giảm số lượng và chất lượng thực phẩm. Và đó là nhiệm vụ của bao bì thực phẩm. Bao bì là vật chứa đựng, bao bọc thực phẩm thành đơn vị để bán. Bao bì có thể bao bọc, có thể phủ kín hoàn toàn hay chỉ bao bọc một phần sản phẩm. Bao bì hàng hóa đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất, phân phối và tiếp thị sản phẩm ra thị trường. Ngày nay, bao bì không chỉ để trình bày, mô tả, quảng cáo cho sản phẩm hay đơn thuần là vật bảo quản, chứa đựng sản phẩm mà bao bì còn đảm nhận vai trò như một công cụ tiếp thị cho sản phẩm, là hình ảnh tượng trưng cho sản phẩm và có vai trò quan trọng trong việc quyết định mua hàng của khách hàng tiềm năng. Lịch sử bao bì thực phẩm đã nói lên sự tiến bộ của công nghệ thực phẩm cùng với công nghệ vật liệu làm bao bì, đồng thời phản ánh sự phát triển của xã hội loài người qua các thời kì. Thực phẩm mà chúng ta sử dụng hàng ngày có nguồn nguyên liệu xuất xứ từ nhiều vùng đất, nhiều quốc gia trên thế giới và được xử lí chế biến theo sự kết hợp phong thái của nhiều nền văn hoá khác nhau và biến đổi theo sự phát triển của xã hội. Bao bì thực phẩm có một trong các chức năng quan trọng là chứa đựng và bảo quản thực phẩm,nên đã gắn liền với nhu cầu sinh hoạt, ăn uống của con người theo từng thời kì. Từ thời kì đồ đá, vật chứa đựng thức ăn thức uống chính là những khúc gỗ rỗng, những quả bầu bí đã để khô, vỏ sò ốc. Sau đó con người đã biết dùng một số bộ phận của thú rừng để làm vật liệu chứa đựng như da, xương, sừng...Bên cạnh đó họ cũng biết dệt lông thú, cành nho, cỏ lác thành tấm và tạo thành túi chứa đựng. Đến thời kì đồ đá mới, loài người đã biết chế tạo vài đồ chứa bằng kim loại có hình dạng như chiếc sừng và phát hiện ra đất sét chế tạo đồ gốm. Hơn bốn nghìn năm trước người Moenjo-Daro( thuộc vùng đất Pakistan ngày nay) đã biết dùng da thú bịt kín lọ bằng gốm để giữu ẩm cho lúa mì, lúa mạch được chứa đựng trong đó. Khoảng 530 năm trước Công nguyên,người dân Ba Tư đã biết dùng bình gốm sứ đựng rượu và nước. Bên cạnh đó, thuỷ tinh cũng đã được con người phát hiện rất sớm. Khoảng 1500 năm trước Công nguyên, con người đã dùng lọ thuỷ tinh để chứa các chất lỏng. Năm 79 sau Công nguyên, người la mã đã biết dùng các bình lọ thuỷ tinh để chứa đựng đồng thời với đồ gốm sứ. Trong thời kì này, hàng hoá như rượu vang cũng được chứa đựng trong các bình to bằng đất sét nung. Những vùng dân cư như bộ tộc Sepape đã phát minh ra thùng tròn bằng gỗ được lắp chặt khít bằng những mảnh gỗ theo lỗ mọng, có nắp đậy và được niềng chặt bằng những móc sắt. Cùng với sự phát triển của xã hội, con người ngày càng phát triển nhiều loại bao bì khác nhau mang nhiều tính chất ưu việt hơn nhu: + Bao bì gốm sứ + Bao bì hỗn hợp + Bao bì thủy tinh + Bao bì kim loại + Bao bì giấy Chương I Sơ Lược về Bao Bì Chất Dẻo 1.Định nghĩa và phân loại bao bì 1.1 Định nghĩa ( Quyết định của tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng số 23 TĐC/QĐ ngày 20/2/2006 ). Định nghĩa : Bao bì là vật chứa đựng , bao bọc thực phẩm thành đơn vị để bán. Bao bì có thể bao bọc, có thể phủ kín hoàn toàn hay chỉ bao bọc một phần sản phẩm. Bao bì phải đảm bảo chất lượng cho sản phẩm, có thể phẩm, lưu kho, kiểm tra và thương mại … một cách thuận lợi 1.2 Phân loại bao bì thực phẩm Có thể nói bao bì thực phẩm được yêu cầu một cách nghiêm khắc về cấu tạo và chất lượng thông tin ( cấu tạo gắn liền với phương pháp đóng gói bao bì ) Bao bì được chia làm 2 loại chính : bao bì hở và bao bì kín. 1.2.1 Bao bì kín : Bao bì kín chứa đựng sản phẩm làm nhiệm vụ ngăn cách không gian xung quanh vật phẩm thành hai môi trường. - Môi trường bên trong bao bì : là khoảng không gian tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm. - Môi trường bên ngoài : là không gian bên ngoài bao bì, sẽ hoàn toàn không tiếp xúc với thực phẩm trong trường hợp bao kín. Loại bao bì kín hoàn toàn được dùng để bao bọc những thực phẩm chế biến công nghiệp, để đảm bảo chất lượng sản phẩm sau quá trình sản xuất và trong suốt thời gian lưư hành trên thị trường cho đến tay người tiêu dùng. Bao bì gói trực tiếp thực phẩm là loại bao bì kín một lớp sẽ tiện lợi, đạt hiệu quả kinh tế cao trong công đoạn đóng gói bao bì, nhưng thông thường một lớp bao bì chỉ cấu tạo bằng một loại vật liệu thì không đảm bảo độ kín hoàn toàn do mỗi loại vật liệu đều có khuyết điểm. Do đó , bao bì một lớp thường được cấu tạo dạng ghép nhiều loại vật liệu để khắc phục khuyết điểm của từng loại vật liệu riêng lẻ 1.2.2. Bao bì hở ( hay chỉ bao bọc một phần ) Bao bì hở gồm hai dạng : - Bao bì hở bao gói trực tiếp loại rau quả hoặc hàng hóa tươi sống, các loại thực phẩm không bảo quản lâu, hoặc chế biến ăn ngay. Các loại rau quả tươi sau thu hoạch, chưa chế biến thì vẫn cần hô hấp và cần được duy trì quá trình hô hấp hiếu khí một cách thích hợp ( cos điều chỉnh ) để có thể kéo dài thời gian bảov quản sản phẩm trong quá trình chuyên chở tới nơi sử dụng thì bao bì để đóng gói rau quả tươi được làm bằng vật liệu có khả năng thấm được hơi nước , O2 , CO2 . Người ta có thể đục lỗ trên bao bì để thoát khí CO2, hơi nước, và cung cấp O2 ở mức độ cần thiết cho rau quả tươi , duy trì được quá trình hô hấp yếm khí gây hư hỏng rau quả tươi. - Bao bì hở còn có thể là lớp bao bì bao bọc bên ngoài bao bì chứa đựng trực tiếp thực phẩm , có nhiệm vụ quan trọng là tạo sự xếp khối sản phẩm để thuận tiện, an toàn trong vận chuyển , phân phối , kiểm tra lưu kho. Ví dụ : các loại bao bì vận chuyển dạng thùng khối hình chữ nhật , bằng bìa cứng gợn sóng , các két bằng plastic đựng chai nước giải khát, bia. Đối với thực phẩm không được chế biến theo quy mô công nghiệp, hoặc những thức ăn thức uống được bao gói sẳn chỉ có thể tiêu dùng trong vòng 24 giờ , thì bao bì của chúng không thuộc phạm vi quy định trong định nghĩa bao bì trên đây. Tính chất bao bì kín hay hở được quyết định bởi vật liệu làm bao bì và phương pháp đóng sản phẩm vào bao bì , cách ghép kín các mí của bao bì. Vật liệu của bao bì kín phải đáp ứng tính chống thấm tất cả các yếu tố môi trường bên ngoài cũng như bên trong của bao bì: + Sự xâm nhập của không khí , oxy, hơi nước, nước, các loại khí hơi, mùi hương , chất béo… + Phương pháp đóng gói sản phẩm vào bao bì lại phụ thuộc vào loại bao bì được sử dụng. 2. Chất dẻo và thành phần chất dẻo. 2.1: Định nghĩa. Chất dẻo là những vật liệu có khả năng bị biến dạng khi chịu tác dụng của nhiệt, áp suất và vẫn giữ được sự biến dạng đó khi thôi tác dụng. 2.2. Thành phần chất dẻo Chất dẻo là hỗn hợp của nhiều chất : 2.2.1. Polime Polime thiên nhiên hoặc tổng hợp là thành phần cơ bản nhất của chất dẻo. 2.2.2: Chất hóa dẻo Là chất cho thêm vào để tăng tính dẻo cho polime 2.2.3. Chất độn Để tiết kiệm polime,đồng thời để tăng thêm một số đặc tính cho chất dẻo.Thí dụ : Chất độn amiăng làm tăng tính chiệu nhiệt,bột kim loại và graphit làm tăng tính dẫn điện và nhiệt. 2.2.4. Chất phụ Gồm chất màu, chất chống oxi hóa,chất diệt trùng... 2.3/ Một số chât dẻo được sử dụng trong sản xuất bao bì 2.3.1. Polietilen (PE) Polietilen là chất rắn,màu trắng,hơi trong,không dẫn điện và nhiệt,không cho nước và khí thấm qua. Polietilen có tính chất hóa học như hiđrocacbon no : Không tác dụng với các dung dịch axit,kiềm thuốc tím và nước brom Do các tính chất trên,polietilen được dùng bọc dây điện,bọc hàng , làm màng mỏng che mưa,chai lọ,chế tạo thiết bị trong nghành sản xuất hóa học. Polietilen được điều chế bằng cách trùng hợp etilen: (polietilen,n=3000-40 000)  2.3.2. Polistrilen Polistriren là chất rắn,màu trắng,không dẫn điện và nhiệt .Polistriren được dùng làm vật liệu cách điện,sản xuất đồ dùng (chai lọ,đồ chơi trẻ em...) Điều chế polistriren bằng cách trùng hợp striren : 2.3.3 Polivinyl clorua (PVC ) Polivinyl colrua là chất bột vô định hình,màu tráng,bền với dung dịch axit và kiềm. Polivinyl colrua dùng để sản xuất dao động nhân tạo,vải che mưa,ép đúc dép nhựa và hoa nhựa,vật liệu cách điện. Điều chế PVC bằng cách trùng hợp vinyl colrua : 2.3.4. Polimetyl metacrylat Polimetyl metacrylat là chất rắn,không màu,trong suốt nên được gọi là "thủy tinh hữu cơ".Nó bền với tác dụng của axit và kiềm. Polimetyl metacrylat được dùng để chế tạo "kính khó vỡ",thấu kính,răng giả,đồ nữ trang... Điều chế polimetyl metacrylat bằng phản ứng trùng hợp metyl metacrylat : 2.3.5. Nhựa phenolfomanđehit Nhựa phenolfomanđehit là chất rắn,thành phần chính của nhựa bakelit. Nhựa bakelit có tính bền cơ học cao,cách điện ... nên được dùng để chế tạo các bộ phận máy móc (bánh răng cưa chạy êm,vỏ máy ...) trong ôtô, máy bay,máy điện thoại... Nhựa phenolfomanđehit được điều chế bằng cách đun nóng phenol với fomanđehit lấy dư,xúc tác bằng bazơ.Đầu tiên tạo ra polime có cấu tạo mạch thẳng,sau đó các phân tử mạch thẳng nối với nhau bởi các nhóm tạo ra mạng không gian. 3/ phân loại bao bì chất dẻo: 3.1/ phân loại theo hình dạng. - hình trụ ( chai, lọ…) - Loại túi - Hình hộp 3.2. Phân loại theo vật liệu - loại nhựa - loại nilon 3.3. Phân loại theo loại nhựa monomer Được chia ra làm 3 loại: Polyolefin Polyvinyl Polyester a/ Nhựa Polyolefin + Monomer là olefin (alkene) - Olefin : ethylene (CH2=CH2) > Polyethylene (PE) -(CH2 – CH2)- - Olefin : Propylene ( CH2=CH – CH3) .> Polypropylene (PP) b/ Nhựa Polyvinyl + Monomer là vinyl CH2=CHX - X = Phenyl C6H5 > Polystyren (PS) - X=Cl > Polyvinyl clorua (PVC) c/ Nhựa Polyester + Monomer là este - Ester = Amind > Polyaminde (PA) - Ester = Ethylene terepphtalat > Polyethylene terephatalat (PET) a/ Phân loại theo tính chất chảy Được chia làm hai loại: Nhựa nhiệt dẻo và nhựa nhiệt rắn Hạt nhựa Gia nhiệt Nhựa lỏng Định hình Sản phẩm Gia nhiệt Chảy lỏng Không chảy lỏng Nhựa nhiệt rắn Nhựa nhiệt lỏng 4/ Ưu , nhược điểm của bao bì chất dẻo. 4.1/ Ưu điểm. - Có khản năng chống ăn mòn cao, có tính chống xuyên thấm cao - Đảm bảo độ kín, không thấm ướt, Cã thÓ ghÐp kÝn bao b× b»ng nhiÖt mét c¸ch ®¬n gi¶n. - Cã thÓ thùc hiÖn trªn d©y chuyÒn ®ãng gãi tù ®éng víi cưêng ®é cao. - Cã thÓ t¹o d¸ng bao b× ®a d¹ng vµ trang trÝ phï hîp víi tõng lo¹i thùc phÈm - Cã thÓ t¹o nhiÒu lo¹i bao b× trong suèt vµ cã mÇu chèng ®îc bøc x¹ tö ngo¹i - Nhẹ, thuận lợi cho vận chuyển, giá thành hạ, có thể nhìn thấy sản phẩm bên trong - DÔ gia c«ng vµ chÕ t¹o c«ng nghiÖp trªn quy m« lín, trªn c¬ cë tiªu chuÈn ho¸. - Mét sè vËt liÖu chÊt dÎo cã thÓ t¸i chÕ hoÆc t¸i sö dông 4.2/ Nhược điểm: - Mét sè vËt liÖu chÊt dÎo cã thÓ t¸i chÕ hoÆc t¸i sö dông - Mét sè chÊt dÎo kh«ng cã kh¶ n¨ng t¸i sö dông vµ t¸i chÕ nªn g©y « nhiÔm m«i trưêng - một số loại bao bì không thể tái sử dụng như túi nilon gây ảnh hưởng xấu tới môi trường… 5/ Yêu cầu của bao bì chất dẻo. Ngoài những yêu cầu đối với bao bì thực phẩm, bao bì chất dẻo còn phải đáp ứng các yêu cầu sau: + Về thực phẩm - Không gây độc cho thực phẩm, không làm cho thực phẩm biến đổi chất lượng, không gây mùi, màu sắc lạ cho thực phẩm. - Bền đối với tác dụng của thực phẩm. - Có khả năng chống thấm mùi, khí dầu mở và sự xâm nhập của vi sinh vật - Chịu được tác động của các yếu tố lý học, hóa học, chịu được nhiệt độ và áp suất cao. - Dễ gia công,sữ dụng, vận chuyển, bảo quản tiện lợi - Đảm bảo chức năng bao bì + Về cảm quan - Hình thức hấp dẫn, thích hợp với sản phẩm - Phải đảm bảo hình thái, màu sắc, hương vị đặc trưng theo qui định của từng loại sản phẩm. - Phải có nhãn hiệu nguyên vẹn, ngay ngắn, ghi rõ các mục: Cơ quan quản ly, cơ sở chế biến, tên mặt hàng, phẩm cấp, ngày sản xuất, khối lượng tịnh và khối lượng bao bì, mã số được in đảm bảo bền chắc, không dễ tẩy xóa. + Về kinh tế -Vật liệu dễ kiếm, - Rẽ tiền. + Về môi trường - Vật liệu không ảnh hưởng xấu tới môi trường, có thể tái sử dụng Chương II Ứng dụng sản xuất bao bì cho dầu ăn Marvela Để tìm hiểu rõ hơn về nguyên liệu sản xuất cũng như công dụng,chức năng của bao bì chất dẻo trong thực phẩm chúng ta cùng đến với Dầu ăn Mavela của công ty Dầu ăn Golden Hope_nhà bè 1/ Phương pháp sản xuất và hình dáng bao bì 1.1. Phương pháp sản xuất chai nhựa Hiện nay trên thế giới sử dụng phổ biến nhất hai phương pháp tạo ra các loại chai, thùng nhựa đó là phương pháp thổi (blowing molding) và phương pháp quay (rotating molding). Cả hai phương pháp này đều cùng một mục đich là tạo ra một sản phẩm rỗng từ nhựa nhiệt dẻo. Tuy nhiên, phương pháp quay có thể tạo được những sản phẩm phong phú hơn so với phương pháp thổi. Phương pháp quay có thể tạo những sản phẩm có dung tích từ 5ml đến những thùng lớn khoảng 38m3. Mặc dù hai phương pháp này đều tạo ra một loại sản phẩm nhưng mỗi phương pháp có một vị trí nhất định trong ngành công nghiệp. Phương pháp thổi cho những sản phẩm nhỏ, sản xuất hàng loạt còn phương pháp quay thì cho những sản phẩm lớn. 1.1.1. Phương pháp thổi (blowing molding) Là phương pháp trong đó khí nén được thổi vào một “túi” nhựa dẻo để ép nhựa dẻo lên bề mặt của khuôn. Đây là một phương pháp quan trọng để tạo ra những chi tiết, những sản phẩm bằng chất dẻo có thành mỏng như các loại chai, lọ và thùng chứa. Những loại được sản xuất để dùng cho ngành thực phẩm và dược phẩm thì đòi hỏi rất cao về chất lượng. Phương pháp thối có thể chia thành hai bước: - Bước thứ nhất là tạo ra một ống nhựa dẻo, hay thường gọi là parison. - Bước thứ hai là thổi khí nén vào để ép nhựa dẻo lên bề mặt trong của khuôn để tạo thành hình dáng theo mong muốn. Tuỳ theo loại sản phẩm (phụ thuộc vào loại vật liệu nhựa gia công) mà ta có hai phương pháp thổi, phương pháp đùn và phương pháp phun. a) Phương pháp đùn – thổi (extrusion blow molding): Phương pháp này được mô tả bằng hình vẽ sau: Đây là một phương cho năng suất cao. Thông thường, nó được tích hợp vào một dây chuyền sản xuất như: Thổi chai sau đó là cho sản phẩm cần đựng (nước có gas hoặc thuốc…) vào và cuối cùng là dán nhãn. Nó yêu cầu sản phẩm sau khi thổi phải cứng và độ cứng còn tuỳ thuộc vào tỷ lệ theo các phương. b) Phương pháp phun – thổi (injection blow molding) Nguyên lý của phương pháp này được mô tả như sau: (1) Nhựa dẻo được phun vào xung quanh cần thổi (2) Khuôn mở ra và cần thổi cùng với nhựa dẻo được di chuyển đặt vào khuôn. (3) Khí nén được đưa vào, làm ép nhựa dẻo vào bề mặt khuôn nhằm đạt được sản phẩm có hình dạng như mong muốn. (4) Khuôn mở ra và sản phẩm được lấy ra ngoài. So với phương pháp đùn, phương pháp này cho năng suất thấp hơn do chu trình dài hơn. Điều đó lý giải tại sao phương pháp này ít được sử dụng trong sản xuất. c) Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm - Bước tạo ống nhựa dẻo: Yêu cầu của ống nhựa dẻo phải có độ dày phù hợp. Tùy theo sản phẩm mà nó có thể có độ dày đều hay lệch một phía. nếu như bước này điều chỉnh độ dày của ống nhựa dẻo không hợp lý thì sản phẩm sẽ có chiều dày không đều, thậm chí có chỗ thiếu nhựa sẽ dẫn đến chai bị thủng, hoặc không đạt đúng khối lượng yêu cầu (quá nặng hay quá nhẹ so với đơn đặt hàng). - Bước thổi khí nén vào khuôn: Đây cũng là một bước hết sức quan trọng. Thông thường áp suất khí nén khi thổi vào khuôn là 8 bar. Cũng thùy thuộc vào loại sản phẩm mà có thời gian thổi khí vào lâu hay nhanh. Nếu khí thổi vào không đủ thì sản phẩm sẽ không đạt được hình dạng mong muốn, bề mặt sản phẩm bị nhăn, lồi lõm…Đối với những loại sản phẩm lớn (khoảng từ 2 lít trở lên, sau khi thổi trong khuôn xong, người ta còn thổi phụ thêm để tránh trường hợp nhựa co lại sau khi nguội). - Ngoài ra cũng còn rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm như: Việc chế tạo khuôn, việc lắp khuôn lên máy không chính xác, khuôn bị nghiêng, Nhựa không sạch…. - Việc xác định chiều dày ống nhựa, thời gian thổi, tốc độ đùn ra ống nhựa dẻo…đều được thực hiện trong quá trình điều chỉnh máy do loại vật liệu nhựa rất khó kiểm soát khi chuyển sang dạng dẻo và khi chuyển từ dạng dẻo sang dạng rắn. d) Vật liệu và sản phẩm của phương pháp thổi: Phương pháp thổi bị giới hạn trong loại nhựa nhiệt dẻo (là loại nhựa khi bị gia nhiệt thì nó chuyển từ dạng rắn sang dạng dẻo và khi thôi gia nhiệt thì nó chuyển lại dạng rắn). Polyethylene (PE) là loại nhựa được sử dụng phổ biến nhất trong phương pháp thổi, đặc biệt là PE mật độ cao (HDPE) và PE có khối lượng phân tử cao (HMWPE). So với loại PE mật độ thấp (LDPE), khi cần độ cứng cao, HDPE và HMWPE cho hiệu quả kinh tế cao hơn do thành của sản phẩm có thể làm mỏng hơn. Một số sản phẩm của phương pháp thổi còn dùng các loại chất dẻo như polypropylene (PP), polyvinylchloride (PVC), and polyethylene terephthalate (PET). Các loại bao bì, chai nhựa có kích thước nhỏ được sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày lđà sản phẩm chính của phương pháp thổi. Tuy nhiên, đó không phải là tất cả. Trong sinh hoạt và sản xuất, ta còn cần những loại can, thùng có dung tích lớn từ vài lít đến vài nghìn lít như thùng xăng xe ôtô hoặc vỏ một số loại thuyền nhỏ… 1.1.2. Phương pháp quay (rotation molding): Phương pháp này sử dụng trọng lực bên trong một bộ khuôn quay để nhận được chi tiết có cấu trúc rỗng. Còn được gọi là motomolding, đây là một lựa chọn khác của phương pháp thổi để có được các loại sản phẩm có kích thước lớn. Nó sử dụng chủ yếu nhựa nhiệt dẻo nhưng thermosets and elastomers đang trở nên phổ biến. Rotomolding có thể tạo được những chi tiết có cấu trúc hình học phức tạp, có kích thước lớn hơn nhưng có chất lượng thấp hơn phương pháp thổi. Phương pháp này bao gồm những bước sau: (1) Một lượng bột nhựa định trước được nạp vào trong khuôn. (2) Khuôn sau đó được gia nhiệt đồng thời quay xung quanh hai trục vuông góc với nhau. Do đó, bột nhựa được đưa đến tất cả các bề mặt bên trong của khuôn và dần dần chảy ra tạo thành một lớp nhựa dẻo có độ dày bằng nhau trên bề mặt của khuôn. (3) Trong khi quay, khuôn được làm nguội, do đó làm cho nhựa cứng lại. (4) Khuôn mở ra và sản phẩm được lấy ra ngoài. Tốc độ quay của khuôn tương đối chậm. Nó sử dụng trọng lượng của nhựa chứ không phải do ly tâm. Điều đó tạo ra một chi tiết có độ dày đều. So với hai phương pháp trên thì khuôn của phương pháp quay đơn giản hơn và rẻ hơn. Tuy nhiên, chu kỳ của một sản phẩm lại lâu hơn, có khi lên đến 10 phút mới xong một sản phẩm. Để khắc phục hạn chế này, người ta thường tiến hành trên những máy có nhiều trạm, ví dụ như trên hình vẽ là máy có 3 trạm làm việc. 1.1.3.Cấu tạo của đầu đùn nhựa  (hình mang tính minh họa, khác so với thực tế) Từ hình vẽ ta thấy quá trình tạo ống nhựa là liên tục, khi nào hết nguyên liệu thì lại đổ vào phễu. Việc xác định nhiệt độ để làm dẻo hóa hạt nhựa cũng thùy thuộc vào loại nhựa. sau đây là một ví dụ về thiết lập nhiệt độ cho đầu đùn có 5 vòng nhiệt: Trong giai đoạn này: - Cần kiểm soát thông số nhiệt độ của đầu đùn nhựa theo từng vùng. Nhiệt độ được kiểm soát bằng hệ thống cấp và tản nhiệt được bố trí dọc theo đầu đùn nhựa. Theo dõi nhiệt độ bằng cặp nhiệt điện. - Cần kiểm soát lưu lượng nhựa đùn. Lưu lượng nhựa đùn được theo dõi và kiểm soát bằng tốc độ quay trục vít me (do đường kính ống đùn nhựa không đổi). Cách xác định hai thông số này: 1) Nhiệt độ: xác định nhiệt độ để làm dẻo hóa hạt nhựa cũng thùy thuộc vào loại nhựa. 2) Lưu lượng (đối với dây chuyền sx liên tục) phụ thuộc: - Thể tích nhựa của vật cần chế tạo. - Tốc độ nâng nhiệt của từng vùng. - Năng suất sản xuất. Thông số cho quá trình đùn thổi cần có bao gồm: - Thông số vận hành máy : nhiệt độ vùng vít trộn, nhiệt độ đầu đùn, tốc độ vít đùn, áp lực đầu đùn, Độ hở khe đùn - Thông số vận hành ở phần khuôn: nhiệt độ khuôn, thời gian kẹp khuôn, thời gian mở khuôn, áp lực kẹp khuôn, thể lích lòng khuôn - Thông số vận hành phần khí nén: nhiệt độ khí nén