Đồ án Nghiên cứu bơm ly tâm нпс 65 ÷35-500 dùng trong công tác vận chuyển dầu khí trên mỏ bạch hổ Một số biện pháp nâng cao độ bền của đệm làm kín bơm

Trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, ngành công nghiệp dầu khí hiện nay trở thành một ngành công nghiệp trọng điểm của đất nước. Hiện nay các công ty, xí nghiệp trực thuộc Tập đoàn Dầu Khí Việt Nam đã và đang hợp tác với các công ty nước ngoài, thực hiện các dự án đầu tư của tập đoàn, khẳng định tiềm năng phát triển mạnh mẽ của ngành dầu khí Việt Nam. Năm 1981, xí nghiệp liên doanh dầu khí Vietsovpetro được thành lập mở ra giai đoạn mới để phát triển ngành dầu khí non trẻ. Hàng năm cán bộ công nhân dầu khí được đào tạo, các công ty dịch vụ dầu khí được hình thành với nhiều loại phương tiện thiết bị kỹ thuật, được đầu tư để phục vụ cho công tác tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí. Do đặc điểm địa chất, kiến tạo của thềm lục địa Việt Nam,nên hầu hết các mỏ dầu nằm ở ngoài biển có khí hậu khắc nghiệt,quá trình thăm dò và khai thác gặp rất nhiều khó khăn. Để đạt được mục tiêu đề ra thì xí nghiệp liên doanh Vietsovpetro còn rất nhiều việc phải làm, một trong những vấn đề đang được Xí Nghiệp quan tâm đó là nâng cao hiệu quả sử dụng và làm tăng tuổi thọ của các trang thiết bị. Do đó việc nghiên cứu và tìm ra các giải pháp tối ưu để khắc phục các khuyết điểm và nâng cao hiệu quả sử dụng là điều rất cần thiết hiện nay. Với mục đích nghiên cứu để nâng cao hiệu quả làm việc của đệm làm kín và hạn chế tối đa sự rò rỉ chất lỏng trong quá trình làm việc của bơm ly tâm НПС 65 ÷35-500. Trên cơ sở những kiến thức đã được học ở trường, và thời gian thực tập, thu thập tài liệu tại xí nghiệp liên doanh Vietsovpetro, PVEP Sông Hồng. Em đã được giao đồ án với đề tài “Cấu tạo, nguyên lý làm việc, lắp đặt và vận hành máy bơm НПС 65 ÷35-500 dùng trong công tác vận chuyển dầu ở mỏ Bạch Hổ”. Chuyên đề: ‟Nghiên cứu một số biện pháp nâng cao độ bền của đệm làm kín”. Được sự hướng dẫn tận tình của thầy Nguyễn Văn Giáp cùng các thầy cô giáo trong bộ môn Thiết bị dầu khí trong suốt quá trình làm đồ án, đến nay đồ án của em đã hoàn thành Qua đây em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Văn Giáp, các thầy cô giáo trong bộ môn Thiết bị dầu khí, anh Nguyễn Văn Hà– Công ty dầu khí Sông Hồng đã hướng dẫn cung cấp tài liệu giúp đỡ em hoàn thành đồ án này

doc74 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2830 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Nghiên cứu bơm ly tâm нпс 65 ÷35-500 dùng trong công tác vận chuyển dầu khí trên mỏ bạch hổ Một số biện pháp nâng cao độ bền của đệm làm kín bơm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, ngành công nghiệp dầu khí hiện nay trở thành một ngành công nghiệp trọng điểm của đất nước. Hiện nay các công ty, xí nghiệp trực thuộc Tập đoàn Dầu Khí Việt Nam đã và đang hợp tác với các công ty nước ngoài, thực hiện các dự án đầu tư của tập đoàn, khẳng định tiềm năng phát triển mạnh mẽ của ngành dầu khí Việt Nam. Năm 1981, xí nghiệp liên doanh dầu khí Vietsovpetro được thành lập mở ra giai đoạn mới để phát triển ngành dầu khí non trẻ. Hàng năm cán bộ công nhân dầu khí được đào tạo, các công ty dịch vụ dầu khí được hình thành với nhiều loại phương tiện thiết bị kỹ thuật, được đầu tư để phục vụ cho công tác tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí. Do đặc điểm địa chất, kiến tạo của thềm lục địa Việt Nam,nên hầu hết các mỏ dầu nằm ở ngoài biển có khí hậu khắc nghiệt,quá trình thăm dò và khai thác gặp rất nhiều khó khăn. Để đạt được mục tiêu đề ra thì xí nghiệp liên doanh Vietsovpetro còn rất nhiều việc phải làm, một trong những vấn đề đang được Xí Nghiệp quan tâm đó là nâng cao hiệu quả sử dụng và làm tăng tuổi thọ của các trang thiết bị. Do đó việc nghiên cứu và tìm ra các giải pháp tối ưu để khắc phục các khuyết điểm và nâng cao hiệu quả sử dụng là điều rất cần thiết hiện nay. Với mục đích nghiên cứu để nâng cao hiệu quả làm việc của đệm làm kín và hạn chế tối đa sự rò rỉ chất lỏng trong quá trình làm việc của bơm ly tâm НПС 65 ÷35-500. Trên cơ sở những kiến thức đã được học ở trường, và thời gian thực tập, thu thập tài liệu tại xí nghiệp liên doanh Vietsovpetro, PVEP Sông Hồng. Em đã được giao đồ án với đề tài “Cấu tạo, nguyên lý làm việc, lắp đặt và vận hành máy bơm НПС 65 ÷35-500 dùng trong công tác vận chuyển dầu ở mỏ Bạch Hổ”. Chuyên đề: ‟Nghiên cứu một số biện pháp nâng cao độ bền của đệm làm kín”. Được sự hướng dẫn tận tình của thầy Nguyễn Văn Giáp cùng các thầy cô giáo trong bộ môn Thiết bị dầu khí trong suốt quá trình làm đồ án, đến nay đồ án của em đã hoàn thành Qua đây em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Văn Giáp, các thầy cô giáo trong bộ môn Thiết bị dầu khí, anh Nguyễn Văn Hà– Công ty dầu khí Sông Hồng đã hướng dẫn cung cấp tài liệu giúp đỡ em hoàn thành đồ án này Hà Nội, tháng 05 năm 2011 Sinh viên thực hiện Cấn Tiến Dũng CHƯƠNG I TỔNG QUAN CHUNG VỀ VIỆC SỬ DỤNG BƠM VẬN CHUYỂN DẦU Ở XNLDDK (VIETSOVPERTRO) 1.1. Sơ đồ công nghệ hệ thống thu gom vận chuyển dầu khí 1.1.1. Khái niệm chung về hệ thống thu gom, vận chuyển dầu khí Sản phẩm khai thác từ giếng lên là một hỗn hợp gồm nhiều pha, rất phức tạp như: dầu, khí, nước, các tạp chất cơ học… Và do tính chất đặc thù của sản phẩm dầu khí là không có tính tập trung cao, dễ cháy nổ, do sản phẩm được khai thác từ các giếng khác nhau trên cùng một giàn và từ các giàn khác nhau của cùng một mỏ. Vì vậy, ta phải tiến hành thu gom để tập hợp và xử lý sơ bộ, để sản phẩm khai thác đạt tới tiêu chuẩn dầu thương phẩm. Thu gom, xử lý là công đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất dầu thô thương phẩm. Vậy, hệ thống thu gom– vận chuyển và xử lý là hệ thống kéo dài từ miệng giếng đến các điểm cất chứa thương mại. Hệ thống này bao gồm các hệ thống đường ống, các công trình trên mặt, các thiết bị tách pha, thiết bị đo lường, bể chứa, các thiết bị xử lý sản phẩm, các trạm bơm nén, các thiết bị trao đổi nhiệt… Do đó, hệ thống thu gom phải đảm bảo 4 nhiệm vụ sau: + Tập hợp sản phẩm từ tất cả các giếng riêng rẽ và từ các khu vực khác nhau trong một mỏ lại với nhau. + Đo lường chính xác cả về số lượng và chất lượng của từng sản phẩm khai thác và của từng giếng theo mục đích khác nhau. Việc đo lường này thực hiện theo định kỳ cho mỗi giếng, thời gian tùy theo mức độ phức tạp. Để việc đo lường được chính xác thì trước hết phải tách riêng các pha thông qua bình tách đo… Ở công đoạn này, nhiệm vụ chủ yếu là xác định số lượng và tỷ lệ các pha. Khi sản phẩm luân chuyển trong hệ thống thu gom, phải qua các thiết bị công nghệ để xử lý. Cùng với việc đo số lượng cần phải thực hiện kiểm tra chất lượng chủ yếu là hàm lượng các tạp chất có trong mỗi loại sản phẩm. + Xử lý sản phẩm thô đạt tiêu chuẩn dầu thô thương mại. Chất lưu được khai thác còn gọi là chất lỏng giếng, khai thác lên là một hỗn hợp dầu, khí, nước, bùn, cát. Trong đó, còn có các hóa chất không phù hợp với yêu cầu vận chuyển và chế biến như: CO2; H2O, các loại muối tan và không tan. Nên việc thu gom phải đảm bảo tách pha trước hết là tách pha khí, nước và muối. Sau đó, mỗi pha phải được tiếp tục xử lý. Đối với pha khí, sau khi ra khỏi các thiết bị tách còn mang theo một tỷ lệ các thành phần nặng (từ propan trở lên), mang theo nước tự do ngưng tụ, hơi nước và có thể có khí chua như H2S, CO2. Vì vậy, trước khi vận chuyển đi xa phải xử lý để thu hồi các thành phần nặng, giảm giá thành vận chuyển và đặc biết là tránh sự cố tắc nghẽn, ăn mòn đường ống và các thiết bị công nghệ. Để xử lý dầu thương mại, cần tiếp tục tách nước, tách muối và các tạp chất cơ học. + Phải đảm bảo yêu cầu về môi sinh. Riêng với pha nước, thường được gọi là nước thải của công nghiệp dầu mỏ mà chủ yếu là nước vỉa, trước khi thải ra môi trường hoặc tái sử dụng (để làm nước bơm ép, làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp hóa) cũng cần phải xử lý, trước hết là lọc hết váng dầu để đảm bảo yêu cầu về môi trường. Để hệ thống thu gom, xử lý đảm bảo được 4 nhiệm vụ trên thì nó phải thỏa mãn các yêu cầu sau: + Phải đo lường chính xác kể cả số lượng và chất lượng. + Giảm tổn hao sản phẩm đến mức thấp nhất. Sự hao hụt các sản phẩm dầu khí có thể do bay hơi các thành phẩn nhẹ, do rò rỉ qua đường ống và thiết bị công nghệ. Nên cần phải hạn chế tối đa sự tổn hao (có thể lên tới 3÷5%). + Việc xử lý phải đạt tiêu chuẩn cao nhất theo yêu cầu thương mại. + Phải đạt tiêu chuẩn kinh tế đầu tư và vận hành. Tiêu hao kim loại và chi phí nhân lực cho một đơn vị sản phẩm phải thấp, đánh giá qua tổng tổn hao kim loại (đường ống, thiết bị công nghệ) và số lượng cán bộ kỹ thuật vận hành hệ thống. + Hệ thống thu gom phải có tính vạn năng hoặc mức độ thích ứng cao. Trong quá trình phát triển mỏ, một phần năng suất dầu sẽ biến động: gia tăng, ổn định, suy giảm. Mặt khác, thành phần chất lưu cũng biến động: độ ngậm nước sẽ tăng, đến giai đoạn cuối có thể đạt trên 90%; tỷ lệ khí sẽ ổn định, rồi gia tăng và giảm dần. Do vậy, ở giai đoạn khác nhau công suất vận chuyển và tính năng thiết bị công nghệ phải thay đổi cho phù hợp. + Hệ thống thu gom vận chuyển phải có mức độ tự động hóa cao, đặc biệt là các khâu đo lường sản phẩm và vận hành hệ thống kiểm soát khóa, van, thông số thiết bị. Khi thiết kế một hệ thống thu gom cần phải căn cứ vào yếu tố tự nhiên và khả năng kỹ thuật, gồm có: khả năng mặt bằng, địa hình của mỏ, khí hậu của vùng, năng lượng (nhiệt độ, áp suất) của vỉa, tính chất lý hóa của chất lưu. Về phương diện kỹ thuật phải căn cứ vào nguyên tắc, sơ đồ hệ thống đã lựa chọn, các phương pháp tác động vào vỉa và giá trị áp suất miệng giếng khi khai thác. Để hoàn thành chức năng của hệ thống bao gồm xử lý sản phẩm, việc tách pha, tiếp tục xử lý dầu– khí– nước cho đạt yêu cầu về môi sinh và thương mại phải sử dụng các thiết bị công nghệ: bình tách, bể lắng, lọc, thiết bị hấp thụ… Để vận chuyển cần có hệ thống đường ống (xả, gom, công nghệ) cùng với các trạm bơm, nén khí. Sơ đồ vận chuyển xuất phát từ các miệng giếng trong phạm vi 2÷3 km, có tính năng tương tự. Tại các trạm này, nhiệm vụ hàng đầu là đo lường cho các giếng, sản phẩm được tách khí, nước: được xử lý sơ bộ trước khi đến các trạm xử lý chung. Tùy theo điều kiện của từng mỏ, mà người ta lựa chọn các hệ thống thu gom khác nhau. Hệ thống thu gom được phân loại như sau: + Căn cứ vào sự phát triển công nghệ, hệ thống thu gom được phân ra làm 2 loại: Đó là hệ thống thu gom hở và hệ thống thu gom kín. + Căn cứ vào điều kiện địa hình, gồm có: hệ thống thu gom trên bờ, hệ thống thu gom dưới biển, hệ thống thu gom bằng phẳng, hệ thống thu gom lên–xuống dốc. + Căn cứ vào tính chất lý hóa của sản phẩm (khí, dầu, nước) gồm có hệ thống thu gom dầu lỏng; hệ thống thu gom dầu đặc; hệ thống thu gom dầu nhiều parafin. 1.1.2. Hệ thống thu gom, vận chuyển dầu khí ở mỏ Bạch Hổ Bạch Hổ là một mỏ nằm ngoài khơi cách đất liền khoảng (100÷130) km. Chiều sâu mực nước biển tại nơi khai thác là 50÷70m. Vì vậy mọi công đoạn thu gom, xử lý đều phải được tiến hành ngoài biển, dầu được đưa vào bở bằng các tàu. Do vậy hệ thống thu gom, vận chuyển dầu khí ở mở Bạch Hổ bao gồm có 2 phần chính: + Hệ thống thu gom trong từng giàn (hệ thống này được đặt trên giàn cố định hoặc giàn công nghệ trung tâm). + Hệ thống thu gom từ các giàn về các trạm rót dầu không bến (hay còn được gọi là các tàu chứa hoặc kho nổi xuất chứa dầu). *Hệ thống thu gom trên giàn cố định: Giàn cố định dùng để khoan khai thác đồng thời 16÷24 giếng. Dầu khai thác trên giàn cố định lần lượt được tách khí trong các bình tách bậc I thể tích 12,5/25m3 và sau đó trong bình tách bậc II vừa đồng thời làm nhiệm vụ bình chứa thể tích 100m3. Cuối cùng, dầu được tách khí từ bình chứa được bơm đi các kho nổi chứa/xuất dầu. Khí tách ra được dẫn qua hệ thống đuốc của giàn cố định. Trên giàn cố định sản lượng khai thác dầu và khí của từng giếng có thể xác định được bằng cách cho dòng chất lưu đi qua bình đo. Sau khi được tách, khí và dầu được dẫn ra các đường ống riêng biệt để đo lưu lượng. Khối lượng dầu bơm đi khỏi giàn cũng được đo đạc và thống kê nhờ hệ thống đo đặt trên đầu ra của máy bơm. Trên các giàn cố định không có thiết bị xử lý nước, vì vậy không thể tiến hành tách và xử lý nước. 1.1.3. Sơ đồ công nghệ hệ thống thu gom vận chuyển dầu khí Hệ thống thu gom vận chuyển trên giàn cố định, cơ bản được lắp trên 6 Blốc khai thác sau đây: 1.1.3.1. Blốc Modun No/1 và No/2 Đây là hai Blốc quan trọng nhất. Hai Blốc này được lắp đặt thiết bị miệng giếng và các hệ thống đường ống thu gom sau: - 5 đường ống công nghệ chính: + Đường gọi dòng: dẫn về bình gọi dòng. + Đường làm việc chính: đưa về bình tách HC. + Đường làm việc phụ. + Đường ống xả: để xả áp suất trong trường hợp cần thiết. Nếu giếng có áp suất thấp nó dẫn về bình 100 m3 để tách. + Đường dẫn về bình đo. - Các đường phụ trợ: + Đường dập giếng. + Đường tuần hoàn thuận. + Đường tuần hoàn nghịch. Ngoài ra trên Blốc này còn được lắp đặt hệ thống đường vận chuyển: dầu thô, nước ép vỉa giữa các giàn và chuyển dầu ra tàu chứa. 1.1.3.2. Blốc Modun No/3 Được lắp đặt hệ thống sau: - Bình HC (còn gọi là bình tách áp suất cao; bình 25 m3): + Thể tích 25 m3. + Áp suất giới hạn 22 KG/cm2. + Áp suất làm việc 712 KG/cm2. - Bình Bufe (còn gọi là bình tách áp suất thấp; bình 100 m3; bình E1): + Thể tích 100 m3. + Áp suất giới hạn 6 KG/cm2. + Áp suất làm việc 2,53 KG/cm2. - Hệ thống máy bơm để bơm dầu từ bình 100 m3 ra tàu chứa. - Hệ thống đường ống nối từ các bình tách đến các Blốc Modun No/1, No/2 và Blốc Modun No/4, No/5. 1.1.3.3. Blốc Modun No/4 Được lắp đặt các hệ thống sau: - Hệ thống hoá phẩm cho gaslift. - Trạm phân phối khí cho các giếng gaslift. - Hệ thống đo bao gồm: + Bình đo: Áp suất làm việc: 57,2 KG/cm2. Áp suất thử: 72 KG/cm2. Áp suất van an toàn: 63 KG/cm2. + Hệ thống tuốcbin đo dầu và khí. - Hệ thống bình gọi dòng. - Bình sấy áp suất cao và sấy khí áp suất thấp. 1.1.3.4. Blốc Modun No/5 Được lắp đặt các hệ thống sau: - Các hệ thống bơm ép và các thiết bị pha hoá phẩm cho công nghệ bơm ép nước và xử lý vùng cận đáy giếng. - Hệ thống tủ điều khiển tự động bằng thuỷ lực. - Xưởng cơ khí. 1.1.3.5. Blốc Modun No/6 Lắp đặt các hệ thống sau: - Các thiết bị phụ trợ. - Các máy bơm phục vụ cho công nghệ bơm ép nước. - Hệ thống máy nén khí để duy trì áp suất cho các hệ thống tự động trên giàn. 1.2. Các loại máy bơm vận chuyển dầu hiện đang sử dụng ở XNLDDK. Công tác vận chuyển dầu tại XNLDDK (Vietsovpetro) chủ yếu dùng máy bơm ly tâm.Tùy theo sản lượng khai thác và vị trí công nghệ của từng giàn trong hệ thống khai thác của toàn mỏ, mà sử dụng chủng loại và số lượng bơm ly tâm khác nhau. Hiện nay trên các giàn tại XNLDDK (Vietsovpetro ) đang được sử dụng các chủng loại bơm như sau: 1. Máy bơm ly tâm НПС 65/35-500 Là tổ hợp bơm dầu ly tâm kiểu nằm ngang, nhiều tầng, trục bơm được làm kín bằng dây salnhic mềm hoặc bộ làm kín kiểu mặt đầu. Bơm НПС 65/35 - 500 được sử dụng để bơm dầu thô, các loại khí hyđrocacbon hóa lỏng, các sản phẩm dầu khí ở nhiệt độ từ -800 C đến 2000 C và các loại chất lỏng khác có tính chất lý hóa tương tự. Các chất lỏng này không được chứa các tạp chất cơ học có kích thước lớn hơn 0,2 mm và hàm lượng không vượt quá 0,2% khối lượng.Tổ hợp bơm được trang bị động cơ điện loại BAO 22-280M- 2T2,5 với công suất N= 160 KW, U=380 V, tần số 50Hz và các thiết bị bảo vệ, làm mát, làm kín khác theo đúng yêu cầu, qui phạm lắp đặt vận hành chúng. Một số thông số và đặc tính kỹ thuật như sau: + Lưu lượng định mức (m3/h ) : (65÷ 35). + Cột áp (mét cột chất lỏng ) : 500 + Tần số quay (vg/phút ) : 2950 + Cột áp hút chân không (mét cột chất lỏng) : 4,2 + Áp suất đầu vào không lớn hơn MPa ( kG/cm2 ): - Với kiểu làm kín mặt đầu: 2,5 (25). - Làm kín bằng salnhíc dây quấn: • Kiểu CГ: 1,0 (10). • Kiểu CO: 0,5 (5) + Công suất thủy lực yêu cầu của bơm ( kW ): 132. + Trọng lượng của bơm ( kg ): 1220. + Công suất của động cơ điện ( kW ): 160. + Điện áp ( V ): 380. + Tần số dòng điện ( Hz ): 50. + Hiệu suất làm việc hữu ích: 59%. 2. Bơm ly tâm НПС 40-400: Là tổ hợp bơm cùng chủng loại kết cấu như bơm НПС 65/35-500, chỉ khác đường kính ngoài của các bánh công tác của nó nhỏ hơn, Q, H cũng nhỏ hơn. 3. Máy bơm ly tâm SULZER - ký hiệu MSD 4 x 8x10,5: Là loại bơm ly tâm có 5 cấp, nằm ngang trong đó bánh công tác thứ nhất là loại có 2 cửa hút, 4 bánh công tác còn lại là loại có 1 cửa hút được lắp làm 2 cặp đối xứng, có cửa hút ngược chiều nhau. Thân máy có cấu tạo gồm 2 nửa tháo được theo bề mặt phẳng ngang và được định vị với nhau bởi các chốt côn. Thân máy có 5 khoang chứa các bánh công tác và giữ vai trò của các bánh hướng dòng. Phía dưới có ống giảm áp nối từ khoang chứa đệm làm kín phía áp suất cao về khoang cửa hút cấp 1 của bơm. Trục bơm được làm kín bằng đệm làm kín mặt đầu dạng kép. Có nhiệt độ làm việc với loại chất lỏng có nhiệt độ nhỏ hơn 160o C. Đệm được làm mát bằng dầu thủy lực Tellus 46 qua hệ thống tuần hoàn kín. Các thông số đặc tính kỹ thuật cơ bản của tổ hợp bơm như sau: + Lưu lượng bơm ( m3/h ): 130. + Cột áp định mức ( m cột chất lỏng ): 400. + Hiệu suất hữu ích: 74%. + Công suất thủy lực của bơm ( kW ): 147. + Cột áp dự trữ xâm thực ( m cột chất lỏng ): 2,1 + Công suất động cơ điện ( kW ): 185. + Số vòng quay ( vg/ph ): 2969. + Điện áp ( V ): 380. + Tần số ( Hz ): 50. + Chiều dài khớp nối ( mm ): 180. + Trọng lượng của tổ hợp ( kg ): 3940. 4. Máy bơm ly tâm НК -200/120: Là loại máy bơm ly tâm dùng để bơm dầu, khí hóa lỏng, dung dịch hữu cơ và các chất lỏng khác có tỷ trọng không quá 1050 kg/m3, độ nhớt động đến 6.10-4m2/s. Các chất lỏng công này không được chứa các tạp chất cơ học có kích thước lớn hơn 0,2mm và hàm lượng không lớn hơn 0,2%, nhiệt độ làm việc trong khoảng -800 C đến 4000 C. Tổ hợp gồm động cơ điện và bơm được lắp trên cùng một khung dầm và được liên kết với nhau bằng khớp nối răng. Bơm này thuộc chủng loại bơm ly tâm 1 tầng, dạng công xôn, có thân bơm, vấu tựa, ống hút và ống nối có áp (cửa ra ) được đặt trên cùng một giá đỡ. Việc làm kín trục thực hiện bằng đệm làm kín Salnhic dây quấn СГ hoặc СО và bộ làm kín kiểu mặt đầu БО. Các thông số đặc tính kỹ thuật như sau: + Lưu lượng bơm ( m3/h ): 200 + Cột áp định mức ( m cột chất lỏng ): 120 + Hiệu suất hữu ích ( % ): 67 + Cột áp dự trữ xâm thực ( m cột chất lỏng ): 4,8 + Công suất động cơ điện ( kW ): 100 + Số vòng quay (vg/ph ): 2950 + Điện áp ( V ): 380 + Tần số dòng điện ( Hz ): 50. 5.Máy bơm ly tâm ЦНС 105/294: Là tổ hợp bơm ly tâm kiểu nằm ngang, nhiều tầng công tác. Nó được dùng vận chuyển dầu bão hòa khí, dầu thương phẩm lẫn nước có nhiệt độ từ 10 C – 450 C hoặc dùng để bơm nước trong các hệ thống công nghệ. Các chất lỏng bơm dùng cho bơm ЦНС 105/294 cần đảm bảo các yêu cầu sau: Tỷ trọng không lớn quá 1060 kg/m3,độ nhớt động không quá 2,5.10-4m2/s, tạp chất cơ học có kích thước không lớn quá 0,2 mm và hàm lượng không lớn quá 0,2% trọng lượng. Tổ hợp bao gồm động cơ điện và bơm được liên kết với nhau thông qua khớp nối mặt bích có phần moay ơ gắn theo ở hai đầu trục, hai bích được nối với nhau bằng các bu lông có lót ống đệm cao su giảm chấn. Đây là loại bơm có từ 2 đến 10 cấp bánh công tác, có cửa vào cùng chiều, do đó để cân bằng lực dọc trục tác dụng lên bánh công tác bơm được bố trí ổ đỡ thủy lực ở đầu trục phía đầu cao áp với đường kính phù hợp với số cấp bánh công tác của bơm. Các thông số đặc tính kỹ thuật của bơm như sau: + Lưu lượng bơm ( m3/h ): 105 + Cột áp định mức ( m cột chất lỏng ): 294 + Hiệu suất hữu ích ( % ): 68 + Công suất động cơ điện ( kW ): 160 + Số vòng quay (vg/ph ): 2950 + Điện áp ( V ): 380 + Tần số dòng điện ( Hz ): 50. Ngoài các loại bơm thông dụng đã nêu trên, trên một số giàn tùy thuộc vào vị trí công nghệ của giàn nằm trong hệ thống mạng bơm, được lắp thêm một số chủng loại bơm ly tâm khác nhằm tăng cường cho công tác vận chuyển trong những trường hợp cần thiết. Như loại bơm R360/150GM-3, R250/38M-1, hoặc đôi khi trong những trường hợp cần thiết các loại bơm thể tích như 9МГр, ЩА-320, ЩА-400, УЦН-700, cũng có thể tham gia vào công tác vận chuyển dầu trên các công trình biển. Việc bố trí, lắp đặt các trạm bơm trên các dàn cố định hoặc các dàn nhẹ được thiết kế, tính toán phù hợp với sản lượng khai thác dầu và vai trò công nghệ của giàn trong hệ thống công nghệ chung của khu mỏ Bạch Hổ và mỏ Rồng. Các chủng loại và số lượng bơm được lắp đặt trên các giàn như sau: 1. Giàn МСП-1: + Máy bơm НПС 65/35-500 - Số lượng: 2 + Máy bơm HK 200/120 - Số lượng: 2 + Máy bơm SULZER MSD 4x 8x 10,5 2. Giàn ЦТК- 2: + Máy bơm SULZER MSD 4x8x10,5 + Máy bơm R360/150CM-3 + Máy bơm R250/38CM-1 3. Giàn МСП- 3: + Máy bơm НПС 65/35-500 - Số lượng: 8 + Máy bơm НПС 40-400 - Số luợng: 5 4. Giàn MСП 4: + Máy bơm НПС 65/35-500 - Số lượng: 2 5. Giàn 5: + Máy bơm НПС 65/35-500 - Số lượng: 2 6. Giàn МСП 6: + Máy bơm НПС 65/35-500 - Số lượng: 1 + Máy НПС 40-400 - Số lượng: 2 7. Giàn 7: + Máy bơm НПС 65/35-500 - Số lượng: 4 8. Giàn 8: + Máy bơm НПС 65/35-500 - Số lượng: 3 + Máy bơm SULZER MSD 4x8x10,5 - Số lượng: 2 + Máy bơm HK- 200/120 - Số lượng: 2 9. Giàn 9: + Máy bơm НПС 65/35-500 - Số lượng: 3 + Máy bơm SULZER MSD 4x8x10,5 - Số lượng: 2 10. Giàn 10: + Máy bơm НПС- 65/35-500 - Số lượng: 2 + Máy bơm НПС- 40/400 - Số lượng: 2 11. Giàn 11: + Máy bơm НПС- 65/35-500 - Số lượng: 2 12. Giàn РП-1: + Máy bơm НПС 65/35-500 - Số lượng: 2 13. Giàn РП-2: + Máy bơm НПС 65/35-500 - Số lượng: 4 14. Giàn РП -3: + Máy bơm НПС 65/35-500 - Số lượng: 5 15. Giàn ЦТК-3: + Máy bơm SULZER MSD 4x6x10,5 C/7stage - Số lượng: 5 + Máy bơm SULZER type 4x6 17B(100-431) Cap-8/1 stage - Số lượng: 5 Số lượng bơm từng chủng loại là: + Máy bơm НПС 65/35-500 và НПС 40-400 - Số lượng: 41 cái + Máy bơm Sulzer - Số lượng: 24 cái + Máy bơm HK - Số lượng: 4 cái + Máy bơm R360/150CM - Số lượng: 7 cái Tổng số: 76 cái 1.3. Nhận xét về công tác bơm vận chuyển dầu hiện tại. Theo thống kê trên, số lượng máy bơm НПС 65/35-500 và НПС 40-400 chiếm một tỷ lệ khá lớn trong công tác vận chuyển dầu 41/76 bơm. Và trong thực tế vẫn dùng bơm НПС và bơm Sulzer để vận chuyển dầu là chủ yếu. Đây là 2 loại bơm ly tâm có nhiều ưu điểm. Kết cấu bền vững, độ tin cậy cao, lưu lượng, cột áp và hiệu suất hữu ích lớn. Công tác vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa không phức tạp, giải điều chỉnh rộng. Chủng loại bơm này do cách bố trí các bánh công tác thành 2 nhóm có cửa vào của mỗi nhóm ngược chiều nhau. Do đó làm giảm đáng kể lực dọc trục tác dụng lên bánh công tác, tải trọng lên các ổ đỡ giảm, do đó tuổi thọ của chúng tăng lên rất nh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐA. Cấn Tiến Dũng.doc
  • dwgblok3.dwg
  • docDanh mục bảng biểu.doc
  • docDanh mục hình vẽ.doc
  • docMục lục.doc
  • docSơ đồ mặt cắt bơm.doc
  • docTrang bìa.doc
  • docTrang phụ bìa.doc
  • dwgTruc bom.dwg
Luận văn liên quan