Đồ án Nghiên cứu công nghệ gia công nắp động cơ D50 trên máy CNC

Trong công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, cơ khí là một ngành then chốt. Trong đó chế tạo máy là một phần quan trọng trong nền sản xuất cơ khí. Chế tạo máy là nghành sản xuất ra các loại thiết bị máy móc phục vụ cho mọi ngành sản xuất nói chung và trình độ công nghệ nói riêng của một nến sản xuất. Đặc biệt đối với nước ta, một nước nông nghiệp lạc hậu, lại bị chiến tranh tàn phá, thì vấn đề phát triển cơ khí và công nghệ chế tạo máy lại càng cấp thiết trong sự nghiệp Cơ Khí hoá nền sản xuất. Trong những năm gần đây, cơ khí đã có bước phát triển mạnh mẽ nhưng nói chung còn chưa đáp ứng được sự đòi hỏi của thực tế sản xuất. Công nghệ chế tạo máy của nước ta còn lạc hậu, kém phát triển so với các nước trong khu vực . Nên việc ứng dụng các công nghệ gia công mới còn ít, và chưa đồng bộ do nhiều lý do khác nhau. Do vậy đổi mới công nghệ, ứng dụng các thành tựu mới trong công nghệ chế tạo máy vào quá trình sản xuất là một vấn đề cấp bách mang tính sống còn trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và nền kinh tế thế giới. Công nghệ CAD/CAM và máy CNC đã được ứng dụng rộng rãi ở các nước có nền sản xuất tiên tiến từ những năm 50 của thế kỷ XX, và nó đã thực sự thúc đẩy công nghệ chế tạo máy lên một tầm cao mới. Tuy nhiên ở nước ta, công nghệ này còn khá mới mẻ. Điều đó đặt ra cho những người làm cơ khí nhất là những người làm cơ khí trẻ phải luôn luôn trau dồi kiến thức, cập nhật kịp thời những tiến bộ của ngành sản xuất cơ khí thế giới để đưa nền cơ khí Việt Nam tiến kịp với khu vực và thế giới. Xuất phát từ yêu cầu thực tế đó mà chúng em chọn đề tài tốt nghiệp là: “ Nghiên cứu công nghệ gia công nắp động cơ D50 trên máy CNC ”. Qua đề tài này, em có thể hiểu hơn về công nghệ gia công trên máy CNC, là phương pháp công nghệ còn khá mới và tổng quan về hệ thống CAD/CAM/CNC trong thực tế. Quá trình thực hiện, đọc kỹ bản vẽ chi tiết và lập qui trình công nghệ gia công đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, phù hợp với điều kiện công nghệ, mày móc với chi phí sản xuất là thấp nhất nhưng vẫn đảm bảo chất lượng. Trong đồ án này, qui trình công nghệ gia công cơ bản được thiết kế cho máy CNC, một xu hướng phát triển chung của quá trình gia công cơ hiện nay.

docx174 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2228 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Nghiên cứu công nghệ gia công nắp động cơ D50 trên máy CNC, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC THIẾT KẾ QUY TRÌNH NẮP ĐÔNG CƠ D50 TRÊN MÁY CNC 4 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ MÁY CNC 4 I. Khỏi niệm về lập trỡnh trờn mỏy CNC: 4 II. Các phương pháp lập trình trên máy CNC: 8 III. Đặc điểm của chi tiết, dụng cụ cắt và đồ gá trên máy CNC: 13 CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH CHỨC NĂNG VÀ XÁC ĐỊNH TIẾN TRèNH CễNG NGHỆ GIA CễNG NẮP ĐỘNG CƠ D50 TRấN MÁY CNC 21 I. Phân tích chức năng làm việc và kết cấu của chi tiết: 21 II. Chọn phôi và phương pháp chế tạo phôi: 22 III. Tiến trình công nghệ gia công chi tiết: 23 CHƯƠNG III: THIẾT KẾ CÁC NGUYÊN CÔNG 25 I. Nguyên công 1: Chuẩn bị phôi. 25 II. Nguyên công 2: Phay mặt phẳng A. 25 III. Nguyên công 3: Phay mặt phẳng, gia công các lỗ và lỗ xupáp, phay rãnh, mài đế xupáp trên mặt phẳng B bằng máy CNC. 51 V. Nguyên công 4: Phay mặt phẳng F1 và gia công các lỗ trên mặt phẳng F1. 71 ]VI. Nguyên công 5: Phay mặt phẳng F2 và gia công các lỗ trên mặt phẳng F2. 83 VII. Nguyên công6: Phay mặt phẳng E và gia công các lỗ trên mặt phẳng E. 96 VIII. Nguyên công 7: Phay mặt phẳng và gia công các lỗ trên mặt phẳng C 102 IX. Nguyên công8: Phay mặt phẳng nghiêng và gia công các lỗ trên mặt phẳng nghiêng. 108 X. Nguyên công 9: Mài mặt phẳng A. 121 XI. Nguyên công 10: Mài mặt B. 123 XII. Nguyên công 11: Nguyên công kiểm tra. 125 CHƯƠNG V: THIẾT KẾ TÍNH TOÁN ĐỒ GÁ 126 I. Thiết kế đồ gá phay mặt phẳng A: 126 II. Đồ gá gia công mặt phẳng nghiêng: 130 CHƯƠNG VI: TÍNH TOÁN THỜI GIAN GIA CÔNG 135 PHẦN III: KẾT LUẬN 163 LỜI NÓI ĐẦU ( ((( ( Trong công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, cơ khí là một ngành then chốt. Trong đó chế tạo máy là một phần quan trọng trong nền sản xuất cơ khí. Chế tạo máy là nghành sản xuất ra các loại thiết bị máy móc phục vụ cho mọi ngành sản xuất nói chung và trình độ công nghệ nói riêng của một nến sản xuất. Đặc biệt đối với nước ta, một nước nông nghiệp lạc hậu, lại bị chiến tranh tàn phá, thì vấn đề phát triển cơ khí và công nghệ chế tạo máy lại càng cấp thiết trong sự nghiệp Cơ Khí hoá nền sản xuất. Trong những năm gần đây, cơ khí đã có bước phát triển mạnh mẽ nhưng nói chung còn chưa đáp ứng được sự đòi hỏi của thực tế sản xuất. Công nghệ chế tạo máy của nước ta còn lạc hậu, kém phát triển so với các nước trong khu vực . Nên việc ứng dụng các công nghệ gia công mới còn ít, và chưa đồng bộ do nhiều lý do khác nhau. Do vậy đổi mới công nghệ, ứng dụng các thành tựu mới trong công nghệ chế tạo máy vào quá trình sản xuất là một vấn đề cấp bách mang tính sống còn trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và nền kinh tế thế giới. Công nghệ CAD/CAM và máy CNC đã được ứng dụng rộng rãi ở các nước có nền sản xuất tiên tiến từ những năm 50 của thế kỷ XX, và nó đã thực sự thúc đẩy công nghệ chế tạo máy lên một tầm cao mới. Tuy nhiên ở nước ta, công nghệ này còn khá mới mẻ. Điều đó đặt ra cho những người làm cơ khí nhất là những người làm cơ khí trẻ phải luôn luôn trau dồi kiến thức, cập nhật kịp thời những tiến bộ của ngành sản xuất cơ khí thế giới để đưa nền cơ khí Việt Nam tiến kịp với khu vực và thế giới. Xuất phát từ yêu cầu thực tế đó mà chúng em chọn đề tài tốt nghiệp là: “ Nghiên cứu công nghệ gia công nắp động cơ D50 trên máy CNC ”. Qua đề tài này, em có thể hiểu hơn về công nghệ gia công trên máy CNC, là phương pháp công nghệ còn khá mới và tổng quan về hệ thống CAD/CAM/CNC trong thực tế. Quá trình thực hiện, đọc kỹ bản vẽ chi tiết và lập qui trình công nghệ gia công đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, phù hợp với điều kiện công nghệ, mày móc với chi phí sản xuất là thấp nhất nhưng vẫn đảm bảo chất lượng. Trong đồ án này, qui trình công nghệ gia công cơ bản được thiết kế cho máy CNC, một xu hướng phát triển chung của quá trình gia công cơ hiện nay. Đồ án của chúng em lấy đề tài “Nghiên cứu công nghệ gia công chi tiết nắp động cơ D50 trên máy CNC”. THIẾT KẾ QUY TRÌNH NẮP ĐỘNG CƠ D50 TRÊN MÁY CNC CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ MÁY CNC I. Khỏi niệm về lập trỡnh trờn mỏy CNC: 1.1. Chương trình CNC: Trong máy cắt kim loại cổ điển, kế hoạch gia công chi tiết được thực hiện bởi người sản xuất và theo đó chi tiết được gia công đảm bảo các yêu cấu về kích thước và dung sai. Tương tự như vậy, đối với máy công cụ NC, chương trình NC thực chất là một bản dịch của của kế hoạch gia công chi tiết từ tiếng Anh sang những code NC mà hệ thống điều khiển của máy có thể hiểu được. Chương trình đó được đọc và thực hiện bởi hệ thống điều khiển của máy. Như vậy máy công cụ NC được thực hiện bởi chương trình viết bằng code NC, gọi là chương trình NC. Nó bao gồm một tập hợp các câu lệnh (statement) hoặc khối (block) cho biết các hoạt động máy và các chuyển động cắt được thực hiện để gia công một chi tiết cụ thể nào đó. Mặc dù đã có những code NC tiêu chuẩn, như tiêu chuẩn quốc tế ISO 6983/1 nhưng các hệ thống điều khiển được chế tạo bởi các nhà sản xuất khác nhau vẫn sử dụng các code NC khác nhau. Bởi thế, một chương trình NC có thể không tương thích với các hệ thống điều khiển khác nhau. Nói cách khác, chương trình NC viết cho các máy được sản xuất bởi các hãng sản xuất khác nhau sẽ khác nhau. Trong phạm vi đồ án này xin được trình bày về loại máy CNC do hãng Mori Seiki của Nhật Bản, viết cho hệ điều khiển FANUC. 1.2. Ưu điểm của phương pháp gia công trên máy CNC: Hiện nay, linh hoạt hoá, tự động hoá quá trình gia công cơ khí được coi là một giải pháp hữu hiệu về mặt kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất trong qui mô hàng loạt vừa và nhỏ. Phương pháp gia công trên máy CNC có những nét ưu việt hơn hẳn so với các máy thường ở những điểm sau: - Gia công được các chi tiết phức tạp hơn. - Qui hoạch thời gian sản xuất tốt hơn do có thể tính toán chính xác thời gian máy. - Thời gian lưu thông lớn hơn do tập chung nguyên công cao và giảm thời gian phụ. Trên máy CNC có khả năng gia công bằng nhiều dao nên có thể gia công nhiều bề mặt trong cùng một thời gian, thay đổi dụng cụ được thực hiện tự động. - Tính linh hoạt cao hơn do việc thay đổi chương trình nhanh chóng và đơn giản. - Độ lớn loạt tối ưu nhỏ hơn. - Độ chính xác gia công cao, ổn định đều. - Chi phí kiểm tra giảm. - Chi phí cho phế phẩm giảm. - Hoạt động liên tục nhiều ca sản xuất. - Một công nhân có thể vận hành nhiếu máy đồng thời. - Hiệu suất cao hơn. - Tăng năng lực sản xuất. Những nét ưu việt trên của máy CNC là không phụ thuộc vào kiểu máy. 1.3. Các hệ toạ độ của máy CNC: Đặc trưng của máy công cụ chính là các chuyển động của mà nó có thể thực hiện. Chẳng hạn như chuyển động thay đổi quan hệ về vị trí giữa dụng cụ và phôi bao gồm chuyển động tịnh tiến và chuyển động quay theo các trục khác nhau. Tuy nhiên, nó không bao gồm các chuyển động quay của dụng cụ hoặc của phôi để duy trì hoạt động cắ. Ví dụ, đối với máy tiện chỉ có hai chuyển động song song và vuông góc với trục chính, còn đối với máy phay lại có ba trục chuyển động đặc trưng. Quy tắc bàn tay phải đã được tiêu chuẩn hoá để xác định chiều chuyển động của dụng cụ hay phôi. Theo nguyên tắc này ngón tay cái chỉ chiều dương trục X, ngón tay giữa chỉ chiều dương trục Z, còn ngón tay trỏ chỉ chiều dương trục Y. Các trục quay tương ứng với trục X, Y, Z được kí hiệu bởi các chữ A, B, C. Chiều quay dương là chiều quay theo chiều kim đồng hồ nếu nhìn theo chiều dương của các trục X, Y, Z. Ba trục chuyển động chính của máy CNC là trục X, Y, Z. Trục Z vuông góc với trục X, Y và có chiều dương xác định sao cho khoảng cách giữa dụng cụ cắt hoặc phôi và dụng cụ kẹp tăng dần khi gia công. Cụ thể như sau: Trục Z: Trên các máy công cụ phôi quay như tiện, trục Z song song với trục chính và chiều dương theo chiều di chuyển của dụng cụ cắt ra xa phôi. Trên máy công cụ dụng cụ quay, như phay, doa …. trục Z song song trục dụng cụ, chiều dương xác định theo chiều di chuyển của dụng cụ ra xa phôi. Trên các may khác như máy dập, máy bào …..trục Z vuông góc với bàn dao, chiều dương xác định theo chiều tăng dần khoảng cách giữa dụng cụ và phôi. Trục X: Trên máy tiện, chiều trục X là chiều chuyển động của dụng cụ và chiều dương là chiều di chuyển dụng cụ từ phôi ra. Máy phay ngang trục X song song với bàn máy. Máy phay đứng trục X nằm trên bàn máy và chiều dương hướng về người điều khiển khi đứng đối diện với máy. Trục Y: Xác định theo qui tắc bàn tay phải. Chuyển động của mỗi trục được đảm bảo bởi một nguồn động cơ riêng biệt. Nguồn động cơ này có thể là động cơ DC, động cơ bước hoặc động cơ thuỷ lực căn cứ vào độ chính xác của máy CNC. / 1.4. Các điểm không : Điểm không máy (M): Là điểm gốc của hệ toạ độ máy, phụ thuộc vào từng loại máy khác nhau. Điểm M xác định vùng giới hạn làm việc của máy. Máy phay, điểm M thường nằm ở điểm giới hạn dịch chuyển của bàn máy. Máy tiện, điểm M thường nằm ở tâm trấu kẹp. Điểm không của chi tiết (W): Là điểm gốc toạ độ của chi tiết. Điểm này do người lập trình quyết định dựa trên bản vẽ chi tiết sao cho thuận tiện cho việc lập trình và đảm bảo các yêu cầu về kích thước. Hệ thống điều khiển cung cấp những code cho phép người lập trình xác định gốc toạ độ dựa trên cơ sở vị trí hiện thời của dụng cụ cắt. Cách khác có thể xác định gốc toạ độ dựa voà điểm tham khảo cố định của máy (thông thường là điểm thay dao)[XIII]. Điểm không khác: Ngoài ra cũng cần xác định điểm chuẩn của dao, điểm chuẩn của gá dao, và điểm gá dao….. II. Các phương pháp lập trình trên máy CNC: Cùng với sự phát triển của ngành cơ điện tử , đến nay đã xuất hiện ba phương pháp lập trình quá trình gia công chi tiết trên máy NC. Đó là : lập trình bắng tay, lập trình với sự trợ giúp từ máy tính và lập trình từ CAD. 2.1. Lập trình bằng tay: Cấu trúc chương trình gia công chi tiết lập bởi người lập trình được ghi lại trên tài liệu (recorder) gọi là một chương trình viết tay. Chương trình viết tay được thiết lập thành thứ tự các quan hệ vị trí giữa dụng cụ cắt và phôi mà theo đó ta gia công chi tiết. Chương trình viết tay được viết trên Flexowriter để tạo ra một chương trình, các ký tự Alphabet hoặc ký tự đặc biệt tương ứng với các hoạt động trên băng và được liên hệ với các ký tự. Mỗi dòng của chương trình ứng với mỗi khối trên băng dục lỗ theo ký tự EOB (End of block). a. Mã máy: Một chương trình bao gồm một tập hợp các câu lệnh (khối) được liệt kê theo dãy chỉ định các chuyển động cắt và các hoạt động được hình thành. Ký tự, biểu tượng, con số là các nguyên tố hợp lại thành từ. Ví dụ: Câu lệnh N1G20G90X0Y0Z1.5 Bao gồm các từ “N1”, “G20”, “G90”, “X0”, “Y0”, “Z1.5”, các nguyên tố của các từ trong câu lệnh là “N”, “G”, “X”, “Y”, “Z”, “0”, “1”, “5”, “9”, “2” và “;”. Như đã biết, tín hiệu điện tín được truyền đi và được hiểu bởi con người thông qua việc sử dụng mã M. Tương tự, máy NC có thể hiểu được một chương trình NC thông qua việc sử dụng mã nhị phân hoặc thập phân. Hai loại mã này đang được sử dụng trong máy NC, mã EIARS_224B và ASCII. Vật trung gian truyền thống mà một chương trình NC được chuyển đổi đến hệ thống điều khiển NC là dải băng. Với sự phát triển của việc ứng dụng trong chế tạo, một chương trình NC cũng được tải vào một máy tính hoặc hệ thống chuyển đổi NC được nối với hệ thống điều khiển thông qua một cáp RS232. Mã ASCII cũng được chấp nhận bởi EIA như mã RS_558_B và ISO. Cả hai mã này đều được chấp nhận bởi nhiều máy NC. Chúng được hiểu là mã EIA và ISO. b. Định dạng khối của một chương trình NC: Có nhiều cách khác nhau để thể hiện một từ NC trong câu lệnh (khối), phụ thuộc vào thiết kế của hệ thống điều khiển NC [XIII] . Một trong những định dạng sớm nhất là dãy cố định liên tiếp (fixed sequential). ở đây, sự liên tiếp rõ ràng được yêu cầu với mọi từ trong khối và những từ đó được sử dụng bởi hệ thống điều khiển yêu cầu trong bất cứ trường hợp nào cũng phải chỉ rõ ý nghĩa thay đổi trạng thái máy NC. Mỗi từ bao gồm một số chỉ rõ trạng thái (chẳng hạn vị trí theo phương X, tốc độ trục chính...) của máy NC. Bởi vậy, một câu lệnh bao gồm một số cố định các chữ số được liệt kê theo một trật tự nhất định và tượng trưng cho các từ NC khác nhau. Kiểu thứ hai của định dạng khối được sử dụng trong quả trình phát triển của công nghệ NC là dạng địa chỉ khối (Block address format), ở dạng này mã khối được chỉ rõ ở đầu mỗi khối để truyền thông tin đến máy về phía những từ sẽ bị thay đổi, bị chỉ định hoặc cả hai trong câu lệnh đặc biệt. Loại định dạng thứ 3 là dãy nhãn (tab sequential), nó là một dạng khác của định dạng dãy cố định. ở dạng này, một ký tự nhãn phải được chỉ định trước mỗi từ. Các từ cũng phải được chỉ định theo một trật tự rõ ràng, mọi ký tự trong từ có thể bị bỏ qua nếu nó không làm thay đổi nội dung của từ quan hệ tới lệnh trước đó. Tuy nhiên, mã nhãn trước một từ đặc biệt vẫn cần thiết, mặc dù từ đó bị bỏ qua. Ba kiểu định dạng trình bày ở trên được sử dụng trong hệ thống điều khiển cũ. Với sự ra đời của hệ thống điều khiển có ứng dụng máy tính, chúng được thay thế bởi định dạng địa chỉ từ (word address format). Định dạng địa chỉ từ là một loại sử dụng trong hệ thống điều khiển CNC. Mỗi từ trong câu lệnh (khối) có một ký tự đánh dấu nghĩa của từ hoặc địa chỉ của từ và một số thể hiện nội dung của nó. Ví dụ: Từ chỉ định vị trí của dụng cụ là 1.0 là: X1.0 Một trong những đặc trưng quan trọng của kiểu định dạng địa chỉ khối là từ trong một khối không cần được chỉ định theo trật tự cố định bởi vì nghĩa của từ được chỉ rõ bởi các chữ cái alphabet. Thêm nữa, nếu một mã giống với mã trong câu lệnh trước nó sẽ được bỏ qua. Khi lập trình bằng tay, việc tính toán toạ độ của các điểm trên quỹ đạo dụng cụ được thực hiện “bằng tay” trước khi bắt đầu viết chương trình. Hoạt động cắt được thiết lập dựa vào các mã G, M, S, T... đã được mã hoá cho từng loại máy cụ thể. Bảng dưới đây liệt kê các mã thông dụng được sử dụng trên các máy kiểu GV503 của hãng Mori Seiki: Bảng mã lệnh: Mã  Chức năng   G00  Di chuyển nhanh dụng cụ từ điểm đến điểm   G01  Nội suy đường thẳng   G02  Nội suy cung tròn theo chiều kim đồng hồ   G03  Nội suy cung tròn ngược chiều kim đồng hồ   G04  Tạm dừng trong một khoảng thời gian xác định trước   G05  Tạm dừng trong một khoảng thời gian không xác định.   G06  Nội suy parabol   G10  Nhập giá trị hiệu chỉnh   G17  Chọn mặt phẳng làm việc là XY   G18  Chọn mặt phẳng làm việc là ZX   G19  Chọn mặt phẳng làm việc là YZ   G28  Quay về điểm tham khảo   G40  Huỷ hiệu chỉnh dụng cụ cắt   G41  Hiệu chỉnh dụng cụ cắt về bên trái   G42  Hiệu chỉnh dụng cụ cắt về bên phải   G80  Huỷ chu kỳ các khoan, doa   G81  Chu kỳ khoan   G83  Chu kỳ khoan phá   G85  Chu kỳ khoét, doa   G86  Các chu kỳ gia công đặc biệt   G90  Lập trình kích thước tuyệt đối   G91  Lập trình kích thước tương đối   G92  Đặt gốc toạ độ   M00  Dừng trục chính, dung dịch trơn nguội và dao tại vị trí bất kỳ.   M03  Trục chính quay theo chiều kim đồng hồ   M04  Trục chính quay ngược chiều kim đồng hồ   M05  Dừng trục chính   M06  Thay đổi dụng cụ   M08  Mở dung dịch trơn nguội   M09  Đóng dung dịch trơn nguội   M30  Kết thúc chương trình   M98  Gọi chương trình con   M99  Quay về chương trình chính từ chương trình con   Sxxxx  Chỉ định tốc độ trục chính   Fxxx  Chỉ định lượng chạy dao   Txxxx  Hai số đầu xác định số hiệu dao, hai số sau là số hiệu chỉnh   ;  Dấu hiệu EOB   2.2. Lập trình với sự trợ giúp của máy tính: Trong lập trình với sự trợ giúp của máy tính, máy tính thông dụng được sử dụng như một ứng dụng trong lập trình và ngôn ngữ lập trình bậc cao có mục đích đặc biệt để thực hiện các công việc tính toán nhàm chán nhưng cần thiết. Máy tính cho phép lập trình một cách kinh tế quá trình gia công các chi tiết phức tạp không thể lập trình bằng tay. Công việc của người lập trình được chia làm hai nhiệm vụ. Xác định sự xắp của chi tiết trên cơ sở các yếu tố hình học như điểm, đường, mặt, cung tròn... và điều khiển dụng cụ cắt thực hiện các bước gia công theo các yếu tố hình học. Ngôn ngữ lập trình có thể chạy trên các máy tính thông dụng đã được phát triển. Những ngôn ngữ đó dựa trên các từ tiếng Anh thông dụng và những quy tắc toán học nên dễ sử dụng. Một bộ sử lý NC là một chương trình ứng dụng máy tính chấp nhận các câu lệnh ngôn ngữ người dùng trong đó mô tả các hoạt động mà máy thực hiện. Có ba loại ngôn ngữ lập trình chính chủ yếu [XIII]: ngôn ngữ máy chính xác, ngôn ngữ thông dụng và APT (Automatically Programed Tool: Công cụ lập trình tự động) 2.3. Lập trình từ CAD: Sự ứng dụng máy tính hoặc ngôn ngữ lập trình dần làm đơn giản quá trình lập trình bởi người lập trình sử dụng cùng một ngôn ngữ cho mỗi chương trình, không kể đến máy công cụ. Bộ sử lý ngôn ngữ, nơi biến đổi ngôn ngữ lập trình thành cấu trúc của máy NC, cũng thực hiện hầu hết các tính toán cần thiết để thể hiện quỹ đạo dụng cụ. Tuy nhiên, lỗi thường không được phát hiện khi chương trình chưa được chạy thử. Mặc dù việc ứng dụng máy tính đã đem lại nhiều thuận lợi so với lập trình bằng tay, nhưng cả hai cách này vẫn yêu cầu người lập trình biến đổi các thông tin hình học từ một dạng thông thường là bản vẽ kết cấu sang dạng khác, trong đó khả năng tạo ra lỗi rất lớn. Việc tạo một chương trình NC từ nay đã được cung cấp một sự lựa chọn khác cho phép người lập trình truy cập các khả năng tính toán của máy tính qua thiết bị giao tiếp đồ hoạ tương tác [XIV]. Nó cho phép các yếu tố hình học được miêu tả dạng điểm, đường thẳng, cung tròn... đã có trên bản vẽ, hơn là chuyển đổi sang các quy ước văn bản cố định. Việc sử dụng các thiết bị hiển thị đồ hoạ cũng cho phép hệ thống hiển thị quỹ đạo hình học sẽ tạo ra, cho phép kiểm tra chương trình nhanh hơn, có thể tránh được các tốn phí cho việc cài đặt các chương trình kiểm tra. III. Đặc điểm của chi tiết, dụng cụ cắt và đồ gá trên máy CNC: 3.1. Chi tiết gia công trên máy CNC: Các loại chi tiết gia công trên máy CNC có hiệu quả kinh tế được xác định trên cơ sở nhiên cứu những yêu cầu kỹ thuật và những giới hạn phụ thuộc vào điều kiện sản xuất cụ thể của chi tiết. Tiêu chuẩn để đánh giá sự lựa chọn chủng loại chi tiết gia công trên máy CNC được dùng nhiều nhất là chỉ tiêu kinh tế, các chi phí chế tạo chi tiết. Như vậy, trên máy CNC nên gia công những loại chi tiết có nguồn gốc và yếu tố kinh tế phù hợp. Những chi tiết gia công trên máy CNC mang lại hiệu quả cao nhất là các chi tiết phức tạp có nhiều bề mặt cong, nhiều đường thẳng và mặt phẳng không song song với các trục của máy. Các chi tiết gia công trên máy CNC phải đảm bảo các yêu cầu về tính công nghệ như: tiêu chuẩn hoá được các kích thước mặt trong và mặt ngoài cũng như các kích thước khác của chi tiết, đồng thời hình dáng chi tiết phải đảm bảo cho việc định vị an toàn và thuận tiện khi gia công. Gia công trên máy CNC giảm được chủng loại dụng cụ cắt, tăng khả năng sử dụng dụng cụ có năng suất cao và tạo khả năng thay thế các dụng cụ cắt chuyên dùng bằng các dụng cụ cắt tiêu chuẩn, giảm số lần gá đặt chi tiết, giảm số lượng và giá thành đồ gá, tăng độ chính xác gá đặt, nâng cao độ chính xác gia công và năng suất lao động,giảm mức độ cong vênh của chi tiết khi gia công, giảm chi phí cho tính toán và lập trình gia công. Để đảm bảo các yêu cầu về tính công nghệ của chi tiết gia công trên máy CNC người ta có thể thay đổi hình dáng hình học hoặc một số bề mặt chi tiết. Các chi tiết gia công trên máy phay CNC phải đảm bảo vị trí chính xác so với các trục toạ độ của máy. Vì vậy khi phân tích tính công nghệ của chi tiết phải chú ý đến các bề mặt chuẩn của nó. Nếu trên chi tiết không có các lỗ để làm chuẩn thì ta phải tạo ra các lỗ phụ để làm chuẩn và khoảng cách giữa các lỗ phải là xa nhất mà ta có thể tạo ra. Để thuận lợi cho quá trình lập trình ngoài các yêu cầu như đối với các chi tiết gia công trên máy thông thường, bản vẽ chi tiết gia công trên máy CNC cần phải tuân theo những nguyên tắc sau: - Tất cả các kích thước của chi tiết phải được thể hi