Đồ án Nghiên cứu công nghệ GPRS

Khác với GSM, GPRS không tính cước dựa trên thời gian kết nối mà dựa vào lượng dữ liệu được truyền đi. Thông tin tính cước của mỗi MS được SGSN bà GGSN tập hợp và được ghi lại trong các bản ghi dữ liệu cuộc gọi (CDR): có các loại CDR sau: • S – CDR : do SGSN tạo ra, liên quan đến việc sử dụng tài nguyên vô tuyến • G – CDR : do GGSN tạo ra, liên quan đến việc kết nối với các mạng số bên ngoài. • M – CDR: do SGSN tạo ra liên quan đến các hoạt động quản lý di động ( chẳng hạn đổi vùng định tuyến RA) Trong suốt một phiên kết nối, có nhiều CDR được tạo ra. Tại CGF, tất cả các CDR này được phân tích và được tập hợp lại thành một CDR hoàn chỉnh, chứa toàn bộ thông tin về phiên kết nối đó. CDR cuối cùng này được đưa đến hệ thống tính cước và nhà khai thác sẽ dựa trên các thông tin này để xây dựng hóa đơn tính cước cho mỗi thuê bao. Phương pháp tính cước dựa trên lượng dữ liệu truyền đi có lợi điểm đó là thuê bao chỉ phải trả chi phí cho những gì mà họ sử dụng, điều này làm cho giá thành các dịch vụ dựa trên nền GPRS có giá khá rẻ, kích thích sự phát triển của các dịch vụ. Tuy nhiên đây cũng đặt ra cho nhà khai thác và người sử dụng một số vấn đề. Trước hết là đối với người sử dụng, đó là họ cảm thấy khó khăn khi dự đoán mức độ sử dụng của họ. Đối với tính cước theo thời gian, người dùng có thể dựa vào khoảng thời gian sử dụng dịch vụ, người dùng có thể ước lượng mức chi phí phải trả trong khi đó đối với phương pháp tính cước theo dữ liệu thì thuê bao khó dự đoán bởi họ không biết được kích thước trang web hoặc file mà người ta sẽ sử dụng là bao nhiêu. Đối với nhà cung cấp dịch vụ thì việc tính cước theo dung lượng luôn phức tạp hơn nhiều so với việc tính cước theo thời gian, khi mà chỉ cần một đồng hồ để đo thời gian sử dụng của thuê bao và tính toán theo đơn giá lượng thời gian sử dụng đó.

doc79 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2164 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Nghiên cứu công nghệ GPRS, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 1: Tổng quan về hệ thống GSM . Lịch sử phát triển và thành quả đạt được đến thời điểm hiện nay. Lịch sử mạng GSM Trong năm 1982, CEPT đã trình bày một mạng thông tin di động mới có chuẩn cấu trúc mạng tế bào. 1982-1985: CEPT bắt đầu đưa ra chuẩn viễn thông tin kỷ thuật số Châu Âu tại băng tần 900MHz, tên là GSM (Global System for Mobile communication). 1986: CEPT lập nhiều vùng thử nghiệm tại Paris để lựa chọn công nghệ truyền phát. Cuối cùng kỹ thuật Đa Truy Nhập Phân Chia Theo Thời Gian (TDMA) và Đa Truy Nhập Phân Chia Theo Tần Số (FDMA) đã được lựa chọn lựa. 1986: Hai kỷ thuật trên đã được kết hợp để tạo nên công nghệ phát cho GSM. Các nhà khai thác của 12 nước Châu Âu đã cùng ký bản ghi nhớ Memorandum of Understanding (MoU) quyết tâm giới thiệu GSM vào năn 1991. 1988: CEPT bắt đầu xây dựng đặc tả GSM cho giai đoạn hiện thực. Thêm 5 nước gia nhập MoU. 1989: Viện tiêu chuẩn viễn thông Châu Âu (ETSI) nhận trách nhiệm phát triển đặc tả GSM. 1990: Đặc tả giai đoạn 1 đã được đưa cho các nhà sản xuất phá triển thiết bị mạng. 1991: Chuẩn GSM 1800 đã được công bố. Thống nhất cho phép các nước ngoài CEPT đựơc quyền tham gia bản MoU. 1992: Đặc tả giai đoạn 1 hoàn tất. Mạng GSM giai đoạn 1 thương mại đầu tiên được công bố. Thỏa thuận chuyển vùng (roaming) quốc tế đầu tiên giữa Telecom Finland và Vodafone (Anh) được ký kết. 1993: Úc là nước đầu tiên ngoài CEPT ký MoU. MoU đã được 70 nước tham gia. Mạng GSM được công bố tại Áo, Ai-xơ-len, Hồng Kông, Na Uy và Úc. Thuê bao GMS lên đến hàng triệu. Hệ thống DCS 1800 thương mại đầu tiên được công bố tại Anh. 1994: MoU có hơn 100 tổ chức tham gia, tại 60 nước. Nhiều mạng GSM ra đời. Tổng số thuê bao lên 3 triệu. 1995: Đặc tả cho Dịch Vụ Liên Lạc Cá Nhân (PCS) được phát triển tại Mỹ, đây là một phiên bản GSM hoạt động trên tần số 1900MHz. GSM tiếp tục phát triển nhanh. 1995: Thuê bao GSM tăng 10.000 mỗi ngày. 4/1995: MoU có 188 thành viên trên 69 quốc gia. Hệ thống GSM 1900 có hiệu lực, tuân theo chuẩn PCS 1900. 1998: MoU có 253 thành viên trên 100 nước và có trên 70 triệu thuê bao trên toàn cầu, chiếm 31% thị trường di động thế giới. 6/2002: Hiệp hội GSM có 600 thành viên, đạt 709 triệu thuê bao (chiếm 71% thị trường di động số) trên 173 quốc gia. Hiện nay hiệp hội GSM có hơn 750 thành viên tại 219 quốc gia và vùng lãnh thổ đạt khoảng 3,65 tỷ thuê bao Một số thành quả đạt được Hiện nay hiệp hội GSM có hơn 750 thành viên tại 219 quốc gia và vùng lãnh thổ đạt khoảng 3,65 tỷ thuê bao Theo thống kê của hãng nghiên cứu Gartner quý II vừa qua, Nokia chiếm 31,9% doanh thu điện thoại toàn cầu, theo sau là tập đoàn Motorola của Mỹ 17,9% và công ty điện tử Hàn Quốc Samsung 12,8%. Trung tâm dịch vụ thông tin Wireless Intelligence, thuộc Hiệp hội GSM, khẳng định con số này đạt được chủ yếu nhờ lượng người sử dụng điện thoại tăng nhanh ở những khu vực đang phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ, Đông Âu, Mỹ Latin và châu Phi. "Số kết nối di động hiện nay tương đương với hơn 1/2 tổng số dân 6,7 tỷ trên toàn thế giới", Martin Garner, Giám đốc Wireless Intelligence, đánh giá. "Dù số liệu này cao hơn so với lượng người dùng trên thực tế, vì một người có khả năng đăng ký nhiều mạng khác nhau, hoặc những thuê bao trả trước có thể không còn hiệu lực, đây vẫn là một điểm mốc đáng chú ý trong ngành công nghiệp liên lạc di động". Cấu trúc hệ thống GSM. Một mạng GSM bao gồm 3 phân hệ chính: Phân hệ trạm gốc (BSS): giám sát và điều khiển các kênh vô tuyến; giao tiếp giữa mạng di động và người sử dụng. Phân hệ chuyển mạch (NSS): bao gồm các tổng đài chuyển mạch và các CSDL của toàn bộ mạng. Phân hệ khai thác và hỗ trợ (OSS): quản lý và khai thác toàn bộ mạng  Hình 1.1 Cấu trúc hệ thống GSM Trạm di động MS MS là các thuê bao, nó là các thiết bị mà người dùng sử dụng nó để thông tin với nhau. MS có thể là các thiết bị cầm tay như điện thoại di động, máy tính cá nhân, máy Fax ...) MS cung cấp các giao diện với người dùng giúp cho việc khai thác các dịch vụ trong mạng. Các chức năng chính của MS: Thiết bị đầu cuối thực hiện các chức năng không liên qua đến mạng GSM, FAX ... Kết cuối trạm di động thực hiện các chức năng liên quan đến truyền dẫn ở giao diện vô tuyến. Bộ thích ứng đầu cuối làm việc như một cửa nối thông thiết bị đầu cuối với kết cuối di động. MS bao gồm 2 thành phần chính là thiết bị di động ( ME) và SIM. ME ME là phần cứng được thuê bao sử dụng để truy cập mạng. Mỗi ME được gán cho 1 số IMEI. Số IMEI là một chuỗi số duy nhất được gán duy nhất cho mỗi máy GSM hay máy UMTS. Thường dãy số này được in trên tem máy nằm phía dưới Pin hay có thể bấm *#06# sẽ hiện ra trên màn hình.Số IMEI bao gồm 15 chữ số. gồm các thành phần sau: Trước năm 2002 thì mã IMEI có dạng AAAAAA-BB-CCCCCC-D (TAC – FAC – SNR – D ) TAC( Type Approval Code) : gồm 6 chữ số, quy định chủng loại của thiết bị theo tiêu chuẩn GSM. FAC ( Final Assembly Code): gồm 2 chữ số, cho biết thiết bị sản xuất hay lắp ráp ở đâu. SNR ( Serial Number): bao gồm 6 chữ số, là số hiệu của thiết bị. SR (Spare): có một chữ số, để trống cho dự phòng Sau năm 2004 mã IMEI có dạng : AABBBBBB-CCCCCC-D. AA Là số Reporting Body Identifier, nó chỉ ra rằng nhóm GSMA thuộc nhóm nào xem bảng danh sách số Reporting Body Identifier. 00 Test IMEI Nations with 2-digit CCs 01 PTCRB United States 02 - 09 Test IMEI Nations with 3-digit CCs 10 DECT devices 30 Iridium United States (satellite phones) 33 DGPT France 35 BABT United Kingdom 44 BABT United Kingdom 45 NTA Denmark 49 BZT / BAPT Germany 50 BZT ETS Germany 51 Cetecom ICT Germany 52 Cetecom Germany 53 TUV Germany 54 Phoenix Test Lab Germany BBBBBB Là phần còn lại của chuổi TAC. CCCCCC Là số serial của từng máy do nhà sản xuất quy định. D Là số cuối cùng được tạo ra từ các số trước theo luật Luhn check digit Modul nhận dạng thuê bao SIM (Subscriber Identuty Module) Định nghĩa SIM card, thẻ SIM hay còn gọi là modul nhận dạng thuê bao là một thiết bị nằm trong MS, là một thành phần trong mạng GSM, cũng như các mạng nâng cấp từ GSM như GPRS, EDGE... Chức năng: Cung cấp chức năng nhận thực và bảo mật cho thuê bao trong mạng. Cung cấp các dịch vụ ứng dụng thêm như các dịch vụ phi thoại. Lưu trữ các thông tin cần thiết. Đặc điểm SIM card là một bộ sử lý siêu nhỏ và có bộ nhớ không bị mất thông tin ngay cả khi mất nguồn cung cấp. Được chuẩn hóa về kích thước và một số chức năng tiêu chuẩn trong mạng GSM. Đa số các SIM card có thể cắm vào máy và rút ra khi không cần thiết. SIM card có thể lập trình để sử dụng với các mục đích khác. Các thông tin lưu trữ trong SIM Số se-ri: Xác định nhà sản xuất, phiên bản hệ điều hành, số của SIM ... Thông tin về trạng thái của SIM: SIM bị chặn hay không bị chặn. Mã dịch vụ (cho mạng GSM) Các thuật toán nhận thực và bảo mật A3, A8, A5 Khoá nhận thực thuê bao riêng Ki. Khoá Ki, Là khoá nhận thực, mỗi thuê bao được gán một số khoá nhận thực thuê bao riêng và được tạo bởi ở nhà cung cấp SIM, các file Ki này được bảo mật bởi thuật toán A4 và được mã hóa bằng khoá chuyển giao K4 (transport key K4) để chuyển đến nhà khai thác và nó được ghi vào hệ thống.Thông tin sau mã hóa bí mật phải được chuyển giao một cách an toàn tới nhà sử dụng. Thuật toán A4 được sử dụng cho cả mã hoá và giải mã. Người giử data mã hoá sử dụng K4 trong khi người nhận giải mã data cũng sử dụng K4. IMSI. a/ Định nghĩa: Số IMSI hay còn gọi là mã nhận dạng thuê bao di động quốc tế (International Mobile Subscriber Identity) là một chuỗi số có 15 chữ số. b/ Chức năng. Sử dụng để nhận thực cho một thuê bao di động trong một mạng di động GSM. Cho phép phân biệt hai thuê bao di động khác nhau ở phạm vi toàn thế giới. c/ Cấu tạo. Số IMSI bao gồm ba phần: + MCC hay còn gọi là Mã Quốc Gia viết tắt của từ Mobile Country Code, dùng để nhận diện Quốc gia (Với Việt Nam thì mã là 452). Có 3 chữ số. + MNC hay còn gọi là Mã mạng , viết tắt của từ Mobile Network Code, dùng để nhận diện mạng (Với Việt Nam hiện tại có 3 nhà cung cấp dịch vụ GSM là MobileFone:01, Vina Phone: 02 và Viettel: 04 ). Có từ 1 đến 2 chữ số MSIN hay còn gọi là Số nhận dạng thuê bao, Viết tắt từ Mobile Subscriber Identity Number (MSIN) c / Lưu trữ: IMSI được lưu trữ trong: +SIM card +Bộ định vị cơ sở dữ liệu thuê bao của mạng (HRL và VLR) Số điện thoại di động quốc tế MSISDN: Đây là số của thuê bao. Bao gồm MSISDN = CC + NPA + SN trong đó CC là mã vùng quốc gia , NPA số của nhà cung cấp dịch vụ, SN là số của thuê bao. Ví dụ 1 số điện thoại 841689256914 thì 84 là CC( việt nam) , 168 là NPA( vietel mobile) và 9256914 là SN. Các khoá cho quá trình cá nhân hoá SIM Khoá mật mã Kc Số trình tự khoá mật mã CKSN. Số nhận diện thuê bao di động tạm thời TMSI TMSI (Temporary Mobile Subscriber Identity) , tiếng Việt gọi là số nhận dạng trạm di động tạm thời, là số nhận dạng mà mạng cung cấp cho thuê bao một khi thuê bao mở máy. TMSI có chiều dài 4 octet, được tạo ra một cách ngẫu nhiên và chỉ mang tính cục bộ trong một vùng định vị. Do đó, khi thuê bao di chuyển sang vùng khác, TMSI sẽ được cập nhật. TMSI có thể được thay đổi bất cứ lúc nào vì mục đích bảo mật. Nhận dạng TMSI được dùng để trao đổi giữa UE và trạm gốc thay vì dùng nhận dạng IMSI. Số nhận dạng vùng định vị LAI LAI, là nhận dạng duy nhất của một vùng định vị trong một mạng PLMN. LAI bao gồm MCC, MNC và LAC. Thông tin LAI sẽ được mạng di động quảng bá (broadcast) thường xuyên thông qua kênh quảng bá (BCCH). MS sẽ lưu giữ LAI trong SIM của nó. LAC ( Local Area Code): nhận dạng một vùng định vị bên trong mạng GSM. Độ dài cực đại là 16 bit, cho phép xác định 65536 vùng định vị khác nhau trong GSM Các vùng dịch vụ (PLMN) cấm sử dụng Số nhận diện cá nhân PIN Số PIN1 hay mã PIN, số nhận dạng người sử dụng, số này được cấp cho mỗi thuê bao để truy nhập các mức ưu tiên cấp thấp, số này do nhà khai thác ấn định số lần truy nhập sai 3,4 hoặc 5 lần, nếu vượt quá số lần đó SIM sẽ chuyển sang chế độ khoá. Rất khó đọc được mã PIN1 từ SIM Card Mã giai khoá cá nhân PUK Số PUK1 hay mã PUK1, mã mở khoá cá nhân ưu tiên mức thấp khi số PIN bị khoá, số này nhà khai thác quản lý và cũng do nhà khai thác ấn định số lần truy nhập sai, thường là 10 lần. Tương tự mã PIN1, rất khó đọc được mã PUK1 từ SIM Card. Ngoài các thông tin bắt buộc ở trên, trong mỗi SIM-card còn có các thông tin như các tin nhắn, danh sách các số điện thoại viết tắt… Hệ thống trạm Gốc Hệ thống trạm gốc BSS có cấu trúc là một mạng gồm nhiều ô vô tuyến đặt gần nhau để đảm bảo toàn bộ vùng phủ sóng của GSM. BSS giao diện trực tiếp với các trạm di động MS thông qua giao diện vô tuyến. vì thế nó bao gồm các thiết bị phát và thu đường vô tuyến và quản lý các chức năng này. Mặt khác nó cũng nối đến các tổng đài thuộc NSS. Bao gồm 2 loại thiết bị : BTS giao diện với MS và BSC giao diện với MSC. Trạm thu phát cơ sở BTS (Base Transceiver Station) Trạm thu phát cơ sở bao gồm các bộ thu phát và xử lý tín hiệu đặc thù cho giao diện vô tuyến. BTS kết nối với trạm di động thông qua giao diện Abis. BTS như một cái Modem vô tuyến phức tạp mà trong nó có một bộ phận quan trọng là bộ chuyển đổi mã và thích ứng tốc độ TRAU. TRAU thực hiện việc mã hoá và giãi mã tiếng đặc thù cho hệ thống di động, việc thích ứng tốc độ cho việc truyền dữ liệu. TRAU là một bộ phận của BTS nhưng trên thực tế nó có thể đặt cách xa BTS và có thể đặt ở giữa BSC và MSC.  Hình 1.2 cấu trúc cơ bản của trạm gốc. Bộ chuyển đổi mã và thích ứng tốc độ (TRAU) TRAU là một phần của BTS, trong nhiều trường hợp có thể đặt ở bên ngoài giữa BTS và MSC. Nếu nó đặt trong BTS, TRAU có nhiệm vụ chuyển đổi tốc độ thoại 13Kbps hoặc dữ liệu tốc độ thấp thành tốc độ 64Kbps. Trước tiên thoại 13Kbps được thêm các dữ liệu đồng bộ và có tốc độ 16Kbps. Sau đó 4 luồng 16Kbps sẽ được gép kênh thành 64Kbps. Nếu nó đặt ngoài, thì giao tiếp Bbis giữa BTS và BSC chỉ hoạt động ở tốc độ 16Kbps. TRAU chỉ có nhiệm vụ ghép 4 kênh 16Kbps thành 1 kênh 64Kbps truyền tới MSC  Hình 1.3 các vị trí có thể của TRAU Bộ điều khiển trạm gốc BSC (Base Station controller) BSC có nhiệm vụ quản lý tất cả giao diện vô tuyến thông qua các lệnh điều khiển từ xa của BTS và MS. Các lênh này chủ yếu là các lệnh ấn định, giải phóng kênh vô tuyến và quản lý chuyển giao. BSC nối với BTS thông qua giao diện vô tuyến còn nối với MSC thông qua giao diện A. Vai trò của nó chủ yếu là quản lý các kênh ở giao diện vô tuyến và chuyển giao. Một BTS trung bình có thể quản lý được vài chục BTS phụ thuộc vào lưu lượng của BTS này. BSC và BTS cũng có thể kết hợp trong một trạm gốc. Hệ thống chuyển mạch NSS Như hình 1.1 hệ thống chuyển mạch NSS bao gồm một hoặc nhiều HLR với AuC, EIR, VLR và các MSC. Trung tâm chuyển mạch các dịch vụ di động MSC MSC là trung tâm chuyển mạch chính của mạng GSM. Nhiệm vụ điều phối việc thiết lập cuộc gọi đến các người sử dụng mạng thông tin di động một mặt giao diện với BSC, mặt khác giao diện với mạng ngoài thông qua GMSC. Để thực hiện việc kết nối MSC với mạng ngoài cần phải thích ứng các đặc điểm truyền dẫn. IWF là một thiết bị thích ứng giao thức và truyền dẫn sẻ làm việc đó.  Hình 1.4: Kiến trúc logic của NSS Bộ ghi định vị thường trú HLR HLR là thiết bị lưu cơ sở dữ liệu của mạng, các thông tin liên quan đến việc cung cấp các dịch vụ viễn thông. HLR cũng chứa các thông tin liên quan đến vị trí hiện thời của thuê bao, nhưng không phụ thuộc vào vị trí hiện thời của thuê bao. HLR thường là một máy tính không có khả năng chuyển mạch mà chỉ có khả năng quản lý hàng trăm ngàn thuê bao. Một chức năng con của HLR là nhận dạng trung tâm nhận thực AUC. Bộ ghi định vị tạm trú VLR VLR là cơ sở dữ liệu thứ hai trong mạng. Nó được nối với một hay nhiều MSC và có nhiệm vụ lưu tạm thời số liệu của thuê bao dang nằm trong vùng phục vụ của MSC tương ứng và đồng thời lưu giữ số liệu về vị trí chính xác hiện thời của thuê bao nói trên. Nó giống như chức năng của bộ nhớ tạm thời . Một vùng thuộc sự quản lý của VLR nào đó gọi là VLR Area. Sở dĩ VLR là bộ ghi định vị tạm trú bởi vì nó chỉ lưu giữ số liệu tạm thời của các thuê bao đang định vị tại vùng VLR đó và đồng thời lưu giữ các số liệu về vị trí của thuê bao mức độ chính xác hơn HLR. Khi thuê bao chuyển sang vùng khác thì thông tin về thuê bao ở VLR cũ sẽ bị xóa. Chức năng chính của VLR là cung cấp các thông tin cá nhân của thuê bao để hỗ trợ cho quá trình tìm gọi cũng như xử lý cuộc gọi. Bộ đăng ký nhận dạng thiết bị EIR EIR có chức năng quản lý thiết bị di động, là nơi lưu giữ tất cả dữ liệu liên quan đến trạm di động MS. EIR được nối với MSC qua đường báo hiệu để kiểm tra sự được phép của thiết bị, một thiết bị không được phép sẽ bị cấm. Dữ liệu trong EIR chia làm 3 loại: Loại 1 ( white list) : Bao gồm các thiết bị hợp lệ, được phép sử dụng trong hệ thống GSM Loại 2 ( black list): Bao gồm các thiết bị không được phép sử dụng trong hệ thống GSM bởi đó là các thiết bị bị đánh cắp hoặc có vấn đề. Loại 3 ( gray list): Bao gồm các thiết bị có thể được sử dụng nhưng phải theo dõi và bị nghi ngờ là những thiết bị không hợp pháp. Khi thuê bao thực hiện cuộc gọi thì MSC sẽ yêu cầu cung cấp số IMEI của thiết bị và gửi đến EIR để kiểm tra. Kết quả của quá trình kiểm tra sau đó được gửi trả lại MSC tương ứng. Các thiết bị không cho phép sẽ bị cấm. Quản lý thuê bao và trung tâm nhận thực AUC AuC quản lý việc hoạt động đăng ký thuê bao như nhập hay xoá thêu bao ra khỏi mạng. Nó còn có một nhiệm vụ quan trọng khác nữa là tính cước cuộc gọi. Cước phí phải được tính và gửi tới thuê bao. AuC có nhiệm vụ tạo ra các thông số nhận thực gọi là triples để cung cấp cho HLR. Triples là một tập hợp gồm 3 tham số: RAND ( random number): là một số ngẫu nhiên có 128 bit. Thực chất đây là một bản tin mà mạng gửi cho MS để bắt đầu quá trình nhận thực. Kc ( cipher key)” là khóa để mật mã hóa cho dữ liệu trên giao diện vô tuyến. Kc được tạo ra trong quá trình nhận thực từ RAND, thuật toán bảo mật A8 và khóa bảo mật ki của thuê bao SRES ( Signed Result) có độ dài 32 bit. Đây là một giá trị tham chiếu dùng để so sánh với giá trị mà MS tự tính trong quá trình nhận thực. Nếu 2 giá trị này giống nhau thì MS xem như đã nhận thực. Điều khiển quản lý và bảo dưỡng OMC OMC cho phép các nhà khai thác mạng theo dõi và kiểm tra các hành vi trong mạng như: tải của hệ thống, số lượng chuyển giao giữa các cell …vv. Nhờ vậy mà họ có thể giám sát được toàn bộ chất lượng dịch vụ mà họ cung cấp cho khách hàng và kịp thời xữ lý sự cố. Khai thác và bão dưỡng cũng bao gồm việc thay đổi cấu hình để giảm những sự cố xuất hiện, nâng cấp mạng về dung lượng tăng vùng phủ sóng, định vị sữa chữa các sự cố hõng hóc …vv. Việc kiểm tra có thể nhờ một thiết bị có khả năng phát hiện một sự cố hay dự báo sự cố thông qua tự kiểm tra nhờ tính toán. Việc thay đổi mạng có thể thực hiện “mềm” qua báo hiệu hay thực hiện cứng đòi hỏi can thiệp trực tiếp tại hiện trường. Việc khai thác có thể được thực hiện bằng máy tính đặt trong một trạm. Các giao diện mạng GSM. Hình 1.5 Các giao diện trong mạng GSM Giao diện vô tuyến Um Giao diện vô tuyến là giao diện giữa MS và BTS. Giao diện vô tuyến sẽ cung cấp cho MS các phương tiện để giao tiếp với BTS. Giao thức lớp 2 trên giao diện Um được gọi là LAPDm. Đây là một dạng cải tiến của LAPD. Sự khác nhau giữa LAPD và LAPDm là ở chỗ phát hiện và sửa lỗi Um được thực hiện ở lớp 1. Một điểm khác nhau nữa là các khung của LAPD có thể dài hơn nhiều so với bản tin của LAPDm vì các khung của LAPD phải đặt vừa vào các cụm. Cấu trúc giao thức đối với giao diện Um: Lớp báo hiệu 1: còn gọi là lớp vật lý, thực hiện các chức năng cần thiết để truyền các luồng bit trên kênh vật lý trong môi trường vô tuyến. Lớp này giao diện với quản lý tiềm năng vô tuyến, đồng thời cũng giao diện với các khối chức năng khác như : bộ mã hóa tiếng, các bộ thích ứng đầu cuối để đảm bảo các kênh lưu lượng. Lớp 1 bao gồm các chức năng chính sau: Sắp xếp kênh logic lên kênh vật lý. Mã hóa kênh để sửa lỗi trước (FEC). Mã hóa kênh để phát hiện lỗi. Mật mã hóa. Chọn ô ở chế độ rỗi. Thiết lập các kênh vật lý dành riêng Đo cường độ trường của các kênh dành riêng và của trạm gốc xung quanh. Thiết lập định trước thời gian và công suất theo sự điều khiển của mạng. Lớp báo hiệu 2: Mục đích của lớp báo hiệu 2 là cung cấp đường truyền tin cậy giữa MS và mạng. Giao thức của lớp này được gọi là LAPDm được xây dựng trên cơ sở LAPD của ISDN. Tuy nhiên có một vài thay đổi phù hợp với môi trường truyền dẫn vô tuyến để đạt hiệu suất tốt hơn trong việc tiết kiệm phổ tần. Lớp báo hiệu 3: thực thi các thủ tục báo hiệu giữa MS và mạng. Nó được chia thành 3 lớp con: RR,MM,CM. Quản lý tiềm năng vô tuyến (RR) có chức năng thiết lập, duy trì và giải phóng đấu nối các tiềm năng trên các kênh điều khiển dành riêng, bao gồm các chức năng: Thiết lập chế độ mật mã Thay đổi kênh dành riêng khi vẫn ở ô cũ như từ SDCCH đến kênh lưu lượng. Chuyển giao từ ô này đến ô khác. Định nghĩa lại tần số (Sử dụng cho nhảy tần. Quản lý di động (MM): thực hiện các chức năng như: Nhận thực. Ấn định lại TMSI. Nhận dạng MS bằng cách yêu cầu thông tin từ IMSI hay IMEI. Quản lý nối thông (CM) bao gồm 3 phần tử: Điều khiển cuộc gọi (CC): cung cấp các chức năng và thủ tục để điều khiển cuộc gọi. Phần tử đảm bảo các dịch vụ bổ sung: xử lý các dịch vụ bổ sung không liên quan đến cuộc gọi như chuyển hướng cuộc gọi khi không có trả lời, đợi gọi… Phần tử đảm bảo dịch vụ tin nhắn ngắn (SMS): cung cấp các giao thức để truyền các bản tin ngắn giữa mạng và MS. Giao diện Abis Giao diện Abis là giao diện giữa BTS và BSC, cho phép điều khiển việc cấp phát các tài nguyên vô tuyến tại BTS đồng thời hỗ trợ các dịch vụ cho MS. Giao diện này có thể hỗ trợ cả 3 loại cấu hình khác nhau của BTS: BTS có một trạm thu phát. BTS có nhiều trạm thu phát và

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDE TAI FULL.doc
  • pdfBAN VE.pdf
  • pdfBIA_CUNG.pdf
  • docloi cam on.doc
  • docnhan xet cua giao vien doc duyet.doc
  • docnhan xet cua giao vien huong dan.doc
  • doctu viet tat.doc
Luận văn liên quan