_ Cuộn dây chìa thu phát: cuộn dây tạo ra từ trường xung quanh ổ khóa điện và nhận mã ID của chìa khóa (khi chìa được đưa vào ổ khóa).
_ Bộ khuyếch chìa thu phát: cho phép dòng điện vào cuộn dây chìa thu phát từ ECU khóa động cơ và phát ra mã ID nhận được từ chìa khóa (thông qua cuộn dây chìa thu phát), sau đó gửi mã này tới ECU khóa động cơ.
_ Công tắc cảnh báo mở khóa bằng chìa: công tắc này nhận biết chìa khóa có được đưa vào ổ khóa điện hay chưa và gửi tín hiệu gửi về ECU khóa động cơ.
_ ECM (ECU động cơ): nhận tín hiệu từ ECU khóa động cơ, từ đó có cho phép động cơ hoạt động hay không.
_ ECU khóa động cơ: nhận mã ID của chìa khóa từ bộ khuyếch chìa thu phát, sau đó sẽ so sánh với mã ID đã được đăng kí trước đó. Từ đó, ECU khóa động cơ sẽ gửi tín hiệu tới ECU động cơ để điều khiển sự hoạt động của của động cơ.
_ Đèn chỉ báo an ninh: được điều khiển từ ECU khóa động cơ, nó giúp người lái xe biết được tình trạng của xe: Đang mã hóa, hủy mã hóa, hay đăng kí chìa khóa v v.
106 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3219 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Nghiên cứu hệ thống mã khóa chống trộm GPS - VT310 lắp trên ô tô dựa trên hệ thống định vi toàn cầu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I: HỆ THỐNG MÃ HÓA KHÓA ĐỘNG CƠ
I. KHÁI QUÁT HỆ THỐNG MÃ HÓA KHÓA ĐỘNG CƠ
1. Khái quát:
Hệ thống mã hóa khóa động cơ được thiết kế để ngăn ngừa sự trộm cấp xe. Hệ thống sử dụng ECU khóa động cơ để lưu trữ mã chìa khóa chính. Nếu trong trường hợp sử dụng không đúng chìa khóa của xe để khởi động xe (kể cả việc dùng tô vít hay các dụng cụ khác...) thì ECU sẽ gửi tín hiệu đến ECU động cơ (Electronic control unit) để ngắt nhiên liệu và đánh lửa, làm cho động cơ không thể khởi động được.
Hình 1: Sơ đồ hệ thống.
2. Phân loại:
Hiện nay, có 2 loại hệ thống mã hóa khóa động cơ. Một loại điều khiển bằng ECU khóa động cơ độc lập và một loại điều khiển bằng ECU động cơ có tích hợp ECU khóa động cơ ở bên trong.
Hinh 2: loại ECU khóa động cơ được tích hợp bên trong ECU động cơ.
Hình 3: Loại ECU khóa động cơ độc lập.
Tuy nhiên đối với loại ECU khóa động cơ độc lập: sau khi so sánh và gửi tín hiệu về cho ECU động cơ để hủy chế độ khóa động cơ, ECU động cơ bắt đầu điều khiển cho phun nhiên liệu và đánh lửa. Ngay lập tức, ECU động cơ cũng gửi tín hiệu mã ID của xe cho ECU khóa động cơ so sánh thêm một lần nữa. Nếu hai mã ID trùng nhau thì xe tiếp tục hoạt động, nếu hai mã này không trùng, thì ngay lập tức xe ngừng hoạt động, chế độ khóa động cơ được thiết lặp trở lại.
3. Chức năng và nguyên lý hoạt động:
a) Chức năng các bộ phận chính:
_ Cuộn dây chìa thu phát: cuộn dây tạo ra từ trường xung quanh ổ khóa điện và nhận mã ID của chìa khóa (khi chìa được đưa vào ổ khóa).
_ Bộ khuyếch chìa thu phát: cho phép dòng điện vào cuộn dây chìa thu phát từ ECU khóa động cơ và phát ra mã ID nhận được từ chìa khóa (thông qua cuộn dây chìa thu phát), sau đó gửi mã này tới ECU khóa động cơ.
_ Công tắc cảnh báo mở khóa bằng chìa: công tắc này nhận biết chìa khóa có được đưa vào ổ khóa điện hay chưa và gửi tín hiệu gửi về ECU khóa động cơ.
_ ECM (ECU động cơ): nhận tín hiệu từ ECU khóa động cơ, từ đó có cho phép động cơ hoạt động hay không.
_ ECU khóa động cơ: nhận mã ID của chìa khóa từ bộ khuyếch chìa thu phát, sau đó sẽ so sánh với mã ID đã được đăng kí trước đó. Từ đó, ECU khóa động cơ sẽ gửi tín hiệu tới ECU động cơ để điều khiển sự hoạt động của của động cơ.
_ Đèn chỉ báo an ninh: được điều khiển từ ECU khóa động cơ, nó giúp người lái xe biết được tình trạng của xe: Đang mã hóa, hủy mã hóa, hay đăng kí chìa khóa v…v.
b) Nguyên lý hoạt động:
Sơ đồ khối của hệ thống:
Nguyên lý hoạt động:
Thiết lập chế độ mã hóa: có hai cách
_ Cách 1: Khi rút chìa khóa ra khỏi ổ khóa điện, công tắc cảnh báo bằng chìa mở (OFF), ECU khóa động cơ nhận biết được điều này thông qua mức điện áp đặt lên chân KSW của ECU khóa động cơ ( OFF-12V; ON- 0V). Từ đó, chế độ mã hóa được thiết lặp.
_ Cách 2: Khi xoay công tắc máy về vị trí ACC hoặc LOCK, sau 20 giây ECU khóa động cơ nhận biết được điều này thông qua chân IG (ACC hay LOCK- 0V; ON- 12V). Từ đó chế độ mã hóa được thiết lặp.
Khi chế độ mã hóa được thiết lặp, thì ECU khóa động cơ sẽ gửi tín hiệu điều khiển đèn chỉ báo an ninh nhấp nháy.
Xóa bỏ chế độ mã hóa:
_Đưa chìa khóa vào ổ khóa:
Khi đưa chìa khóa vào trong ổ khóa, công tắc cảnh báo mở khóa bằng chìa đóng lại (ON), điện áp cực KSW giảm xuống 0V. ECU khóa động cơ cung cấp dòng điện tới bộ khuyếch đại chìa thu phát qua chân VC5, cùng lúc đó ECU khóa động cơ gửi tín hiệu tới chân TXCT. Kết quả là dòng điện đi vào cuộn dây chìa thu phát và tạo ra từ trường xung quanh ổ khóa điện.
_Bỏ chế độ khóa động cơ:
Khi từ trường được tạo ra xung quanh ổ khóa điện, tín hiệu mã ID của con chíp được đặt bên trong chìa khóa sẽ gửi tín hiệu tới cuộn dây chìa thu phát, bộ khuyếch sẽ khuyếch đại tín hiệu này và gủi về ECU khóa động cơ qua chân CODE. ECU khóa động cơ sẽ so ánh mã ID của chìa khóa và mã ID đã được đăng kí. Nếu hai mã trùng nhau thì ECU khóa động cơ sẽ gửi tín hiệu về cho ECM
( ECU động cơ) qua chân EFIO. Từ đó, ECM cho phép động cơ hoạt động (cho phun xăng và đánh lửa).
c) Điều khiển tắt đèn chỉ báo an ninh:
Khi ECU khoá động cơ xoá bỏ chế độ khoá động cơ, thì việc điều khiển đèn chỉ báo an ninh nhấp nháy kết thúc và đèn cũng bị tắt.
II: Quy trình đăng kí và xóa mã chìa khóa:
Khi bị mất chìa khóa (chìa chính hoặc chìa phụ) thì khả năng bị mất cắp xe là hoàn toàn có thể xảy ra vì những chìa khóa bị mất đó dễ dàng khởi động được xe nếu như mã chìa khóa trong xe chưa được xóa bỏ hoặc đăng ký lại mã chìa khóa mới. Vì vậy, việc xóa bỏ hay đăng ký mã chìa khóa mới là vô cùng cần thiết và được phân loại theo các trường hợp sau đây.
1. Các quy trình đăng kí mã chìa khóa:
a) Đăng ký mã chìa lần đầu (sau khi thay thế ECU khóa động cơ):
Qui trình đăng ký bằng máy chẩn đoán (máy TEST):
Qui trình
Trạng thái của đèn báo an ninh
1. Bắt đầu
-
2. Đưa chìa khóa vào trong ổ khóa
Nhấp nháy
3. Thực hiện theo các bước sau trên máy chẩn đoán.
Chọn IMMOBILIZER
Chọn ID UTILITY .
Chọn IMMOB CODE REG.
Sáng (trong vòng 2 phút)
Tắt trong 1 giây, sau đó sáng
4. Rút chìa khóa ra và nhấn nút NEXT (tiếp theo) trên máy chẩn đoán.
Sáng (Chìa đầu tiên đã được đăng ký xong).
5. Đưa tiếp chìa thứ 2 vào ổ khóa để đăng ký.
Tắt trong 1 giây, sau đó sáng.
6. Rút chìa khóa ra và sau đó nhấn nút NEXT trên máy chẩn đoán (máy TEST).
Sáng
7. Cho đến khi đưa chìa cuối cùng vào ổ khóa để đăng ký.
Tắt trong 1 giây, sau đó sáng 0,5 giây.
Tắt (Đăng ký xong cho chìa cuối cùng)
8. Rút chìa khóa ra.
Nhấp nháy
9. Kết thúc
_Sau khi kết thúc việc đăng ký thì đèn báo an ninh sáng. Nhưng sau khi đăng ký cho chìa cuối cùng kết thúc thì đèn báo sẽ tắt, không sáng. Sau đó, rút chìa khóa ra thì đèn chỉ báo sẽ nháy.
Qui trình đăng ký không sử dụng máy chẩn đoán (máy TEST):
_Đây là một hệ thống để đăng ký tự động cho mã chìa khóa (mã chìa chính và mã chìa phụ) khi thay thế ECU khoá động cơ.
_Sau khi thay thế ECU khoá động cơ, bật khoá điện lên vị trí ON làm cho đèn chỉ báo nhấp nháy. Trong điều kiện đó, tra chìa khoá chính và chìa khoá phụ vào ổ khoá điện để tự động đăng ký mã chìa vào ECU (trong 10 giây). Trong quá trình đăng ký lần đầu (đăng ký tự động), mã chìa có thể được đăng ký cho 3 hoặc 4 chìa. Việc đăng ký lần cuối (chìa thứ 3 hoặc thứ 4) được thực hiện ở chế độ đăng ký mã chìa phụ.
b) Đăng ký mã chìa bổ sung (sau khi có ít nhất một mã chìa đã được đăng ký trong ECU khóa động cơ):
Đăng ký mã chìa bổ sung bằng máy chẩn đoán (máy TEST):
Qui trình
Thời gian thực hiện.
Trạng thái đèn chỉ báo an ninh
1. Bắt đầu
-
Nhấp nháy (cho đến khi chìa khóa đầu tiên được đưa vào ổ khóa).
2. Đưa chìa khóa đã được đăng kí từ trước vào ổ khóa (chìa chính). Bật công tắc máy ON và máy TEST ON.
Tắt
3. Chọn các bước sau trên máy TEST:
IMMOBILISER
ID UTILITY
IMMOB CODE REG
-
Sáng
4. Rút chìa khóa chính ra và sau đó nhấn nút NEXT (tiếp theo) trên máy chẩn đoán. Ngay sau đó, đưa lại chìa khóa chính vào ổ khóa, bật công tắc và máy chẩn đoán (ON).
Thực hiện trong vòng 20 giây
Nhấp nháy
→ sáng
5. Rút chìa khóa ra và sau đó nhấn nút NEXT trên máy chẩn đoán.
Trong vòng 20 giây
Sáng
6. Đưa chìa khóa cần đăng kí vào ổ khóa.
Trong vòng 10 giây
Nhấp nháy
7. Sau 60 giây, chìa khóa được đăng kí xong. Đèn chỉ báo an ninh tắt.
-
Tắt
8. Rút chìa khóa ra và nhấn nút NEXT trên máy chẩn đoán.
Nhấp nháy
9. Màn hình trên máy TEST hiển thị số chìa khóa đã được đăng kí.
10. Kết thúc
_Trong trường hợp này cần lưu ý: Nếu chìa khóa được rút ra trong vòng 60 giây ở bước 6 thì chế độ đăng ký mã chìa bổ sung bị hủy bỏ. Khi chìa khóa được rút ra, nếu hệ thống hoạt động bình thường thì đèn báo sẽ nháy liên tục.
Đăng ký mã chìa bổ sung không cần máy chẩn đoán (máy TEST):
Qui trình
Thời gian thực hiện
Trạng thái đèn chỉ báo an ninh
1. Bắt đầu.
-
2. Đưa chìa khóa chính (đã được đăng kí từ trước) vào trong ổ khóa. Thực hiện thao tác rút ra và gắn chìa khóa lại (4 lần)
Trong vòng 35 giây
Nhấp nháy
3. Mở và đóng cửa 6 lần
4. Rút chìa khóa chính ra
Sáng
5. Đưa chìa khóa cần đăng ký vào trong ổ khóa
Trong vòng 10 giây
Nhấp nháy
6. Sau 60 giây, chìa khóa được đăng kí xong (đèn chỉ báo an ninh tắt)
-
7. Rút chìa khóa ra
Nhấp nháy
8. Kết thúc
_Cần lưu ý trong trường hợp này là: Nếu chìa khóa cần đăng ký không được đưa vào ổ khóa trong vòng 10 giây (bước 5) thì ECU sẽ hủy bỏ chế độ đăng ký bổ sung.
2. Xóa bỏ mã chìa đã đăng ký trong ECU khóa động cơ và mã chìa khóa (trừ chìa chính):
Qui trình
Thời gian thực hiện.
Tình trạng đèn chỉ báo an ninh
1. Bắt đầu
-
Nhấp nháy (cho đến khi chìa khóa được đưa vào)
2. Đưa chìa khóa chính đã được đăng kí vào trong ổ khóa. Bật công tắc máy và máy chẩn đoán (ON).
-
Tắt
3. Chọn các bước sau trên máy TEST.
IMMOBILISER.
(Hệ Thống Mã Hóa)
ID UTILITY.
(Mã ID phụ).
IMMOB CODE ERS
(Xóa Mã)
Tắt
4. Rút chìa khóa ra và nhấn nút NEXT trên máy chẩn đoán. Ngay sau đó đưa chìa khóa chính vào trong ổ khóa, bật công tắc sang vị trí ON và nhấn nút NEXT trên máy chẩn đoán.
Trong vòng 120 giây
Nhấp nháy→sáng trong vòng 1 giây sau đó tắt
5. Rút chìa khóa chính ra.
Trong vòng 10 giây (sau khi máy chẩn đoán hiển thị kết quả)
Nhấp nháy
6. Kết thúc.
_Điều kiện để có thể xóa bỏ mã chìa là phải có ít nhất 2 mã chìa đã được đăng ký tong ECU khóa động cơ và phải sử dụng chìa chính để xóa.
3. Đăng ký mã ID cho ECU khóa động cơ và ECM (ECU động cơ):
_Trường hợp này cần được đăng ký khi thay thế ECM hay EU khóa động cơ (hoặc cả 2). Nếu không, động cơ sẽ không khởi động được do mã ID chưa phù hợp với nhau. Ngoài ra, cần ngắt nguồn cho hệ thống (Cọc âm bình Ắc-qui) trước khi tiến hành qui trình này để đảm bảo an toàn cho hệ thống. Sau đó nối nguồn lại và đảm bảo rằng không bị mất nguồn trong khi quy trình này đang được tiến hành.
Sau khi thay thế ECU khóa động cơ hoặc ECM (hoặc cả 2):
Bước 1: Thực hiện qui trình đăng ký mã chìa dựa trên qui trình đăng ký cho mã chìa mới.
Bước 2: Sử dụng “dụng cụ chuyên dùng” để nối tắt cực TC và CG của giắc kiểm tra DLC3 trước khi đưa chìa khóa vào trong ổ khóa (hình 4).
Bước 3: Đưa chìa khóa chính ( Đã được đăng ký) vào trong ổ khóa và để ở vị trí ON (Không khởi động động cơ). Để như vậy trong 30 phút.
Bước 4: Bật công tác máy OFF và ngắt kết nối giữa 2 cực TC và CG.
Bước 5: Khởi động động cơ. Sau khi động cơ khởi động được thì sau 3 giây nếu như không có vấn đề gì thì công việc đăng ký hoàn tất.
III. Kiểm tra và chẩn đoán hệ thống:
Nếu như trong trường hợp dùng đúng chìa khóa để khởi động động cơ mà vẫn không khởi động được thì hiện tượng này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân (Như là mạch nguồn, ECU động cơ,...). Nhưng ở phần này, ta đặt giả thiết các hệ thống khác đều tốt và chỉ đi vào kiểm tra từng bộ phận của hệ thống mã hóa khóa động cơ dựa trên tài liệu kỹ thuật của nhà chế tạo.
1. Kiểm tra:
a) Kiểm tra bộ khuyếch đại chìa thu phát:
Bước 1: Tháo giắc nối của bộ khuyếch đại (Giắc D24).
Bước 2: Đo điện trở dây dẫn.
Điện trở tiêu chuẩn
Kí hiệu và tên chân
Điều kiện tiêu chuẩn
AGND(D24-7)
Luôn dưới 1 Ω
(Sau khi đo, nếu kết quả không đúng tiêu chuẩn thì có thể dây dẫn hỏng).
Bước 4: Gắn lại giắc D24
Bước 5: Đo điện trở và điện áp của giắc nối theo bảng tiêu chuẩn sau.
Bảng Tiêu chuẩn kỹ thuật:
Kí hiệu và tên các chân.
Tiêu chuẩn cho phép .
VC5(D24-1)-AGND(D24-7)
Khi không có chìa khóa trong ổ khóa đo được: 0→2V.
Khi đưa chìa vào: 4,6-5,4V.
CODE(D24-4)-AGND(D24-7)
Khi đưa chìa khóa vào trong ổ khóa thì tạo ra dạng xung số 1.
TXCT(D24-5)-AGND(D24-7)
Khi đưa chìa khóa vào ổ khóa thì tạo ra dạng xung số 2.
AGND(D24-7)-mát
Điện trở luôn Dưới 1Ω.
(Sau khi kiểm tra, nếu kết quả không đúng như trên có thể bộ khuếch đại bị hỏng.)
Bước 6: Kiểm tra bàng máy đo xung:
Tên chân.
CODE(D24-4)-AGND(D24-7).
Thiết lặp
5V/DIV...,20ms/DIV.
Kiểm tra
Đưa chìa khóa vào ổ khóa và quan sát dạng xung trên máy đo xung .
Tên chân
TXCT(D24-4)-AGND(D24-7)
Thiết lập
5V/DIV...,20ms/DIV
Kiểm tra
Đưa chìa khóa vào ổ khóa và quan sát dạng xung trên máy đo xung .
b) Kiểm tra ECU khóa động cơ:
Bước 1: Tháo giắc nối của ECU khóa động cơ (Giắc D23).
Bước 2: Đo điện trở và điện áp của dây dẫn, sau đó so sánh với bảng tiêu chuẩn dưới đây.
Bảng tiêu chuẩn:
Kí hiệu và tên chân
Tiêu chuẩn cho phép
GND(D23-16).
Điện trở luôn dưới 1Ω
+B(D23-1)-GND(D23-16)
Điện áp từ 11V tới 14V
IG(D23-2)-GND(D23-16)
Điện áp công tắc máy:
1:OFF:0→2V: gắn chìa khóa vào: 11V-14V
(Nếu kết quả không đúng tiêu chuẩn, có thể dây dẫn bị hỏng)
Bước 4: Gắn lại giắc D23 của ECU khóa động cơ.
Bước 5: Đo điện áp giữa các cực trên giắc nối theo bảng sau.
Điện áp tiêu chuẩn:
Kí hiệu các chân
Tiêu chuẩn cho phép.
KSW(D23-3)-AGND(D23-5)
Khi không có chìa trong ổ khóa đo dược: 11V.
Khi có chìa khóa:1V.
VC5(D23-14)-AGND(D23-5)
Khi không có chìa trong ổ khóa đo được: 0→2V.
Khi có chìa khóa: 4,6-5,4V.
TXCT(D23-4)-AGND(D23-5)
Khi đưa chìa vào trong ổ khóa sẽ tạo ra dạng xung số 2.
CODE(D23-15)-AGND(D23-5)
Khi đưa chìa vào trong ổ khóa sẽ tạo ra dạng xung số 1.
EFIO(D23-13)-EGND(D23-11)
Bật Công tắc máy từ OFF→ON sẽ tạo ra dạng xung số 3.
EFII(D23-12)-EGND(D23-11)
Bật Công tắc máy từ OFF→ON sẽ tạo ra dạng xung số 4.
Bước 6: Kiểm tra bằng máy đo xung.
Tín hiệu của dạng xung số 1 và 2 chính là tín hiệu của bộ khuyếch đại. Dưới đây, chúng ta sẽ xem xét dạng xung tín hiệu đầu vào và đầu ra của ECM.
Tên chân
EFIO(D23-13)-EGND(D23-1)
Cài đặt
10V/DIV...,500ms/DIV
Kiểm tra
Bật công tắc máy từ OFF sang ON để tạo ra dạng xung số 3.
Tên chân
EFII (D23-12)-EGND(D23-11)
Cài đặt
10V/DIV...,500ms/DIV
Kiểm tra
Bật công tắc máy từ OFF sang ON để tạo ra dạng xung số 4.
Kiểm tra điện trở các dây mát.
Điện trở tiêu chuẩn:
Kí hiệu các chân
Tiêu chuẩn cho phép.
AGND(D23-5)-GND(D23-16)
Điện trở luôn dưới 1
EGND(D23-11)-GND(D23-15)
Điện trở luôn dưới 1
c) Kiểm tra ECM
Bước 1: Tháo giắc nối A21 (giắc ECM).
Bước 2:. Từ giắc này, đo diện trở và điện áp của dây dẫn.
Tiêu chuẩn cho phép:
Kí hiệu các chân
Tiêu chuẩn cho phép
IMI(A21-11)-EOM(A21-9)
Khi đưa chìa vào ổ khóa thì sẻ: tạo ra xung số 5.
IMO(A21-10)-EOM(A21-9)
Khi đưa chìa vào ổ khóa thì sẻ: tạo ra xung số 6
EOM(A21-9)-mát
Điện trở luôn dưới 1Ω
(Sau khi đó, nếu kết quả không đúng tiêu chuẩn thì có thể dây dẫn đã bị hỏng).
Bước 3: Gắn lại giắc A21.
Bước 6: Kiểm tra bằng máy đo xung.
Tên chân
IMI(A21-11)-EOM(A21-9)
Cài đặt
10V/DIV...,500ms/DIV
Điều kiện
Không có chìa khóa bên tong ổ khóa→gắn chìa khóa vào
Tên chân
IMO(A21-10)-EOM(A21-9)
Cài đặt
10V/DIV...,500ms/DIV
Điều kiện
Không có chìa khóa bên tong ổ khóa→gắn chìa khóa vào
2. Chẩn đoán và xóa mã lỗi hệ thống mã hóa khóa động cơ:
a) Chẩn đoán:
Giắc kiểm tra DLC3:
Mô tả:
ECM điều khiển các chức năng của hệ thống mã hóa khóa động cơ. Dữ liệu của hệ thống và mã lỗi có thể được đọc qua giắc DLC3 (hình) được gắn trên xe.
Các giá trị điện trở và điện áp tiêu chuẩn của giắc DLC3: (Nếu kết quả không đúng tiêu chuẩn, có thể giắc DLC3 bị hỏng. Cần sữa chữa hoặc thay thế giắc nối).
Kí hiệu và tên cực
Điều kiện tiêu chuẩn
CG(4)-mát
Điện trở luôn dưới 1Ω.
SG(5)-mát
Điện trở luôn dưới 1Ω.
BAT(6)-mát
Điện áp từ: 11V-14V
CANH(6)-CANL(14)
Điện trở khi công tắc máy OFF: 54 tới 69Ω.
CANH(6)-CG(4)
Điện trở khi công tắc máy OFF: 200Ω hoặc cao hơn.
CANL(14)-CG(4)
Điện trở khi công tắc máy OFF: 200Ω hoặc cao hơn.
CANH(6)-BAT(16)
Điện trở khi công tắc máy OFF: 6KΩ hoặc cao hơn.
CANL(14)-BAT(16)
Công tắc máy OFF:6KΩ hoặc cao hơn
Lưu ý: trước khi đo điện trở, rời khỏi xe ít nhất là 1 phút và không được vận hành chìa khóa, các công tắc khác hoặc đóng mở các cửa.
Máy chẩn đoán (máy TEST):
Kết nối cáp của máy chẩn đoán tới giắc kiểm tra DLC3 qua bộ nối CAN VIM, xoay công tắc máy ON. Kiểm tra và chắc chắn rằng máy chẩn đoán hoạt động bình thường.
b) Kiểm tra và xóa mã lỗi trên máy chẩn đoán (máy TEST):
Kiểm tra mã lỗi:
(a). Kết nối máy chẩn đoán tới giắc kiểm tra DLC3 qua bộ nối CAN VIM.
(b). Xoay công tắc máy sang vị trí ON.
(c). Bật máy chẩn đoán ON.
(d). Nhập theo các bước trên máy chấn đoán như sau:
DIAGNOSIS/OBD/MOBD/IMMOBILISERR/DTCINFO/CURRENT CODES.
(e). Kiểm tra giắc DLC3 và ghi lại kết quả.
Xóa mã lỗi :
(a). Kết nối máy chẩn đoán tới giắc kiểm tra DLC3.
(b). Xoay công tắc máy sang vị trí ON.
(c). Bật máy chẩn đoán ON.
(d). Thực hiện các bước trên máy chẩn theo các bước sau:
DIAGNOSIS/OBD/MOBD/IMMOBILISERR/ DTC INFO/CLEAR CODES.
(e). Nhấn nút YES trên máy chẩn đoán.
IV. Mã lỗi:
1. Bảng mã lỗi:
Kí hiệu mã lỗi
Mô tả
Vùng bị lỗi
B2780
Bật công tắc máy, công tắc cảnh báo mở khóa bằng chìa hỏng.
1. Công tắc cảnh báo mở khóa bằng chìa
2.Dây điện
4. ECU khóa động cơ
B2784
Cuộn thu phát bị ngắn hay mở mạch.
1. Dây điện
2. Bộ khuếch đại chìa thu phát
3. ECU khóa động cơ
B2793
Chíp thu phát bị lỗi
1. Chìa khóa
B2794
Mã chìa khóa bị lỗi
1. Chìa khóa
B2795
Không nhận tín hiệu mã chìa
1. Chìa khóa
B2796
Không có tín hiệu hệ thống mã hóa
1. Chìa khóa
2. Bộ khuếch đại chìa thu phát
3. Dây điện
4. ECU khóa động cơ
B2797
Hư hỏng đường truyền 1
1. Chìa khóa
2. Bộ khuếch đại chìa thu phát
3. Dây điện
4. ECU khóa động cơ
B2798
Hư hỏng đường truyền 2
1. Chìa khóa
B2799
Không khóa được động cơ
1. Giắc nối
2. ECM
Lưu ý: Mã lỗi của hệ thống mã hóa khóa động được thiết lặp như trên. Nếu khác mã lỗi thì nên kiểm tra lại mã lỗi của máy chẩn đoán.
2. Cách kiểm tra các mã lỗi:
A) Mã lỗi B2780-Bật công tắc ON, công tắc cảnh báo mở khóa bằng chìa bị hỏng:
1. Mô tả:
Mã lỗi được xuất ra khi ECU khóa động cơ không nhận tín hiệu từ công tắc cảnh báo mở khóa bằng chìa ON khi công tắc máy ON.
2. Sơ đồ mạch điện:
3. Phương pháp kiểm tra:
Bước 1. Đọc các giá trị của máy chẩn đoán:
Kết nối máy chẩn đoán với giắc kiểm tra DLC3.
Xoay công tắc máy sang vị trí ON, nhưng không khởi động động cơ.
Trên màn hình máy chẩn đoán, thực hiện các bước sau:
DIAGNOSIS/OBD/MOBD/DATA LIST/IMMOBILISER/KEY SW.
_Đọc giá trị:
Bộ phận
Kiểm tra tín hiệu (trên máy TEST)
Điều kiện bình thường
KEY SW
( Công tắc cảnh báo mở khóa bằng chìa)
Tín hiệu mở khóa bằng chìa ON hoặc OFF
OFF: khi không có chìa khóa trong ổ khóa.
ON: có chìa khóa trong ổ khóa.
Nếu không có tín hiệu → thì thực hiện bước 2
Nếu có tín hiệu (ON: trên màn hình máy TEST) → thay thế ECU khóa động cơ.
BƯỚC 2: Kiểm tra công tắc cảnh báo mở khóa bằng chìa:
Tháo giắc D19 của công tắc cảnh báo mở khóa bằng chìa.
Đo điện trở dây điện.
Điện trở tiêu chuẩn
Kiểm tra giắc nối
Điều kiện
Điều kiễn tiêu chuẩn
Cực 1-2
Nhấn
Dưới 1Ω
Cực 1-2
Không nhấn
10KΩ hoặc cao hơn
Lắp lại công tắc cảnh báo mở khóa bằng chìa
Nếu không đúng điều kiện tiêu chuẩn → thay thế công tắc cảnh báo mở khóa bằng chìa
Nếu đúng kiều kiện tiêu chuẩn → thực hiện tiếp bước 3.
BƯỚC 3. Kiểm tra dây điện và giắc nối:
Tháo giắc D19 của công tắc cảnh báo mở khóa bằng chìa.
Đo điện trở dây điện. D19-2 với mát: dưới 1Ω
Lắp lại giắc D19.
Nếu không đúng tiêu chuẩn → thì sữa chửa hoặc thay thế dây điệ và giắc nối.
Nếu đúng tiêu chuẩn → thực hiện bước 4.
BƯỚC 4