Nhu cầu trao đổi thông tin là nhu cầu thiết yếu trong xã hội hiện đại.
Trong thập kỷvừa qua là sựbùng nổcủa Internet thì trong thập kỷtới là sự
bùng nổcủa mạng thông tin di động thếhệba 3G và các dịch vụmới.Cùng
với việc cho phép kết nối mọi nơi, mọi lúc, Internet cũng chỉlà một trong
những khảnăng của mạng 3G. 3G mang tới nhiều tiện ích, ứng dụng hơn là
khảnăng di động cho Internet. Các dịch vụmới sẽxuất hiện nhưnhắn tin đa
phương tiện, các dịch vụ định vị, các dịch vụthông tin cá nhân, vui chơi giải
trí, các dịch vụngân hàng, thanh toán điện tử sẽphát triển mạnh. ỞViệt
Nam trong những năm vừa qua cũng có sựphát triển mạnh mẽvềthông tin di
động cũng nhưInternet và tiến tới các hệthống thông tin di động thếhệthứ
ba cũng đã và sẽ được nhanh chóng triển khai.
Đểtheo kịp xu thếchung của thếgiới là tiến tới mạng thếhệsau 3G và
cung cấp các dịch vụmới, việc nghiên cứu đểtriển khai, chuyển đổi sang
mạng 3G tại Việt Nam là cần thiết. Đối với nhà khai thác mạng di động GSM
thì cái đích 3G là hệthống thông tin di động CDMA băng rộng (W-CDMA)
theo chuẩn IMT-2000
Xuất phát từ định hướng này, đồán tốt nghiệp đại học của em với đềtài
“Nghiên cứu hệthống thông tin di động thếhệthứba (3G) W-CDMA và
khảnăng ứng dụng ởViệt Nam trong tương lai” nhằm tìm hiểu những kiến
thức vềhợp chuẩn IMT-2000, công nghệW-CDMA và hệthống thông tin di
động W-CDMA nói chung. Đểtừ đó có thểxây dựng cấu trúc mạng 3G phù
hợp với xu hướng phát triển của mạng thông tin di động ởViệt Nam nhất là
đối với mạng GSM.
Nội dung gồm 3 chương:
• Chương 1: Giới thiệu tổng quan vềlịch sửhình thành phát triển của
thông tin di động từ1G, 2G đến 3G.
• Chương 2: Tìm hiểu vềmạng thông tin di động 3G (W-CDMA) trong
đó đềcập các tiêu chuẩn IMT-2000, các yêu cầu và mục tiêu thiết kếhệ
thống vô tuyến W-CDMA. Kỹthuật trải phổvà điều khiển công suất
trong hệthống W-CDMA.
• Chương 3: Khảnăng ứng dụng mạng thông tin di động 3G (W-CDMA)
ởViệt Nam trong tương lai, trong đó giới thiệu vềcấu trúc hệthống
thông tin di động 2G (GSM) hiện tại, các cấu trúc hệthống theo các
phương án chuyển đổi từGSM sang W-CDMA. Giới thiệu định hướng
lên 3G của Viettel Mobile.
80 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4518 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Nghiên cứu hệ thống thông tin di động thế hệ thứ ba (3G) W-CDMA và khả năng ứng dụng ở Việt Nam trong tương lai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
LỜI NÓI ĐẦU
Nhu cầu trao đổi thông tin là nhu cầu thiết yếu trong xã hội hiện đại.
Trong thập kỷ vừa qua là sự bùng nổ của Internet thì trong thập kỷ tới là sự
bùng nổ của mạng thông tin di động thế hệ ba 3G và các dịch vụ mới.Cùng
với việc cho phép kết nối mọi nơi, mọi lúc, Internet cũng chỉ là một trong
những khả năng của mạng 3G. 3G mang tới nhiều tiện ích, ứng dụng hơn là
khả năng di động cho Internet. Các dịch vụ mới sẽ xuất hiện như nhắn tin đa
phương tiện, các dịch vụ định vị, các dịch vụ thông tin cá nhân, vui chơi giải
trí, các dịch vụ ngân hàng, thanh toán điện tử…sẽ phát triển mạnh. Ở Việt
Nam trong những năm vừa qua cũng có sự phát triển mạnh mẽ về thông tin di
động cũng như Internet và tiến tới các hệ thống thông tin di động thế hệ thứ
ba cũng đã và sẽ được nhanh chóng triển khai.
Để theo kịp xu thế chung của thế giới là tiến tới mạng thế hệ sau 3G và
cung cấp các dịch vụ mới, việc nghiên cứu để triển khai, chuyển đổi sang
mạng 3G tại Việt Nam là cần thiết. Đối với nhà khai thác mạng di động GSM
thì cái đích 3G là hệ thống thông tin di động CDMA băng rộng (W-CDMA)
theo chuẩn IMT-2000
Xuất phát từ định hướng này, đồ án tốt nghiệp đại học của em với đề tài
“Nghiên cứu hệ thống thông tin di động thế hệ thứ ba (3G) W-CDMA và
khả năng ứng dụng ở Việt Nam trong tương lai” nhằm tìm hiểu những kiến
thức về hợp chuẩn IMT-2000, công nghệ W-CDMA và hệ thống thông tin di
động W-CDMA nói chung. Để từ đó có thể xây dựng cấu trúc mạng 3G phù
hợp với xu hướng phát triển của mạng thông tin di động ở Việt Nam nhất là
đối với mạng GSM.
2
Nội dung gồm 3 chương:
• Chương 1: Giới thiệu tổng quan về lịch sử hình thành phát triển của
thông tin di động từ 1G, 2G đến 3G.
• Chương 2: Tìm hiểu về mạng thông tin di động 3G (W-CDMA) trong
đó đề cập các tiêu chuẩn IMT-2000, các yêu cầu và mục tiêu thiết kế hệ
thống vô tuyến W-CDMA. Kỹ thuật trải phổ và điều khiển công suất
trong hệ thống W-CDMA.
• Chương 3: Khả năng ứng dụng mạng thông tin di động 3G (W-CDMA)
ở Việt Nam trong tương lai, trong đó giới thiệu về cấu trúc hệ thống
thông tin di động 2G (GSM) hiện tại, các cấu trúc hệ thống theo các
phương án chuyển đổi từ GSM sang W-CDMA. Giới thiệu định hướng
lên 3G của Viettel Mobile.
3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THÔNG TIN DI ĐỘNG
Trong xu thế phát triển chung của xã hội hiện đại thì sự ra đời của
thông tin di động đã giúp cho con người trong việc liên lạc với nhau ở mọi
nơi, mọi lúc. Và không dừng ở đó, khi việc liên lạc thoại đã được đáp ứng tốt
thì nhu cầu về các dịch vụ gia tăng trên thông tin di động như truy cập
Internet, truyền dữ liệu tốc độ cao... bắt đầu phát triển. Chương 1 của đồ án
trình bày về lịch sử hình thành và phát triển của thông tin di động qua các thế
hệ và những vấn đề chủ yếu của loại hình thông tin hiện đại này.
1.1. Quá trình phát triển của thông tin di động
1.1.1 Sự xuất hiện của thông tin di động thế hệ 1G và 2G
Vào cuối thế kỷ XIX, các thí nghiệm của nhà bác học người Ý Maconi
Guglielmo (1874-1937, giải nobel vật lý năm 1909) đã cho thấy thông tin di
động có thể thực hiện giữa các máy thu – phát ở xa nhau và di động. Thông
tin di động lúc đó chủ yếu sử dụng mã Morse, mãi tới năm 1928 hệ thống vô
tuyến truyền thanh mới được thiết lập, thoạt tiên cho cảnh sát. Đến năm 1933
sở cảnh sát Bayone, New Jersey mới thiết lập được một hệ thống thoại vô
tuyến di động tương đối hoàn chỉnh trên thế giới. Thời đó, các thiết bị thông
tin di động rất cồng kềnh, nặng hàng chục kilogam, đầy tạp âm và rất tốn
nguồn do sử dụng các đèn điện tử tiêu thụ nguồn lớn. Công tác trong dải tần
thấp của băng VHF, các thiết bị này liên lạc được với nhau trong khoảng cách
hàng chục dặm. Sau đó, quân đội cũng dùng thông tin di động để triển khai và
chỉ huy chiến đấu có hiệu quả. Nói chung hệ thống thông tin di động thời này
có chất lượng kém.
Thông tin di động đã được đưa vào sử dụng rộng rãi tại Mỹ năm 1946,
khi đó nó chỉ được sử dụng ở phạm vi thành phố. Hệ thống này có sáu kênh
4
sử dụng cấu trúc ô rộng với tần số 150MHz. Mặc dù, các khái niệm tế bào,
trải phổ, điều chế số, và các công nghệ hiện đại khác đã được biết đến hơn 50
năm trước đây, nhưng đến những năm 1960 dịch vụ điện thoại di động tế bào
mới xuất hiện. Các hệ thống thông tin di động đầu tiên này ít có tiện ích và có
dung lượng rất thấp. Vào những năm 1980, hệ thống điện thoại tế bào điều tần
song công sử dụng kỹ thuật đã truy nhập phân chia theo tần số FDMA. Đây là
hệ thống sử dụng công nghệ Analog để truyền kênh thoại trên sóng vô tuyến
đến thuê bao di động hay còn được gọi là hệ thống thông tin di động thế hệ
thứ nhất. (1General – 1G). [1,2]
Các hệ thống thông tin di động tế bào tương tự nổi tiếng nhất là: Hệ
thống di động tiên tiến (AMPS), hệ thống di động tiên tiến băng hẹp
(NAMPS), hệ thống thông tin truy cập toàn diện (TACS) và hệ thống NTT.
Hạn chế của các hệ thống này là: phân bổ tần số hạn chế, dung lượng thấp,
tiếng ồn khó chịu, không đáp ứng được các dịch vụ mới của khách hàng….
Giải pháp để loại bỏ các hạn chế của hệ thống 1G trên là chuyển sang
sử dụng kỹ thuật thông tin số sử dụng các dạng đa truy nhập mới. Vào cuối
thập niên 1980, các hệ thống thế hệ thứ 2 (2G) được đưa vào khai thác sử
dụng công nghệ số đa truy nhập phân chia theo thời gian TDMA. Hệ thống đa
truy nhập TDMA đầu tiên ra đời trên thế giới là GSM. GSM được phát triển
từ năm 1982, CEPT quyết định việc ấn định tần số dịch vụ viễn thông châu
Âu ở băng tần 900 MHz. Đến những năm giữa thập niên 1990, đa truy nhập
phân chia theo mã CDMA trở thành hệ thống 2G thứ hai khi người Mỹ đưa ra
tiêu chuẩn nội địa – 95 (IS – 95) nay gọi là công nghệ Cdma one. Ở Việt Nam
hệ thống thông tin di động được đưa vào sử dụng năm 1993, hiện nay đã có
tới 6 hãng khai thác thị trường di động, có 3 hãng khai thác ở mạng GSM là
VinaPhone, Mobiphone và Viettel Mobile, còn có 3 hãng khai thác mạng
CDMA là EVNTelecom (Điện lực), S-Fone Telecom, HaNoi Telecom (HT
5
Mobile). Sự cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dịch vụ đang mở ra một tương
lai mới cho thị trường thông tin di động ở Việt Nam. Song song với sự phát
triển hệ thống thông tin di động tế bào nói trên, các hệ thống thông tin di động
hạn chế cho mạng nội hạt sử dụng máy cầm tay không dây số cũng được
nghiên cứu phát triển. Hai hệ thống điển hình cho loại thông tin này là DECT
(Digital Enhanad Curdless Telecom) của châu Âu và PHS của Nhật cũng đã
được đưa vào khai thác. Các hệ thống thông tin di động kỹ thuật nói trên, sử
dụng phương pháp đa truy nhập TDMA như GSM (châu Âu), FPC (Nhật),
hoặc phương pháp đa truy nhập CDMA (IS – 95 Mỹ) đều thuộc thế hệ 2G
Bắc Mỹ PDC
(Nhật Bản)
IS - 54 IS - 95
GSM
Châu Âu
Băng tần 800MHz/1,5Gh 800MHz 900MHz
Khoảng
cách tần số
50kHz (xen kẽ
25kHz)
50kHz (xen kẽ
25kHz)
1,25 MHz 400kHz (xen kẽ
200kHz)
Cơ chế truy
nhập
TDMA/FDD TDMA/FDD DS-
CDMA/FDD
TDMA/FDD
Cơ chế mã
hoá
11,2kbit/giây
VSEP
5,6kbit/sPSI-
CELPP
13kbit/giây
VSELP
8,5kbit/giây
QCELP tốc độ
biến thiên 4 nấc
22,8kb/s RPE-PTP-
LPC 11,4 kbit/s
EVSI
Phương
pháp điều
chế
QPSK QPSK Đường xuống:
QPSK
Đường lên:
OPQSK
GMSK
Bảng 1.1 Các thông số cơ bản của hệ thống tế bào số
6
* Chú thích : RPE: Mã hoá dự báo kích thích xung đều
LTP: Mã hoá dự báo dài hạn
LPC: Mã dự báo tuyến tính
FDD: Phân chia theo tần số
PSI-CEPT: Dự báo tuyến tính kích thích mã - đổi đồng bộ âm
Các hệ thống 2G có nhiều điểm nổi bật như chất lượng thông tin được
cải thiện nhờ các công nghệ xử lý tổng hợp số khác nhau, nhiều dịch vụ mới
(Ví dụ: các dịch vụ phi thoại), kỹ thuật mã hoá cải tiến, dung lượng cao hơn
tương thích tốt hơn với các mạng số và phát huy hiệu quả dải phố vô tuyến
(Bảng 1.1 mô tả) chuyển vùng trở thành một phần của dịch vụ và vùng phủ
song cũng ngày càng rộng hơn, nhưng vẫn phải đối mặt với các vấn đề hạn
chế về dụng lượng trên nhiều thị trường.
1.1.2 Sự xuất hiện của hệ thống thông tin di động thế hệ thứ 3 (3G).
Thông tin di động ngày nay đang tiến tới hệ thống thế hệ thứ 3 (3G)
hứa hẹn dung lượng thoại lớn hơn, kết nối dung lượng di động tốc độ cao hơn
và sử dụng các công dụng đa phương tiện. Các hệ thống viễn thống thế hệ
(3G) cần cung cấp dịch vụ thoại với chất lượng tương đối các hệ thống hữu
tuyến và dịch vụ truyền số liệu có tốc độ từ 144 kbit/s đến 2Mb/s. Hiện đang
có hai hệ thống tiêu chuẩn hoá: Một dựa trên chuẩn hệ thống CDMA băng
hẹp IS – 95, được gọi là CDMA 2000. Chuẩn kia là sự kết hợp của các tiêu
chuẩn Nhật Bản và châu Âu do dự án hợp tác thế hệ thứ 3 (3GPP) tổ chức.
3GPP đang xem xét tiêu chuẩn vô tuyến truy nhập vô tuyến mặt đất (UTRA
UMTS – Terrestrial Radio Access). UMTS – tiêu chuẩn này có hai sơ đồ truy
nhập vô tuyến. Một trong số đó sắp xếp các cặp dải tần thông qua ghép song
7
công phân chia theo tần số (FDD) thường gọi là CDMA băng thông rộng W-
CDMA
1.1.2.1 So sánh – đánh giá các phương pháp đa truy nhập FDMA, TDMA
và CDMA
Trước khi xem xét tương lai của 3G cũng cần khảo sát hoạt động của
từng giao diện nói trên. Thứ nhất, các kênh này được ghép cặp sao cho một
kênh đi từ trạm di động đến trạm gốc, tạo điều kiện cho liên lạc song công
(hình 1.1 minh hoạ giao diện không gian với đường lên đường xuống ). Thứ
hai, có một tập các kênh điều khiển hai chiều để điều khiển các kênh thoại.
Cuối cùng, giao diện không gian cần 1 quy trình mà ở đó, các kênh thoại được
phân bổ cho nhiều người dùng đồng thời. Chúng ta gọi FDMA, TDMA,
CDMA là các phương thức phân bổ kênh của giao diện không gian.
Hình 1.1: Tổng quan về hệ thống vô tuyến
FDMA là phương thức phân bổ đầu tiên và ra đời sớm nhất. Một thuê
bao muốn tạo một cuộc gọi sẽ phải nhập số điện thoại cần gọi và nhấn phím
8
gửi. Nếu còn dung lượng thoại cho tế bào, một cặp kênh sẽ được phân bổ cho
trạm di động để phục vụ đàm thoại - mỗi kênh cho một chiều thoại. Xét trên
một sơ đồ phân bổ tế bào điển hình, số chiều thoại tối đa của một tế bào bất
kỳ là khoảng 60. Rõ ràng là không thể phục vụ hàng triệu khách hàng với một
dung lượng hạn chế như thế.
Các hệ thống TDMA khắc phục vấn đề dung lượng kênh bằng cách
chia kênh vô tuyến đơn thành các khe thời gian và phân bổ một khe thời gian
cho mỗi thuê bao.Ví dụ: Hệ thống TDMA của Hoa Kỳ có 3 khe thời gian trên
mỗi kênh trong khi hệ thống GSM có 8 khe thời gian trên mỗi kênh. Để sử
dụng các khe thời gian tín hiệu thoại tương tự cần được chuyển sang dạng số.
Một bộ mã hoá thoại gọi là Vocoder thực hiện công việc này. Dung lượng có
được ban đầu hơi nhỏ song với việc dùng các vocoder tốc độ bit thấp, số kênh
thoại trên mỗi kênh vô tuyến có thể được tăng lên đáng kể.
Các hệ thống CDMA giải quyết vấn đề dung lượng theo một cách hoàn
toàn khác. Nó cũng dùng vocoder để số hoá tín hiệu thoại nhưng không phân
bổ khe thời gian mà gán cho mỗi chiều thoại một mã duy nhất trước khi đưa
lên kênh vật lý. Quá trình này còn được gọi là điều chế tạp âm vì tín hiệu đầu
ra của nó giống như tạp âm nền. Tất nhiên là quá trình này có cơ sở toán học
của nó xong việc quan sát trong thực tế cũng phần nào lý giải được các khái
niệm. Ta hình dung, khi ta đang đi vào một khu vực đông người, trước hết ta
nghe thấy các giọng nói. Ta nói tiếng Việt, ta sẽ nghe thấy những mẩu hội
thoại bằng tiếng Việt. Cũng như thế người Pháp nghe thấy giọng nói người
Pháp, người Anh nghe thấy giọng nói người Anh và tương tự với tất cả các
thứ ngôn ngữ trên đời, ta có thể nghe từng cuộc hội thoại nếu như tạp âm tổng
thể ở dưới một mức tối đa nào đó. Điều này có nghĩa là số tối đa các cuộc gọi
trong hệ thống CDMA là một phương trình của tạp âm nền cộng với các tạp
âm do mỗi cuộc gọi tạo ra. So sánh với TDMA, CDMA có dung lượng cao
9
hơn với chất lượng bằng hoặc tốt hơn. Trong hơn 1 tỷ thuê bao điện thoại di
động trên Thế giới, khoảng 863,6 triệu thuê bao sử dụng công nghệ GSM, 120
triệu dùng CDMA và 290 triệu còn lại dung FDMA hay TDMA. Khi chúng ta
tiến tới 3G, các hệ thống GSM và CDMA sẽ tiếp tục phát triển, trong khi
FDMA, TDMA sẽ chìm dần vào quên lãng. Con đường GSM sẽ tới là CDMA
băng thông rộng (W-CDMA) trong khi CDMA sẽ là CDMA 2000.
1.1.2.2. Hướng về 3G trong thông tin di động.
Hình 1.2: Lộ trình phát triển của các hệ thống thông tin di động lên 3G
Từ thập niên 1990, Liên minh viễn thông quốc tế đã bắt tay vào việc
phát triển một nền tảng chung cho các hệ thống viễn thông di động. Kết quả là
một sản phẩm được gọi là thông tin di động toàn cầu 2000 ( IMT – 2000).
Con số 2000 có nghĩa là sản phẩm này sẽ có mặt vào khoảng năm 2000,
nhưng thực tế là chậm hai, ba năm. Khác với các hệ thống thông tin di động
10
thế hệ thứ nhất 1G và thứ hai 2G thì hệ thống thông tin di động thế hệ thứ ba
3G – IMT 2000 không chỉ là một bộ dịch vụ, nó có xu thế chuẩn hoá toàn cầu,
nó đáp ứng ước mơ liên lạc từ bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu. Để được như
vậy, IMT 2000 tạo điều kiện tích hợp mạng mặt đất hoặc vệ tinh. Hơn thế nữa
IMT 2000 cũng đề cập đến Internet không dây, hội tụ các mạng cố định và di
động quản lý di động (chuyển vùng), các tính năng đa phương tiện di động,
hoạt động xuyên mạng và liên mạng.
Như đã nói các hệ thống 3G cần phải hoạt động trên một dải phổ đủ
rộng và cung cấp được các dịch vụ thoại, dữ liệu, đa phương tiện. Đối với một
thuê bao di động hoạt động trên 1 ô siêu nhỏ (picocell) tốc độ dữ liệu có thể
đến 2,048 Mb/s. Với một thuê bao di động tốc độ chậm hoạt động trên 1 ô cực
nhỏ (micro cell), tốc độ dữ liệu đạt 348 Kb/s. Với một thuê bao di động trên
phương tiện giao thông hoạt động trên 1 ô lớn (marcocell) tốc độ dữ liệu có
thể đạt tới 144 kbit/s. .
Hình 1.3: Minh hoạ mối quan hệ giữa các khu vực dịch vụ
khác nhau của IMT – 2000
Một phần quan trọng của hệ thống này là dịch vụ chuyển mạch gói dữ
liệu. Con đường tiến lên 3G từ 2G bắt đầu từ sự ra đời của các dịch vụ dữ liệu
bùng nổ theo gói. [9]
11
1.1.3. Từ GSM lên 3G trong thông tin di động
Con đường tiến tới 3G duy nhất của GSM là CDMA băng thông rộng
(W-CDMA). Trên thị trường châu Âu, W-CDMA được gọi là hệ thống viễn
thông di động toàn cầu (UMTS). Trong cấu trúc dịch vụ 3G, cần có băng
thông rất lớn và như thế cần nhiều phổ tần hơn. Các nhà cung cấp dịch vụ
châu Âu dùng hơn 100 tỷ USD để mua phổ tần cho các dịch vụ 3G, các nhà
cung cấp dịch vụ khác trên thế giới cũng đã phân bổ phổ 3G. Ở Mỹ, FCC
chưa thể nhanh chóng phân bổ bất cứ phổ nào cho các dịch vụ 3G. Hoa kỳ có
khoảng 190 MHz phố tần phân bổ cho các dịch vụ vô tuyến di động trong khi
phần còn lại của thế giới chỉ được phân bổ 400 MHz. Vì thế có thể tin rằng sự
phát triển lên 3G ở Hoa Kỳ sẽ rất khác với phần còn lại của thế giới.
Để đến 3G có lẽ cần phải đi qua giai đoạn 2,5G. Nói chung 2,5G bao
gồm một hay tất cả các công nghệ sau: Dữ liệu chuyển mạch kênh tốc độ cao
(HSCSD), dịch vụ vô tuyến gói chung (GPRS), tốc độ dữ liệu nâng cao cho
sự phát triển GSM hay toàn cầu (EDGE)
Chú thích *: Tốc độ cao nhất trên lý thuyết đối với GPRS là 171,2Kbit/s,
tuy nhiên trên thực tế hiện nay chưa đạt được tốc độ này mà điển hình chỉ đạt
được tốc độ trên dưới 50Kb/s
**: Tốc độ cao nhất trên lý thuyết đối với EDGE là 384Kb/s, tuy nhiên
trên thực tế hiện nay chỉ đạt được tốc độ tối đa là 144Kb/s
*** : Tốc độ cao nhất trên lý thuyết đối với W-CDMA là 2Mb/s, tuy nhiên
trên thực tế hiện nay chỉ đạt được tốc độ tối đa là 384Kb/s
12
Yêu cầu
thiết bị
truyền số
liệu gói
GSM CSD
(GSM số
liệu chuyển
mạch kênh)
GPRS ( Dịch vụ vô
tuyến gói chung )
EDGE(các tốc độ
dữ liệu nâng cao
cho sự phát triển
GSM hay toàn cầu)
IMT-2000
CDMA-DS
( WCDMA )
Các máy di
động cầm
tay
Các máy di
động đơn
mode (một
chế độ hoạt
động) không
có khả năng
xử lý số liệu
Các máy di động
cầm tay mới
Các máy di động
cầm tay GPRS cho
phép làm việc trên
mạng GPRS* và ở
trên mạng GSM ở
tốc độ số liệu
9,6kb/s, đây là các
máy CSD hai chế độ
hoạt động
Các máy di động
cầm tay mới
Các máy cầm tay
EDGE sẽ làm việc ở
tốc độ lên tới
384kb/s** trên các
mạng EDGE và
GPRS tốc độ
9.6Kb/s trên mạng
GSM đây là các
máy CSD ba chế độ
hoạt động
Các máy di động
cầm tay mới
Các máy cầm tay
CDMA DS sẽ làm
việc ở tốc độ lên
tới 2Mb/s*** trên
mạng 3G. Các máy
này có bốn chế độ
hoạt động
Cơ sở hạ
tầng thiết bị
Không có
khả năng xử
lý số liệu gói
Cần lắp thêm các
modun xử lý số liệu
gói mới trên nền
mạng chuyển mạch
kênh
Cần thay đổi cơ sở
hạ tầng nhiều mạng
hơn
Cơ sở hạ tầng hiện
có kết nối vào
mạng mới
Nền tảng
công nghệ
Công nghệ
GSM TDMS
hiện có
Nền GSM TDMA
bổ xung phần xử lý
dữ liệu gói
Cần sửa đổi nền
tảng GSM TDMA
Cơ sở hạ tầng
CDMA mới
Bảng 1.2 : Các hệ thống thông tin di động từ GSM lên 3G
13
1.1.3.1 Dữ liệu chuyển mạch kênh tốc độ cao HSCSD ( High Speed
Circuit Switched Data )
HSCSD là phương thức đơn giản nhất để nâng cao tốc độ. Thay vì một
khe thời gian, một trạm di động có thể sử dụng một số khe thời gian để kết
nối dữ liệu. Trong các ứng dụng thương mại hiện nay, thông thường sử dụng
tối đa 4 khe thời gian, 1 khe thời gian có thể sử dụng hoặc tốc độ 9,6 kbit/s
hoặc tốc độ 14,4 kbit/s. Đây là cách không tốn kém nhằm tăng dung lượng dữ
liệu chỉ bằng cách nâng cấp phần mềm của mạng (dĩ nhiên là các máy tương
thích HSCSD). Nhưng nhược điểm lớn nhất của nó là cách sử dụng tài
nguyên vô tuyến. Bởi đây là hình thức chuyển mạch kênh, HSCSD chỉ định
việc sử dụng các khe thời gian một cách liên tục, thậm chí ngay cả khi không
có tín hiệu đường truyền.
1.1.3.2 Dịch vụ vô tuyến gói chung GPRS (General Packet Radio Service)
Giải pháp tiếp theo là GPRS - giống như là giải pháp được nhiều nhà
cung cấp lựa chọn
Hình 1.4 : Kiến trúc mạng GPRS
14
Hệ thống GSM ban đầu được thiết kế để trở kết nối chuyển mạch kênh
tại mức giao diện vô tuyến với tốc độ người dùng lên tới 9,6 kbit/s mức giao
diện các quy định trong giai đoạn 2,5G hiện nay bao gồm cả việc hỗ trợ dịch
vụ kết nối định hướng gói được biết đến là dịch vụ vô tuyến gọi chung GPRS.
Dịch vụ này cố gắng tối ưu tài nguyên mạng và vô tuyến. Sự phân chia
nghiêm ngặt giữa các hệ thống con vô tuyến với các hệ thống phụ trợ của
mạng được duy trì cho dù các hệ thống phụ trợ của mạng tương thích với các
thủ tục truy cập vô tuyến GSM. Kết quả là MSC của GSM không bị ảnh
hưởng. Việc phân bổ một kênh vô tuyến GPRS là rất mềm dẻo, giới hạn từ 1-
8 khe thời gian của giao diện vô tuyến trong một khung TDMA. Khe thời
gian giao diện vô tuyến có thể được chia sẻ linh hoạt giữa các dịch vụ chuyển
mạch kênh và dịch vụ gọi. Tốc độ bit biến đổi từ 9 kbit/s đến 150 kbit/s trên
một người dùng có thể tương tác với mạng IP và X25. Các dịch vụ bản tin
ngắn (SMS). GPRS có thể hoạt động theo kiểu truyền dữ liệu gián đoạn, cũng
như truyền dữ liệu liên tục.
Chúng ta xem xét tổng quan kiến trúc logic của GPRS. Hình vẽ 1.4 là
sơ đồ khối minh hoạ cấu trúc một mạng GSM vào giao tiếp giữa các thành
phần của mạng. Các dịch vụ GPRS yêu cầu thêm 2 thành phần của mạng là
nút hỗ trợ GPRS (Serving GPRS Support Node – SGSN). Như tên gọi của nó
đã gợi ý, GGSN hoạt động như là cổng giữa mạng dữ liệu bên ngoài (Packet
Data Network) và mạng GSM hỗ trợ GPRS. GGSN mang thông tin định
tuyến các gói dữ liệu tới SGSN phục vụ một MS cụ thể và nó kết nối với
mạng bên ngoài thông qua điểm chuẩn Gi. Điểm này cũng kết nối được xem
là một điểm chuẩn chứ không phải là một giao diện bởi vì không có thông tin
đặc trưng nào cho GPRS được trao đổi tại điểm này.
SGSN được nối tới các GGSN thuộc mạng di động mặt đất của nó qua
giao diện Gn và nối các GGSN thuộc mạng khác thông qua giao diện Gp. Hai
15
giao diện này rất giống nhau, nhưng Gp hỗ trợ thêm chức năng an ninh cần
thiết cho t