Đồ án Nghiên cứu khả năng cộng kết của asen với sắt hydroxit để xử lý nước ô nhiễm asen
Vào những năm đầu của thập kỉ 90 của thế kỷ XX, vấn đề ô nhiễm Asen trong nước ngầm đã trở thành mối quan tâm đặc biệttrên toàn thế giới khi xảy ra thảm hoạ nhiễm độc asen ở diện rộng ở Banglades và Tây Bengan ấn độ. Nhiễm độc asen có thể gây ra các căn bệnh nguy hiểm dẫn đến tử vong nhưung thưda và các cơ quan nội tạng. Ngày nay, người ta đã phát hiện thấy ngoài Banglades và Tây Bengan, nhiều nước trên thế giới nhưĐài Loan, Alaska, Canada, Mỹ, Việt Nam cũng có các nguồn nước ngầm bị ô nhiễm asen. ởViệt Nam, một số cuộc khảo sát gần đây đã phát hiện thấy nước ngầm ở nhiều nơi thuộc châu thổ sông Hồng bịnhiễm asen nặng với nồng độ cao gấp nhiều lần so với giới hạn an toàn cho sức khoẻ con người. Với sự ô nhiễm ngày càng tăng của các nguồn nước mặt thì nguồn nước ngầm đang được khai thác rộng rãi để làm nước uống. Hơn nữa phần lớn dân số ở nông thôn đang sử dụng trực tiếp nước giếng khoan để làm nước uống mà không qua xử lý hoặc chỉ qua xử lý đơn giản để loại bỏ sắt và mangan nếu có. Vì vậy song song với các đánh giá mức độ ô nhiễm và sự phân bố asen trong nước ngầm ở các vùng khác nhau, việc phát triển các phương pháp khả thi xử lý asen đơn giản và hiệu quả là yêu cầu cấp bách hiện nay. Để phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội nước ta, một nước đang phát triển, các công nghệ xử lý này càng đơn giản, đầu tưthấp, giá thành rẻ, an toàn, dễ vận hành và bảo dưỡng nhưng cần đảm bảo được hiệu quả xử lý. Asen có khả năng cộng kết với một số hydroxit sắt, nhôm mà nước ngầm ở Việt Nam thường có nồng độ sắt khá cao. Đây là một thuận lợi trong việc xử lý asen đồng thời với xử lý sắt. Do đó đề tài “ Nghiên cứu khả năng cộng kết của asen với sắt hydroxit để xử lý nước ô nhiễm asen ” được thực hiện với mong muốn đạt được kết quả khả thi trong xử lý nước ô nhiễm asen. Đồ án tốt nghiệp Khoa CNSH & MT Nguyễn Thị Dung 505303009 2 Mục tiêu của đề tài: ư Đánh giá hiện trạng ô nhiễm asen nguồn nước ngầm, nguồn nước sử dụng cho sinh hoạt. ư Nghiên cứu khả năng cộng kết của các hợp chất Fe 3+ với asen. ư Đưa ra một số kiến nghị để đảm bảo an toàn nguồn nước sinh hoạt.