Hà Nội là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của cả nước, với quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, dân cư tập trung về các thành phố lớn sinh sống làm cho mật độ dân số tăng cao. Với việc Hà Nội được mở rộng làm cho nhu cầu đi lại bằng xe buýt giữa khu vực Hà Nội cũ và Hà Nội mới, giữa nội thành và ngoại thành ngày càng tăng. Trước tình hình đó hệ thống VTHKCC cần có những biện pháp để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân giữa khu vực Hà Nội cũ và khu vực Hà Nội mới sát nhập.
Một trong những biện pháp đó chính là đầu tư mở tuyến buýt mới từ Hà Nội tới các huyện xa mới sát nhập vào Hà Nội như Mê Linh, Phú Xuyên, Hoài Đức. nhằm phục vụ nhu cầu đi lại bằng xe buýt của người dân.
Qua khảo sát cho thấy chưa có tuyến buýt nào tiếp cận đến địa bàn Huyện Mê Linh mà nhu cầu đi lại bằng xe buýt trên tuyến nghiên cứu Trần Khánh Dư – Mê Linh là rất lớn (14479 lượt/ngày).
Từ những nhận định trên, em tiến hành nghiên cứu lập dự án mở tuyến buýt Trần Khánh Dư – Mê Linh.
121 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2109 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Nghiên cứu lập dự án mở tuyến buýt Trần Khánh Dư – Mê Linh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
GTVT : Giao thông vận tải
GTĐT : Giao thông đô thị
KTXH : Kinh tế- xã hội
VTCN : Vận tải cá nhân
VTHKCC : Vận tải hành khách công cộng
UBND : Ủy ban nhân dân
Sở GTCC: Sở giao thông công chính
HK : Hành khách
GĐ : Gia đình
DAĐT : Dự án đầu tư
TKD – ML : Trần Khánh Dư – Mê Linh
DANH MỤC BẢNG BIỀU
Bảng 1.1 Phân loại dự án đầu tư 7
Bảng 1.2 Chu trình của một dự án đầu tư. 10
Bảng 2.1 Tốc độ tăng GDP quý I so với cùng kỳ một số năm 29
Bảng 2.2 Dự báo dân số đến năm 2020 30
Bảng 2.3 Tỷ phần đảm nhận của các phương tiện tham gia giao thông 34
Bảng 2.4 Tổng nhu cầu đi lại của Thành phố Hà Nội 35
Bảng 2.5 Dự báo chuyến đi bình quân của một người dân Hà Nội trong một ngày 35
Bảng 2.6 Kết quả VTHKCC toàn mạng bằng xe buýt của Thành phố Hà Nội 36
Bảng 2.7 Chủng loại xe buýt đang hoạt động 37
Bảng 2.8 Giá vé xe buýt theo cự ly tuyến 38
Bảng 2.9 Giá vé tháng 1 tuyến và liên tuyến 38
Bảng 2.10 Bảng kích thước mẫu phỏng vấn hộ gia đình 38
Bảng 2.11 Bảng kích thước mẫu phỏng vấn hành khách 44
Bảng 2.12 Nhu cầu đi lại bằng xe buýt trong ngày của vùng nghiên cứu 47
Bảng 2.13 Kết quả dự báo sản lượng hành khách trong một ngày trên tuyến 47
Bảng 3.1 Vị trí điểm dừng dọc đường đã có của tuyến TKD – ML 55
Bảng 3.2 Vị trí điểm dừng mới trên tuyến TKD – ML 56
Bảng 3.3 Thông số kĩ thuật cơ bản của xe Hyunđai Transinco B80 58
Bảng 3.4 Một số chỉ tiêu khai thác trên tuyến TKD – ML 61
Bảng 3.5 Vốn bổ sung cho cơ sở hạ tầng 63
Bảng 3.6 Tổng vốn đầu tư trong 10 năm hoạt động 63
Bảng 3.7 Tổng hợp chi phí hoạt động của tuyến trong 1 năm 67
Bảng 3.8 Cơ cấu giá vé tháng trên tuyến 68
Bảng 3.9 Số hành khách đi vé tháng, vé lượt trong 1 ngày 68
Bảng 3.10 Số hành khách phân chia theo từng loại vé trong 1 ngày 69
Bảng 3.11 Giá vé các loại 69
Bảng 3.12 Doanh thu cho cả năm 70
Bảng 3.13 Mức trợ giá cho các năm kế hoạch 71
Bảng 3.14 Chi phí cho 1 chuyến đi bằng xe buýt 72
Bảng 3.15 Chi phí tiết kiệm được khi sử dụng xe buýt 73
Bảng 3.16 Chỉ tiêu của các loại xe 74
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1 Chu trình luân chuyển vốn trong đầu tư 3
Hình 1.2 Sơ đồ phân loại DAĐT GTVT 13
Hình 1.3 Trình tự mở tuyến buýt 19
Hình 2.1 Một số vùng thu hút trực tiếp tren tuyến 42
Hình 2.2 Đoạn tuyến buýt trùng trên tuyến Trần Khánh Dư – Mê Linh 43
Hình 2.3 Số người sử dụng xe buýt bình quân trong một ngày của vung nghiên cứu 45
Hình 2.4 Số chuyến đi bình quân bằng xe buýt trong ngày của khu vực nghiên cứu 45
Hình 2.5 NCĐL bình quân trong ngày trên tuyến TKD – ML của vùng nghiên cứu 46
Hình 2.6 Tỷ lệ NCĐL bình quân trong ngày trên tuyến TKD – ML của vùng nghiên cứu 47
Hình 3.1 Mô hình tổ chức bộ máy quản lý Tông công ty Vận tải Hà Nội 52
Hình 3.2 Sơ đồ BĐX Trần Khánh Dư 54
Hình 3.3 Sơ đồ ĐĐX Thanh Tước – Mê Linh 54
Hình 3.4 Lợi nhuận của dự án trong các năm kế hoạch 71
LỜI MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề nghiên cứu
Hà Nội là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của cả nước, với quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, dân cư tập trung về các thành phố lớn sinh sống làm cho mật độ dân số tăng cao. Với việc Hà Nội được mở rộng làm cho nhu cầu đi lại bằng xe buýt giữa khu vực Hà Nội cũ và Hà Nội mới, giữa nội thành và ngoại thành ngày càng tăng. Trước tình hình đó hệ thống VTHKCC cần có những biện pháp để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân giữa khu vực Hà Nội cũ và khu vực Hà Nội mới sát nhập.
Một trong những biện pháp đó chính là đầu tư mở tuyến buýt mới từ Hà Nội tới các huyện xa mới sát nhập vào Hà Nội như Mê Linh, Phú Xuyên, Hoài Đức... nhằm phục vụ nhu cầu đi lại bằng xe buýt của người dân.
Qua khảo sát cho thấy chưa có tuyến buýt nào tiếp cận đến địa bàn Huyện Mê Linh mà nhu cầu đi lại bằng xe buýt trên tuyến nghiên cứu Trần Khánh Dư – Mê Linh là rất lớn (14479 lượt/ngày).
Từ những nhận định trên, em tiến hành nghiên cứu lập dự án mở tuyến buýt Trần Khánh Dư – Mê Linh.
2. Mục đích nghiên cứu.
Lập dự án đầu tư mở tuyến buýt Trần Khánh Dư – Mê Linh nhằm xây dựng tuyến buýt Trần Khánh Dư – Mê Linh:
- Đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân huyện Mê Linh, phù hợp với định hướng của Tổng công ty.
- Đáp ứng nhu cầu đi lại bằng xe buýt của người dân, học sinh sinh viên , công nhân viên công sở…của các khu vực trong vùng ảnh hưởng đến tuyến.
- Tăng cường khả năng tiếp cận với huyện Mê Linh.
- Giảm ô nhiễm môi trường, giảm ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông.
- Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị vận tải.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
a. Đối tượng nghiên cứu.
Tuyến VTHKCC bằng xe buýt: Trần Khánh Dư – Mê Linh.
b. Phạm vi nghiên cứu.
- Khu vực ảnh hưởng của tuyến.
- Hiện trạng cơ sở hạ tầng phục vụ tuyến.
- Hiện trạng nhu cầu đi lại trong vùng ảnh hưởng của tuyến.
Đó là căn cứ để đưa ra phương án đầu tư cho dự án mở tuyến buýt Trần Khánh Dư – Mê Linh.
4. Phương pháp nghiên cứu.
4.1 Các chỉ tiêu nghiên cứu.
Cơ sở hạ tầng trên tuyến: Điểm dừng đỗ, nhà chờ…
Chỉ tiêu khai thác: Chiều dài tuyến, vận tốc: vận tốc khai thác, vận tốc lữ hành, vận tốc thiết kế; tần suất chạy xe; số điểm dừng đỗ dọc đường; lưu lượng hành khách trên tuyến.
Các chỉ tiêu về phương tiện: số xe kế hoạch, số xe vận doanh.
Vốn đầu tư và hiệu quả của dự án.
Và một số chỉ tiêu khác như: Khả năng tiếp cận, giảm ô nhiễm môi trường và an toàn giao thông…
4.2 Quy trình thu thập số liệu.
- Sử dụng số liệu sẵn có: Các giáo trình về lập dự án đầu tư, các bài viết, các thông tư quyết định và các tài liệu điều tra sẵn có liên quan.
- Sử dụng số liệu lần đầu: Thu thập số liệu bằng khảo sát thực tế, chụp ảnh và bằng phỏng vấn (phỏng vấn hành khách ở một số điểm dừng trên tuyến và phỏng vấn hộ gia đình của khu vực nghiên cứu).
4.3 Xử lý và phân tích số liệu.
Sử dụng phần mềm máy tính (word, Exel) và kiến thức chuyên môn để xử lý số liệu.
5. Kết cấu báo cáo.
Báo cáo chia làm 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận chung về dự án đầu tư.
Chương II: Hiện trạng VTHKCC bằng xe buýt ở Thủ đô Hà Nội và xác định nhu cầu đi lại trên tuyến Trần Khánh Dư – Mê Linh.
Chương III: Lập dự án đầu tư mở tuyến buýt Trần Khánh Dư – Mê Linh.
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1.1 Tổng quan về đầu tư và dự án đầu tư.
1.1.1 Khái niệm và phân loại đầu tư
a. Khái niệm đầu tư.
Theo Luật đầu tư số 59/2005/QH11 của Quốc hội nước CHXH chủ nghĩa Việt Nam ngày 29/11/2005 thì: Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư
Đầu tư còn có những khái niệm khác như sau:
- Trên quan điểm kinh tế: Đầu tư là hoạt động kinh tế gắn với việc sử dụng vốn để tạo nên tài sản dưới một hình thức nào đó (nhà xưởng, máy móc thiết bị, bí quyết công nghệ, cổ phiếu, trái phiếu,..) và tiến hành khai thác, sử dụng tài sản đó nhằm đạt được những mục tiêu nhất định.
Vốn đầu tư bao gồm các dạng sau:
+ Tiền tệ các loại
+ Hiện vật hữu hình: tư liệu sản xuất, tài nguyên
+ Các phương tiện đặc biệt khác: cổ phiếu, trái phiếu, vàng bạc, đá quý,...
- Đứng trên quan điểm của xã hôi: Đầu tư là hoạt đông bỏ vốn để đạt được những hiệu quả về kinh tế - xã hội vì mục tiêu phát triển quốc gia.
- Trên quan điểm của một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh: Đầu tư là hoạt động bỏ vốn tại thời điểm hiện tại để mong tối đa hóa giá trị tài sản của chủ sở hữu trong tương lai (đạt được lợi nhuận cao nhất với một mức độ rủi ro có thể chấp nhận được).
Đầu tư
Vốn
SXKD
Hình 1.1. Chu trình luân chuyển vốn trong đầu tư
Người sản xuất kinh doanh
Người thực hiện đầu tư
Người sở hữu hoặc đại diện sở hữu vốn
Thu hồi từ vốn đầu tư
Thu hồi vốn đầu tư
Thu từ SXKD
(Nguồn: Bài giảng môn đánh giá dự án đầu tư trong QH và QLGTĐT- Trần Thị Thảo).
b. Phân loại đầu tư.
Đầu tư có thể được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau tùy theo mục đích nghiên cứu. Sau đây là một số tiêu thức phân loại thông dụng:
Phân loại theo mục tiêu đầu tư:
- Đầu tư mới: Là hình thức đưa toàn bộ vốn đầu tư xây dựng một đơn vị sản suất kinh doanh mới.
- Đầu tư mở rộng: Là hình thức đầu tư nhằm mở rộng công trình cũ đang hoạt động để nâmg cao công suất của công trình cũ hoặc tăng thêm mặt hàng, tăng thêm khả năng phục vụ cho nhiều loại đối tượng so với nhiệm vụ ban đầu.
- Đầu tư cải tạo công trình đang sử dụng: Đầu tư này gắn với việc trang bị lại tổ chức lại toàn bộ hay một phần doanh nghiệp đang hoạt động, không bao gồm việc xây dựng mới hay mở rộng các công trình phục vụ hay phụ trợ.
Phân loại theo mức độ tham gia quản lý của chủ đầu tư vào đối tượng mà mình bỏ vốn:
- Đầu tư trực tiếp: Đây là hình thức đầu tư mà người bỏ vốn và người sử dụng vốn là một chủ thể. Người đầu tư có thể là Nhà nước thông qua các cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước hoặc cũng có thể là tư nhân hoặc tập thể thông qua các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn.
Nếu đầu tư trực tiếp bằng vốn của nước ngoài thì tuân theo luật đầu tư trực tiếp của nước ngoài tại Việt Nam. Theo luật này đầu tư trực tiếp của nước ngoài tại Việt Nam bao gồm 3 hình thức:
+ Công ty 100% vốn nước ngoài.
+ Công ty liên doanh có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam.
+ Hợp tác kinh doanh trên cơ sở Hợp đồng “ Hợp tác kinh doanh”.
- Đầu tư gián tiếp: Đây là hình thức đầu tư mà người sở hữu vốn và người sử dụng vốn không phải là một. Loại đầu tư này còn được gọi là đầu tư tài chính vì đầu tư này được thực hiện bằng cách mua các chứng chỉ có giá như cổ phiếu, trái phiếu, ... đế hưởng lợi tức. Với phương thức đầu tư này, người bỏ vốn không tham gia trực tiếp vào quản lý quá trình sản xuất kinh doanh.
Hoạt động tín dụng của các tổ chức như: Ngân hàng, quỹ tín dụng, quỹ tiền tệ,… cũng là một dạng của đầu tư gián tiếp.
Phân loại theo lĩnh vực hoạt động:
- Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng: Là hoạt động đầu tư phát triển nhằm phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật (giao thông vận tải, thông tin liên lạc, điện, cấp thoát nước, chiếu sáng công cộng) và xã hội (trường học, bệnh viện, nhà trẻ, cơ sở văn hoá thể thao, vui chơi giải trí,…).
- Đầu tư phát triển công nghiệp: Là hoạt động đầu tư nhằm xây dựng các công trình công nghiệp.
- Đầu tư phát triển nông nghiệp: Là hoạt động đầu tư nhằm xây dựng các công trình nông nghiệp.
- Đầu tư phát triển dịch vụ: Là hoạt động đầu tư phát triển nhằm xây dựng các công trình dịch vụ (Thương mại, khách sạn – du lịch, dịch vụ khác,…).
Phân loại theo tính chất hoạt động của đối tượng đầu tư:
- Đầu tư cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh: Đây là hình thức đầu tư để tạo ra cơ sở vật chất phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh để thu lợi nhuận.
- Đầu tư cho lĩnh vực phúc lợi công cộng: Đây là hình thức đầu tư để tạo ra cơ sở vật chất phục vụ cho lợi ích công cộng, cho các nhu cầu toàn xã hội như: Trường học, bệnh viện,nhà văn hóa...
- Đầu tư cho lĩnh vực bảo vệ môi trường: Hệ sinh thái, môi trường…
Phân loại theo cơ cấu tài sản đầu tư
- Đầu tư tài sản cố định: Đây là các hoạt động đầu tư mua sắm, mở rộng, cải tạo tài sản cố định như: đầu tư xây lắp, đầu tư mua sắm máy móc thiết bị…
- Đầu tư tài sản lưu động: Đây là khoản đầu tư nhằm hình thành các tài sản lưu động cần thiết để đảm bảo cho các hoạt động sản xuất- kinh doanh được tiến hành bình thường.
- Đầu tư tài sản tài chính: Nhà đầu tư có thể đầu tư vào các tài sản chính như mua cổ phiếu, trái phiếu hoặc tham gia góp vốn liên doanh với các xí nghiệp khác. Hoạt động tài chính ngày càng có tỷ trọng cao và mang lại nhiều lợi ích cho các nhà đầu tư.
Phân loại theo chủ đầu tư
- Đầu tư Nhà nước: Chủ đầu tư là Nhà nước, nguồn vốn đầu tư chủ yếu lấy từ ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước, vốn tự bổ sung của doanh nghiệp Nhà nước, tài sản hiện có do Nhà nước quản lý.
- Đầu tư tập thể: Đây là hình thức mà chủ đầu tư tập thể, có thể là doanh nghiệp (Nhà nước và ngoài Nhà nước, độc lập và liên doanh, trong nước và ngoài nước…). Đối tượng đầu tư là sở hữu một tập thể.
- Đầu tư tư nhân: Đây là hình thức đầu tư mà chủ đầu tư là các cá thể riêng lẻ.
Phân loại theo thời gian đầu tư và khai thác sử dụng
- Đầu tư ngắn hạn: Dưới 1 năm (phần lớn cho các dịch vụ thương mại)
- Đầu tư trung hạn: Trên 1 năm và dưới 5 năm
- Đầu tư dại hạn: Trên 5 năm (phần lớn đầu tư cho cơ sở hạ tầng)
1.1.2 Khái niệm và yêu cầu của dự án đầu tư.
a. Khái niệm dự án đầu tư.
Hiện nay có rất nhiều khái niệm khác nhau về dự án đầu tư :
- Theo ngân hàng thế giới (WB): Dự án là tổng thể những chính sách hoạt động và chi phí liên quan với nhau được thiết kế nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể nhất định trong một thời gian xác định.
- Theo nhà kinh tế học LuySquire : Dự án là tổng thể giải pháp nhằm sử dụng các nguồn hữu hạn vốn có ( tài nguyên thiên nhiên, đất đai, lao động, tài chính,…) nhằm đem lại lợi ích tối đa cho xã hội.
- Khái niệm DAĐT xây dựng công trình (Theo Luật Xây Dựng): Dự án đầu tư xây dựng công trình là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình xây dựng nhằm đạt mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời hạn nhất định.
Tuy có cách nhìn khác nhau nhưng các khái niệm đều có những nội dung thống nhất về dự án đầu tư như sau:
- Về hình thức: Dự án đầu tư là một tập tài liệu mang tính pháp lý, mà ở đó được trình bày một cách chi tiết và có hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch để đạt được kết quả và thực hiện được những mục tiêu nhất định đã đề ra.
- Về nội dung: Dự án đầu tư là một tập hợp các hoạt động dự kiến với các nguồn lực và chi phí cần thiết, được bố trí theo một kế hoạch chặt chẽ với lịch thời gian và địa điểm xác định để tạo mới, mở rộng hay cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định trong tương lai.
Như vậy, một dự án đầu tư được đặc trưng bởi bốn yếu tố chính:
+ Mục tiêu của dự án: Đó là những kết quả và lợi ích mà dự án mang lại cho nhà đầu tư và xã hội.
+ Các kết quả: Đó là những kết quả cụ thể được tạo ra từ các hoạt động khác nhau của dự án. Đây là điều kiện cần thiết để thực hiện các mục tiêu của dự án.
+ Các hoạt động: Là những nhiệm vụ hoặc hành động được thực hiện trong dự án để tạo ra các kết quả nhất định. Những nhiệm vụ và hành động này cùng với một lịch biểu và trách nhiệm cụ thể của cá bộ phận sẽ tạo thành kê hoạch làm việ của dự án.
+ Các nguồn lực (vật chất, tài chính và con người) cần thiết để tiến hành các hoạt động của dự án. Giá trị hoặc chi phí của các nguồn lực này chính là vốn đầu tư cần cho dự án.
b. Phân loại dự án đầu tư.
Dự án đầu tư có nhiều loại, tuỳ theo mục đích nghiên cứu mà phân theo các tiêu thức khác nhau. Có thể phân loại dự án đầu tư theo các tiêu thức tương tự như phân loại đầu tư. Ngoài ra để phục vụ cho công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư, Chính phủ có quy định phân loại các dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn nhà nước tùy theo tính chất và quy mô của dự án.
Theo nghị định số 12/2009 NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, dự án trong nước bao gồm: Dự án quan trọng Quốc gia do Quốc hội thông qua chủ trương và cho phép đầu tư, các dự án còn lại được phân thành 3 nhóm A, B, C theo tính chất và quy mô như bảng sau:
Bảng 1.1: Phân loại dự án đầu tư
Stt
Loại dự án đầu tư
Tổng mức đầu tư
Dự án quan trọng quốc gia
Theo Nghị quyết
số 66/2006/QH11
của Quốc hội
I
Nhóm A
1
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: thuộc lĩnh vực bảo vệ an ninh, quốc phòng có tính chất bảo mật quốc gia, có ỹ nghĩa chính trị - xã hội quan trọng
Không kể mức vốn
2
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: sản xuất chất độc hại, chất nổ, hạ tầng khu công nghiệp
Không kể mức vốn
3
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp điện, khai thác dầu khí, hoá chất, phân bón, chế tạo máy, xi măng, luyện kim, khai thác chế biến khoáng sản, các dự án giao thông( cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, quốc lộ), xây dựng khu nhà ở
Trên 1500 tỷ
4
Các dự đầu tư cây dựng công trình: thuỷ lợi, giao thông, cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị thông tin, điện tử, tin học, hoá dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu, bưu chính viễn thông
Trên 1000 tỷ
5
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp nhẹ, sành sứ, thuỷ tinh, in, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, chế biến nông, lâm sản
Trên 700 tỷ
6
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: y tế, văn hoá, giáo dục,phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng khác( trừ xây dựng khu nhà ở), kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác
Trên 500 tỷ
II
Nhóm B
1
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp điện, khai thác dầu khí, hoá chất, phân bón, chế tạo máy, xi măng, luyện kim, khai thác chế biến khoáng sản, các dự án giao thông( cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ), xây dựng khu nhà ở.
Từ 75 tới 1500 tỷ đồng
2
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: thuỷ lợi, giao thông( khác ở II-3) cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị thông tin, điện tử, tin học, hoá dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu, bưu chính., viễn thông.
Từ 50 tới 1000 tỷ đồng
3
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới, công nghiệp nhẹ, sành sứ, thuỷ tinh, in vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, chế biến nông, lâm sản
Từ 40 tới 700 tỷ đồng
4
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: y tế, văn hoá, giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng khác( trừ xây dựng khu nhà ở), kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác
Từ 15 tới 500 tỷ đồng
III
Nhóm C
1
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp điện, khai thác dầu khí, hoá chất, phân bón, chế tạo máy, xi măng, luyện kim, khai thác chế biến khoáng sản, các dự án giao thông( cầu cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ), Các trường phổ thông nằm trong quy hoạch( không kể mức vốn), xây dựng khu nhà ở.
Dưới 75 tỷ đồng
2
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: thuỷ lợi, giao thông( khác ở II-3), cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị thông tin, điện tử, tin học, hoá dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu, bưu chính, viễn thông.
Dưới 50 tỷ đồng
3
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp nhẹ, sành sứ, thuỷ tinh, in, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, chế biến nông, lâm sản
Dưới 40 tỷ đồng
4
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: y tế, văn hoá, giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng khác( trư khu nhà ở), kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học và dự án khác.
Dưới 15 tỷ đồng
(Nguồn: Nghị định số 12/2009/NĐ- CP ngày 12/02/2009)
Ngoài ra còn phân loại dự án theo nguồn vốn đầu tư:
+ Dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước;
+ Dự án sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước;
+ Dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước;
+ Dự án sử dụng vốn khác bao gồm cả vốn tư nhân hoặc sử dụng hỗn hợp nhiều nguồn vốn.
c. Vai trò của dự án đầu tư.
- Dự án đầu tư là căn cứ quan trọng nhất để quyết định sự bỏ vốn đầu tư.
- Dự án đầu tư là cơ sở để xin phép được đầu tư ( hoặc được ghi vào kế hoạch đầu tư) và cấp giấy phép hoạt động.
- Dự án đầu tư là cơ sở để xin phép được nhập khẩu máy móc thiết bị và gọi vốn đóng góp hoặc phát hành cổ phiếu, trái phiếu.
- Dự án đầu tư là phương tiện để tìm đối tác trong và ngoài nước liên doanh bỏ vốn đầu tư.
- Dự án đầu tư là phương tiện thuyết phục các tổ chức tài chính tiền tệ trong và ngoài nước tài trợ cho vay vốn.
- Dự án đầu tư là văn kiện cơ bản để các cơ quan quản lý nhà nước xem xét, phê duyệt, cấp giấy phép đầu tư và cho hưởng những khoản ưu đãi trong đầu tư.
- Dự án đầu tư là căn cứ quan trọng để xem xét, giải quyết các mối quan hệ về