Đồ án Nghiên cứu, lựa chọn công nghệ và thiết bị để khai thác và sử dụng các loại năng l-Ợng tái tạo trong chế biến nông, lâm, thủy sản, sinh hoạt nông thôn và bảo vệ môi tr-ờng
Việt Nam là một nước nông nghiệp với hơn 80% dân số đang sống và làm việc tại nông thôn. Trong đó khoảng 47% sống ở các đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long với tiềm năng đất đai, tài nguyên khoáng sản, rừng biển to lớn. Do đó nông thôn luôn luôn đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Để thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế, nâng cao dân trí, giảm tỷ lệ gia tăng dân số Nhà nước đã có nhiều chính sách về xây dựng và phát triển nông thôn – Một trong các chính sách lớn đó là chương trình điện khí hóa nông thônvà chương trình KHCN KC – 07 “ Công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông thôn”. Theo dự báo về nhu cầu tiêu thụ điện ở nông thôn đến năm 2010 ( trong tổng sơ đồ phát triển điện lực Việt Nam giai đoạn IV) đã dự kiến về cơ bản công cuộc điện khí hoá nông thôn sẽ hoàn thành vào năm 2010 với khoảng 70% số hộ nông thôn được sử dụng lưới điện quốc gia. Ngày 12/02/1999 Chính phủ đã ra quyết định số 22/1999 QĐTT phê duyệt đề án điện nông thôn đến năm 2000 vớinguyên tắc chỉ đạo “ Việc đưa điện về nông thôn phải kết hợp giữa phát triển điện quốc gia và điện tại chỗ như : thủy điện nhỏ, điện gió, điện mặt trời, hầm khí biogas Trên cơ sở phân tích tối ưu các chỉ thị và các yếu tố khác liên quan ”. Với những vùng nông thôn xa xôi hẻo lánh, những vùng miền núi hải đảo nơi có tiềm năng về năng lượng gió thì việc sử dụng các động cơ gió phát điện và bơm nước phục vụ cho sản xuất và đời sống là giải pháp tối ưu. Tuy LỜI MỞ ĐẦU - 2 – BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KC 07 – 04 – PHẦN NĂNG LƯỢNG GIÓ RECTERRE nhiên vấn đề đặt ra là: làm thế nào để sử dụng một cách có hiệu quả nguồn năng lượng vô tận này? Đề tài nhánh phần Năng lượng Gió thuộc “Đề tài KC – 07 – 04” đã được thực hiện với mục tiêu : Xác định các giải pháp công nghệ và chế tạo các loại thiết bị Động cơ gió nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước để khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn năng lượng gió phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho các vùng nông thôn Việt Nam. Với mục tiêu này, đề tài nhánh phần “Năng lượng Gió” đã tiến hành việc phân tích một cách có hệ thống các yếu tố về tiềm năng gió, về nhu cầu năng lượng phục vụ sản xuất và đời sống của các vùng nông thôn Việt Nam cũng như trình độ công nghệ để tìm ra các vấn đề tồn tại trong thiết kế và công nghệ chế tạo nhằm đưa ra những mẫu thiết bị thích hợp có khả năng ứng dụng trong thực tế sản xuất và đời sống. Để nâng cao chất lượng công việc trong nghiên cứu, thiết kế đề tài đã tập hợp được một đội ngũ chuyên gia liên ngành như: điện – điện tử, công nghệ thông tin, công nghệ tự động hoá, công nghệ chế tạo máy và vật liệu mới Trong quá trình nghiên cứu đề tài cũng tập trung nghiên cứu kỹ các tài liệu trong và ngoài nước, tiến hành lựa chọn một cách có chọn lọc những mẫu nghiên cứu phù hợp với điều kiện công nghệ và chế độ gió Việt Nam. Nội dung nghiên cứu và các công việc chính của đề tài : 1. Nghiên cứu các tài liệu kỹ thuật, phân tích mẫu mã của nước ngoài về động cơ gió phát điện và bơm nước để thực hiện việc nghiên cứu mẫu. 2. Nghiên cứu lý thuyết, tính toán thiết kế các cấu thành cơ bản của động cơ gió phát điện vận tốc chậm,động cơ gió phát điện quay nhanh, động LỜI MỞ ĐẦU - 3 – BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KC 07 – 04 – PHẦN NĂNG LƯỢNG GIÓ RECTERRE cơ gió bơm nước cột áp cao, động cơ gió bơm nước cột áp thấp như: bánh xe gió, cơ cấu định hướng 3. Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ. 4. Chế tạo lắp đặt thử nghiệm 04 hệ thống động cơ gió phát điện và bơm nước. 5. Hoàn thiện thiết kế và lập quitrình công nghệ chế tạo những sản phẩm trên.