Cùng với sự phát triển của Khoa Học và Công Nghệ phục vụ cho cuộc sống của con người công nghệ viễn thông trong những năm qua đã có những bước phát triển mạnh mẽ cung cấp ngày càng nhiều tiện ích .
Thế kỷ 21 chứng kiến sự bùng nổ thông tin ,trong đó thông tin di động đóng một vai trò rất quan trọng.Nhu cầu trao đổi thông tin ngày càng tăng cả về số lượng ,chất lượng và các loại hình dịch vụ kèm theo điều này đòi hỏi phải tìm ra phương thức trao đổi thông tin mới .Và công nghệ CDMA là mục tiêu hướng tới của lĩnh vực thông tin di động trên toàn thế giới .
Công nghệ CDMA bao gồm nhiều ưu điểm nhưng vấn đề đặt ra là trao đổi thông tin bằng cách nào cho hiệu quả nhất .Làm sao cho thông tin không bị mất mát trên đường truyền để đảm bảo chức năng trao đổi thông tin và mã hoá là một phần quan trọng của công nghệ CDMA.Chính vì thế mã TURBO được sử dụng trong CDMA do những tính năng và cấu trúc ưu việt hơn những mã khác.Nhằm khai thác tối đa những ưu điểm của công nghệ này ta cần tìm hiểu kỹ vấn đề mã Turbo và đây là lí do em chọn đề tài:”Nghiên cứu mã Turbo trong hệ thống CDMA”.
Nội dung đồ án gồm 5 chương :
• Chương 1:Tổng quan về công nghệ CDMA:Giới thiệu những đặc tính của CDMA.
• Chương 2: Khái niệm về mã Turbo: Nói về sự kết nối các bộ mã tích chập hệ thống đệ quy để tạo nên mã Turbo.
• Chương3: Mã turbo kết nối song song hay còn gọi là mã Turbo (Turbo Code):Tìm hiểu về bộ mã hoá và bộ giải mã ,biện pháp cải tiến chất lượng, các bộ chèn và kỹ thuật xoá.
• Chương 4: Ứng dụng của mã Turbo:Ứng dụng trong truyền thông không dây và truyền thông đa phương tiện.
• Chương 5: Chương trình mô phỏng và kết quả: Chọn thuật toán giải mã Log-Map và SOVA,chọn kích thước khung,sử dụng kỹ thuật xoá hay không,chọn giá trị Eb/Eo và chọn giới hạn lỗi để kết thúc chương trình.
Trong quá trình làm đồ án tốt nghiệp ,mặc dù đã cố gắng nhiều nhưng vẫn không tránh những sai sót,em mong được sự phê bình ,chỉ bảo và giúp đỡ của thầy cô và bạn bè.
68 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2129 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Nghiên cứu mã Turbo trong hệ thống CDMA, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ CDMA 1
1.1 GIỚI THIỆU CHƯƠNG 1
1.2 TỔNG QUAN 1
1.3 THỦ TỤC THU/PHÁT TÍN HIỆU 2
1.4 CÁC ĐẶC TÍNH CỦA CDMA 2
1.4.1 Tính đa dạng của phân tập 2
1.4.2 Điều khiển công suất CDMA 3
1.4.3 Công suất phát thấp 5
1.4.4 Bộ mã-giải mã thoại và tốc độ số liệu biến đổi 5
1.4.5 Bảo mật cuộc gọi 6
1.4.6 Chuyển giao mềm(Soft Handoff) 7
1.4.7 Dung lượng 7
1.4.8 Tách tín hiệu thoại 8
1.4.9 Tái sử dụng tần số và vùng phủ sóng 8
1.4.10 Giá trị Eb/E0 thấp và chống lỗi 8
1.4.11 Dung lượng mềm 9
1.5 KẾT LUẬN CHƯƠNG 9
CHƯƠNG 2 : KHÁI NIỆM MÃ TURBO 10
2.1 GIỚI THIỆU CHƯƠNG 10
2.2 SỰ KẾT NỐI MÃ VÀ RA ĐỜI CỦA MÃ TURBO(TURBO CODE) 10
2.3 BỘ MÃ HOÁ TÍCH CHẬP HỆ THỐNG ĐỆ QUY (RSC) 11
2.3.1 Mã chập tuyến tính 12
2.3.2 Mã tích chập hệ thống đệ quy 13
2.3.3 Các bộ mã hoá tích chập đệ quy và không đệ quy 14
2.3.4 Kết thúc Trellis 15
2.4 KẾT LUẬN CHƯƠNG 16
CHƯƠNG 3 : MÃ TURBO KẾT NỐI SONG SONG 17
3.1 GIỚI THIỆU CHƯƠNG 17
3.2 BỘ MÃ HOÁ 17
3.3 KỸ THUẬT XOÁ (PUNCTURE) 19
3.4 BỘ CHÈN (INTERLEAVER) 20
3.4.1 Bộ chèn ma trận 21
3.4.2 Bộ chèn giả ngẫu nhiên 21
3.4.3 Bộ chèn dịch vòng 22
3.4.4 Bộ chèn chẵn-lẻ(Odd-Even) 22
3.4.5 Bộ chèn Smile 23
3.4.6 Bộ chèn khung 24
3.4.7 Bộ chèn tối ưu 25
3.4.8 Bộ chèn đồng dạng 25
3.4.9 Bộ chèn S 25
3.5 BỘ GIẢI MÃ 26
3.5.1 Khái niệm về các thuật toán giải mã 26
3.5.2 Tổng quan về các thuật toán giải mã 27
3.5.3 Thuật toán Log-MAP 29
3.5.4 Thuật toán SOVA 30
3.5.4.1 Độ tin cậy của bộ giải mã SOVA tổng quát 30
3.5.4.2 Bộ giải mã thành phần SOVA 33
3.5.4.3 Sơ đồ khối của bộ giải mã SOVA 34
3.6 CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG PCCC QUA THIẾT KẾ BỘ CHÈN 37
3.6.1 Thiết kế bộ chèn mới 39
3.6.2 Các phương pháp tối ưu hoá cấu trúc bộ chèn 42
3.7 SỰ KHÁC NHAU GIỮA MÃ CHẬP VÀ MÃ PCCC 42
3.8 SO SÁNH CHẤT LƯỢNG CÁC HỆ THỐNG MÃ HOÁ 42
3.9 KẾT LUẬN CHƯƠNG 43
CHƯƠNG 4 :ỨNG DỤNG CỦA MÃ TURBO 44
4.1 GIỚI THIỆU CHƯƠNG 44
4.2 CÁC ỨNG DỤNG TRUYỀN THÔNG ĐA PHƯƠNG TIỆN(MMC) 44
4.2.1 Hạn chế khi ứng dụng TC vào MCC 44
4.2.1.1 Băng thông giới hạn 44
4.2.1.2 Khối lượng dữ liệu lớn 44
4.2.1.3 Tính thời gian thực 44
4.2.1.4 Các đặc tính của kênh truyền 44
4.2.2 Các đề xuất khi ứng dụng TC vào MCC 45
4.2.2.1 Kích thước khung lớn 45
4.2.2.2 Cải tiến quá trình giải mã 45
4.3 CÁC ỨNG DỤNG TRUYỀN THÔNG KHÔNG DÂY 46
4.3.1 Các hạn chế khi ứng dụng TC trong truyền thông không dây 46
4.3.1.1 Kênh truyền 46
4.3.1.2 Hạn chế về thời gian 47
4.3.1.3 Kích thước khung nhỏ 47
4.3.1.4 Băng thông giới hạn 47
4.3.2 Cải tiếnviệc thực hiện giải mã PCCC bằng cách tăng hệ số Scalling và khoảng cách tự do theo chuẩn CDMA2000 47
4.3.2.1 Bộ mã hoá PCCC theo chuẩn CDMA2000 47
4.3.2.2 Phân bố trọng số 2,3 ở mã PCCC trong CDMA2000 50
4.3.2.3 Hệ số Scalling 52
4.4 KẾT LUẬN CHƯƠNG 53
CHƯƠNG 5 CHƯƠNG TRÌNH MÔ PHỎNG VÀ KẾT QUẢ 54
5.1 GIỚI THIỆU CHƯƠNG 54
5.2 CHƯƠNG TRÌNH MÔ PHỎNG 54
5.2.1 Cấu trúc chương trình 54
5.2.2 Chương trình chính 54
5.3 KẾT QUẢ MÔ PHỎNG 56
5.4 KẾT LUẬN CHƯƠNG 62
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Phổ trong quá trình thu và phát CDMA 1
Hình 1.2: Các quá trình phân tập trong CDMA 3
Hình 1.3: Điều khiển công suất trong CDMA 5
Hình 1.4: Chuyển giao mềm 7
Hình 2.1: Mã kết nối nối tiếp 10
Hình 2.2: Mã kết nối song song 11
Hình 2.3: Thanh ghi dịch cho sự mã hóa 12
Hình 2.4: Các ví dụ về mã chập 13
Hình 2.5: Bộ mã hoá tích chập có r=1/2 ; K=3 13
Hình 2.6: Bộ mã hoá RSC của hình 2.5 14
Hình 2.7: Bộ mã hoá tích chập không đệ quy r = 1/2 va K = 3 với chuỗi ngõ vào và ngõ ra 14
Hình 2.8: Bộ mã hoá tích chập đệ quy có r = 1/2 và K = 3 của hình 2.6 cùng với chuỗi ngõ vào và ra 15
Hình 2.9: Cách thức kết thúc trellis ở bộ mã RSC 15
Hình 3.1: Bộ mã hoá PCCC tổng quát 18
Hình 3.2: Mã PCCC tốc độ 1/3 gồm 2 bộ mã hoá chập hệ thống đệ quy 18
Hình 3.3: Sơ đồ chi tiết mã hoá PCCC tốc độ 1/3 19
Hình 3.4: Bộ chèn làm tăng trọng số mã của bộ mã hoá RSC2 khi so sánh với bộ mã hoá RSC1 20
Hình 3.5: Bộ chèn ma trận 21
Hình 3.6: Bộ chèn giả ngẫu nhiên với độ dài chuỗi ngõ vào L= 8 21
Hình 3.7: Bộ chèn dich vòng với L=8, a=3, s=0 22
Hình 3.8: Mô tả bộ chèn Smile 24
Hình 3.9: Bộ chèn bán ngẫu nhiên với L = 16 và S = 2 26
Hình 3.10: Các thuật toán giải mã dựa trên Trellis 27
Hình 3.11: Bộ giải mã lặp Log-MAP 29
Hình 3.12: Các đường survivor và đường cạnh tranh để ước đoán độ tin cậy 30
Hình 3.13: Ví dụ trình bày việc gán độ tin cậy bằng cách sử dụng các giá trị metric trực tiếp 32
Hình 3.14: Tiến trình cập nhật cho thời điểm t ( 2 (MEMlow = 2) 33
Hình 3.15: Bộ giải mã thành phần SOVA 34
Hình 3.16: Sơ đồ khối bộ giải mã SOVA 35
Hình 3.17: Bộ giải mã SOVA lặp 36
Hình 3.18: Quá trình tạo thông tin extrinsic 40
Hình 3.19: Cấu trúc bộ giải mã lặp với các trọng số 41
Hình 3.20: So sánh hệ thống mã hoá 43
Hình 4.1: Sơ đồ giải mã lặp 46
Hình 4.2: Bộ giải mã Pipeline 46
Hình 4.3: Sơ đồ bộ mã hoá PCCC theo chuẩn CDMA2000 48
Hình 4.4: Thủ tục tính địa chi ngõ ra của bộ chèn 49
Hình 4.5: Khoảng cách tự do hiệu dụng 52
Hình 5.1: Chương trình mô phỏng chính 55
Hình 5.2: Kết quả lần 1 59
Hình 5.3: Kết quả lần 2 59
Hình 5.4: Kết quả lần 3 60
Hình 5.5: Kết quả lần 4 60
Hình 5.6: Kết quả lần 5 61
Hình 5.7: Kết quả lần 6 61
Hình 5.8: Kết quả lần 7 62
: TỔNG QUAN VỀ CDMA
GIỚI THIỆU CHƯƠNG
Lý thuyết về CDMA đã được xây dựng từ những nǎm 1950 và được áp dụng trong thông tin quân sự từ những nǎm 1960. Cùng với sự phát triển của công nghệ bán dẫn và lý thuyết thông tin trong những nǎm 1980, CDMA đã được thương mại hoá từ phương pháp thu GPS và Ommi-TRACS, phương pháp này cũng đã được đề xuất trong hệ thống tổ ong của Qualcomm - Mỹ vào nǎm 1990.
Trong chương này ta đề cập đến những vấn đề sau:
Tổng quan về CDMA.
Thủ tục thu phát tín hiệu trong CDMA.
Các đặc điểm của CDMA.
TỔNG QUAN
Hình 1.1: Phổ trong quá trình thu và phát CDMA
T/L: là thời hạn cắt.
Trong thông tin CDMA thì nhiều người sử dụng chung thời gian và tần số, mã PN (tạp âm giả ngẫu nhiên) với sự tương quan chéo thấp được ấn định cho mỗi người sử dụng. Người sử dụng truyền tín hiệu nhờ trải phổ tín hiệu truyền có sử dụng mã PN đã ấn định. Đầu thu tạo ra một dãy giả ngẫu nhiên như ở đầu phát và khôi phục lại tín hiệu dự định nhờ việc trải phổ ngược các tín hiệu đồng bộ thu được.
THỦ TỤC THU/PHÁT TÍN HIỆU
Tín hiệu số liệu thoại (9,6 Kb/s) phía phát được mã hoá, lặp, chèn và được nhân với sóng mang f0 và mã PN ở tốc độ 1,2288 Mb/s (9,6 Kb/s x 128).
Tín hiệu đã được điều chế đi qua một bộ lọc bǎng thông có độ rộng bǎng 1,25 MHZ sau đó phát xạ qua anten.
Ở đầu thu, sóng mang và mã PN của tín hiệu thu được từ anten được đưa đến bộ tương quan qua bộ lọc bǎng thông độ rộng bǎng 1,25 MHz và số liệu thoại mong muốn được tách ra để tái tạo lại số liệu thoại nhờ sử dụng bộ tách chèn và giải mã.
CÁC ĐẶC TÍNH CỦA CDMA
Tính đa dạng của phân tập
Trong hệ thống điều chế bǎng hẹp như điều chế FM analog sử dụng trong hệ thống điện thoại tổ ong thế hệ đầu tiên thì tính đa đường tạo nên nhiều fading nghiêm trọng. Tính nghiêm trọng của vấn đề fading đa đường được giảm đi trong điều chế CDMA bǎng rộng vì các tín hiệu qua các đường khác nhau được thu nhận một cách độc lập.
Nhưng hiện tượng fading xảy ra một cách liên tục trong hệ thống này do fading đa đường không thể loại trừ hoàn toàn được vì với các hiện tượng fading đa đường xảy ra liên tục đó thì bộ giải điều chế không thể xử lý tín hiệu thu một cách độc lập được.
Phân tập là một hình thức tốt để làm giảm fading, có 3 loại phân tập là theo thời gian, theo tần số và theo khoảng cách. Phân tập theo thời gian đạt được nhờ sử dụng việc chèn và mã sửa sai. Hệ thống CDMA bǎng rộng ứng dụng phân tập theo tần số nhờ việc mở rộng khả nǎng báo hiệu trong một bǎng tần rộng và fading liên hợp với tần số thường có ảnh hưởng đến bǎng tần báo hiệu (200 - 300) KHz. Phân tập theo khoảng cách hay theo đường truyền có thể đạt được theo 3 phương pháp sau:
* Thiết lập nhiều đường báo hiệu (chuyển vùng mềm) để kết nối máy di động đồng thời với 2 hoặc nhiều BS.* Sử dụng môi trường đa đường qua chức nǎng trải phổ giống như bộ thu quét thu nhận và tổ hợp các tín hiệu phát với các tín hiệu phát khác trễ thời gian.* Đặt nhiều anten tại BS.
Các loại phân tập để nâng cao hoạt động của hệ thống CDMA được chỉ ra trên hình 1.2 và được tóm tắt như sau:
+Phân tập theo thời gian : Chèn mã, tách lỗi và mã sửa sai. +Phân tập theo tần số:Tín hiệu bǎng rộng 1,25 MHz. +Phân tập theo khoảng cách (theo đường truyền) :Hai cặp anten thu của BS, bộ thu đa đường và kết nối với nhiều BS (chuyển vùng mềm).
Hình 1.2: Các quá trình phân tập trong CDMA
Điều khiển công suất CDMA
Hệ thống CDMA cung cấp chức nǎng điều khiển công suất 2 chiều (từ BS đến máy di động và ngược lại) để cung cấp một hệ thống có dung lượng lưu lượng lớn, chất lượng dịch vụ cuộc gọi cao và các lợi ích khác. Mục đích của điều khiển công suất phát của máy di động là điều khiển công suất phát của máy di động sao cho tín hiệu phát của tất cả các máy di động trong một vùng phục vụ có thể được thu với độ nhạy trung bình tại bộ thu của BS. Khi công suất phát của tất cả các máy di động trong vùng phục vụ được điều khiển như vậy thì tổng công suất thu được tại bộ thu của BS trở thành công suất thu trung bình của nhiều máy di động.
Bộ thu CDMA của BS chuyển tín hiệu CDMA thu được từ máy di động tương ứng thành thông tin số bǎng hẹp. Trong trường hợp này thì tín hiệu của các máy di động khác còn lại chỉ như là tín hiệu tạp âm của bǎng rộng .Thủ tục thu hẹp bǎng được gọi là độ lợi sử lý nhằm nâng cao tỷ số tín hiệu/ giao thoa (db) từ giá trị âm lên đến một mức đủ lớn để cho phép hoạt động được với lỗi bit chấp nhận được.
Một mong muốn là tối ưu các lợi ích của hệ thống CDMA bằng cách tǎng số lượng các cuộc gọi đồng thời trong một bǎng tần cho trước. Dung lượng hệ thống là tối đa khi tín hiệu truyền của máy di động được thu bởi BS có tỷ số tín hiệu/giao thoa ở mức yêu cầu tối thiểu qua việc điều khiển công suất của máy di động.
Hoạt động của máy di động sẽ bị giảm chất lượng nếu tín hiệu của các máy di động mà BS thu được là quá yếu. Nếu các tín hiệu của các máy di động đủ khoẻ thì hoạt động của các máy này sẽ được cải thiện nhưng giao thoa đối với các máy di động khác cùng sử dụng một kênh sẽ tǎng lên làm cho chất lượng cuộc gọi của các thuê bao khác sẽ bị giảm nếu như dung lượng tối đa không giảm.
Việc đóng, mở mạch điều khiển công suất từ máy di động tới BS và điều khiển công suất từ BS tới máy di động sử dụng trong hệ thống CDMA được chỉ trên hình 1.3. Mạch mở đường điều khiển công suất từ máy di động tới BS là chức nǎng hoạt động cơ bản của máy di động. Máy di động điều chỉnh ngay công suất phát theo sự biến đổi công suất thu được từ BS. Máy di động đo mức công suất thu được từ BS và điều khiển công suất phát tỷ lệ nghịch với mức công suất đo được. Mạch mở đường điều khiển công suất làm cho các tín hiệu phát của tất cả các máy di động được thu với cùng một mức tại BS. BS cung cấp chức nǎng mạch mở đường điều khiển công suất qua việc cung cấp cho các máy di động một hằng số định cỡ cho nó. Hằng số định cỡ liên quan chặt chẽ tới yếu tố tải và tạp âm của BS, độ tǎng ích anten và bộ khuyếch đại công suất. Hằng số này được truyền đi từ BS tới máy di động như là một phần của bản tin thông báo.
Hình 1.3: Điều khiển công suất trong CDMA
Công suất phát thấp
Việc giảm tỷ số Eb/No (tương ứng với tỉ số tín hiệu trên nhiễu) chấp nhận được không chỉ làm tǎng dung lượng hệ thống mà còn làm giảm công suất phát yêu cầu để khắc phục tạp âm và giao thoa. Việc giảm này nghĩa là giảm công suất phát yêu cầu đối với máy di động. Nó làm giảm giá thành và cho phép hoạt động trong các vùng rộng lớn hơn với công suất thấp khi so với các hệ thống analog hoặc TDMA có công suất tương tự. Hơn nữa, việc giảm công suất phát yêu cầu sẽ làm tǎng vùng phục vụ và làm giảm số lượng BS yêu cầu khi so với các hệ thống khác.
Một tiến bộ lớn hơn của việc điều khiển công suất trong hệ thống CDMA là làm giảm công suất phát trung bình. Trong đa số trường hợp thì môi trường truyền dẫn là thuận lợi đối với CDMA. Trong các hệ thống bǎng hẹp thì công suất phát cao luôn luôn được yêu cầu để khắc phục fading tạo ra theo thời gian. Trong hệ thống CDMA thì công suất trung bình có thể giảm bởi vì công suất yêu cầu chỉ phát đi khi có điều khiển công suất và công suất phát chỉ tǎng khi có fading.
Bộ mã-giải mã thoại và tốc độ số liệu biến đổi
Bộ mã - giải mã thoại của hệ thống CDMA được thiết kế với các tốc độ biến đổi 8 Kb/s. Dịch vụ thoại 2 chiều của tốc độ số liệu biến đổi cung cấp thông tin thoại có sử dụng thuật toán mã - giải mã thoại tốc độ số liệu biến đổi động giữa BS và máy di động. Bộ mã - giải mã thoại phía phát lấy mẫu tín hiệu thoại để tạo ra các gói tín hiệu thoại được mã hoá dùng để truyền tới bộ mã - giải mã thoại phía thu. Bộ mã - giải mã thoại phía thu sẽ giải mã các gói tín hiệu thoại thu được thành các mẫu tín hiệu thoại.
Hai bộ mã - giải mã thoại thông tin với nhau ở 4 nấc tốc độ truyền dẫn là 9600 b/s, 4800 b/s, 2400 b/s, 1200 b/s, các tốc độ này được chọn theo điều kiện hoạt động và theo bản tin hoặc số liệu.
Bộ mã - giải mã thoại biến đổi sử dụng ngưỡng tương thính để chọn tốc độ số liệu. Ngưỡng được điều khiển theo cường độ của tạp âm nền và tốc độ số liệu sẽ chỉ chuyển đổi thành tốc độ cao khi có tín hiệu thoại vào. Do đó, tạp âm nền bị triệt đi để tạo ra sự truyền dẫn thoại chất lượng cao trong môi trường tạp âm.
Bảo mật cuộc gọi
Hệ thống CDMA cung cấp chức nǎng bảo mật cuộc gọi mức độ cao và về cơ bản là tạo ra xuyên âm, việc sử dụng máy thu tìm kiếm và sử dụng bất hợp pháp kênh RF là khó khǎn đối với hệ thống tổ ong số CDMA bởi vì tín hiệu CDMA đã được scrambling (trộn). Về cơ bản thì công nghệ CDMA cung cấp khả nǎng bảo mật cuộc gọi và các khả nǎng bảo vệ khác, tiêu chuẩn đề xuất gồm khả nǎng xác nhận và bảo mật cuộc gọi được định rõ trong EIA/TIA/IS-54-B. Có thể mã hoá kênh thoại số một cách dễ dàng nhờ sử dụng DES hoặc các công nghệ mã tiêu chuẩn khác.
Chuyển giao mềm(Soft Handoff)
Hình 1.4: Chuyển giao mềm
Chuyển giao mềm là chuyển giao trong đó trạm di động bắt đầu thông tin với một trạm gốc mới mà vẫn chưa cắt thông tin với trạm gốc cũ .Chuyển giao mềm chỉ có thể được thực hiện khi cả trạm gốc cũ lẫn trạm gốc mới đều làm việc ở cùng một tần số .MS thông tin với hai đoạn của hai ô nhớ khác nhau (chuyển giao hai đường) hoặc với ba đoạn của ba ô nhớ khác nhau (chuyển giao ba đường ) .BS điều khiển trực tiếp quá trình xử lý cuộc gọi trong quá trình chuyển giao được gọi là BS sơ cấp .BS sơ cấp có thể khởi đầu bản tin điều khiển đường xuống .Các BS khác không điều khiển xử lý cuộc gọi là các BS thứ cấp .Chuyển giao mềm kết thúc khi hoặc BS sơ cấp hoặc BS thứ cấp bị loại bỏ .Nếu BS sơ cấp bị loại bỏ thì BS thứ cấp trở thành BS sơ cấp cho cuộc gọi này . Chuyển giao ba đường có thể kết thúc bằng cách loại bỏ một trong số các BS và trở thành chuyển giao hai đường.
Dung lượng
Việc tái sử dụng tần số trong hệ thống tế bào tạo ra một mức độ giao thoa nhất định để mở rộng dung lượng hệ thống một cách có điều khiển. Do CDMA có đặc tính gạt giao thoa một cách cơ bản nên có thể thực hiện điều khiển giao thoa có hiệu quả hơn trong hệ thống FDMA và TDMA .Trong hệ thống CDMA một băng tần rộng được sử dụng chung bởi tất cả các BS.
Các thông số xác định dung lượng của hệ thống CDMA gồm độ lợi xử lý, chu kỳ công suất thoại, hiệu quả tái sử dụng tần số và lượng búp sóng của anten BS .Khi có nhiều kênh thoại được cung cấp trong hệ thống CDMA trong cùng một tỷ lệ cuộc goi bị chặn và hiệu quả trung kế cũng tăng lên thì càng nhiều dịch vụ thuê bao được cung cấp trên một kênh.
Tách tín hiệu thoại
Trong thông tin 2 chiều song công tổng quát thì tỷ số chiếm dụng tải của tín hiệu thoại không lớn hơn khoảng 35%. Trong trường hợp không có tín hiệu thoại trong hệ thống TDMA và FDMA thì khó áp dụng yếu tố tích cực thoại vì trễ thời gian định vị lại kênh tiếp theo là quá dài. Nhưng do tốc độ truyền dẫn số liệu giảm nếu không có tín hiệu thoại trong hệ thống CDMA nên giao thoa ở người sử dụng khác giảm một cách đáng kể. Dung lượng hệ thống CDMA tǎng khoảng 2 lần và suy giảm truyền dẫn trung bình của máy di động giảm khoảng 1/2 vì dung lượng được xác định theo mức giao thoa ở những người sử dụng khác.
Tái sử dụng tần số và vùng phủ sóng
Tất cả các BS đều tái sử dụng kênh băng rộng trong hệ thống CDMA.Giao thoa tổng ở tín hiệu máy di động thu được từ BS ,giao thoa tạo ra trong các máy di động của cùng một BS và giao thoa tạo ra trong các máy di động của BS bên cạnh,giao thoa tổng từ tất cả các máy di động bên cạnh bằng 1/2 của giao thoa tổng từ các máy di động khác trong cùng BS.Hiệu quả tái sử dụng tần số của các BS không định hướng khoảng 65%,đó chính là giao thoa tổng từ các máy di động khác trong cùng một BS với giao thoa từ tất cả các BS.Trong trường hợp anten của BS là không định hướng thì giao thoa trung bình giảm xuống 1/3 vì mỗi anten kiểm soát nhỏ hơn 1/3 số lượng máy di động trong BS.Do đó dung lượng cung cấp bởi toàn bộ hệ thống tăng xấp xỉ 3 lần.
Giá trị Eb/E0 thấp và chống lỗi
Eb/E0 là tỉ số của năng lượng trên mỗi bit đối với mật độ phổ công suất tạp âm , đó là giá trị tiêu chuẩn để so sánh hiệu suất của phương pháp điều chế và mã hoá số.Mã sửa sai được sử dụng trong hệ thống CDMA cùng với giải điều chế hiệu suất cao,có thể tăng dung lượng và giảm công suất yêu cầu đối với máy phát giảm Eb/E0 .
Dung lượng mềm
Hệ thống CDMA có mối liên quan linh hoạt giữa số người sử dụng và loại dịch vụ.Trong hệ thống Analog và TDMA thì số cuộc gọi được ấn định đối với đường truyền luân phiên hoặc sự tắt cuộc gọi xãy ra trong trường hợp tắc nghẽn kênh trong trạng thái chuyển giao.Nhưng trong hệ thống CDMA cuộc gọi được thoả mãn nhờ tăng tỉ lệ lỗi bit cho tới khi cuộc gọi khác hoàn thành .Hệ thống CDMA còn sử dụng lớp dịch vụ để cung cấp dịch vụ chất lượng cao phụ thuộc vào giá thành dịch vụ và ấn định công suất (dung lượng) nhiều cho các người sử dụng dịch vụ lớp cao.Có thể cung cấp thứ tự ưu tiên cao hơn đối với dịch vụ chuyển giao của người sử dụng lớp dịch vụ cao so với người sử dụng thông thường.
KẾT LUẬN CHƯƠNG
Với những ưu điểm vượt trội của CDMA nên ngày nay công nghệ này đã được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam ta nói riêng.
Những ưu điểm của công nghệ này được dựa trên những kỹ thuật và kỹ thuật mã hoá và giải mã nói riêng là một phần quan trọng tạo nên ưu điểm của công nghệ này.Ta sẽ đi sâu tìm hiểu vấn đề mã Turbo ở những chương tiếp theo.
: KHÁI NIỆM MÃ TURBO
GIỚI THIỆU CHƯƠNG
Mã Turbo là sự kết nối gồm hai hay nhiều bộ mã riêng biệt để tạo ra một mã tốt hơn và cũng lớn hơn.Mô hình ghép nối mã đầu tiên được Forney nghiên cứu để tạo ra một loại mã có xác suất lỗi giảm theo hàm mũ tại tốc độ nhỏ hơn dung lượng kênh trong khi độ phức tạp giải mã chỉ tăng theo hàm đại số.Mô hình này bao gồm sự kết nối nối tiếp một bộ mã trong và một bộ mã ngoài.
Chương này trình bày:
Sự kết nối các mã và sự ra đời của mã Turbo( TC).
Gới thiệu về mã chập hệ thống đệ quy (Recursive Systematic Convelutional Code_RSC), là cơ sở của việc tao ra mã TC.
SỰ KẾT NỐI MÃ VÀ RA ĐỜI CỦA MÃ TURBO(TURBO CODE)
Forney đã sử dụng một bộ mã khối ngắn hoặc một bộ mã tích chập với giải thuật giải mã Viterbi xác suất lớn nhất làm bộ mã trong và một bộ mã Reed-Salomon dài không nhị phân tốc độ cao với thuật toán giải mã sửa lỗi đại số làm bộ mã ngoài.
Mục đích lúc đầu chỉ là nghiên cứu một lý thuyết mới nhưng sau này mô hình ghép nối mã đã trở thành tiêu chuẩn cho các ứng dụng cần độ lợi mã lớn .Có hai kiểu kết nối cơ bản là kết nối nối tiếp (hình 1.1) và kết nối song song ( hình 1.2)
Hình 2.1: Mã kết nối nối tiếp
Bộ mã hoá 1 được gọi là bộ mã ngoài ,còn bộ mã hoá 2 là bộ mã trong.Đối với mã kết nối nối tiếp ,tốc độ mã hoá: Rnt=k1k2/n1n2
Đối với mã song song , tốc độ mã hoá tổng : Rss= k/( n1+n2)
Hình 2.2: Mã kết n