Ngành ô tô giữ một vị trí quan trọng trong hoạt động và phát triển của xã hội. Ô tô được sử dụng phổ biến để phục vụ nền kinh tế quốc dân và trong lĩnh vực quốc phòng.
Đất nước ta đang trong quá trình thay đổi với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế đặc biệt kể từ khi chúng ta là thành viên của tổ chức thương mại quốc tế WTO. Để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế trong lĩnh vực vận tải, đi lại và sản xuất nhiều loại phương tiện hiện đại không những được sản xuất trong nước mà còn được nhập khẩu từ nhiều Quốc gia khác nhau. Mỗi năm lượng ô tô mới đưa vào sử dụng tăng từ 15 đến 20%, bên cạnh đó những hãng ôtô lớn cũng đầu tư xây dựng các nhà máy, trung tâm bảo dưỡng sửa chữa tại việt nam như Honda, Toyota, Ford. Cùng với đó là sự xuất hiện hàng loạt các gara sửa chữa bảo dưỡng đã góp phần không nhỏ vào công việc sửa chữa bảo dưỡng đảm bảo cho xe hoạt động hiệu quả, an toàn và duy trì tốt tuổi thọ của xe. Tuy nhiên, với sự gia tăng nhanh về số lượng lớn ôtô trong khi các cơ sở bảo dưỡng sửa chữa chủ yếu là vừa và nhỏ, diện tích nhà xưởng chật hẹp, trang thiết bị phục vụ chưa được đầu tư hiện đại và đồng bộ, đội ngũ kỹ thuật viên chưa được đào tạo bài bản, tay nghề chưa cao. Số lượng kỹ sư được đào tại các trường đại học chuyên ngành xe còn ít.
Trước yêu cầu nhiệm vụ và tình hình thực tế đó, đề tài "Nghiên cứu quy trình công nghệ bảo dưỡng sửa chữa tại các gara ôtô, đề suất giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả của quá trình đó ". đặt ra là cần thiết và mang ý nghĩa thực tiễn cao, trên cơ sở mục đích và ý nghĩa đó đề tài đi sâu và giải quyết một số nội dung cơ bản sau:
Chương 1: Phân tích chung về các gara sửa chữa bảo dưỡng ôtô.
Chương 2: Phân tích thực tế tại một số gara
Chương 3: Khai thác các trang thiết bị
Chương 3: Các giải pháp nâng cao chất lượng hiệu quả quy trình công nghệ sửa chữa bảo dưỡng.
36 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 9388 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Nghiên cứu quy trình công nghệ bảo dưỡng và sửa chữa tại các gara ô tô, đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng hiệu quả của quá trình đó, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 2
PHÂN TÍCH THỰC TẾ MỘT SỐ GARA
2.1 GARA CỦA CÔNG TY TOYOTA GIẢI PHÓNG
2.1.1 Giới thiệu về gara của Công ty Toyota Giải Phóng
Hình 2.1 Công ty Toyota Giải Phóng.
Gara có trụ sở đặt tại số 807 Đường giải phóng, Quận Hoàng Mai, Hà Nội với số điện thoại: 043. 6640126, fax: ( 84 - 4) 36640127, quang cảnh bên ngoài Gara được thể hiện trên hình 2.1.
Năm 1999, Công ty Liên doanh Toyota Giải Phóng đã chính thức trở thành nhà phân phối sản phẩm và dịch vụ của Công ty ôtô Toyota Việt Nam. Sau hơn 8 năm đi vào hoạt động, Toyota Giải Phóng đã cung cấp cho thị trường Việt Nam gần 10.000 xe ôtô Toyota và thực hiện dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa cho trên 100.000 xe ôtô các loại và đã trở thành nhà phân phối sản phẩm và dịch vụ hàng đầu của Công ty ôtô Toyota Việt Nam. Năm 2005, Toyota Giải Phóng là Đại lý số 1 của Toyota Việt Nam về bán hàng trên toàn quốc.
2.1.2 Quy hoạch mặt bằng xưởng dịch vụ Công ty Toyota giải phóng
Hình 2.2 Sơ đồ mặt bằng công ty liên doanh Toyota Giải Phóng
Chú Thích hình 2.2
STT
Trang thiết bị/ Khu vực
Ghi chú
I
Khu vực sơn
1
Đèn sấy sơn
2
Sung phun sơn
3
Phòng sấy sơn
4
Máy đánh bóng
5
Máy nén khí
6
Tủ đựng đồ
II
Khu vực gò hàn
1
Giá kéo nắn khung xe
2
Bàn làm việc
3
Máy hàn rút tôn
4
Máy hàn điện
5
Máy hàn hơi
6
Máy khoan
7
Kích cá sấu
8
Máy nén khí
9
Tủ đựng đồ
10
Máy ép thủy lực
III
Phòng phụ kiện
1
Giá để phụ kiện
2
Xe ôtô của khách hàng
3
Tủ đựng đồ
IV
Phòng rửa xe
1
Máy nén khí
2
Cầu nâng một trụ
V
Khu vực gầm, máy , điện
1
Thiết bị cân bằng động bánh xe
2
Thiết bị ra vào lốp
3
Máy mài bàn
4
Thiết bị kiểm tra phanh
5
Tủ đựng đồ
6
Thiết bị thu hồi dầu thải
7
Cẩu nâng di động
8
Cầu nâng bốn trụ
9
Kích đỡ hộp số
10
Cầu nâng hai trụ
11
Cầu nâng kiểu cắt kéo
VI
Phòng giám đốc dịch vụ
1
Bàn làm việc của giám đốc
2
Bàn tiếp khách
3
Giá để phụ tùng
VII
Kho phụ tùng
1
Bàn làm việc của nhân viên
2
Giá để phụ tùng
VIII
Phòng động cơ
1
Bàn làm việc
2
Máy doa xylanh
3
Máy ép thủy lực
4
Máy mài trục khuỷu
5
Cẩu nâng di động
6
Giá để chi tiết cụm máy động cơ
7
Kích đỡ hộp số
8
Máy thu hồi và nạp ga điều hòa
IX
Phòng họp
1
Màn máy chiếu
2
Bộ bàn ghế phòng họp
- Vị trí địa lý: Công ty nằm trên trục đường chính của cửa ngõ phía nam của thành phố, là tuyến đường có mật độ các phương tiện tham gia giao thông rất lớn đặc biệt là ôtô, là nơi tập trung đông dân cư và có nhiều người sử dụng ôtô cũng là nơi có nhiều xe từ các tỉnh ngoài vào thành phố, do đó rất thuật lợi cho việc kinh doanh của công ty.
Mặt bằng xưởng dịch vụ: Xưởng dịch vụ là một bộ phận rất quan trọng của công ty, vì vậy diện tích của xưởng chiếm phần lớn diện tích của công ty. Xưởng được xây dựng trên diện tích 1200 m3 mặt tiền 40m được chia làm ba khu vực chính là khu vực gầm máy điện, khu vực sơn, khu vực gò hàn và các bộ phận khác phục vụ cho việc bảo dưỡng như phòng rửa xe và phòng phụ kiện, kho phụ tùng chỗ nghỉ của kỹ thuật viên, các phòng ban của xưởng . Do đặc thù của xưởng là xưởng được uỷ quyền của Công ty Toyota nên được đầu tư xây dựng rất lớn nhằm đáp ứng tiêu chẩn khắt khe của Toyota và tạo điều kiện thuận lợi cho kỹ thuật viên làm việc cũng như khách hàng đến bảo dưỡng sửa chữa.
2.1.3 Trang thiết bị và dụng cụ của xưởng dịch vụ
a. Trang thiết bị của bộ phận sơn: Thiết bị của bộ phận sơn được giới thiệu trong bảng 2.1
Trang thiết bị phục vụ bộ phận sơn Bảng 2.1
STT
TÊN THIẾT BỊ
SỐ LƯỢNG
HÌNH ẢNH
THÔNG SỐ KỸ THUẬT
CÔNG DỤNG
1
Phòng sấy sơn
03
+ Kích thước tổng thể:
(7.0 x 5.45 x 3.3)m
+ kích thước lòng trong:
(6.9 x 3.9 x 2.6) m
+ Kích thước cửa
(3.0 x 2.55 )m
+ Lưu lượng khí: 20000m3/h
+ Tốc độ gió:(0.3 –0.5)m/s
+ Nhiệt độ sấy 60o – 80o
+ Độ ồn : ≤ 80 dp
Công dụng chính của phòng sấy sơn là dùng để sấy khô sơn cho xe sau khi đã hoàn thành công đoạn sơn
2
Đèn sấy sơn
03
+ Điện nguồn: 220 V+ Công suất: 3x1000 W+ Điện lưu làm việc: 3x4,.5 A+ Độ cao Min: 0.3 m+ Độ cao Max: 2.3 m
Dùng cho sơn dặm vá
3
Súng phun sơn
08
+ Hoạt động bằng khí nén
+ Kích thước: 200mm
+ Trọng lượng: 0.7 KG
Súng phun sơn dùng để phun sơn từ bình chứa sơn lên bề mặt cần bao phủ.
4
Máy đánh bóng bề mặt xe
+ Công suất: 1500w
+ Tốc độ không tải:
( 1000 – 3000 ) rpm
+ Trọng lượng: 4 KG
Máy đánh bóng để đánh bóng và làm đẹp sơn vỏ xe ôtô. Máy sử dụng với tất cả các loại phớt mút và lông cừu thông dụng, đường kính từ (150 – 275) mm
5
Cầu nâng một trụ dùng để rủa xe
02
+ Tải trọng nâng: 4 tấn
+ Đg kính pittông: 270mm+Chiều cao nâng: 1740mmPhạm vi kích thước đầu nối:Phía trước: Min 397mm Phía sau : Min 397mmPhía trước : Max 936 mmPhía sau : Max 936mm
Là loai kích nâng chuyên dùng để rửa xe vào bảo dưỡng kiểm tra phần gầm của ôtô
b. Trang thiết bị bộ phận gò hàn: Thiết bị của bộ phận gò hàn được giới thiệu trong bảng 2.2
Trang thiết bị của xưởng gò hàn Bảng 2.2
STT
TÊN THIẾT BỊ
SỐ LƯỢNG
HÌNH ẢNH
THÔNG SỐ KỸ THUẬT
CÔNG DỤNG
1
Gía kéo nắn khung xe
02
+ Chiều dài: 3 m
+ Rộng: 0.36 m
+ Chiều cao: 0.96 m
+ Sức kéo: 6 tấn
+ Dòng điện yêu cầu:
220v, 3A
Áp suất yêu cầu: 100psi
+ Điều khiển: bằng tay
+ Có khả năng di chuyển
Là thiết bị chuyên dùng để kéo nắn phụ hồi khung xe tai nạn
2
Máy hàn điện
02
+ Điện áp sử dụng: 230V
+ Điện áp không tải:
(26 - 32 )V
+ Dòng hàn: 60 – 120 A
+ Chu kỳ tải: 120 – 15%
78 - 35 %
+ Khả năng cách điện: H
+ Trọng lượng: 30 kG
+ Kích thước:(420 x 210 x 340)mm
3
Máy hàn hơi
02
+ Máy tự động điều chỉnh khí nén
+ Sử dụng chất dẫn cháy Alcohol.
+ Nhiệt độ ở điểm sáng nhất : 1600 oc
+ Lửa nhỏ - tối thiểu 4mm
lửa lớn – tối đa 120mm
+ Máy tự động tắt mở khi đầy áp suất.
+ Điện áp vào: 3 pha 380 VAC ± 15%, 50/60 Hz
+ Kích thước: (570 x 285 x 470) mm
Trọng lượng: 32 KG
4
Máy nén khí
01
+ Công suất: 1500 W
+ Áp suất khí: 7 bar
+ Lưu lượng khí nén:
2.1(m3/ phút)
Các máy nén khí dùng để cung cấp khí có áp suất cao cho các thiết bị sửa chữa
5
Máy hàn bấm, hàn rút tôn.
03
+ Nguồn: 380V, 2 pha
+ Công suất: 30 KVA
dòng vào: 60A
dòng ra: 4 – 12,6 V
dòng lớn nhất: 13000A
+ Hàn một phía độ dầy tấm kim loại: 1- 1,5 mm
+ Độ cách ly: F
+ Độ dầy hàn bâm 2 mặt:
3 + 3mm
Trọng lượng: 138 kG
Dùng hàn điểm, hàn bấm, hàn rút tôn để phục hồi các chỗ móp của vỏ xe hay các tấm kim loại.
6
Kích đội nhiều loại
04
+ Khối lượng nâng: 3 tấn+Chiều cao nâng min:130mm +Chiều cao nâng max: 495mm
+ Dài: 980 mm
+ Trọng lượng : 20 kG
7
Bộ tarô ren trong và ren ngoài 40 chiếc
03
Bao gồm các chi tiết:
3 x 0.5 6 x 1.0 10 x 1.5
3 x 0.6 6 x 0.7 10 x 1.2
4 x 0.7 7 x 1.0 12 x 1.7
4 x 0.7 7 x 0.7 12 x 1.5
Phụ kiện đi kèm : tay quay tarô M25 , tay quay tarô M1-M12, vít dẹp, dưỡng đo ren, tay quay chữ T
8
Cẩu nẩng di động
02
+ Tải trọng 1000 kG
+ Chiều cao: 2 m
+ Chiều dài 1.5 m
+ Trọng lượng: 50 kG
Dùng để cẩu máy và di chuyển vật có khối lượng nặng trong nội bộ xưởng
c. Trang thiết bị phục vụ bộ phận sửa chữa bảo dưỡng gầm, máy, điện: Được giới thiệu trong bảng 2.3
Trang thiết bị phục vụ xưởng sửa chữa bảo dưỡng gầm, máy, điện Bảng 2.3
STT
TÊN THIẾT BỊ
SỐ LƯỢNG
HÌNH ẢNH
THÔNG SỐ KỸ THUẬT
CÔNG DỤNG
1
Cầu nâng bốn trụ
02
+ Khối lượng nâng:3500KG
+ Chiều cao nâng tối đa: 1850mm
+ Thời gian nâng lên: 60s
+ Thời gian hạ xuống: 50s
+ Điện thế cung cấp:220V/380V/415V, 50Hz
+ Công suất mô tơ: 2.2Kw
+Khối lượng: 1100kG
Dùng để nâng hạ xe tạo điệu kiện thuật lợi cho công việc kiểm tra sửa chữa bảo dưỡng nhất là xe du lịch có kích thước lớn mà những cầu khác không đủ điều kiện để nâng
2
Cầu nâng kiểu cắt kéo
04
+ Khối lượng nâng: 3 tấn
+ Công suất động cơ:
1,5kW/2HP
+ Nguồn điện: 380V/50HZ
+ Chiều cao nâng lớn nhất: 1750mm
+ Thời gian nâng: 12 giây
3
Cầu nâng hai trụ
02
+ Khối lượng nâng: 3000kG
+ Chiều cao nâng tối đa:1800mm
+ Thời gian nâng lên: 60s
+ Thời gian hạ xuống: 40s
+ Điện thế cung cấp:
230V/380V/ 60Hz
Trọng lượng: 700Kg
Dùng để nâng hạ xe tạo điệu kiện thuận lợi cho công việc kiểm tra sửa chữa bảo dưỡng.
4
Thiết bị đọc mã lỗi
02
+ Hệ điều hành mở Linux+ CPU: 32 bit+ CF card: 512M+ Nguồn: DC 12V
Các chức năng chính của máy gồm: đọc mã lỗi, xóa mã lỗi, đọc dữ liệu hiện hành, đọc thông tin của các hệ thống như: động cơ, hộp số tự động, túi khí, phanh ABS……
5
Máy ép thủy lực
01
+ Lực ép: 50 tấn
+ Hành trình: 250 mm
+ Chiều rộng lòng: 790 mm
+ Chiều cao vật ép: 1050 mm
+ Khổ rộng cột trụ: 210 mm
+ Lưu lượng chậm:1.5 1t/ph
+ Lưu lượng nhanh:16 1t/ph
+Chiều rộng: 1350 mm
+ Chiều cao: 2290 mm
+ Chiều sâu: 650 mm
+ Khối lượng: 420 kG
6
Cẩu nâng di động
02
+ Tải trọng: 1000 kG
+ Cao: 2 m
+ Cần dài: 1.5 m
Dùng để cẩu máy và di chuyển vật có khối lượng nặng trong nội bộ xưởng
7
Máy ra vào lốp
01
+ Đường kính mâm ngoài: 254mm-510mm
+ Đường kính mâm trong: 300mm-585mm
+ Đường kính lốp Max: 950mm (37″)
+ Chiều rộng lốp Max: 410mm
+ Lực ép lốp ở áp suất 10bar: 2500KG
+ Áp suất làm việc:
8-10bar(116-145Psi)
+ Điện thế cung cấp: 110V/220V (1ph), 380V
+ Công suất mô tơ: 0.75KW-1.1KW
+ Khối lượng: 198kG
8
Máy bơm dầu khí nén
03
+ Áp lực khí đầu vào:
( 4–9) kg/cm2
+ Dung tích : 30 lít
+ Áp lực đầu ra: 20 – 45kg/cm2
Lưu lượng : 16 lít
Dùng để thay dầu cầu dầu số và dầu máy
9
Máy thu hồi và nạp ga điều hòa
01
+ Kích thước: 109 x 84 x 71cm
+ Trọng lượng: 120 kG
+ Dải nhiệt: 0o – 50o
+ Đồng hồ kiểu: annalog
+ Dàn nén: 8 KW được bảo vệ chống áp suất, dùng dầu, kín.
+ Dàn ngưng: Có các cánh tản nhiệt: 14, 645 cm2
+ Quạt ngưng: 5 cánh đường kính 20cm, tốc độ 1550 vg/ph
10
Máy mài bàn
01
+ Công suất: 700W
+ Đường kính đá mài: 200mm
+ Tốc độ: 2850 v/p
+ Trọng lượng: 39 kG
11
Thiết bị cân bằng động bánh xe
01
+ Thời gian chu kỳ: 8 giây
+ Trọng lượng bánh xe tối đa: 70kG
+ Công suất mô tơ:180W-320W
+ Điện thế cung cấp: 220V/50Hz 380V/50HZ
+ Tốc độ: ≤200rpm
+ Độ chính xác: ±1g
+ Đường kính vành: 265mm-615mm + Tự động từ xa/ Đo và tự xác định đường kính bánh xe.
+ Có thể thay đổi giữa gram and ounce, giữa millimeter and inch.+ 4 bộ xử lý trung tâm có chức năng xác định vị trí và lượng hợp kim thêm vào bánh xe .
Khối lượng: 97kG
Trong quá trình sử dụng lốp mòn không đều dẫn đến lốp bị mất cân bằng khi chạy với vận tốc cao thì tay lái có hiện tượng rung. Do đó ta sử dụng máy cân bằng động để làm cân bằng lốp. Máy có nhiệm vụ tìm ra chỗ cần bổ sung khối lượng để cân bằng cho lốp.
12
Máy doa xylanh
01
+ Đường kính doa: (55 – 200) mm
+ Chiều sâu doa: 460 mm
+ Hành trình lên xuống đầu
máy: 550 mm
+ Hành trình dọc bàn máy:
760 mm
+ Trọng lượng máy:1890kG
+ Kích thước máy:( 1600 x 1200 x 2000) mm
13
Máy mài trục khuỷu
01
+ Đường kính đá mài:
15 -100mm
+ Chiều dài tay biên tối đa:
180 mm
+ Tốc độ trục đá mài:
5.400 – 9800 vg/ph
+ Moto hệ thống bơm thủy lực:
1hp – 1 pha/220v
+ Trọng lượng: 645 kG
14
Thiết bị kiểm tra phanh và độ chụm bánh xe
01
+Đường kính trục con lăn: 127mm
+ Chiều dài trục con lăn: 1000mm
+ Động cơ điện xoay chiều 3 pha, 2.2 KW, 6P điều khiển bằng công tắc điện từ.
+ Nguồn điện cho bộ chỉ thị: 20 VDC (ổn áp).
+ Bệ thử có thể kiểm tra được tất cả các loại xe ôtô du lịch, xe 3 bánh, xe buýt, xe tải từ 10 tấn trở xuống.
+ Kích thước bệ thử (dài x rộng x cao): 2100 x 800 x 680 (mm)
+ Mỗi đồng hồ có ba thang đo (250, 1000 và 3000 KG) ứng với 3 vị trí L, N và H. khi sử dụng thang đo nào thì đèn của thang đó sẽ sáng lên.
Dùng để kiểm tra phanh và độ trụm của bánh xe sau khi đã bảo dưỡng phanh.
15
Kích nâng hộp số kiểu đứng
03
+ Sức nâng Max: 0.5 tấnhai hành trình nâng + Chiều cao thấp nhất: 850mm + Chiều cao lớn nhất: 1845mm + Hành trình piston: 905 mm
Dùng để đỡ hộp số trong quá trình thay côn, bảo dưỡng côn hoặc thay hộp số
16
Thiết bi thông súc kim phun
02
Dùng để giảm áp từ bình dung dịch thông xúc kim phun, rất nhỏ gọn nên phù hợp với các xưởng có diện tích nhở
d. Dụng cụ của bộ phận dịch vụ
Mỗi kỹ thuật viên trong công ty được cấp một tủ đựng đồ, bên trong tủ có chứa đầy đủ các dụng cụ phục vụ cho công việc bảo dưỡng, sửa chữa. Các dụng cụ được giới thiệu chi tiết dưới bảng 2.4 sau:
Dụng cụ của xưởng dịch vụ Bảng 2.4
STT
TÊN DỤNG CỤ
SỐ LƯỢNG
HÌNH ẢNH
CÔNG DỤNG
1
Tủ đựng đồ
40
Dùng để đựng, bảo quản, quản lý dụng cụ trong xưởng.
2
Dụng cụ cân lực
20
Là dụng cụ chuyên dùng để kiểm tra và xác định lực xiết các chi tiết lắp ghép bằng bulong đai ốc.
3
Dụng cụ bơm lốp
10
Là thiết bị dùng để bơm hơi cho lốp và kiểm tra độ căng của lốp.
4
Súng hơi các loại
30
Là dụng cụ chuyên dùng để tháo và xiết các bulong đai ốc.
6
Dụng cụ chuyên dùng thay lọc dầu
15
Là thiết bị thay lọc dầu
8
Các loại cờ lê và tròng, kìm các loại
60
Cờ lê miệng dùng để nới lỏng hoặc vặn những bu lông với lực nhỏ, khi mở hoặc xiết chặt với lực lớn phải dùng cờ lê vòng. Khi lực rất lớn thì phải dùng típ.
11
Panme
10
Dùng để xác định kích thước và đường kính vật thể cần đo.
13
Dụng cụ đo điện áp
4
Dùng để xác định điện áp
2.1.4. Quy trình công nghệ sửa chữa bảo dưỡng của xưởng dịch vụ Công ty Toyota Giải phóng
2.1.4.1 Quy trình công nghệ bảo dưỡng: Quy trình công nghệ bảo dưỡng của công ty được biểu diễn trên hình 2.2
Hình 2.2 Sơ đồ quy trình công nghệ bảo dưỡng
Nội dung chi tiết các công việc trong quá trình bảo dưỡng ô tô như sau:
- Nhận xe vào bảo dưỡng: Khi xe vào xưởng khách hàng gặp cố vấn dịch vụ, tại đây khách hàng sẽ nêu ra tình trạng kỹ thuật của xe, đồng thời được cố vấn dịch vụ tư vấn, hỗ trợ khách hàng về thông tin kỹ thuật và phát cho khách hàng phiếu bảo dưỡng. Trong phiếu bảo dưỡng có ghi chi tiết các bước bảo dưỡng, yêu cầu và điều kiện bảo dưỡng của nhà sản xuất. Sau khi khách hàng và cố vấn dịch vụ đã thống nhất được nội dung công việc bảo dưỡng, cố vấn dịch vụ sẽ chuyển phiếu xuống xưởng dịch vụ trao đổi tình trạng kỹ thuật của xe và yêu cầu của khách hàng đối với công việc bảo dưỡng sửa chữa với kỹ thuật viên.
- Làm sạch xe và các cụm, máy:
Khi xe được đưa vào xưởng, tổ tạp vụ sẽ làm sạch xe và cụm, máy theo chỉ đạo của kỹ thuật viên thực hiện công việc bảo dưỡng.
- Kiểm tra và điểu chỉnh các hệ thống và các cụm theo quy định:
Sau khi thực hiện xong việc làm sạch, kỹ thuật viên sẽ tiến hành kiểm tra sự hoạt động và điều chỉnh các hệ thống, các cụm như: hệ thống đèn, hệ, điều hòa, hệ thống điều chỉnh ghế ngồi, túi khí, dây an toàn, hệ thống gạt nước, hệ thống điều khiển âm thanh gương chiếu hậu.
Ngoài ra còn có những hệ thống bắt buộc phải kiểm tra điều chỉnh định kỳ theo quy định của hãng như:
+ Kiểm tra, điều chỉnh hệ thống phanh: Làm sạch má phanh, điều chỉnh hành trình tự do bàn đạp phanh, điều chỉnh khe hở giữa má phanh và tang chống, xúc rửa xy lanh phanh, đo mô men phanh, độ chụm bánh xe.
+ Kiểm tra, điều chỉnh hệ thống lái: Điều chỉnh độ rơ tay lái, kiểm tra, điều chỉnh góc đặt bánh xe.
+ Kiểm tra, điều chỉnh chỉnh bánh xe: Đảo lốp, cân bằng động bánh xe, bơm và kiểm tra áp suất lốp.
+ Kiểm tra hệ thống làm mát: Kiểm tra độ kín của két mát, kiểm tra bổ sung nước làm mát, kiểm tra điều chỉnh bộ truyền đai, kiểm tra hoạt động bơm nước, hoạt động của quạt gió.
+ Kiểm tra, điều chỉnh hệ thống điện: Kiểm tra điện áp ắc quy, bổ sung nước làm mát ắc quy, kiểm tra máy phát điện, động cơ khởi động.
+ Kiểm tra, điều chỉnh hệ thống đánh lửa: Kiểm tra các tiếp điểm, các giắc nối, kiểm tra, thay bugi.
+ Kiểm tra, điều chỉnh hệ thống gầm: Kiểm tra giảm sóc, cao su cân bằng các khớp rô tuyn, kiểm tra khả năng bao kín của các phớt.
- Bôi trơn các cụm chi tiết theo quy định: Kiểm tra dầu mỡ bôi trơn theo đúng quy định (bơm mỡ vào truyền động các đăng, cuben phanh, nhíp tra mỡ vào vòng bi moay o bánh xe ….) nếu kiểm tra thấy chất lượng dầu mơ bôi trơn bị biết xấu quá tiêu chuẩn cho phép thì phải tiến hành thay dầu mỡ bôi trơn. Khi đến chu kỳ thay dầu mỡ bôi trơn ta phải tiếp hành theo quy định.
- Kiểm tra bắt chặt các chi tiết các cụm: Kiểm tra, xiết chặt các bulông, gudông nắp máy, máy nén khí, chân máy, vỏ ly hợp, ống hút, ống xả, kiểm tra lực xiết bu lông bánh xe, kiểm tra xiết chặt đầu nối giá đỡ đường ống cung cấp nhiên liệu và bình chứa nhiên liệu cà các mối ghép khác.
- Rửa, thay các loại bầu lọc theo quy định: Làm sạch, thay thế bầu lọc là công việc quan trọng trong quá trình bảo dưỡng, nếu không được thực hiện kịp thời thì sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình vận hành của xe, do đó việc rửa và thay lọc dầu là quy định bắt buộc phải thực hiện. Trong công đoạn này kỹ thuật viên sử dụng những dụng cụ chuyên dùng để tháo lọc dầu kiểm tra và làm sạch đối với lọc gió, lọc gió điều hòa và lọc xăng, nếu thấy lõi lọc vẫn còn có khả năng làm việc thi tiến hành thổi sạch bụi bẩn đối với lọc gió và lọc gió điều hòa, xúc rửa đối với lọc xăng. Nếu trong quá trình kiểm tra thấy lõi lọc không còn khả năng hoạt động tốt thì kỹ thuật viên tiến hành thay mới. Riêng đối với lọc dầu và lọc gió ướt phải thay mới định kỳ theo quy định của nhà sản xuất.
- Kiểm tra bổ xung thay thế các loại dầu, nước làm mát theo quy định :
+ Thay dầu máy: Kỹ thuật viên cho xe vào vị trí làm việc dùng cầu nâng để nâng xe lên, dùng thiết bị chuyên dùng tháo ốc ở đáy các te cho dầu thoát ra. Sau khi đã xả sạch dầu trong động cơ, kỹ thuật viên lắp lại ốc đáy dầm và hạ xe xuống dùng que thăm dầu để xác định lượng dầu cần bơm cho xe, sau đó nổ máy xe để dòng dầu lưu thông vào trong máy.
+ Thay dầu phanh: Kỹ thuật viên cho xe vào vị trí làm việc, dùng cầu nâng để nâng xe lên một tầm cao thích hợp, dùng thiết bị chuyên dùng để tháo bánh xe, tiếp đó tháo tuy ô phanh, dùng thiết bị chuyên dùng để đựng dầu phanh chảy ra, một người ngôi trong cabin đạp phanh một người đổ dầu vào bình chứa dầu phanh và tiến hành xả dầu cho đến khi nào dầu phanh thoát ra không có chứa bọt khí là được.